You are on page 1of 10

ĐỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Mã đề thi
213
Câu 1: Thánh địa Mỹ Sơn – Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1999,
thuộc chủ thể văn
hóa nào và ở đâu?
A. Chăm; Quảng Ngãi
B. Chăm; Ninh Thuận
C. Việt; Quảng Nam
D. Chăm; Quảng Nam
Câu 2: Bài cổ nhạc Dạ cổ hoài lang do nhạc sỹ nào sáng tác và xuất xứ từ địa phương nào?
A. Lưu Hữu Phước/Hậu Giang
C. Xuân Hồng Tây Ninh
B. Hà Triều/Gia Định
D Cao Văn Lầu/ Bạc Liêu
Câu 3: Theo truyền thống trọng tuổi già của người Việt, các cụ thuộc hàng 60 tuổi trở lên
được xem tương đương với tú tài, 70 tuổi tương đương với cử nhân và 80 tuổi tương đương
tiến sỹ. Kiểu tước vị dựa trên tuổi tác này được gọi là:
A. Quan turóc
B. Chức tước
C. Tước hiệu
D. Xi tước
Câu 4: Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, Phố Hiến... là các di tích nổi tiếng thuộc vùng văn hoá :
A. Tây Nguyên
B. Bắc Bộ
C. Trung Bộ
D. Nam Bộ
Câu 5: Các tục trong hôn nhân xưa, tục nào là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực:
A. Tục mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm
B. Tục hai vợ chồng trao cho nhau nắm đất và gói muối
C. Tục hai vợ chồng ăn chung một đĩa cơm nếp
D. Tục giã cối đón dâu
Câu 6: Chuỗi quan hệ nào dưới đây đúng với quan hệ tương khắc trong Ngũ Hành?
êu. Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ...
B. Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Mộc, Mộc khắc Thổ...
C. Mộc khắc Hoả, Hoả khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Thổ...
D. Một chuỗi khác
Câu 7: Nói văn hóa “là một thứ gien xã hội chứ không phải là gien di truyền sinh học” là
muốn nhấn mạnh
đến chức năng nào của văn hóa:
A. Chức năng tổ chức xã hội
C. Chức năng điều chỉnh xã hội
B. Chức năng giao tiếp:
D Chức năng giáo dục
Câu 8: Loại hình giao thông truyền thống nào là chủ yếu ở Việt Nam
A. Đường đê
B. Đường thủy
C. Đường bộ
D. Đường sắt
Câu 9: Tín ngưỡng Tứ pháp là thờ các thần:
A. Rừng – Núi – Sông – Biển
B. Mây – Mưa – Sấm – Chớp
C. Long Lân Quy Phụng
D. Trời – Đất – Nước – Lửa
Câu 10: Theo quan niệm của người Việt, khi xây nhà, chọn hướng nào để đón gió Nồm:
A. Tây
B. Đông
C.Nam
D. Bắc
Câu 11: Nhân vật dẫn dắt vở diễn trong rối nước là:
A.Chú Tễu
B. Ông Phỗng
C. Một nhân vật khác
D. Vai hề
Câu 12: Phật giáo Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Dung hợp giữa các tông phái trong đạo
B. Tất cả các phương án đều đúng.
C. Dung hợp với tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên của bản địa
D. Dung hợp với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của bản địa
Câu 13: Trong hôn nhân truyền thống của người Việt, phải thực hiện tập tục nào để cuộc
hôn nhân được công nhận ?
A. Tục mai mối
B. Tục khoản đài làng xóm
C. Tục nộp cheo
D. Tục thách cưới
Câu 14: Biểu tượng thể hiện tinh tự trị trong văn hóa
A.Lũy tre
B. Bến nước
C. Mái đình
D. Cây đa
Câu 15: Theo quan niệm truyền thống phương Đông, phương trung tâm có màu:
A. Một màu khác
B.Vàng
C. Xanh
D. Đỏ
Câu 16: Khai thác nương rẫy với phương thức phát, đốt, chọc lỗ, tra hạt là hoạt động kinh tế của
cư dân:
A. Tất cả các phương án đều sai
B. Miền đồng bằng
C. Miền biển
D Miền núi
Câu 17: Số ngày của năm Dương lịch nhiều hơn năm Âm lịch là khoảng:
A. 41 ngày
B. 21 ngày
C. 31 ngày
D 11 ngày
Câu 18: Văn hóa Đông Sơn thuộc:
CA Tất cả các phương án đều sai
C. Thời kỳ sơ sử
B. Thời kỳ Bắc thuộc
D. Thời kỳ đầu Đại Việt
Câu 19: Vào thời đại kim khí sơ kỳ thời đại đồ sắt , trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay tồn tại
ba di chỉ văn hóa theo thứ tự các miền Bắc, Trung và Nam là:
A. Văn hóa Sa Huỳnh - Văn hóa Champa - Văn hóa Óc Eo
B. Văn hóa Đông Sơn - Văn hóa Sa Huỳnh - Văn hóa Đồng Nai
C. Văn hóa Dông Sơn – Văn hóa Đồng nai – VĂn hóa Óc Eo
D. Văn hóa Đông Sơn - Văn hóa Sa Huỳnh - Văn hóa Óc Eo
Câu 20: Quốc tử giám được xây ở Thăng Long năm 1076 là nơi:
A. Thờ thần Thành hoàng
B. Thờ Khổng tử
C. Dạy học
D. Tiếp sứ giả
Câu 21: Thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá kỹ đối tượng giao tiếp của người Việt-được
thể hiện trong câu tục ngữ hay thành ngữ nào:
A. Trâu chết để da, người ta chết để tiếng
C. Đói cho sạch, rách cho thơm
B. Tất cả các phương án đều sai
D. Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của
Câu 22: Sách Lương Thư viết: “Cát bối là tên cây, hoa nở giống như lông ngỗng, rút lấy sợi
dệt thành vải trắng muốt chẳng khác gì vải đay". Vài cát bối là vải gi
A. Vải tơ tầm
B. Vải tơ chuối
C.Vải bông
D. Vai gai
Câu 23: Văn hiến là khái niệm:
A.Thiên về tinh thần và chỉ trình độ phát triển
B. Thiên về vật chất và có bề dày lịch sử
C . Thiên về tinh thần và có bề dày lịch sử
D. Thiên về vật chất và chỉ trình độ phát triển

Câu 24: Một nhà văn từng viết rằng người Việt Nam “chỉ dám dựa theo dư luận mà sống chứ
không ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình". Nội dung trên cho thấy lối sống của cư dân Bắc
Bộ là:
A. Tế nhi, ý tứ
B. Thiếu tính quyết đoán
C. Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
D. Trong sĩ diện .
Câu 25: Theo tiêu chỉ thời gian, các giá trị văn hóa có thể được chia thành:
A. Giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời
B. Giá trị thẩm mỹ và giá trị ứng dụng
C. Giá trị vật chất và giá trị tinh thần
D. Giá trị sử dụng và giá trị đạo đức
Câu 26: Ngũ Hành hương nương là thần:
A.Thần không gian
B. Thần thời gian
C. Thần coi sóc việc sinh nở

D. Tất cả các phương án đều sai


Câu 27: Đặc trưng nào của văn hoá cho phép phân biệt văn hoá như là sản phẩm của một
quá trình với văn minh như sản phẩm cuối cùng:
A. Tính hệ thống
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D Tính lịch sử
Câu 28: Tổ tiên của người Chăm, Giarai, Raglai, Êđê, Chru ở Việt Nam hiện nay thuộc:
A. Chủng Nam Đào
B. Chủng Melanésien
C. Chủng Nam Á
D. Chủng Indonésien
Câu 29: Ở Hà Nội hiện nay, biểu hiện nào cho thấy còn ảnh hưởng của nông thôn truyền thông?
A. Khu sinh hoạt chung
B. Cổng đô thị
C. Bảng thông báo
D. Nhà văn hóa
Câu 30: Hệ thống mương-phai-lái-lin là biểu tượng Ca Tây Bắc.
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. Tây Nguyên
D. Bắc Bộ
Câu 31: Bài Chòi là loại hình nghệ thuật tiêu biểu nhất của vùng:
A. Bắc Bộ
B. Tây Nguyên
C. Trung Bộ
D. Nam Bộ
Câu 32: Quần lá tọa là loại quần:
A. Ống rộng, đũng cao, vải mỏng
B. Ống rộng, đũng sâu, cạp quần to bản
C. Ống hẹp, đũng sâu, vải mỏng
D.Ống hẹp, đũng sâu, cạp quần to bản
Câu 33: Để phân biệt đô thị Việt Nam với đô thị phương tây, dựa vào nội dung nào?
A. Tất cả các phương án đều đúng
B. Chức năng
C. Đặc điểm tô chức
D. Nguồn gốc hình thành
Câu 34: Câu “ Khôn độc không bằng ngốc đàn” là biểu hiện của:
A.Thói dựa dẫm
B. Thói cảo bằng
C. Tính cộng đồng
D. Tính dân chủ
Câu 35: Đơn vị hành chính dưới cấp xã ở Nam Bộ hiện nay là gì?
A. Ấp
B. Thôn
C. Bản
D. Sóc
Câu 36: Hành Thổ trong Ngũ Hành biểu thị màu biểu và vật biểu:
A. Màu đỏ, con rồng
B. Màu vàng, con hổ
C. Màu vàng, con người
D. Màu vàng, con rùa
Câu 37: Ở nhà mồ Tây Nguyên, tượng người với phận sinh dục phóng to thể hiện ý nghĩa:
A. Tín ngưỡng vật linh
B. Tín ngưỡng phồn thực
C. Biểu trưng cho giới tính của người khuất
D. Phong tục khỏa thân

Câu 38: Mốc thời gian nào Việt Nam giành được độc lập sau thời kì Bắc thuộc
A. 1945
B. 1468
C. 1802.
D. 938
Câu 39: Tục thờ Tứ bất tử, là thờ:
A. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Liễu Hạnh
B. Thành Hoàng, Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ
C. Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
D Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh
Câu 40: Các hộ kinh doanh theo Phường trong đô thị truyền thống Việt Nam thường liên kết
với nhau với mục đích:
A. Qui định doanh số
B. Qui định chất lượng
C. Qui định lợi nhuận
D. Qui định giá bán
Câu 41: Định nghĩa khoa học đầu tiên về văn hóa là của:
A.Edward Burnett Tylor
B. Malinowski
C. Radcliffe-Brown
D. UNESCO
Câu 42: Tính động và linh hoạt trong ngôn từ của người Việt bộc lộ qua:
A. Phó từ
B. Tính từ
C. Động từ
D. Danh từ
Câu 43: “Kẻ Chợ” là tên gọi dân dã của đô thị cổ
A. Phú Xuân
B. Tây Đô
C.Thăng Long
D. Lam Kinh
Câu 44: Thuyết nào sau đây là thuộc học thuyết của Nho gia?
A. Thuyết chính danh
B. Thuyết vô vi
C. Thuyết Tứ để
D. Thuyết kiêm di
Câu 45: Câu “Đấu hàng xảo, gáo hàng đầu” ở thời xưa thể hiện thái độ gì đối với dân buôn?
A. Xem dân buôn hay yêu sách
B. Xem dân buôn là xào xáo
C. Xem dân buôn là gian dối
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 46: Trong tổ chức giáp ở nông thôn Việt Nam xưa, đứng đầu là ông Cai, vị trí trợ giúp
cho ông cai gọi là:
A. Hương cả
B. Lí trưởng
C.Ông Lãnh
D. Ông Cai phó
Câu 47: Cơ cấu bữa ăn của người Việt với các thành phần chính là:
A. Cơm-rau-cá-thịt
B. Cơm-cá-thịt-rau
C. Cơm-canh-rau-cá
D. Cơm-trứng-thịt-rau
Câu 48: Lễ hội “Lồng tồng” là lễ hội của cư dân vùng văn hoá:
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. Tây Nguyên
D. Bắc Bộ

Câu 49: "Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ...... nhớ......" những từ còn thiếu trong câu ca dao là:
A. Canh rau muống, cà dầm tương
B. Canh bầu bí, cá chưng tương
C. Canh rau muống, cá chưng tương
D. Canh chua cá, cà dầm tương
Câu 50: Thiết chế quan lại được chia theo mô hình Lục bộ hoàn thiện vào thời kỳ nào ở nước
ta?
A. Nhà Lý
B Nhà Lê
C. Nhà Trần
D. Nhà Nguyễn

You might also like