You are on page 1of 7

ĐỀ MINH HỌA 2

1. “ Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá khứ
và hiện tại. Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị, các truyền thống và
các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” là định nghĩa của:
A. Trần Ngọc Thêm
B. Hồ Chí Minh
C. Từ Chi
D. F. Mayor – Tổng giám đốc UNESCO

2. Văn hiến là khái niệm


A. Thiên về tinh thần và trình độ phát triển
B. Thiên về tinh thần và có bề dày lịch sử
C. Thiên về vật chất và có bề dày lịch sử
D. Thiên về vật chất và trình độ phát triển

3. Sự khác biệt giữa “văn hóa”, “văn hiến”, “văn vật” chủ yếu ở tính:
A. Tính giá trị B. Tính dân tộc C. Tính hệ thống D. Tính nhân sinh

4. Cách tư duy của người Việt truyền thống thiên về:


A. Phân tích và trọng yếu tố; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm

B. Tổng hợp và trọng quan hệ; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm

C. Tổng hợp và trọng yếu tố; chủ quan, lý tính, kinh nghiệm

D. Tổng hợp và trọng quan hệ; khách quan, cảm tính, kinh nghiệm

5. Văn hóa có mấy chức năng


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

6. Cấu trúc văn hóa gồm:


A. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn
hóa ứng xử với môi trường xã hội.
B. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên, Văn
hóa đối phó với môi trường xã hội.
C. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sông tập thể, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên,
Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
D. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng với môi trường tự nhiên,
Văn hóa tận dụng với môi trường xã hội.
7. Ba lớp văn hóa trong tiến trình văn hóa Việt Nam gồm:
A. Bản địa, giao lưu với Trung Hoa và khu vực, giao lưu với phương Tây
B. Tiền sử, giao lưu với Trung Hoa và khu vực, giao lưu với phương Tây
C. Bản địa, giao lưu với Trung Hoa và khu vực, hiện đại
D. Bản địa, chống Bắc thuộc, giao lưu với phương Tây

8. Phong tục đặc trưng của thời kì Đông Sơn là:


A. Nhuộm răng B. Ăn trầu C. Xăm mình D. Cả đáp án trên

9. Chủ thể văn hóa Đông Sơn là người:


A. Việt cổ B. Chăm C. Hoa D. Chơ-ro

10. Bài Chòi là loại hình nghệ thuật tiêu biểu của vùng nào:
A. Bắc Bộ B. Trung Bộ C. Nam Bộ D. Tây Nguyên

11. Vải chàm được sử dụng nhiều ở vùng:


A. Tây Bắc B. Việt Bắc C. Tây Nguyên D. Trung bộ

12. Giai đoạn Văn Lang – Âu Lạc thuộc lớp văn hóa
A. Bản địa B. Giao lưu với Trung Hoa và khu vực
C. Giao lưu với phương Tây D. Một đáp án khác

13. Hệ thống mương phai lái lịn được xem là biểu tượng của vùng văn hóa:
A. Tây Bắc B. Bắc Bộ C. Việt Bắc D. Nam Bộ

14. Tính nhân sinh ứng với chức năng nào của văn hóa?
A.Chức năng giáo dục B. Chức năng giao tiếp
C. Chứng năng tổ chức xã hội D. Chức năng điều chỉnh xã hội

15. Điệu múa xòe là nét đặc trưng của dân tộc:
A. Chăm B. Thái C. Tày D. Dao

16. Câu nào sau đây không phản ánh Triết lý Âm Dương
A. Chắc quá hóa lép
B. Thà chết trong còn hơn sống đục
C. Mía có đốt sâu đốt lành
D. Khổ tận cam lai

17. Đối với Ngũ tạng bên trong cơ thể con người, khi khám chữa bệnh, y học cổ truyền Việt Nam coi
trọng nhất là tạng nào ?
A. Tì B. Thận C. Can D. Phế
18. Trong hệ thống Ngũ hành, màu biểu và vật biểu của hành Thủy là:
A. Màu Đen, con rùa
B. Màu trắng, con hổ
C. Màu xanh, con rồng
D. Màu đỏ,con chim

19. Trong quan hệ tương khắc của ngũ hành, hành Thủy khắc hành nào?
A. Kim B. Hỏa C. Mộc D. Thổ

20. Lịch cổ truyền Á Đông được xây dựng trên cơ sở :


A. Phản ánh chu kỳ chuyển động của mặt trời
B. Phản ánh chu kỳ hoạt động của mặt trăng
C. Phản ánh sự biến động thời tiết có tính chu kỳ của vũ trụ
D. Kết hợp cả chu kỳ hoạt động của mặt trăng lẫn mặt trời

21. Bằng kiến thức lịch sử, hãy xác định năm 1975 thuộc năm Can chi nào?
A. Canh Tí B. Ất Mão C. Tân Sửu D. Canh Thìn

22. Theo hệ đếm Can chi, năm đầu tiên của một hoa giáp là:
A. Giáp Tí B. Quý Hợi D. Tân Sửu D. Quý Tỵ

23. Phương tiện quản lý chính của Lý dịch là


A. Chức sắc, chức dịch B. Sổ đinh, sổ điền
B. Lão, đinh, ti ấu D. A và C đều đúng

24. Hậu quả xầu của tính cộng đồng là:


A. Thói cào bằng đố kị; Thói dựa dẫm, ỷ lại; Thủ tiêu vai trò cá nhân
B. Thói ăn vạ; trộm cắp; Đề cao vai trò cá nhân
C. Óc tưu hữu, ích kỉ; Óc bè phái, địa phương; Óc gia trưởng, tôn ti
D. Óc sáng tạo; Óc suy diễn; Đề cao vai trò cá nhân

25. Việc phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư trong tổ chức nông thôn Việt Nam cổ truyền nhằm
mục đích:
A. Buộc người dân đời đời kiếp kiếp gắn bó với quê cha đất tổ
B. Hạn chế không cho người dân bỏ làng đi ra ngoài
C. Hạn chế không cho người ngoài vào sống ở làng
D. Duy trì sự ổn định của làng xã

26. Đàn Nam Giao là nơi Vua tế:


A. Trời B. Đất C. Anh hùng liệt sĩ D. Tiên đế

27. “ Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú gì”, “Một người làm quan, cả họ được nhờ” biểu hiện cho tổ chức
nào trong xã hội Việt Nam?
A. Làng xã B. Quốc gia C. Gia đình, gia tộc D. Phường, hội

28. Biểu tượng của tính tự trị trong tổ chức làng xã nông thôn là:
A. Sân đình B. Con trâu C. Thanh kiếm D. Lũy tre

29. Lễ hội “linh tinh tình phộc” thuộc loại hình tín ngưỡng nào?
A. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
B. Tín ngưỡng thờ thần mặt trời
C. Tín ngưỡng phồn thực
D. Tín ngưỡng thờ mặt trăng

30. Tứ bất tử là bốn vị thần:


A. Tản Viên, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh
B. Thủy Tinh, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh
C. Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh
D. Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử, Tản viên

31. Trong hôn nhân truyền thống, nhà trai nộp cho làng xã một khoản “lệ phí” gọi là:
A. Nộp tiền B. Nộp lễ C. Nộp cống D. Nộp cheo

32. Lễ hội Đền Hùng diễn ra tại đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh…:
A. Phú Thọ B. Tuyên Quang C. Hà Giang D. Hà Nội

33. Đối với vị trí khán thính giả, sàn diễn của sân khấu truyền thống có khoảng cách:
A. Rất xa, rất cao
B. Rất gần, rất cao
C. Rất gần, không cao
D. Rất gần, không cao

34. “Lợn đàn”, “Đánh vật”, “Em bé bế cóc” là các bức tranh nổi tiếng thuộc thể loại
A. Tranh Hàng Trống
B. Tranh sơn mài
C. Tranh sơn dầu
D. Tranh Đông Hồ

35. Đặc điểm của nghệ thuật thanh sắc, hình khối truyền thống gồm:
A. Tính biểu trưng, tính biểu cảm, tính tổng hợp, tính linh hoạt
B. Tính biểu trưng, tính biểu cảm, tính tổng hợp, tính phân tích
C. Tính biểu trưng, tính biểu cảm, tính tổng hợp, tính dị bản
D. Tính biểu trưng, tính biểu cảm, tính tổng hợp, tính tương đồng

36. Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt là:


A. Cơm, rau, canh, thịt
B. Cơm, rau, cá, thịt
C. Cơm, rau, cá, canh
D. Cơm, thịt, cá, canh

37. Quần ống sớ là loại quần:


A. Phụ nữ Việt Nam xưa mặc trong lúc đi làm
B. Đàn ông Việt Nam xưa mặc trong lúc đi làm
C. Phụ nữ Việt Nam xưa mặc lúc đi lễ hội
D. Đàn ông Việt Nam xưa mặc lúc đi lễ hội

38. “Nhà cao cửa rộng” có nghĩa là:


A. Nhà xây ở nơi cao, cửa xây cao, rộng
B. Sàn nhà cao, nóc nhà cao, cửa rộng, thấp
C. Sàn nhà cao, nóc nhà thấp, cửa rộng, thấp
D. Sàn nhà thấp, nóc nhà cao, cửa nhà cao, rộng

39. Giao thông ở Việt Nam truyền thống chủ yếu bằng đường
A. Đường bộ B. Đường thủy C. Đường sắt D. Cả ba ý trên

40. Trong thần phả đạo Bà La Môn, thần bảo tồn là


A. Brahma B. Vishnu C. Shiva D. Ganesa

41. Lễ hội Kate là lễ hội đặc trưng của tộc người:


A. Chăm B. Kinh C. Hoa D. Chơ-ro

42. Phật giáo Đại thừa còn được gọi là:


A. Đại chúng – Bắc tông
B. Đại chúng – Nam Tông
C. Thượng Tọa – Bắc Tông
D. Thượng Tọa – Nam Tông

43. Khuynh hướng Phật Giáo đầu tiên du nhập vào Việt Nam là:
A. Tịnh độ tông
B. Thiền Tông
C. Đại thừa
D. Tiểu thừa

44. Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam và đạt cực thịnh vào thời:
A. Lý B. Trần C. Lê D. Nguyễn

45. Cầu cơ, phụ tiên là những hiện tượng được dùng phổ biến trong:
A. Đạo giáo phù thủy
B. Phái luyện đan của Đạo giáo thần tiên
C. Phái nội tu của Đạo giáo thần tiên
D. Cả ba phái trên

46. Triết lý cơ bản của Đạo giáo là:


A. Vô vi
B. Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
C. Khổ và diệt khổ
D. Hòa hợp tôn giáo

47. Đạo Cao Đài thờ giáo chủ là:


A. Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ tát Ma-ha-tat
B. Thái thượng lão quân
C. Phật Di Lạc
D. Chúa Jesus

48. Trong Đạo Cao Đài, ngày lễ Đức Chí Tôn là:
B. 1/1 AL B. 9/1 AL C. 15/7 AL D. 15/8 AL

49. Kito Giáo đã cống hiến những gì cho văn hóa Việt Nam:
A. Tạo nên chữ Quốc ngữ
B. Đưa văn hóa phương Tây vào Việt Nam
C. Chú trọng đạo đức làm người, chống chế độ đa thê
D. Cả ba đáp án trên.

50. Tính dung hợp của văn hóa Việt Nam thể hiển ở:
A. Tinh thần hòa hiếu
B. Tránh đối đầu
C. Trọng văn hơn võ
D. Cả ba ý trên

You might also like