You are on page 1of 72

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM.

* CHƯƠNG 1.
1/ “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội" là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Cao Xuân Hạo
C. Trần Ngọc Thêm.
D. Phan Ngọc
2/ “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" là
định nghĩa văn hóa của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Cao Xuân Hạo
C. UNESCO
D. Phan Ngọc
3/ “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người
với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoả theo cải mô
hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá
dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc
người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác.” là định nghĩa văn hóa của
ai?
A. Trần Ngọc Thêm
B. Hồ Chí Minh
C. Tylor
D. Phan Ngọc.
4/ Nội dung đình nghĩa khác nhau về văn hóa đều xoay quanh mối quan hệ gì?
A. Văn hóa và tự nhiên
B. Văn hóa và xã hội
C. Văn hóa và con người
D. Văn hóa và cá nhân.
5/ “Phương Đông” (văn hóa) là khu vực bao gồm châu lục nào?
A. Châu Á, Châu Âu. châu Úc.
B. Châu Á, châu Phi, châu Âu.
C. Châu Á, Châu Phi, châu Úc.
D. Châu Âu, châu Á, châu Mỹ.
6/ Chức năng nào của văn hóa được xem như là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất
con người lại cho các thế hệ mai sau?
A. Chức năng giao tiếp
B. Chức năng tổ chức xã hội
C. Chức năng điều chỉnh xã hội
D. Chức năng giáo dục.
7/ Cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm:
A. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi trường tự
nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
B. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên,
Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
C. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên,
Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
D. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự
nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội.
8/ Chức năng nào của văn hóa được xem như sợi dây nối liền giữa con người với con người?
A. Chức năng điều chỉnh xã hội
B. Chức năng tổ chức xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục
9/ Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa ?
A. Tính lịch sử
B. Tính giá trị32
C. Tính nhân sinh
D. Tính hệ thống
10/ Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người tạo
ra với các giá trị tự nhiên do thiên nhiên tạo ra?
A. Tính lịch sử
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính hệ thống.
11/ Đặc trưng nào là đặc trưng hàng đầu của văn hóa?
A. Tính hệ thống
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính lịch sử.
12/ Đặc trưng nào của văn hóa là thước đo nhân bản của xã hội và con người.
A. Tính hệ thống
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính lịch sử.
13/ Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho
sự phát triển ?
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục.
14/ Chức năng điều chỉnh của văn hóa thể hiện ở:
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.
B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn
thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội.
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.
D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.
15/ Chức năng tổ chức của văn hóa thể hiện ở
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.
B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho
sự phát triển của xã hội.
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.
D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.
16/ Văn minh là khái niệm:
A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển
B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử
C. Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển.
D. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử .
17/ Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế ?
A. Văn hiến
B. Văn hóa
C. Văn vật
D. Văn minh.
18/ Xét về tính giá trị, sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là:
A. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô thị.
B. Văn minh chỉ trình độ phát triển còn văn hóa có bề dày lịch sử.
C. Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật còn văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần.
D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế
19/ Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá trị tinh thần
gọi là :
A. Văn hiến
B. Văn minh
C. Văn hóa
D. Văn vật.
20/ Văn vật là khái niệm:
A. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế
B. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc
C. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc
D. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế
21/ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các tộc người trong thành phần
dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam?
A. Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống nhất trong sự đa dạng.
B. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa
C. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa
D. Bản sắc chung của văn hóa
22/ Cư dân Đông Nam Á coi trọng thiên nhiên vì thiên nhiên có tác động trực tiếp đến:
A. Sức khỏe, thức ăn
B. Nghề nghiệp, sức khỏe, nơi ở của họ
C. Địa lý
D. Tính cách của họ.
23/ Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm:
A. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh
nghiệm.
B. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh
nghiệm
C. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh
nghiệm
D. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và thực
nghiệm
24/ Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh
hưởng sâu đậm của nền văn hóa nào?
A. Ấn Độ
B. Trung Hoa
C. Mỹ
D. Pháp.
25/ Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp hay gốc du mục được xác định dựa trên điều kiện gì?
A. Điều kiện địa lý
B. Điều kiện sinh sống
C. Điều kiện tính cách
D. A và B đúng.
26/ Nguyên nhân của sự khác biệt về loại hình văn hóa là:
A. Khí hậu, địa hình, thức ăn, kinh tế, truyền thống...
B. Khí hậu, nơi ở, tuổi tác
C. Khí hậu, nghề nghiệp, sức khỏe
D. Nghề nghiệp, tính cách,...
27/ Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?
A. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.
B. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên
C. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên
D. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh.
28/ Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp chứa các đặc trưng nào?
A. Linh hoạt.
B. Trọng tình cảm
C. Sống định cư
D. A và B đúng.
29/ Sự khác nhau giữa “văn hóa” với “văn hiến”, “văn vật” là:
A. Tính giá trị
B. Tính hệ thống
C. Tính nhân sinh
D. Tính lịch sử.
30/ Cách tư duy của người Việt truyền thống thiên về:
A. Phân tích và trọng yếu tố; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm.
B. Tổng hợp và trọng quan hệ; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm.
C. Tổng hợp và trọng yếu tố; chủ quan, lý tính, kinh nghiệm.
D. Tổng hợp và trọng quan hệ; khách quan, cảm tính, kinh nghiệm.
31/ Điều kiện địa lý Việt Nam được coi là 3 hằng số cơ bản:
A. Xứ nóng, sông nước, đa dạng vùng miền
B. Xứ nóng, núi rừng nhiều, bờ biển dài
C. Xứ nóng, sông nước, ngã tư giao lưu.
D. Mưa nhiều, nhiệt độ cao, sát Trung Hoa.
32/ Định nghĩa khoa học về văn hóa ra đời sớm nhất ở châu Âu vào năm nào?
A. 1890
B. 1892
C. 1872
D. 1876.
33/ Đặc tính cơ bản của tư duy người Việt là:
A. Tính tổng hợp, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
B. Tính cộng đồng, tính dân chủ, tính linh hoạt.
C. Tính dân chủ, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
D. Tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính dân chủ.
34/ Điểm khác nhau giữa hai loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước và văn hóa gốc du mục

A. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cá nhân, văn hóa du mục coi trọng cộng đồng.
B. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cộng đồng, văn hóa du mục coi trọng cá nhân.
C. Văn hóa nông nghiệp coi trọng sức mạnh, văn hóa du mục coi trọng tinh nghĩa.
D. Văn hóa nông nghiệp độc đoán, văn hóa du mục hiền hòa.
35/ Khác biệt về loại hình văn hóa thể hiện ở chỗ:
A. Kiến trúc nhà phương Đông thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến
trúc nhà phương Tây thường cao, nhiều cửa sổ.
B. Kiến trúc nhà phương Tây thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà phương
Đông thường cao, nhiều cửa sổ.
C. Thức ăn phương Đông thường là động vật, phương Tây thường là thực
vật.
D. Phương Đông với hình thức du mục, phương Tây với hình thức nôngnghiệp.
36/ Loại hình văn hóa gốc được xác lập bởi:
A. Môi trường địa lí điều kiện sống hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự
nhiên, xã hội— các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
B. Điều kiện sống môi trường địa lý hình thành các quan hệ ứng xử -> của con người với tự
nhiên, xã hội— các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
C. Điều kiện sống hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự
nhiên, xã hội— các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa
gốc.
D. A, B, C đều sai.
37/ Đặc điểm của loại hình văn hóa Việt Nam:
A. Thiên về cảm tính, sống du canh du cư
B. Thiên về cảm tính, sống định cư
C. Thiên về lý tính, sống định cư D. Thiên về lý tính, sống du canh du cư.
38/ Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm: A. Linh hoạt, dân chủ, trọng cá nhân B.
Quyết đoán, dân chủ, trọng cá nhân
C. Linh hoạt, dân chủ, trọng tập thể
D. Linh hoạt, độc đoán, trọng tập thể.
39/ Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm:
A. Linh hoạt dân chủ, trọng tập thể
B. Trọng quan hệ, trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng C. Lối tư duy tổng hợp biện chứng,
thiên về cảm tính
D. Dung hợp trong tiếp nhận, hiếu hòa trong đối phó.
40/ “Một xã hội của con người là một cộng đồng được tổ chức một cách bền vững và ăn
khớp với nền văn hóa của cộng đồng ấy”, chỉ mối quan hệ:
A. Văn hóa và con người
B. Văn hoa và tự nhiên
C. Văn hóa và xã hội
D. Văn hóa và cộng đồng.
41/ “Mỗi hệ thống xã hội - văn hóa có mô hình nhân cách làm khuôn mẫu cho sự hình thành
nhân cách”, đề cập mối quan hệ:
A. Văn hóa và con người
B. Văn hoa và tự nhiên
C. Văn hóa và xã hội D. Văn hóa và cộng đồng.
42/ “Nhân cách cá nhân hình thành theo những khuôn khổ phù hợp với hệ thống xã hội - văn
hóa”, đề cập đến mối quan hệ:
A. Văn hoa và tự nhiên
B. Văn hóa và xã hội C. Văn hóa và cộng đồng.
D. Văn hóa và con người.
43/ “Mỗi hệ thống văn hóa có những định hướng riêng của mình, hình thành trong lịch sử,
tạo nên tính chỉnh thểm tính toàn vẹn và bản sắc riêng của nền văn hóa ấy” là phát biểu của
ai?
A. Chu Xuân Diên B. Cao Xuân Hạo
C. Trần Ngọc Thêm D. Phan Ngọc.
44/ Nói đến bản chất văn hóa và tự nhiên là nói đến:
A. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên.
B. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy dẫn đến xã
hội hóa con người.
C. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy.
D. A và C đúng.
45/ Nói đến bản chất văn hóa và con người là nói đến:
A. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã
hội ấy dẫn đến xã hội hóa con người.
B. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên. C. Điểm môi trường văn hóa quyết
định đặc điểm của cộng đồng ấy.
D. A và B đúng.
46/ Văn hóa với tính cách là một hiện tượng toàn nhân loại, thường được phân thành các
thành tố chính là:
A. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa văn học
B. Văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất
C. Văn hóa nghệ thuật, và văn hóa tinh thần
D. Văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, văn hóa nghệ thuật.
47/ Văn hóa thực hiện được chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách là:
A. Một cấu trúc B. Một hệ thống
C. Một đối tượng
D. Một vật thể.
48/ Cách xác định các yếu tố cấu thành chỉnh thể văn hóa dựa trên nguyên tắc:
A. Xác định loại hình văn hóa
B. Xác định cấu trúc văn hóa
C. Xác định đặc trưng văn hóa D. Xác định chức năng văn hóa.
49/ Bản chất của văn hóa được xem xét trong mối | quan hệ:
A. Văn hóa và cá nhân
B. Văn hóa và xã hội C. Văn hóa và tự nhiên
D. Văn hóa và con người.
50/ Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là biểu hiện của:
A. Tính linh hoạt
B. Tính tổng hợp
C. Tính cộng đồng
D. Tính lưỡng phân.
51/ Xác định loại hình kinh tế - văn hóa dựa trên:
A. Môi trường địa lý tự nhiên B. Phong tục, tập quán
C. Sự phân bố dân cư
D. Giao thoa văn hóa.
52/ Khu vực lịch sử văn hóa hình thành do:
A. Mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử giữa các dân tộc.
B. Kiến tạo địa lý
C. Điều kiện sống tự nhiên
D. Giao lưu văn hóa.
53/ Lối ứng xử năng động và linh hoạt giúp người Việt thích nghi cao với mọi tình huống,
nhưng đồng thời cũng mang lại thói xấu là :
A. Thói dựa dẫm, ỷ lại
B. Thói cào bằng, đố kỵ.
C. Thói tùy tiện
D. Thói bè phái.
54/ Văn hóa giao tiếp là yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
55/ Tín ngưỡng, phong tục... là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào ?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
56/ Theo GS.Trần Ngọc Thêm, ăn, mặc, ở, đi lại là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa
nào ?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
57/ Triết lý âm dương chủ yếu thuộc về lĩnh vực:
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tâm linh
C. Văn hóa tổ chức
D. Văn hóa ứng xử.
58/ Thời gian văn hóa được xác định:
A. Từ lúc con người sinh ra đến con người mất đi B. Điều kiện môi trường địa lý
C. Từ lúc nền văn hóa hình thành đến khi tàn lụi D. Không có đáp án đúng.
59/ Nhóm cư dân Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm:
A. Indonésien
B. Austroasiatic
C. Austronésien
D. Australoid.
60/ Chủng người nào là cư dân Đông Nam Á cổ ?
A. Indonésien
B. Austroasiatic
C. Austronésien
D. Australoid.
61/ Chủng Nam Á chính là chủng?
A. Nam Đảo
B. Bách Việt
C. Cổ Mã Lai
D. A và B đều đúng.
62/ Chủng Nam Á gồm các nhóm:
A. Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái; Mèo - Dao.
B. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái.
C. Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái;Chàm - Dao.
D. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái; Mèo - Dao.
63/ Nhóm Chàm gồm các dân tộc:
A. Chàm, Raglai, Dao, Chru B. Chàm, Raglai, Hmong, Êđê
C. Chàm, Raglai, Thái,H’ Mông.
D. Chàm, Raglai, Êđê, Chru.
64/ Chủng Austronésien còn gọi là nhóm Nam Đảo, chủ yếu là nhóm:
A. Nhóm Việt - Mường
B. Môn - Khmer C. Nhóm Chàm
D. Nhóm Dao - Thái.
65/ Người Việt (Kinh) tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng thời gian :
A. 2000 năm trước Công nguyên
B. 1000 năm trước Công nguyên
C. Đầu thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I-II)
D. Cuối thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII).
66/ Việt Nam nằm trong phạm vi văn hóa nào?
A. Đông Nam Á cổ
Á B. Đông Nam Á lục địa C. Văn hóa Bách Việt
D. A và C đều đúng.
67/ Không gian văn hóa phương Bắc cổ đại thuộc vùng:
A. lưu vực sông Hoàng Hà.
B. Lưu vực sông Mê Kông
C. Lưu vực sông Dương Tử
D. Lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long.
68/ Không gian văn hóa phương Nam (Đông Nam Á) thuộc lưu vực sông:
A. Sông Dương Tử.
B. Sông Hồng, sông Mã
C. Ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long
D. Cå A, B, C.
69/ Việt Nam là giao điểm của các nền văn hóa:
A. Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ. B. Trung Hoa, phương Tây
C. Trung Hoa, phương Tây và Ấn Độ. D. Trung Hoa, Mỹ, Hàn Quốc.
70/ Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Tây Bắc là: A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang
phục, chăn màn...
B. Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng.
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng.
71/ Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc là:
A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
B. Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng.
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng.
73/ Trong hệ thống các vùng văn hóa, vùng sớm có sự tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao
lưu hội nhập với văn hóa phương Tây là:
A. Văn hóa Trung Bộ
B. Văn hóa Nam Bộ
C. Văn hóa Bắc Bộ
D. Văn hóa Việt Bắc.
74/ Vùng văn hóa nào lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần gũi với văn
hóa Đông Sơn nhất ?
A. Văn hóa Tây Bắc B. Văn hóa Bắc Bộ
C. Văn hóa Tây Nguyên
D. Văn hóa Nam Bộ.
75/ Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của
dân tộc Việt ?
A. Văn hóa Tây Bắc
B. Văn hóa Bắc Bộ
C. Văn hóa Tây Nguyên
D. Văn hóa Nam Bộ.
76/ Điệu múa xòe là đặc sản nghệ thuật của vùng văn hóa nào ?
A. Văn hóa Tây Bắc B. Văn hóa Bắc Bộ
C. Văn hóa Nam Bộ
D. Văn hóa Tây Nguyên.
77/ Hệ thống “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu nổi tiếng của văn hóa nông
nghiệp thuộc vùng nào?
A. Văn hóa Nam Bộ
B. Văn hóa Bắc Bộ
C. Văn hóa Tây Nguyên
D. Văn hóa Tây Bắc.
78/ Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào ?
A. Văn hóa Tây Bắc
B. Văn hóa Việt Bắc C. Văn hóa Nam Bộ
D. Văn hóa Tây Nguyên.
79/ Trong đời sống tâm linh, người Tây Bắc coi trọng, tôn thờ:
A. Thần lửa B. Thành hoàng
C. Thổ công D. Thần nước.
80/ Hình ảnh “con thuồng luồng” trong đời sống tâm linh của người Tây Bắc là
biêu tượng của:
A. Thần rắn
B. Thần rồng C. Thần nước
D. Thần mây.
81/ Vải chàm là loại vải được sử rộng rãi ở vùng nào?
A. Tây Bắc B. Việt Bắc
C. Tây Nguyên
D. Nam Bộ.
82/ Hai truyện thơ nổi tiếng “Tiễn dặn người yêu” và “Tiếng hát làm dâu” tiêu biểu cho vùng
văn hóa nào?
A. Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Việt Bắc
D. Nam Bộ.
83/ Làng Đông Sơn – chiếc nôi của nền văn minh Đông Sơn trong lịch sử thuộc khu vực văn
hóa nào sau đây ?
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. Bắc Bộ
D. Đông Bắc.
84/ Đặc điểm của vùng văn hóa Bắc Bộ là: A. Văn học dân gian và văn học bác học giữ vai
trò qaun trọng trong nền văn
hóa Việt Nam B. Văn hóa Việt với những giai đoạn Đông Sơn, Đại Việt, Việt Nam nối tiếp
phát triển C. Loại hình nghệ thuật ca hát dân gian rất đa dạng.
D. Cå A, B, C
85/ Tôn thờ mẹ Lúa (thần Lúa) là đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm linh của người:
A. Bắc Bộ
B. Tây Bắc
C. Tây Nguyên
D. Nam Bộ.
86/ Theo GS.Trần Ngọc Thêm, tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành:
A. 3 lớp - 6 giai đoạn văn hóa
B. 6 lớp - 3 giai doạn văn hóa
C. 4 lớp - 3 giai doạn văn hóa
D. 4 lớp - 6 giai đoạn văn hóa
87/ Các lớp lịch sử văn hóa Việt Nam bao gồm:
A. Lớp văn hóa tiền sử, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hóa
giao lưu với phương Tây.
B. Lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hóa
giao lưu với phương Tây. C. Tiền sử - Chống Bắc thuộc - giao lưu với Pháp
D. Bản địa - Trung Hoa - Nhật Bản.
88/ Các giai đoạn trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam là: A. Tiền sử - Văn Lang - Âu
Lạc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại
B. Bản địa - Văn Lang - chống Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam.
C. Tiền sử - Văn Lang, Âu Lạc - Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại. D. Bản địa - Văn
Lang, Âu Lạc - Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại.
89/ Thời kỳ 938-1858 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa
Việt Nam ?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt.
90/ Thời kỳ 179TCN- 938 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn
hóa Việt Nam ?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt.
91/ Lớp văn hóa bản địa là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào ?
A. Giai đoạn văn hoá tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc B. Giai đoạn văn hóa
Văn Lang- Âu Lạc và giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt và giai đoạn văn hóa Đại Nam.
92/ Ở giai đoạn văn hóa tiền sử, thành tựu lớn nhất của cư dân Nam Á là :
A. Kỹ thuật luyện kim đồng
B. Kỹ thuật luyện sắt C. Chế tạo đồ gồm
D. Nông nghiệp lúa nước.
93/ “Ngôn ngữ truyền miệng trở thành công cụ duy nhất dùng để bảo lưu và
chuyển giao văn hoá dân tộc” là đặc điểm của giai đoạn văn hóa nào?
A. Văn hóa Đại Việt
B. Văn hóa Đại Nam C. Văn hóa chống Bắc thuộc
D. Văn hóa tiền sử.
93/ Chữ Nôm hình thành vào giai đoạn văn hóa: A. Văn Lang- Âu Lạc
B. Đầu chống Bắc thuộc
C. Đầu Đại Việt
D. Đầu Đại Nam
94/ Văn hóa Việt với những giai đoạn nối tiếp gồm:
A. Đông Sơn - Hòa Bình - Đại Nam - Đại Việt - Việt Nam
B. Hòa Bình - Đông Sơn - Đại Việt - Việt Nam
C. Đông Sơn - Đại Việt - Đại Nam - Việt Nam D. Đông Sơn - Đại Nam - Đại Việt - Việt
Nam
95/ Văn hóa Đông Sơn với những giai đoạn nối tiếp gồm: A. Núi Đọ - Sơn Vi - Hòa Bình -
Đông Sơn
B. Núi Đọ - Hòa Bình - Sơn Vị - Đông Sơn
C. Núi Đọ - Hòa Bình - Sa Huỳnh - Đông Sơn D. Núi Đọ - Óc Eo - Sa Huỳnh - Đông Sơn.
96/ Thành tựu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là :
A. Nghề thủ công mỹ nghệ B. Kỹ thuật đúc đồng thau
C. Nghề trồng dâu nuôi tằm
D. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt.
97/ Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Đại Việt C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ chống Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc .
98/ “Chăn nuôi gia súc làm thức ăn, phương tiện chuyên chở hàng hóa, kéo
cày” là đặc trưng văn hóa của:
A. Văn hóa Sa Huỳnh B. Văn hóa Óc Eo
C. Văn hóa Đồng Nai.
D. Văn hóa Đông Sơn.
99/ Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn là:
A. Hình thức mai táng bằng mộ chum.
B. nghề buôn bán bằng đường biển khá phát triển.
C. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt đạt đến trình độ cao. D. Kĩ thuật đúc đồng thau (trống đồng Đông
Sơn).
100/ Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn là:
A. Phương tiện đi lại đường thủy (tàu, bè, mạng). B. Tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự
nhiên, thờ tổ tiên, các vị
C. Giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc, bộ lạc.
D. A, B, C đều đúng.
101/ Đặc trưng văn hóa Đông Sơn:
A. Sinh sống ở nhà sàn hình mai rùa (tre, nứa, lá...)
B. Chữ viết: chữ khoa đẩu (hình con nòng nọc bơi). C. Phong tục: nhuộm răng, ăn trầu, xăm
mình.
D. A, B, C đều đúng.
102/ Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Đông Sơn miền Bắc là quá trình hình
thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
B. Qua trình phát triển và hình thành của văn hóa Đông Sơn miền Nam là quá trình hình
thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
C. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Hòa Bình miền Bắc là quá trình hình thành
nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
D. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Núi Đọ miền Bắc là quá trình hình thành
nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.
103/ Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII D. Đầu CN - thế kỉ VI.
104/ Đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh là:
A. Hình thức mai táng bằng mộ chum.
B. Chủ động khai phá, cải biến tự nhiên. C. Dấu vết của yếu tố rừng và biển rất phổ biến.
D. Cả A, B, C đều đúng.
105/ Văn hóa Đồng Nai tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII
D. Đầu CN - thế kỉ VI.
106/ Đặc trưng của văn hóa Đồng Nai:
A. Nghề nông, thủ công phát triển.
B. Thành tựu văn hóa đặc trưng: bộ đàn đá.
C. Ngành nghề phổ biến : trồng lúa cạn, làm nương rẫy, săn bắn.
D. A, B, C đều đúng.
107/ Sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc Đông Nam Á được hình
thành từ :
A. Lớp văn hóa bản địa với nền của văn hóa Nam Á và Đông Nam Á
B. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
C. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây
D. Sự mở cửa giao lưu với các nền văn hóa trên toàn thế giới.
108/ Đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc là:
A. Ý thức đối kháng bất khuất trước sự xâm lăng của phong kiến phương Bắc.
B. Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa dân tộc.
C. Giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn Độ
D. Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
109/ Các luồng tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng Mac- Lênin được truyền vào Việt Nam vào
giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
B. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
C. Giai đoạn văn hóa Đại Nam.
D. Giai đoạn văn hóa hiện đại
110/ Đỉnh cao văn hóa Lý - Trần và Hậu Lê thuộc giai đoạn văn hóa nào?
A. Văn hóa chống Bắc thuộc
B. Văn hóa Đại Việt
C. Văn hóa Đại Nam
D. Văn hóa hiện đại.
111/ Phong tục đặc trưng của thời kỳ Đông Sơn là:
A. Nhuộm răng
B. Ăn trầu
C. Xăm mình
D. Nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.
112/ Chủ thể của văn hóa Đông Sơn là tộc người nào?
A. Mường
B. Việt cổ
C. Chăm D. Chru.
113/ Vùng văn hóa Tây Bắc là nơi cư trú chủ yếu của tộc người:
A. Thái - Mường
B. Tày - Nùng
C. Môn - Khmer.
D. Mèo - Dao.
113/ “Trâu gõ mõ, chó leo thang, ăn cơm lam, ngủ mặt sàn” để chỉ lối sinh hoạt của cư dân:
A. Miền núi
B. Miền biển
C. Miền đồng bằng
D. Miền hạ lưu sông lớn.
114/ Hình ảnh “chợ nổi” và “con thuyền” là biểu tượng của vùng văn hóa:
A. Tây Nguyên
B. Trung Bộ
C. Việt Bắc
D. Nam Bộ.
115/ Nghề trồng lúa nước là thành tựu chung của cư dân ĐNÁ ra đời từ thời kì nào ứng với
lịch sử VN:
A. Tiền sử
B. Đông Sơn
C. Văn Lang - Âu Lạc
D. Bắc thuộc.
116/ Thời kỳ văn hóa Văn Lang-Âu Lạc có ba trung tâm văn hóa lớn là :
A. Văn hóa Đông Sơn – Văn hóa Sa Huỳnh – Văn hóa Óc Eo
B. Văn hóa Hòa Bình – Văn hóa Sơn Vi – Văn hóa Phùng Nguyên
C. Văn hóa Đông Sơn – Văn hóa Sa Huỳnh – Văn hóa Đồng Nai
D. Văn hóa châu thổ Bắc Bộ – Văn hóa Chămpa – Văn hóa Óc Eo.
117/ Tiến trình văn hóa thể hiện:
A. Bản lĩnh dân tộc
B. Dung hóa nhưng cương quyết
C. Giao lưu văn hóa một cách mạnh mẽ
D. A và B đúng.
118/ “Tam giáo đồng nguyên” trong giai đoạn văn hóa Đại Việt gồm những tôn
giáo nào?
A. Hồi giáo - nho giáo - phật giáo
B. Công giáo - Phật giáo - Nho giáo
C. Hồi giáo - Công giáo -Do thái giáo
D. Phật giáo - Nho giáo - đạo giáo.

*CHƯƠNG 2: VĂN HÓA NHẬN THỨC.


119/ Muốn xác định được thuộc tính Âm Dương của một đối tượng nào đó, phải dựa vào:
A. Riêng chính nó
B. Tiêu chí xem xét
C. Sự so sánh, đối tượng
D. A, B, C đều đúng.
120/ Dưới góc độ triết học, nội dung của triết lý âm dương bàn về :
A. Hai tố chất cơ bản tạo ra vũ trụ và vạn vật
B. Bản chất chuyển hóa của vũ trụ và vạn vật.
C. Các cặp đối lập trong vũ trụ
D. Quy luật âm dương chuyển hóa
121/ Giữa Âm và Dương có mối quan hệ:
A. Đối lập, qua lại
B. Tương đồng
C. Bổ sung
D. Cả 3 ý.
122/ Theo triết lý Âm dương, mọi vật đều có:
A. Đất - trời
B. Số lẻ - số chẵn
C. Âm - Dương
D. Cha - mẹ.
123/ Chùm các yếu tố nào dưới đây có thuộc tính âm:
A. Ngắn, nhỏ, mềm, mỏng, cao, vuông
B. Ngắn, nhỏ, tròn, cao, yếu, lạnh.
C. Ngắn, nhỏ, nóng, cao, nhiều
D. Ngăn, nhỏ, mềm, yếu, lạnh, thấp, ít.
124/ Chùm các yếu tố nào dưới đây có thuộc tính dương:
A. Dài, vuông, cao, nhiều, nóng.
B. Dài, vuông, cao, ít, lạnh.
C. Dài, tròn, cao, nhiều, nóng
D. Dài, tròn, ít, nóng, mạnh.
125/ Xét dưới góc độ triết lý âm dương, loại hình văn hóa gốc nông nghiệp được gọi là :
A. Văn hóa trọng dương
B. Văn hóa trọng âm
C. Cả hai ý trên đều đúng
D. Cả hai ý trên đều sai
126/ Triết lý âm dương là khái niệm chỉ:
A. Hai mặt đối lập vốn có trong các sự vật, hiện tượng.
B. Hai tố chất cơ bản tạo ra vũ trụ và vạn vật
C. Quy luật âm dương chuyển hóa
D. Quy luật âm dương bổ sung cho nhau.
127/ Tính biện chứng của triết lý âm dương thể hiện:
A. Quan hệ đối lập
B. Bình hành
C. Hỗ căn, tiêu trưởng
D. A, B, C đều đúng.
128/ Quy luật của triết lý âm dương:
A. Quy luật về thành tố
B. Quy luật về chuyển hóa C. Quy luật về quan hệ
D. A và C đúng.
129/ “Âm dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau (âm cực sinh
dương, dương cực sinh âm) là định nghĩa:
A. Quy luật về thành tố
B. Quy luật về quan hệ
C. Ngũ hành
D. Tam tài.
130/ “Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương
có âm” là định nghĩa:
A. Quy luật thành tố
B. Quy luật quan hệ
C. Ngũ hành
D. Tam tài.
131/ “Trong rủi có may”, “Trong phúc có họa”, “trong dở có hay” ....là nhận thức về quy luật
nào của triết lý âm dương?
A. Quy luật về thành tố
B. Quy luật về quan hệ
C. Quy luật nhân quả.
D. Quy luật chuyển hóa.
132/ “Sướng lắm khổ nhiều”, “Trèo cao ngã đau”, “yêu nhau lắm cắn nhau đau”, “Không ai
giàu ba họ, không ai khó ba đời”... là nhận thức về quy luật nào của triết lý âm dương?
A. Quy luật về thành tố
B. Quy luật về quan hệ
C. Quy luật nhân quả.
D. Quy luật chuyển hóa.
133/ Biểu tượng âm dương truyền thống lâu đời của người Việt là :
A. Ông Tơ - Bà Nguyệt
B. Công cha nghĩa mẹ
C. Con rồng cháu Tiên
D. Biểu tượng vuông tròn
134/ Việc nhận thức rõ hai quy luật của triết lý âm dương đã mang lại ưu điểm
gì trong quan niệm sống của người Việt ?
A. Sống hài hòa với thiên nhiên
B. Giữ sự hài hòa âm dương trong cơ thể
C. Giữ gìn sự hòa thuận, sống không mất lòng ai.
D. Triết lý sống quân bình
135/ Chính triết lý quân bình âm dương tạo ra ở người Việt lối sống:
A. Sống lạc quan
B. Sống linh hoạt
C. Sống hài hòa với thiên nhiên
D. Sống trọng tình, trọng nghĩa.
136/ Khái niệm Tam tài:
A. Bộ 3 (ba phép - phương pháp)
B. Là phép suy luận biện chứng
C. Thiên địa nhân: cha - mẹ - con
D. A,B,C đều đúng
137/ Sự tích Trầu Cau trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thể hiện triết lý gì của văn
hóa nhận thức ?
A. Âm dương
B. Tam tài
C. Ngũ hành
D. Bát quái.
138/ Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy tinh thể hiện triết lý gì của văn hóa nhận
thức ?
A. Tam tài
B. Âm dương
C. Ngũ hành
D. Bát quái.
139/ Khái niệm về Ngũ hành:
A. Là 5 loại vận động
B. Ý niệm trừu tượng kết hợp hai bộ Tam tài
C. A và B sai
D. A và B đúng.
140/ Trong Hà đồ, con số mấy được gọi là số “tham thiên lưỡng địa”.
A. 2
B. 5
C. 7
D. 9.
141/ Là sản phẩm mang tính triết lý sâu sắc của lối tư duy tổng hợp.(số học + hình học)
A. Bát quái
B. Hà đồ
C. Lạc thư
D. Phong thủy.
142/ Số Hà đồ thuộc nhóm gồm các số:
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
B. Số sinh và số thành
C. 1,2,3,4,5,6,7,8,9
D. A và B đúng.
143/ Trong Hà đồ, số sinh là số nào?
A. 5
B. 1-5
C. 6-10
D. 10
144/ Trong Hà đồ, số thành là số nào?
A. 5
B. 1-5
C. 6-10
D. 10
145/ Trong Ngũ hành, hành nào được đặt vào vị trí trung tâm, cai quản bốn phương ?
A. Hành Thổ
B. Hành Kim
C. Hành Hỏa
D. Hành Mộc.
146/ Theo Hà đồ, hành Kim trong Ngũ Hành ứng với:
A. Phương Nam
B. Phương Tây
C. Phương Bắc D. Phương Đông
147/ Theo Hà đồ, hành Mộc trong Ngũ Hành ứng với:
A. Phương Nam
B. Phương Tây
C. Phương Bắc
D. Phương Đông
148/ Theo Hà đồ, hành Hỏa trong Ngũ Hành ứng với:
A. Phương Nam
B. Phương Tây
C. Phương Bắc
D. Phương Đông
149/ Theo Hà đồ, hành Thủy trong Ngũ Hành ứng với:
A. Phương Nam
B. Phương Tây
C. Phương Bắc
D. Phương Đông
150/ Hành Thổ sinh ra hành nào trong Ngũ hành:
A. Hành Kim
B. Hành Mộc
C. Hành Thủy
D. Hành Hỏa.
151/ Hành Thủy sinh ra hành nào trong Ngũ hành:
A. Hành Kim
B. Hành Mộc
C. Hành Thủy D. Hành Hỏa.
152/ Hành Kim sinh ra hành nào trong Ngũ hành:
A. Hành Kim
B. Hành Mộc
C. Hành Thủy
D. Hành Hỏa.
153/ Hành Mộc sinh ra hành nào trong Ngũ hành:
A. Hành Kim
B. Hành Mộc
C. Hành Thủy D. Hành Hỏa.
154/ Hành Hỏa sinh ra hành nào trong Ngũ hành:
A. Hành Thổ.
B. Hành Kim
C. Hành Mộc
D. Hành Thủy
155/ Hành Thủy khắc hành nào trong Ngũ hành:
A. Hành Kim
B. Hành Mộc
C. Hành Thủy
D. Hành Hỏa.
156/ Hành Mộc khắc hành nào trong Ngũ hành:
A. Hành Thổ
B. Hành Kim
C. Hành Mộc
D. Hành Thủy.
157/ Hành Kim khắc hành nào trong Ngũ hành:
A. Hành Thổ
B. Hành Kim
C. Hành Mộc
D. Hành Thủy.
158/ Hành Hỏa khắc hành nào trong Ngũ hành:
A. Hành Thổ
B. Hành Kim
C. Hành Mộc
D. Hành Thủy.
159/ Hành Thổ khắc hành nào trong Ngũ hành:
A. Hành Hỏa.
B. Hành Kim
C. Hành Mộc
D. Hành Thủy.
160/ Theo Ngũ hành, vật biểu cho phương nam là:
A. Con chim
B. Con rồng
C. Con ho
D. Con rùa
161/ Theo Ngũ hành, vật biểu cho phương bắc là:
A. Con chim
B. Con rồng C. Con hổ
D. Con rùa
162/ Theo Ngũ hành, vật biểu cho phương tây là:
A. Con chim
B. Con rồng
C. Con ho
D. Con rùa
163/ Màu biểu của phương Đông là màu nào ?
A. Xanh
B. Trắng
C. Vàng D. Den
164/ Màu biểu của phương Tây là màu nào ?
A. Xanh B. Trắng
C. Vàng
D. Den
165/ Trong tự nhiên, hành Thủy gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Phương bắc, mùa đông, màu đen, thế đất ngoằn ngoèo
B. Phương nam, mùa hạ, màu đỏ, thế đất nhọn
C. Phương bắc, mùa xuân, màu đen,thế đất ngoằn ngoèo
D. Phương tây, mùa thu, màu trắng, thế đất tròn.
166/ Trong tự nhiên, hành Hỏa gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Phương bắc, mùa đông, màu đen, thế đất ngoằn ngoèo.
B. Phương nam, mùa hạ, màu đỏ, thế đất nhọn.
C. Phương đông, mùa xuân, màu xanh,thế đất dài.
D. Phương tây, mùa thu, màu trắng, thế đất tròn.
167/ Trong tự nhiên, hành Mộc gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Phương bắc, mùa đông, màu đen, thế đất ngoằn ngoèo.
B. Phương nam, mùa hạ, màu đỏ, thế đất nhọn.
C. Phương đông, mùa xuân, màu xanh,thế đất dài.
D. Phương tây, mùa thu, màu trắng, thế đất tròn.
168/ Trong tự nhiên, hành Kim gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Phương bắc, mùa đông, màu đen, thế đất ngoằn ngoèo.
B. Phương nam, mùa hạ, màu đỏ, thế đất nhọn.
C. Phương đông, mùa xuân, màu xanh,thế đất dài.
D. Phương tây, mùa thu, màu trắng, thế đất tròn.
169/ Hành Thủy trong Ngũ hành ứng với:
A. Màu đen, con hổ
B. Màu xanh, con rồng
C. Màu đen, con rùa
D. Màu đỏ, con chim.
170/ Hành Kim trong Ngũ hành ứng với:
A. Màu trắng, con rồng
B. Màu trắng, con hổ
C. Màu trắng, con chim
D. Màu trắng con rùa.
171/ Sắp xếp các màu theo mức độ tăng dần tư âm đến dương.
A. Đen – Trắng – Vàng – Đỏ - Xanh
B. Đen – trắng – Vàng – xanh – đỏ
C. Đen – Trắng – Xanh – Vàng – Đỏ
D.Đen – đỏ - xanh – vàng - trắng.
172/ Văn hóa phương Nam coi trọng phương nào dưới đây trong Ngũ hành:
A. Đông, Nam
B. Tây, Nam, Trung ương
C. Bắc, Tây, Nam
D. Đông, Nam, Trung ương.
173/ Bức tranh dân gian Ngũ hổ có 5 hổ với 5 màu sắc:
A. Đỏ, xanh, vàng, đen, nâu
B. Đỏ, trắng, xanh, lam, tím
C. Đỏ, vàng, hồng, trắng, tím
D. Đỏ, xanh, vàng, đen, trắng.
174/ Trong xã hội Việt Nam trước đây, Bát quái được tầng lớp nào dưới đây dùng?
A. Những người theo nho học, thị dân.
B. Tầng lớp quý tộc C. Tầng lớp nông dân
D. Tất cả ý trên.
175/ Bốn chùm sao ứng với bồn Hành: Thủy, Mộc, Hỏa, Kim là:
A. Thanh Long, Huyền Vũ, Chu Tước, Bạch Hổ
B. Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ
C. Bạch Hổ, Thanh Long, Chu Tước, Huyền Vũ.
D. Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền Vũ.
176/ Lịch thuần âm có nguồn gốc từ vùng nào?
A. Lưỡng Hà
B. Ai Cập
C. Hy Lạp
D. Ấn Độ
177/ Lịch thuần dương có nguồn gốc từ vùng nào?
A. Lưỡng Hà
B. Ai Cập
C. Hy Lạp
D. Ấn Độ
178/ Khái niệm “xuân phân” về thời tiết để chỉ:
A. Cách thức phân chia các mùa
B. Thời điểm bắt đầu mùa xuân
C. Thời điểm giữa mùa xuân D. Thời điểm cuối xuân đầu hạ.
178/ Theo chuyển động biểu kiến của Mặt trăng quanh trái Đất, một tháng âm lịch có?
A. 29,52 ngày
B. 29,53 ngày
C. 29,54 ngày
D. 29,55 ngày.
179/ Theo chuyển động biểu kiến của Trái đất quanh Mặt Trời, một năm dương lịch có?
A. 365 ngày
B. 365,15 ngày
C. 365,25 ngày
D. 365,5 ngày.
180/ Theo lịch Âm Dương, các tiết thuộc trong năm thuộc:
A. Dương lịch
B. Âm lịch
C. Ngày chẵn
D. Ngày lẻ.
181/ Theo lịch Âm Dương, các ngày trong năm thuộc:
A. Dương lịch
B. Âm lịch
C. Ngày chẵn
D. Ngày lẻ.
182/ Một năm Dương lịch có nhiều hơn năm âm lịch là bao nhiêu ngày?
A. 7 ngày
B. 9 ngày
C. 10 ngày
D. 11 ngày
183/ Số lần trăng tròn trong năm nhuần của lịch Âm Dương là bao nhiêu lần?
A. 10 lần
B. 11 lần
C. 12 lần
D. 13 lần.
184/ Lịch cổ truyền của Việt Nam là loại lịch nào ?
A. Lịch thuần dương B. Lịch thuần âm
C. Lịch âm dương
D. Âm lịch
185/ Lịch cổ truyền Á Đông trong khoảng bao nhiêu năm thì có một tháng nhuận ?
A. 4 năm
B. gần 4 năm
C. 3 năm
D. gần 3 năm.
186/ Năm có tháng nhuận trong lịch âm dương được xác định bằng cách:
A. Chia năm dương lịch cho 19, nếu số dư là 0, 3, 6, 9 11, 14, 17 ..thì đó là năm nhuận
B. Chia năm dương lịch cho 18, nếu số dư là 0, 3, 6, 9 11, 14, 17 ..thì đó là năm nhuận
C. Chia năm dương lịch cho 19, nếu số dư là 0, 3, 6, 9 12, 15, 13 ..thì đó là năm nhuận
D. Không có đáp án đúng.
186/ Lịch cổ truyền Á Đông được xây dựng trên cơ sở:
A. Phản ánh chu kỳ chuyển động của mặt trời
B. Phản ánh chu kỳ hoạt động của mặt trăng
C. Phản ánh sự biến động thời tiết có tính chu kỳ của vũ trụ
D. Kết hợp cả chu kỳ hoạt động của mặt trăng lẫn mặt trời
187/ Trong lịch Á Đông cổ truyền, việc xác định các tháng trong năm thường dựa theo :
A. Chu kỳ hoạt động của mặt trăng B. Chu kỳ hoạt động của mặt trời
C. Sự biến động thời tiết của vũ trụ D. Hiện tượng thủy triều
188/ Trong lịch Á Đông cổ truyền, việc xác định các ngày trong tháng thường
dựa theo :
A. Chu kỳ hoạt động của mặt trăng
B. Chu kỳ hoạt động của mặt trời
C. Sự biến động thời tiết của vũ trụ
D. Hiện tượng thủy triều
189/ Lịch âm dương kết hợp cả việc xem xét chu kỳ mặt trăng lẫn mặt trời, bằng cách: (*)
A. Định các ngày trong tháng theo mặt trăng.
B. Định các tháng trong năm theo mặt trời.
C. Đặt tháng nhuận.
D. A, B, C đều đúng.
190/ Trong hệ đếm “Can chi”, những “Chi” kết hợp với “Can âm” ” gồm:
A. Sửu, Dần, Thìn, Mùi, Dậu, Hợi
B. Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.
C. Sửu, Dần, Tỵ, Ngọ, Mùi, Hơi. D. Sửu, Tỵ, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi.
191/ Trong hệ đếm “Can chi”, những “Chi” kết hợp với “Can dương” gồm:
A. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất B. Tý, Mão, Ngọ, Thân, Dậu
C. Sửu, Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi D. Sửu, Dần, Mão, Ngọ, Mùi.
192/ Trong hệ đếm “Can chi”, những “Can” kết hợp với “Chi âm” gồm:
A. Ất, Đinh, Kỉ, Tân, Quý.
B. Ất, Đinh, Mậu, Nhâm, Quy
C. Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu
D. Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
193/ Trong hệ đếm “Can chi”, những “Can” kết hợp với “Chi dương” gồm:
A. Ất, Đinh, Kỉ, Tân, Quý. B. Ất, Đinh, Mậu, Nhâm, Quy
C. Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu
D. Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
194/ Trong hệ đếm Can chi, giờ khởi đầu một ngày là giờ:
A. Giờ Thân
B. Giờ Sửu.
C. Giờ Tý
D. Giờ Tuất
195/ Trong hệ đếm Can chi (hiện đang dùng), tháng khởi đầu một năm là
tháng:
A. Tháng Tí
B. Tháng Sửu
C. Tháng Dần
D. Tháng Mão.
196/ Trong hệ đếm Can chi, năm khởi đầu một Hoa giáp là:
A. Giáp Tí
B. Giáp Thân C. Ất Sửu
D. Bính Thân
197/ Trong hệ đếm Can chi, năm cuối cùng của một Hoa giáp là:
A. Giáp Tí
B. Qúy Hợi
C. Nhâm Tuất
D. Ất Sửu.
198/ Công thức nào dùng để đổi năm dương lịch sang năm Can Chi:
A. C=d[(D-3):60]
B. D=C [(d-3):60]
C. C D[(d-3):60]
D. C = d[(D+3):60]
199/ Công thức nào dùng để đổi năm Can chi sang năm dương lịch:
A. D C [(d-3):60]
B. C=D[(d-3):60]
C. D=C+3+ (h x 60)
D. D=C-3+ (h x 60)
200/ Năm 1785 (Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút do Nguyễn Huệ chỉ huy) tính theo hệ
Can chi là năm:
A. Tân Tỵ
B. Át Ty
C. Qúy Tỵ
D. Nhâm Tuất.
201/ Năm 1941 (Bác Hồ trở về sau 30 năm xa Tổ quốc) tính theo hệ Can Chi là năm:
A. Qúy Mão
B. At Dậu
C. Nhâm Tuất
D. Tân Tỵ
202/ Những năm 1940, 1880, 1820, 1760 là năm:
A. Canh Dần
B. Canh Thìn
C. Qúy Mùi
D. Qúy Hợi
203/ Những năm 1990, 1980, 1970, 1960 thuộc can nào dưới đây:
A. Quy
B. Nhâm
C. Canh
D. Mậu
204/ Những năm 1988, 1976, 1964, 1952 thuộc Chi nào dưới đây:
A. Tuất
B. Mão
C. Sửu
D. Thin
205/ Dùng kiến thức về lịch để xác định xem năm Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long 1010
ứng với năm can chi nào?
A. Kỷ Dậu
B. Canh Tuất
C. Tân Hợi
D. Mậu Thân.
205/ Với cơ chế Ngũ hành, bên trong cơ thể người có Ngũ phủ, Ngũ tạng, Ngũ quan, Ngũ
chất...Trong khi đó, dân gian lại thường nói "lục phủ ngũ tạng". Vậy phủ thứ sáu không được
nêu trong Ngũ phủ là phủ nào ?
A. Tiểu tràng
B. Tam tiêu
C. Dom
D. Vi
206/ Đối với Ngũ tạng bên trong cơ thể con người, khi khám chữa bệnh, y học cổ truyền Việt
Nam coi trọng ; nhất là tạng nào ?
A. Tì
B. Can
C. Phế
D. Thận.
207/ Nếu xem 5 ngón tay trên một bàn tay là một hệ thống Ngũ hành thì ngón cái thuộc hành
nào?
A. Hỏa
B. Tho
C. Kim
D. Mộc
208/ Nếu xem cả cơ thể là một hệ thống Ngũ hành, thì chân sẽ ứng với:
A. Hành Thổ
B. Hành Thủy
C. Hành Kim
D. Hành Hỏa
209/ Nếu xem cả cơ thể là một hệ thống Ngũ hành, thì tay phải ứng với:
A. Hành Thổ
B. Hành Thủy
C. Hành Mộc
D. Hành Kim.
210/ Thốn là đơn vị đo dùng trong y học phương Đông, được tính bằng:
A. Đốt giữa ngón tay út của người bệnh
B. Đốt gốc ngón tay út của người bệnh C. Đốt giữa ngón tay giữa của người bệnh
D. Đốt gốc ngón tay giữa của người bệnh
211/ Tạng phế trong Ngũ tạng ứng với:
A. Hành Kim và phủ bàng quang
B. Hành Kim và phủ đại tràng
C. Hành Hỏa và ứng với tiểu tràng
D. Hành Thổ và ứng với vị
212/ Tạng thận trong Ngũ tạng ứng với:
A. Hành Thủy và phủ bàng quang B. Hành Mộc và phủ đởm (mật)
C. Hành Hỏa và phủ tiểu tràng
D. Hành Thổ và phủ vị (dạ dày)
213/ Tạng can trong Ngũ tạng ứng với:
A. Hành Thủy và phủ bàng quang
B. Hành Mộc và phủ đởm (mật)
C. Hành Hỏa và phủ tiểu tràng
D. Hành Thổ và phủ vị (dạ dày)
214/ Tạng tâm trong Ngũ tạng ứng với:
A. Hành Thủy và phủ bàng quang
B. Hành Mộc và phủ đởm (mật)
C. Hành Hỏa và phủ tiểu tràng
D. Hành Thổ và phủ vị (dạ dày)
215/ Tạng tì trong Ngũ tạng ứng với:
A. Hành Thủy và phủ bàng quang
B. Hành Mộc và phủ đởm (mật)
C. Hành Hỏa và phủ tiểu tràng
D. Hành Thổ và phủ vị (dạ dày)
216/ Trong cơ thể con người, hành Thủy gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Thận, bàng quang, tủy xương tại.
B. Tâm, tiểu trường, huyết mạch, lưỡi
C. Can, đởm, gân, mắt
D. Tì, vị, miệng, thịt
217/ Trong cơ thể con người, hành Hỏa gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Thận, bàng quang, tủy xương tại.
B. Tâm, tiểu trường, huyết mạch, lưỡi C. Can, đởm, gân, mắt
D. Tì, vị, miệng, thịt
218/ Trong cơ thể con người, hành Mộc gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Thận, bàng quang, tủy xương tại.
B. Tâm, tiểu trường, huyết mạch, lưỡi
C. Can, đởm, gân, mắt
D. Tì, vị, miệng, thịt
219/ Trong cơ thể con người, hành Thổ gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Thận, bàng quang, tủy xương tại.
B. Tâm, tiểu trường, huyết mạch, lưỡi
C. Can, đởm, gân, mắt
D. Tì, vị, miệng, thịt
220/ Trong cơ thể con người, hành Kim gồm một chùm các yếu tố nào dưới đây:
A. Thận, bàng quang, tủy xương tại.
B. Tâm, tiểu trường, huyết mạch, lưỡi
C. Can, đởm, gân, mắt
D. Phế, đại tràng, da lông, mũi
221/ Việc áp dụng các mô hình nhận thức về vũ trụ vào việc nhận thức về con người tự nhiên
được hình thành trên cơ sở:
A. Sự gắn bó mật thiết giữa con người nông nghiệp với thiên nhiên.
B. Quy luật tương tác giữa các hành trong Ngũ hành.
C. Đoán định vận mệnh của con người trong các mối quan hệ xã hội.
D. Quan niệm “thiên địa vạn vật nhất thể”, coi con người là một vũ trụ thu
nhỏ.

* CHƯƠNG 3:VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ


NHÂN
222/ Tín ngưỡng là:
A. Niềm tin, sự ngưỡng mộ mang tính tâm linh
B. Sự mê tín dị đoan
C. Sự tin tưởng với thế giới thực
D. Là hành vi thờ cúng tổ tiên
223/ Tín ngưỡng phồn thực được hình thành từ:
A. Nhu câu sản sinh sức người và sức của.
B. Nhu cầu cuộc sống
C. Nhu cầu ăn mặc ở
D. Nhu cầu sống nâng cao.
224/ Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực là:
A. Thờ cơ quan sinh dục
B. Thờ hành vi giao phối
C. Thờ các vị anh hùng
D. A và B đúng
225/ Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là:
A. Cầu mong sự may mắn, no đủ cho cả năm B. Làm ma thuật để truyền sinh cho mùa màng
C. Cầu cho đông con, nhiều cháu
D. Cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy
226/ Tín ngưỡng phồn thực phổ biến ở đâu?
A. Nền văn hóa nông nghiệp.
B. Nền văn hóa công nghiệp.
C. Nền văn hóa nông - công nghiệp.
D. Không có đáp án đúng.
227/ Tín ngưỡng phồn thực có liên quan mật thiết với:
A. Tục thờ nõ nường
B. Tục giã gạo
C. Cách đánh trồng đồng
D. A, B, C đều đúng.
228/ Điệu múa “Tùng dí” ở lễ hội đền Hùng thể hiện tín ngưỡng:
A. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
B. Tín ngưỡng phồn thực
C. Tín ngưỡng sùng bái con người.
D. A và B đúng.
228/ Đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng phồn thực là :
A. Linga và yoni
B. Biểu tượng về sinh thực khí
C. Hành vi giao phối
D. Sinh thực khí nam nữ và hành vi giao phối.
229/ Tục “giã cối đón dâu” của người Việt trong nghi lễ hôn nhân cổ truyền có
ý nghĩa : A. Cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ được động con nhiều cháu.
B. Cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
C. Cầu chúc cho đại gia đình trên thuận dưới hòa.
D. Chúc cho cô dâu đảm đang, tháo vát, làm lợi cho gia đình nhà chồng.
230/ Tục đánh trống theo lối từ trên xuống dưới nhằm mục đích:
A. Khuếch đại âm thanh
B. Thuận tiện tư thế
C. Mô phỏng giả gạo
D. Cả 3 đều sai.
231/ .......là giai đoạn tất yếu của quá trình phát triển của con người.
A. Sùng bái tự nhiên
B. Sùng bái con người
C. A và B đúng
D. Không có đáp án đúng.
232/ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên trong dân gian Việt Nam có đặc điểm: A. Thờ đa thần
dưới hình tượng các mẹ
B. Thờ các cây cối
C. Thờ động vật
D. Thờ thần tiên.
233/ Chế độ mẫu hệ đã làm “nguyên lý Mẹ” ăn sâu trong tâm tí và tính cách của người Việt,
thể hiện độc đáo trong đời sống tâm linh qua :
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng thờ Mẫu
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
D. Tục thờ Tứ bất tử .
234/ Hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng, lên đồng...là những nghi thức hành lễ của
tín ngưỡng nào ?
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng thờ Mẫu
C. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
D. Tục thờ Tứ bất tử.
234/ Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên của người Việt, loài thực vật nào được
tôn sùng và được thờ cúng nhiều nhất ?
A. Cây đa
B. Cây dâu
C. Cây bầu
D. Cây lúa.
235/ Hệ thống chùa Tứ Pháp vốn là những đền miếu dân gian thờ các vị thần cai quản các
hiện tượng tự nhiên, gồm:
A. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Gió – Thần Sấm. –
B. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Chớp.
C. Bà Trời — Bà Đất — Bà Nước – Bà Chúa Xứ
D. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Sét.
236/ Mẫu Thượng Thiên là hình ảnh của ai?
A. Bà Trời
B. Bà Đất
C. Bà Mây
D. Bà Nước
237/ Mẫu Thượng Ngàn là hình ảnh của:
A. Bà Trời
B. Bà Đất
C. Bà Mây
D. Bà Nước
238/ Mẫu Thoải là hình ảnh của:
A. Bà Trời
B. Bà Đất
C. Bà Mây
D. Bà Nước
239/ Bà chúa Xứ là hình ảnh của?
A. Bà Trời
B. Bà Đất
C. Bà Mây.
D. Bà Nước
240/ Theo tín ngưỡng dân gian, thần không gian (coi sóc phương trời) là? (*)
A. Ngũ hành nương nương
B. Ngữ phương chi thần
C. Ngũ đạo chi thần
D. A, B, C đều đúng
241/ Theo tín ngưỡng dân gian, thần thời gian là:
A. Thập nhị hành khiển
B. Ngũ hành nương nương
C. Ngũ đạo chi thần
D. Thập bát la hán.
242/ Hình tượng Âu Cơ và Lạc Long Quân có nguồn gốc ban đầu từ:
A. Rồng và chim
B. Chim nước và cá sấu
C. Rắn và chim
D. Cá sấu và rồng.
243/ Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt (gần như trở thành một
thứ tôn giáo) là:
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng thờ Mẫu
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
D. Tục thờ Tứ bất tử.
244/ Tục thờ cúng, vái lạy ông bà, tổ tiên, các vị anh hùng là:
A. Mê tín dị đoan
B. Mĩ tục
C. Phong tục
D. Tôn giáo.
244/ Trong gia đình Việt Nam truyền thống, Thổ Công được thờ ở:
A. Gian giữa
B. Gian bên trái
C. Gian bên phải
D. Gian bếp.
245/ Trong sự tích 3 ông đầu rau, Thổ Công có nhiệm vụ gì?
A. Trông coi việc trong bếp.
B. Trông việc trong nhà.
C. Trông việc chợ búa.
D. Không có đáp án đúng.
246/ Trong sự tích 3 ông đầu rau, Thổ Kì có nhiệm vụ gì?
A. Trông coi việc trong bếp.
B. Trông việc trong nhà. C. Trông việc chợ búa.
D. Không có đáp án đúng.
247/ Trong sự tích 3 ông đầu rau, Thổ Địa có nhiệm vụ gì?
A. Trông coi việc trong bếp.
B. Trông việc trong nhà.
C. Trông việc chợ búa.
D. Không có đáp án đúng.
248/ Theo tín ngưỡng dân gian, vị thần nào canh giữ gia cư, chống lại ma quỷ quấy nhiễu và
mang may mắn đến cho gia đình?
A. Thổ Công
B. Thành Hoàng
C. Tổ Sư.
D. Thần Tài.
249/ Vị thần quan trọng nhất trong các làng quê Việt Nam, có vai trò cai quản, che chở, định
đoạt phúc họa cho dân làng là :
A. Thành Hoàng
B. Thổ Công
C. Thổ Địa
D. Thần Tài
250/ Năm 1572, vua Lê Anh Tông ra lệnh sưu tầm và soạn ra thần tích của Thành Hoàng các
làng để vua ban sắc phong thần. Các vị Thành Hoàng được vua ban sắc phong được gọi
chung là :
A. Thượng đẳng thần
B. Trung đẳng thần
C. Hạ đăng thần
D. Phúc thần
251/ Tà thần là những người có lý lịch không hay ho gì (trẻ con, người ăn mày, người ăn
trộm, người chết trôi...) nhưng vẫn được người dân thờ làm Thành Hoàng làng vì:
A. Thần giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
B. Thần chết vào giờ thiêng nên ra oai tác quái, khiến dân làng nể sợ.
C. Thần bảo trợ cho dân làng khỏi thiên tai, dịch bệnh.
D. Đây là một tín ngưỡng truyền thống có từ lâu đời.
252/ . Dân gian có câu : “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”. Vị
thánh trong câu ca dao trên là vị nào ?
A. Thành Hoàng
B. Thổ Công
C. Thổ Địa
D. Thần Tài
253/ Tục thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của người Việt, thờ bốn vị :
A. Vua Hùng, Thành Hoàng, Thổ Công, Thổ Địa
B. Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
C. Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử , Liễu Hạnh
D. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa.
254/ Trong tục thờ Tứ bất tử, Chử Đồng Tử là biểu tượng cho ước mơ gì của người Việt:
A. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên
B. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm
C. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất
D. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần
255/ Trong tục thờ Tứ bất tử, Liễu Hạnh là biểu tượng cho ước mơ gì của
người Việt:
A. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên
B. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm
C. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất
D. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần
256/ Trong tục thờ Tứ bất tử, Thánh Gióng là biểu tượng cho ước mơ gì của
người Việt:
A. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên.
B. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
C. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất.
D. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần.
257/ Trong tục thờ Tứ bất tử, Tản Viên là biểu tượng cho ước mơ gì của người Việt:
A. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên.
B. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
C. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất.
D. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần.

258/ Những thói quen, những nếp sống có ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng dân tộc đã ăn
sâu vào đời sống xã hội, được đa số mọi người thừa nhận và làm
theo gọi là :
A. Tín ngưỡng
B. Tôn giáo
C. Phong tục
D. Tập quán.
259/ Trong tập tục hôn nhân cổ truyền của người Việt, khi hai họ tính chuyện dựng vợ gả
chồng cho con cái, yếu tố nào sau đây được quan tâm hàng đầu?
A. Quyền lợi của làng xã B. Quyền lợi của gia tộc
C. Sự phù hợp của đôi trai gái
D. Sự phù hợp giữa mẹ chồng - nàng dâu.
260/ Tính pháp lý của hôn nhân cổ truyền được chính quyền làng xã công nhận bằng tập tục :
A. Thách cưới B. Nộp tiền cheo
C. Ông mai bà mối D. Bái yết gia tiên
270/ Tục nộp cheo khi cưới là biểu hiện của:
A. Hủ tục xôi thịt của làng quê xưa
B. Sự bóc lột của tầng lớp lãnh đạo địa phương
C. một biện pháp bảo vệ sự ổn định làng xã.
D. Cả 3 đều đúng.
271/ Câu tục ngữ “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” phản ánh:
A. Tâm lý coi trọng bà con hàng xóm láng giềng.
B. Tâm lý coi trọng sự ổn định làng xã, khinh rẻ dân ngụ
C. Tâm lý trọng tình trọng nghĩa.
D. Tâm lý coi khinh tiền tài vật chất.
272/ Tục lệ nào sau đây được tiến hành trong lễ hợp cẩn để cầu chúc cho hai vợ chồng mới
cưới luôn gắn bó yêu thương nhau ?
A. Tục trao cho nhau nắm đất và gói muối
B. Mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm
C. Tục giã cối đón dâu
D. Tục uống rượu, ăn cơm nếp
273/ Phong tục hôn nhân thể hiện:
A. Sự hòa quyện của tín ngưỡng phồn thực với triết lý âm dương.
B. Đảm bảo quyền lợi: gia tộc, làng xã, riêng tư.
C. A và B đúng
D. A và B sai.
274/ Khi chôn cất người chết, người ta thường đặt trên mộ bát cơm, quả trứng và đôi đũa.
Những lễ vật này có ý nghĩa :
A. Cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại
B. Thể hiện lòng tiếc thương của người sống với người chết
C. Mong người chết được no đủ ở thế giới bên kia
D. Cúng cho các vong hồn khác khỏi quấy phá người chết.
275/ Trong các nghi thức của đám tang, lễ phạn hàm là lễ:
A. Tắm rửa cho người chết
B. Bỏ tiền và nhúm gạo nếp vào miệng người chết
C. Đặt tên thụy cho người chết
D. Khâm liệm cho người chết
276/ Trong đám tang, tại sao chắt, chút khi để tang cho cụ, kị lại đội khăn đỏ, khăn vàng?
A. Vì màu đỏ, màu vàng là những màu tốt trong ngũ hành.
B. Vì đó là một sự mừng, là bằng chứng cho thấy các cụ sống lâu, nhiều con cháu.
C. Vì đó là cách để phân biệt tôn ti trật tự trong gia đình D. Vì đó là sản phẩm của triết lý âm
dương trong nền văn hóa nông nghiệp.
277/ Về loại số, theo triết lý âm dương, những thứ liên quan đến người chết (hoa cúng, lạy
trước quan tài...) đều phải sử dụng:
A. Số lẻ
B. Số chẵn
C. Cả hai ý trên đều đúng
D. Cả hai ý trên đều sai
278/ Trong phong tục tang lễ, lễ “mộc dục” là gì?
A. Tắm gội cho người chết.
B. Đặt người chết vào quan tài C. Chôn cất người chết
D. Đặt tên thụy cho người chết.
279/ Nơi để mồ mả của người Việt thường là hướng nào của làng?
A. Hướng Nam
B. Hướng Tây
C. Hướng Bắc
D. Hướng Đông,
280/ Ý nghĩa của tang lễ là:(*)
A. Thể hiện sự tôn quý đối với sinh mạng con người.
B. Phản ánh đời sống tâm linh của người Việt trong mối người sống và người chết quan hệ
giữa C. Thể hiện tình cảm của cộng đồng gia tộc và xóm làng với người đã
khuất.
D. Cả A,B, C đều đúng.
281/ Đặc trưng văn hóa điển hình nhất của tết Nguyên Đán là:
A. Nếp sống cộng đồng
B. Vui chơi, giải trí
C. Đi lễ, chùa
D. Trang hoàng nhà cửa.
282/ Nói về lễ tết, nhận định nào không đúng:(*)
A. Lễ tết duy trì tôn ti trật tự giữa các thành viên trong gia đình B. Tết nguyên Đán là tết lớn
nhất của người Việt.
C. Lễ tết được phân bố theo không gian.
D. Lễ tết thường thiên về vật chất.
283/ Tết Nguyên tiêu - ngày trăng tròn đầu tiên (15.1ÂL) còn gọi là tết gì?
A. Tết Nguyên Đán
B. Tết Thượng nguyên
C. Tết Đoan ngọ
D. Tết Hàn thực.
284/ Ngày tết nhằm đánh dấu ngày trăng tròn nhất trong năm là:
A. Tết Trung thu
B. Tết Nguyên tiêu
C. Tết Trung nguyên
D. Tết Đoan ngọ.
285/ Tục “ăn cơm rượu” và “hoa quả chua chát” là của ngày Tết:
A. Tết Cơm mới (15/10 AL)
B. Tết Đoan Ngọ (5/5 ÂL)
C. Tết Hàn thực (3/3 ÂL)
D. Tết Ngâu (7/7 ÂL).
286/ Tục “làm bánh trôi nước, bánh chay cúng gia tiên” tiêu biểu cho ngày
Tết nào? (*)
A. Tết Cơm mới (15/10 AL)
B. Tết Đoan Ngọ (5/5 ÂL)
C. Tết Hàn thực (3/3 ÂL)
D. Tết Ngâu (7/7 ÂL).
287/ Tập tục đi thăm mồ mả, lăng tẩm để quét dọn, sửa sang tu bổ nơi an nghỉ của những
người quá cố được người Việt tiến hành vào dịp nào trong năm?
A. Tết Đoan Ngọ
B. Lễ Vu Lan
C. Tết Thanh Minh
D. Tết Nguyên Đán
288/ Nói về lễ hội, nhận định nào sau đây là không đúng ?
A. Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong thời vụ.

B. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng.
C. Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con
người.
D. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, lễ thức cúng tế...) và phần hội (các
trò diễn, trò chơi dân gian...).
289/ Lễ hội cổ truyền thường diễn ra vào những mùa nào trong năm ?
A. Mùa xuân và mùa hạ.
B. Mùa xuân và mùa thu.
C. Mùa xuân và mùa đông.
D. Tất cả các mùa.
290/ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 ÂL) thuộc loại lễ hội gì?
A. Lễ hội có quan hệ với môi trường tự nhiên.
B. Lễ hội có quan hệ với môi trường xã hội
C. Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng
D. A, B, C đều đúng.
291/ Lễ hội chùa Hương thuộc loại lễ hội:
A. Lễ hội có quan hệ với môi trường tự nhiên.
B. Lễ hội có quan hệ với môi trường xã hội
C. Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng
D. A, B, C đều đúng.
292/ Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer
A. Lễ hội có quan hệ với môi trường tự nhiên.
B. Lễ hội có quan hệ với môi trường xã hội
C. Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng
D. A, B, C đều đúng.
293/ Trò chơi “đốt pháo” có nguồn gốc từ:
A. Nhu cầu rèn luyện tinh thần thượng võ.
B. Mong muốn phá vỡ sự yên lặng thường nhật
C. Ước vọng xua đuổi tà ma.
D. Uóc cầu mưa của người nông nghiệp. vọng
294/ Trò chơi “thả diều” có nguồn gốc từ:(*)
thuộc loại lễ hội:(*)
A. Ước vọng xua đuổi tà ma.
B. Ước vọng cầu can.
C. Ước vọng rèn luyện sức khỏe, khả năng chiến đấu.
D. Ước vọng phồn thực.
295/ Phong tục lễ tết và lễ hội thể hiện:
A. Sự hòa quyện giữa tín ngưỡng và tôn giáo.
B. Sự hòa quyện giữa tín ngưỡng và triết lý âm dương. C. Sự hòa quyện giữa tôn giáo và
triết lý âm dương.
D. Sự hòa quyện giữa tôn giáo, tín ngưỡng và triết lý âm dương.
296/ Người Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp và rất thích giao tiếp. Đặc điểm này thể
hiện trong thói quen :
A. Thích thăm viếng, hiếu khách
B. Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
C. Tế nhị, ý tứ trong giao tiếp
D. Xem trọng nghi thức giao tiếp
297/ Thói quen nói chuyện “vòng vo tam quốc”, luôn đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói phản
ánh đặc điểm gì trong văn hóa giao tiếp của người Việt ?
A. Trọng danh dự B. Tế nhị, ý tứ
C. Trọng tình cảm
D. Trọng nghi thức
298/ Câu ca dao “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” phản ánh
đặc điểm gì trong văn hóa giao tiếp của người Việt ?
A. Tế nhị, ý tứ, trọng sự hòa thuận
B. Đắn đo, cân nhắc kỹ càng khi nói
C. Thiếu tính quyết đoán
D. Luôn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
299/ “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi” thể hiện đặc điểm nào trong giao tiếp của người Việt?
A. Tế nhị, ý tứ.

B. Tính hiếu khách.


C. Trọng danh dự.
D. Trọng tình nghĩa.
300/ “Chọn mặt gửi vàng” thể hiện đặc điểm nào trong giao tiếp của người Việt?
A. Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp.
B. Tế nhị, ý tứ.
C. Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
D. Tính hiệu khách.
301/ “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thể hiện đặc điểm nào trong giao tiếp của
người Việt?
A. Tế nhị, ý tứ.
B. Tính hiểu khách. C. Trọng nghi thức.
D. Trọng tình nghĩa.
302/ Nhận định nào không đúng về hệ thống xưng hô của người Việt?
A. Có tính thân mật hóa cao (trọng tình cảm)
B. Có tính chất cộng đồng hóa.
C. Chỉ sử dụng một ngôi duy nhất D. Thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng.
303/ Việc quá coi trọng danh dự dẫn đến nhược điểm nào trong giao tiếp của
người Việt?
A. Tính rụt rè
B. Tính tự cao
C. Thiếu tính quyết đoán.
D. Bệnh sĩ diện.
304/ Trước đây, trong giao tiếp và giải quyết quan hệ người Việt coi trọng:
A. nghi thức
B. vật chất
C. tình cảm. D. danh dự.
305/ Khi gặp nhau, người Việt dùng câu hỏi thay lời chào, đó là thói quen:
A. Tốt. B. Xấu
C. bình thường.
D. Không có đáp án đúng.
306/ Đặc điểm chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam bộc lộ qua ngữ pháp tiếng Việt là:
A. Tính biểu trưng cao
B. Tính động, linh hoạt.
C. Giàu chất biểu cảm.
D. Tính đa dạng trong ngôn từ.
307/ Câu đối là một sản phẩm văn chương đặc biệt phản ánh đặc điểm nào của nghệ thuật
ngôn từ Việt Nam ?
A. Xu hướng ước lệ
B. Xu hướng trọng sự cân đối, hài hòa.
C. Giàu chất biểu cảm
D. Khuynh hướng thiên về thơ ca
308/ Trong tiếng Việt, lớp từ xanh lơ, xanh ngắt, đỏ rực, đỏ au, vàng chóe, vàng mơ, trắng
tinh, trắng phau... góp phần phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam ?
A. Xu hướng ước lệ.
B. Xu hướng trọng sự cân đối, hài hòa.
C. Giàu chất biểu cảm.
D. Khuynh hướng thiên về thơ ca.
309/ Cấu trúc “iếc hóa” trong ngữ pháp tiếng Việt ( sách siếc, bàn biếc, yêu iếc, chồng
chiếc...) phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam ?
A. Tính biểu trưng.
B. Tính linh hoạt.
C. Giàu chất biểu cảm.
D. Tính ước lệ.
310/ Tiếng Việt giàu nhạc tính vì:
A. Do có 6 thanh điệu, phát âm theo lối độc âm.
B. Cú pháp cân đối.
C. Dấu ngắt câu xuất hiện tần số cao.
D. Cả A,B,C đều đúng.
311/ Người Việt không thích dùng nhiều danh từ trong lời nói như người phương Tây vì
tiếng Việt có đặc điểm:
A. Cân đối hài hòa.
B. Biểu cảm.
C. Động, linh hoạt
D. Tổng hợp.
311/ Ngữ pháp Việt Nam thuộc loại nào dưới đây:
A. Ngữ pháp ngữ nghĩa.
B. Ngữ pháp ngữ âm
C. Ngữ pháp cú pháp D. ngữ pháp hình thức.
312/ Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại hình nào chịu
ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sớm nhất ?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương
313/ Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại hình nào chịu
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhiều nhất ?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương
314/ Nói về nghệ thuật chèo truyền thống của Việt Nam, nhận định nào sau đây là không
đúng?
A. Chèo là loại hình sân khấu tổng hợp có tính cách chuyên nghiệp.
B. Chèo ra đời khá sớm và phát triển mạnh ở Bắc Bộ.
C. Kịch bản của chèo thường lấy từ thần thoại, cổ tích và truyện nôm.
D. Diễn xuất chèo có tính linh hoạt, không tuân thủ nghiêm ngặt theo kịch
bản.
315/ Nói về nghệ thuật tuồng của Việt Nam, nhận định nào sau đây là không đúng ?
A. Tuồng là loại hình sân khấu dân gian không chuyên nghiệp. B. Tuồng phát triển mạnh ở
Trung Bộ.
C. Kịch bản của tuồng thường lấy từ truyện cổ Trung Quốc. D. Người được tôn vinh là Ông
tổ của nghệ thuật tuồng hát tuồng là Đào Duy Từ.
316/ Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, loại hình nào phản ánh hiện thực
xã hội một cách sống động và sâu sắc nhất ?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương.
317/ Loại hình sân khấu dân gian đặc sắc gắn liền với thiên nhiên, phản ánh quá trình thích
ứng với tự nhiên của người Việt trong đời sống nông nghiệp là :
A. Chèo
B. Tuồng C. Múa rối
D. Cải lương
318/ Thủ pháp ước lệ trên sân khấu (chỉ dùng bộ phận, chi tiết để gợi cho người xem hình
dung ra sự thực ngoài đời) phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật thanh sắc và hình khối ?
A. Tính biểu trưng B. Tính biểu cảm
C. Tính tổng hợp
D. Tính linh hoạt
319/ Sân khấu truyền thống Việt Nam thường có sự giao lưu rất mật thiết với người xem (sàn
diễn là sân đình, khán giả có thể tham gia bình phẩm khen chê và chen vào vài câu ngẫu
hứng...). Điều này phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật sân khấu truyền thống ?
A. Tính biểu trưng
B. Tính biểu cảm
C. Tính tổng hợp
D. Tính linh hoạt
320/ Vào ngày tết, mâm ngũ quả để thờ của người dân Nam Bộ thường có 5 loại trái : mãng
cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Điều này phản ánh đặc điểm gì trong nghệ thuật trang trí của
người Việt ?
A. Thủ pháp ước lệ
B. Mô hình mang ý nghĩa phồn thực
C. Thủ pháp liên tưởng bằng ngôn từ
D. Thủ pháp liên tưởng bằng hình thức
321/ Trong nghệ thuật hóa trang trên sân khấu tuồng, những kép hát vẽ mặt nạ màu đỏ là hóa
thân của loại nhân vật nào ?
A. Người anh hùng, trung dũng
B. Kẻ nóng nảy bộp chộp
C. Kẻ nịnh thần, phản trắc
D. Hào kiệt nơi rừng núi
322/ Trong nghệ thuật tuồng, nhân vật bước ra từ bên nào của sân khấu sẽ chết?(*).
A. Bên trái
B. Bên phải
C. Trung tâm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
323/ . Loại hình nghệ thuật truyền thống đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận là
Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại là:
A. Nhã nhạc cung đình Huế
B. Dân ca quan họ
C. Ca trù
D. Đờn ca tài tử Nam Bộ
324/ Bộ Tứ linh Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng phổ biến trong hội họa, điêu khắc
truyền thống với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong đó, hình tượng con Lân mang ý nghĩa :
A. Biểu trưng cho ước vọng thái bình
B. Biểu trưng cho uy luc C. Biểu trưng cho sự sống lâu
D. Biểu trưng cho hạnh phúc
325/ Thủ pháp nghệ thuật chủ đạo của bức tranh dân gian Đông Hồ “đám cưới chuột” là:
A. Biểu trưng kiểu lược bỏ các chi tiết.
B. Biểu trưng kiểu lược bỏ tỷ lệ các bộ phận.
C. Biểu trưng kiểu thay thế các tỉ lệ nhân vật. D. Biểu trưng kiểu thay đổi tỉ lệ các bộ phận.
326/ Thủ pháp nghệ thuật chủ đạo của hình trang trí “con dơi” là:
A. Biểu trưng kiểu nhìn xuyên vật thể.
B. Biểu trưng kiểu hai góc nhìn
C. Biểu trưng kiểu liên tưởng
D. Biểu trưng kiểu mô hình hóa.
327/ Việc các nhân vật trong hát bội được phân thành đào, kép, lão, mụ những cách hóa
trang nhất định là biểu hiện của: với
A. Tính linh hoạt
B. Tính tổng hợp C. tính biểu cảm.
D. Tính biểu trưng.
328/ Bức tranh "Lợn đàn" (Tranh Đông Hồ) được ưa chuộng và dùng để treo Tết vì:
A. Người Việt yêu thích thú vật.
B. Bức tranh này khuyến khích chăn nuôi.
C. Bức tranh này thể hiện ước vọng phồn thực (no đủ) D. Bức tranh này có màu sắc sặc sỡ
vui mắt.
329/ Người cầm chầu trong sân khấu cổ truyền Việt Nam là biểu hiện của đặc tính nào dưới
đây?
A. Tính tổng hợp
B. Tính biểu cảm
C. Tính linh hoạt
D. Tính biểu trưng.
330/ Tiếng đế trong sân khấu cổ truyền Việt Nam là biểu hiện của đặc tính nào dưới đây?
A. Tính linh hoạt
B. Tính biểu cảm
C. Tính tổng hợp
D. Tính biểu trưng.
331/ Nghệ thuật cải lương và áo dài tân thời phụ nữ Việt Nam giống nhau ở chỗ:
A. Chịu sự ảnh hưởng của giao lưu văn hóa phương Tây.
B. Đều là truyền thống
C. Đều xuất phát từ miền Nam Việt Nam
D. Chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.
332/ Loại nhạc cụ xuất hiện sớm và phổ biến nhất trong âm nhạc truyền thống
Việt Nam là:
A. Đàn bầu
B. Đàn nguyệt
C. Trống
D. Mõ.
333/ Về nghệ thuật thanh sắc, đặc sản của vùng Nam Bộ là:
A. Cải lương
B. Tuồng.
C. Quan họ.
D. Chèo.
334/ Ở Việt Nam cây đàn ghi ta chỉ có 5 dây và được khoét lõm bàn phím để:
A. Đệm đàn cho cải lương.
B. Đệm đàn cho chèo
C. Đệm đàn cho quan họ
D. Đệm đàn cho tuồng.
335/ Hệ thống Ngũ cung Việt Nam gồm các âm:
A. Hò, xự, xang, xê, cống.
B. Hò, chủy, xang, cống, xê
C. Chủy, xang, xự, xê, cống
D. Cung thương giốc chủy vũ.
336/ Hệ thống Ngũ cung Trung Hoa gồm các âm:
A. Hò, xự, xang, xê, cống.
B. Hò, chủy, xang, cống, xê
C. Chủy, xang, xự, xê, cống
D. Cung thương giốc chủy vũ.
337/ Nói chung, các nhạc cụ phương Tây là các nhạc cụ có đặc điểm:
A. Thiên về mạnh mẽ, dứt khoát, tốc độ nhanh, tiết tấu vui
B. Thiên về mạnh mẽ, dứt khoát, tốc độ vui, tiết tấu vui C. Thiên về âm sắc trầm, da diết,
chậm chạp, tiết tấu buồn.
D. Thiên về âm sắc bổng, tiết tấu vui.
338/ Đề tài của tác phẩm các sân khấu truyền thống hầu hết là đề tài:
A. Tình cảm con người, quê hương,..
B. Chiến tranh
C. Văn hóa hội nhập
D. cả A,B, C đều đúng.
339/ Đối với vị trí khán thính giả, sàn diễn của sân khấu truyền thống có khoảng cách:
A. 4 mạnh chiếu
B. 3 mạnh chiếu C. 2 manh chiếu
D. 1 mạnh chiếu
340/ Thể loại có sàn diễn độc đáo nhất trong sân khấu truyền thống Việt Nam là:
A. Múa rối nước
B. chèo
C. Cải lương
D. Tuồng.
342/ Hiện nay nghệ thuật vẽ tranh sơn dầu phát triển mạnh mẽ nhất là do:
A.
343/ Đỉnh cao nghệ thuật truyền thống Việt Nam là nghệ thuật giữ nước
344/ Hằng năm, ở làng quê có tổ chức hội. Đó là hình thức sinh hoạt:
A.

CHƯƠNG 4: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MT TỰ NHIÊN.


345/ Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt là:
A. Cơm - rau - thịt - cá.
B. Cơm - thịt - rau - cá C. Cơm - rau - cá - thịt
D. Com - cá -rau - thịt.
346/ Cách ăn uống của người Việt có đặc điểm:
A. Tạo sự quân bình âm dương giữa con người và môi trường.
B. Có sự quân bình âm dương giữa các món, vị.
C. Tạo sự quân bình âm dương trong cơ thể con người.
D. Cả A, B, C đều đúng.
347/ Hạt lúa nếp rang lên gọi là:
A. Cóm
B. Thóc.
C. Ra.
D. Rom
348/ Hạt lúa già gọi là:
A. Cóm
B. Thóc.
C. Ra.
D. Rom
349/ Điền vào chỗ trống: “Ăn cơm không..........như nhà giàu chết không kèn
trống”
A. Rau
C.Cá
B. Thit
D. Canh
350/ Điền vào chỗ trống: “Có .........thì thôi gắp mắm”
A. Cà
B.Thịt
C. Cá
D. Rau
351/ Sản vật của Việt Nam là:
A. Nước mắm
B.Rượu
D. Com
C. Cá
352/ “Đói ăn rau, đau uống thuốc” là
A. Đề cao rau quan trọng sau lúa gạo
B. Rau là thức ăn quan trọng nhất
C. Rau giúp giữa bệnh
D. Rau giúp lâu đói.
353/ “Người sống về gạo, cá bạo về nước” là muốn nói:
A. Lúa là thức ăn quan trọng nhất của con người. gao
B. Lúa gạo đem lại sự giàu có.
C. Lúa gạo giúp con người có sức khỏe tốt D. Lúa gạo giúp lâu đói.
354/ Ý nghĩa của câu “Có thực mới vực được đạo” trong văn hóa của người
Việt là:
A. có ăn uống mới biết được đạo lý B. ăn uống đầy đủ mới được vô đạo (tôn giáo)
C. Muốn làm điều gì to tát phải có sức khỏe (ăn uống đầy đủ)
D. Cả A,B, C đều đúng.
355/ “Thánh Gióng ăn bảy nong cơm, ba nong cà” thể hiện
A. Sự hư cấu.
B. Sự khỏe mạnh
C. Sự lãng phí.
D. Thành phần chính của bữa ăn là cơm và rau.
356/ Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt có đặc điểm:
A. Cơm, rau, thịt.
B. Cơm, rau, thủy sản.
C. Cơm, thủy sản. D. Rau, thủy sản.
357/ “Có thực mới vực được đạo”, “Trời đánh còn tránh bữa ăn” ........đó là nhận thức về:
A. Tầm quan trọng số 1 của việc ăn uống.
B. Việc ăn uống nên theo tác. quy C. Việc ăn uống đem lại sức khỏe bền bỉ.
D. Tính cấp bách của việc ăn uống.
358/ Tục ăn trầu cau của người Việt tiềm ẩn trong mình triết lý về:
A. Tính tổng hợp
B. Tính linh hoạt.
C. Biện chứng âm - dương. D. Cả A,B,C đều đúng.
359/ Rượu truyền thống là thức uống được làm từ:
A. Gạo nếp.
B. Gạo tẻ.
C. Nho
D. Động vật.
360/ Rượu nếp là đặc sản của:
A. Đông Nam Bộ
B. Đông Nam Á C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Tây Nguyên.
361/ Tục uống chè có nguồn gốc từ:
A. Nam Trung Hoa
B. Bắc Đông Dương
C. Việt Nam
D. A và B đúng.
362/ Phong tục cổ xưa nhất của người Việt là:
A. Hút thuốc lào.
B. Ăn trầu, nhuộm răng
C. Uống rượu tự nấu.
D. Cå A,B,C.
363/ Phong tục ăn trầu nhuộm răng dành cho đối tượng nào? (*)
A. Phụ nữ
B. Đàn ông
C. Trẻ em
D. Người bệnh.
364/ “Nấu canh suông ở truồng mà nấu” thể hiện đặc trưng nào trong lối ăn
của người Việt?
A. Tính tổng hợp
B. Tính mực thước.
C. Tính cộng đồng. D. Tính linh hoạt.
365/ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” thể hiện đặc trưng nào trong lối ăn của
người Việt?
A. Tính tổng hợp
B. Tính mực thước.
C. Tính cộng đồng. D. Tính linh hoạt.
366/ Đặc trưng nào trong lối ăn của người Việt thể hiện qua câu ca dao: “Râu tôm nấu với
ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”?
A. Tính linh hoạt
B. Tính cộng đồng
C. Tính thước mực
D. Tính tổng hợp.
367/ “Mùa hè có sông, mùa đông cá bể” thể hiện đặc trưng nào trong lối ăn của người Việt?
A. Tính cân bằng hài hòa (ăn theo mùa)
B. Tính tổng hợp
C. Tính mực thước
D. Tính cộng đồng.
368/ Ăn nhiều món cùng một lúc, bằng cả 5 giác quan thể hiện:
A. Tính linh hoạt
B. Tính mực thước
C. Tính tổng hợp
D. Tính cộng đồng.
369/ Trong ẩm thực Việt Nam, “ngũ vị” bao gồm:
A. Chua - cay - lạt - mặn - đắng.
B. Chua - cay - mặn - ngọt - chát.
C. Chua - cay - béo - mặn - ngọt.
D. Chua -cay - ngọt - mặn - đắng.
370/ Thức ăn, thức uống của người Việt phân theo Âm dương gồm các tính:
A. Hàn - lương - bình - ôn - nhiệt.
B. Hàn - bình - ôn - nhiệt
C. Hàn - lương - ôn - nhiệt
D. Hàn - binh - lương - nhiệt.
371/ Món giò chả (nem rán), chén nước mắm của người Việt thể hiện đặc trưng trong lối ăn
của người Việt là:
A. Tính cộng đồng.
B. Tính mực thước
C. Tính tổng hợp
D. Tính biện chứng.
372/ Tính tổng hợp trong lối ăn của người Việt thể hiện qua:
A. Ngũ vị, ngũ chất, ngũ sắc.
B. Trong cách chế biến
C. Trong cách ăn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
373/ Tính cộng đồng trong lối ăn của người Việt thể hiện qua:
A. Thích ăn chung.
B. Thích trò chuyện khi ăn.
C. Thích chia đồ ăn cho nhau.
D. A,B đúng.
374/ Tính mực thước trong lối ăn của người Việt thể hiện qua:
A. Tuân theo quy tắc khi ăn.
B. Ăn ngẫu hứng.
C. Ăn theo số đông
D. Ăn đa dạng món.
375/ “Nồi cơm và chén nước mắm” thể hiện đặc trưng trong lối ăn của người
Việt là:
A. Tính cộng đồng và tính biên chứng
B. Tính cộng đồng và tính tổng hợp
C. Tính mực thước và tính tính cộng động
D. Tính mực thước và tính tổng hợp.
376/ Đôi đũa thể hiện đặc trưng trong lối ăn của người Việt là:
A. Tính linh hoạt.
B. Tính cộng đồng
C. Tính mực thước
D. Tính tổng hợp
377/ Tính biện chứng trong lối ăn của người Việt thể hiện qua:
A. Sự linh hoạt
B. Quan hệ biện chứng âm - dương.
C. A Và B đúng
D. A và B sai.
378/ Xuất hiện ở Đông Nam Á, là sự kết hợp của âm dương, tam tài:
A. Ăn trầu cau.
B. Xăm hình
C. Nhuộm răng
D. Hút thuốc lào.
379/ “Không ăn quá no, quá ít; không ăn hết, không để còn” thể hiện:
A. Tính linh hoạt.
B. Tính cộng đồng
C. Tính mực thước
D. Tính tổng hợp
380/ “Đầu chép,mép trôi, môi mè, lườn trắm....” thể hiện:
A. Tính linh hoạt trong việc lựa đúng bộ phận (ngon)
B. Tính linh hoạt trong việc lựa chọn bộ phận (giàu dinh dưỡng)
C. Tính linh hoạt trong việc ăn uống theo mùa.
D. Cå A,B,C
381/ “Trứng lộn, nhộng, ong non, măng, giá...” thể hiện:
A. Tính linh hoạt trong việc lựa đúng bộ phận (ngon)
B. Tính linh hoạt trong việc lựa chọn bộ phận (giàu dinh dưỡng)
C. Tính linh hoạt trong việc ăn uống theo mùa.
D. Cå A,B,C
382/ “Cốm hoa vàng, chim ra ràng, gái mãn tang,cà cuống trứng...” thể hiện:
A. Tính linh hoạt trong việc lựa đúng bộ phận (ngon)
B. Tính linh hoạt trong việc lựa chọn bộ phận (giàu dinh dưỡng)
C. Tính linh hoạt trong việc ăn uống theo mùa.
D. Cả A,B,C
383/ Khi ăn, người Việt ăn theo hình thức:
A. Ăn chung.
B. Ăn riêng lẻ.
C. Ăn ngẫu hứng
D. Cả A,B,C đúng.
384/ Mặc đối với người Việt:
A. Quan trọng sau ăn
B. Giup con người thích nghi với thời tiết.
C. Giup con người khắc phục nhược điểm cơ thể.
D. A, B, C đúng.
385/ “Nạ dòng trang điểm lại giòn như xưa” thể hiện:
A. Khắc phục nhược điểm về tuổi tác
B. Khắc phục nhược điểm về cơ thể.
C. Nét đẹp của cơ thể
D. Mặc là quan trọng nhất.
386/ Loại vải xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam là là loại vải:
A. Tơ tằm
B. Tơ chuối.
C. Vải bông
D. To day.
387/ Tên gọi vải “Giao Chỉ” do người Trung Hoa đặt ra được dệt từ:
A. Tơ tằm
B. Tơ chuối.
C. Vải bông
D. Tơ đay.
388/ Đặc điểm về chất liệu vải của người Việt:
A. Có nguồn gốc từ thực vật
B. Có nguồn gốc từ động vật
C. Chất liêu mỏng, nhẹ thoáng, phù hợp với môi trường.
D. A và C đúng.
389/ Nguồn gốc của các nguyên liệu để tạo ra vải của người Việt.
A. Từ thực vật
B. Từ động vật
C. A và B đúng
D. A và B sai.
390/ “Cái trống mà thủng hai đầu, Bên ta thì có bên Tàu thì không” đề cập đến loại trang
phục nào của người Việt?
A. Khố
B. Áo dài
C. Váy (quần không đáy)
D. Quần lá tọa.
391/ Việc con người tận dụng môi trường tự nhiên được thể hiện qua:
A. Mặc
B. Ăn
C. Đi lại
D. A, B, C đúng.
392/ Chiếc khố là trang phục phổ biến của nam giới người Việt vào thời kì nào?
A. Thời vua Gia Long
B. Thời Hùng Vương C. Thời Đại Việt
D. Trước công nguyên.
393/ Quần lá tọa xưa là một loại quần:
A. Dáng lòe xòe như lá tọa (lá một loại cây rừng).
B. Dệt bằng tơ lấy từ lá tọa.
C. Khi mặc buôn lưng(cạp) quần ra ngoài dây buộc. D. Có hình miếng lá để che trước và lót
sau khi ngồi.
394/ Quần lá tọa là loại quần dành cho:
A. Nam giới
B. Nữ giới. C. Trẻ em
D. A,B,C đúng.
395/ Trang phục nào của người Việt truyền thống phù hợp với môi trường sông
nước?
A. Áo dài
B. Áo tứ thân
C. Áo bà ba.
D. Áo yếm.
396/ Khăn rằn, áo bà ba là đồ đội đầu truyền thống của cư dân vùng:
A. Bắc Bộ
B. Tây Nguyên
C. Bắc Trung Bộ
D. Nam Bộ
397/ Chiếc quần lá tọa và áo cánh màu nâu sòng là trang phục của nam giới
vùng:
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đông Nam Bộ C. Tây Nguyên
D. Đồng bằng sông Hồng.
398/ Trang phục truyền thống của người Việt cổ là:
A. Áo dài
B. Áo tứ thân
C. Yém
D. Áo bà ba.
399/ Ruột tượng (thắt lưng bao) của người phụ nữ xưa còn được dùng để đựng gì?
A. Trái cây B. Gạo
C. Tiền
D. Cả A, B, C đều đúng.
400/ Trang phục áo tứ thân của phụ nữ Kinh Bắc thường đi kèm với vật dụng gì?
A. Nón quai thao (nón ba tầm).
B. Nón ngựa.
C. Nón bài thơ
D. Nón dấu.
401/ Búi tó củ hành là kiểu tóc truyền thống Việt Nam của:(*)
A. Nam giới
B. Nữ giới
C. Trẻ em
D. Cả A,B, C đúng.
402/ Việc con người ứng phó với môi trường tự nhiên được thể hiện qua.
A. Mặc.
B. Ö
C. Đi lại
D. Cå A,B,C.
403/ Loại hình giao thông phổ biến nhất ở Việt Nam thời xưa là:
A. Đường bộ
B. Đường thủy
C. Đường hàng không
D. A và B đúng.
404/ Trong tiếng Việt, khi mang bằng hai tay một vật nặng gọi là:
A. mang
B. bê
C. vác
D. nám.
405/ Trong tiếng Việt, hai người cùng mang trên vai một vật gọi là:
A. Khiêng
B. Cong
C. Vác
D. Gánh
406/ Phương tiện giao thông của Việt Nam thời cổ là:
A. Thuyền bè
B. Xe ngựa C. Phà.
D. Cå A,B,C.
407/ Phương tiện giao thông chủ yếu của người Việt cổ là:
A. Ghe thuyền
B. Xe ngựa
C. Máy bay D. Xe đạp.
408/ Con thuyền trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam được thể hiện qua:
A. Mắt thuyền
B. Mái chèo
C. Thân thuyền
D. A,B,C đúng.
409/ Giao thông của Việt Nam trước đây phổ biến là:
A. Đi bộ
B. Đi bằng thuyền
C. Khiêng, võng, cáng.

D. Cå A,B,C.
410/ Đặc điểm của thuyền chiến Việt Nam là:
A. Dài, nhiều khoang B. Dài, ít khoang
C. Ngắn, nhiều khoang
D. Ngắn, ít khoang.
411/ Người Việt cổ ở nhà sàn vì thời đó:
A. Nhiều thú dữ.
B. Nước ngập nhiều C. Đất ẩm thấp.
D. Cả A,B,C đúng.
413/ Dấu ấn của nhà sàn/ nhà cao cẳng trong văn hóa Việt Nam có từ thời kì:
A. Đại Việt
B. Đại Nam
C. Đông Sơn
D. Chống Mỹ.
414/ Mái nhà cong trong kiến trúc truyền thống Việt Nam là biểu hiện:
A. Sự mô phỏng động tác chèo thuyền
B. Động tác giã gạo
C. Sự mô phỏng của cách bế con. D. Sự mô phỏng của hình mũi thuyền.
415/ Thành ngữ “nhà cao cửa rộng” trong kiến trúc Việt Nam phản ánh kiểu
nhà:
A. Nền cao, cửa nhà cao, nóc nhà cao. B. Nền cao, cửa nhà thấp, nóc nhà thấp
C. Nền cao, cửa thấp và rộng, nóc nhà cao. D. Nền cao, cửa nhà thấp và rộng, nóc nhà thấp.
416/ Cấu trúc nhà ở của Việt Nam có đặc điểm:
A. Nóc nhà cao, cửa hẹp
B. Nóc nhà cao, cửa nhà cao.
C. Nóc nhà cao, cửa nhà rộng và thấp
D. Nóc nhà thấp,cửa nhà thấp và rộng.
417/ “Nhà cao cửa rộng” là những đặc điểm:
A. Về mặt cấu trúc B. Về hướng nhà
C. Về hình thức kiến trúc D. Về cách thức kiến trúc.
418/ Kiểu nhà phổ biến của Việt Nam là:
A. Nhà thuyền
B. Nhà bè
C. Nhà sàn
D. A,B,C đúng.
419/ Điền vào chỗ trống: “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng.”
A. Nam
B. Tây
C. Bắc
D. Đông
420/ Hướng nhà phổ biến của văn hóa Việt Nam là:
A. Nam
B. Đông Nam
C. Bắc
D. A và B đúng
421/ Chọn hướng Nam, Đông Nam để:
A. Xây chùa
B. Xây nhà ở
C. Xây nhà mồ.
D. Cå A,B,C.
422/ “Nhất cận giang, nhì cân thị” đề cập
A. Vị trí giao thông thuận lợi B. Hướng xây nhà.
C. Chất lượng cuộc sống tốt
D. A,B,C đúng.
423/ Điểm khác biệt giữa nhà phương Tây và phương Đông là:
A. Nhà phương Tây nhỏ, trần thấp, tường dày, cửa ít. B. Nhà phương Tây lớn, trần cao,
tường dày, cửa nhiều
C. Nhà phương Tây lớn, trần cao, tường mỏng, cửa nhiều D. Nhà phương Tây nhỏ, trần thấp,
tường mỏng, cửa nhiều.
424/ “Đòn dông có đầu gốc phía đông, bếp đặt ở phía đông, bàn thờ họ nội đặt ở
phía đông” nhằm mục đích gì?
A. Ứng phó với môi trường tự nhiên
B. Xua đuổi tà ma.
C. Đón ánh nắng dễ dàng.
D. Đem lại sự may mắn
425/ Phong cách động trong kiến trúc nhà ở của người Việt thể hiện:
A. Kết cấu khung theo 2 chiều dọc, ngang
B. Kết cấu khung theo 3 chiều: ngang, dọc, đứng.
C. Kết cấu khung 4 chiều
D. Kết cấu khung 1 chiều.
426/ “Cửa tam quan, bậc tam quan, dãy nhà tam tòa, nhà ba gian” thể hiện:
A. Coi trọng ; số lẻ. B. Mê tín dị đoan
C. Coi trọng phía đông
D. A,B,C đúng.
427/ Theo thuật phong thủy, thế đất tốt là thế đất có:
A. Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ B. Tiền án, hậu chẩm, mình đường hội tụ
C. Sự hài hòa âm dương
D. Cả A,B,C đúng.
428/ Các thông số trong trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam thường là:
A. só lé
B. Số chẳn
C. Số chẳn và lẻ.
D. Bất kì số nào.
429/ Nhà ở truyền thống Việt Nam được xây dựng theo phù hợp: A. Số thành viên trong gia
đình
B. Thế đất
C. Điều kiện địa lý
D. A,B,C đúng.
430/ Cây thước tầm trong kiến trúc dân gian là biểu hiện điển hình của:
A. Tính động, linh hoạt
B. Tính cộng đồng
C. Tính tổng hợp
D. A,B,C đúng.
431/ Cây thước tầm trong kiến trúc dân gian được làm bằng:
A. Tre
B. Hóp
C. Nhựa
D. A,B đúng
432/ Gía trị của cây thước tầm đó là:
A. Gia trị kĩ thuật đo lường kiến trúc B. Gía trị như một bản nhân chứng quyền sở hữu nhà
cửa của mỗi người.
C. A, B đúng
D. ý kiến khác.
433/ Trong lối kiến trúc Việt Nam, khung chịu lực là:
A. Hệ thống cột
B. Kèo
C. Xà
D. A,B,C đúng.
434/ Tầm long là
A. Dùng cây tróc long để tìm chỗ đất tốt. B. Tìm nơi thế đất hội tụ Ngũ hành.
C. A,B đúng
D. Ý kiến khác.

You might also like