You are on page 1of 5

CÂU HỔI ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 10

NĂM HỌC 2023 - 2024


Chủ đề 2: Âm nhạc tỉnh Khánh Hòa – Tác giả, tác phẩm ( 8 câu trắc nghiệm)

Câu 1:Tác phẩm âm nhạc nào không phải là của nhạc sĩ Tố Hải?
A. Bốn mùa em đi B.Gần lắm Trường Sa C.Lời ca không tắt D.Thành phố phía Tây.
Câu 2: Tác phẩm “ Nha Trang ngày về” là của nhạc sĩ nào?
A.Tố Hải B. Phạm Duy C.Huỳnh Liên D.Văn Hảo
Câu 3. Tác phẩm âm nhạc “vui mùa chiến Thắng” của nhạc sĩ Văn Chừng có nhắc tới địa danh nào?
A. Trường Sơn B. Đăk Krông C. Điệp Sơn D. Trường Sa
Câu 4 : Tác phẩm âm nhạc :Gần lắm Trường Sa” là của nhạc sĩ nào?
A. Tố Hải B. Hình Phước Long C. Huỳnh Liên D. Văn Hảo
Câu 5. Năm 2012, nhạc sĩ nào được Chủ tịch nước truy tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ
thuật với các ca khúc: những ngôi sao xanh, Em thương cô giáo miền cao, lời ca không tắt, Đăk
Krông mùa xuân về.
A. Lê Văn Cầu B. Trần Huy Thanh C. Hình Phước Liên D. Tố Hải
Câu 6. Lời bài hát sau thuộc tác phẩm âm nhạc nào?
“Sáng mãi trên trời cao ngôi sao của niềm tin.
Sáng mãi trên trời cao ngôi sao Hồ Chí Minh
là ngôi sao soi đường ta đi vào chân trời hạnh phúc,
là ngôi sao cấy cày đánh giặc, xua màn đêm chiến tranh!”
A. Gặp anh trên đảo Sinh Tồn ``B. Đất nước trọn niềm vui
C. Đăk Krông mùa xuân về D. Ngôi sao niềm tin, ngôi sao Hồ Chí Minh
Câu 7. Một hoạt động biểu diễn âm nhạc của tỉnh Khánh Hoà được tổ chức nhiều năm nay để thu
hút các trường trung học phổ thông là:
A. Tài năng âm nhạc Việt C. Thần tượng Bolero
B. Hội thi Giai điệu tuổi hồng D. Hà Nội một trái tim hồng
Câu 8. Các ca khúc: “Bác Hồ trong lòng dân Tây Nguyên”, “Vui mùa chiến thắng”, “Khúc hát em
bay xa”, “Voi đã về buôn”, “Xuân Tây Nnguyên” là của nhạc sĩ nào?
A. Nguyễn Văn Chung B. Hình Phước Liên C. Văn Chừng D. Trần Huy Thanh

Chủ đề 3: Lễ hội truyền thống tỉnh Khánh Hoà ( 8 câu trắc nghiệm)

Câu 1. Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là di sản văn hóa vật thể và
A. di sản văn hóa tập thể. C. di sản văn hóa phi vật thể.
B. di sản văn hóa cộng đồng. D. di sản văn hóa vật chất.
Câu 2. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu truyền từ
A. đất nước này qua đất nước khác. B. dân tộc này qua dân tộc khác.
C. thế hệ này qua thế hệ khác. D. người này qua người khác.
Câu 3. Lễ hội nào sau đây mang màu sắc tôn giáo lớn nhất tỉnh Khánh Hoà?
A. Lễ hò bả trạo. B. Lễ hội cầu ngư.
C. Lễ bỏ mã của người Raglai. D. Lễ hội Tháp Bà.
Câu 4. Lễ hội Cầu ngư bắt nguồn từ tục thờ nào sau đây?
A. Tục thờ cá mập. B. Tục thờ những người đã mất ở biển.
C. Tục thờ ông Nam Hải. D. Tục thờ cúng tổ tiên.
Câu 5. Nghi lễ nào sau đây không phải của lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hoà?
A. Lễ Rước Sắc. B. Lễ Nghinh Ông.
C. Lễ Tế Chánh. D. Lễ Thả hoa đăng.
Câu 6. Lễ hội Tháp Bà được tổ chức nhằm tôn vinh người Mẹ xứ sở của tộc người nào sau đây?
A. Chăm. B. Khơ me. C. Kinh. D. Ba Na.
Câu 7. Lễ hội Tháp Bà, Hô Bài chòi thuộc loại di sản văn hóa nào ?
A. Di tích lịch sử. C. Di sản văn hóa phi vật thể.
B. Danh lam thắng cảnh. D. Di sản văn hóa vật thể.
Câu 8. Khi tới các di tích lịch sử, chúng ta nên làm gì
A. Trèo lên các di tích. B. Vẽ bậy lên các di tích.
C. Đi theo hàng lối. D. Kí tên lên các di tính.

Chủ đề 4: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá ở tỉnh Khánh Hoà ( 8 câu trắc
nghiệm, 2 câu tự luận)
Câu 1. Câu ca dao nói về tỉnh nào?
"……… là xứ Trầm Hương
Non cao biển rộng, người thương đi về
Yến sào mang đậm tình quê
Sông sâu đá tạc lời thề nước non"
A. Khánh Hòa. B. Phú Yên. C. Bình Thuận. D. Diên Khánh.
Câu 2. Tháp Bà Pô -na-ga là điểm hội tụ của quá trình giao lưu, đan xen văn hoá hai dân tộc
………………… trong lịch sử.
A. Chăm – Việt B. Chăm – Raglai
C. Chăm - Ê-đê. D. Chăm – Kinh.
Câu 3. Thành cổ Diên Khánh được xây dựng dưới thời vua ( chúa ) nào ?
A. Chúa Nguyễn. B. Vua Bảo Đại.
C. Vua Minh Mạng. D. Chúa Trịnh.
Câu 4. Lễ hội Tháp Bà, lễ hội Cầu ngư, lễ Bỏ mã của người Raglai được …. công nhận là di sản
văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012. Hãy điền vào dấu …
A. Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà. B. Bộ văn hoá, thể thao và du lịch.
C. Thủ tướng chính phủ. C. Sở văn hoá, thể thao và du lịch Khánh Hoà.
Câu 5. Lễ nào sau đây là một nghi thức quan trọng trong lễ hội Tháp Bà?
A. Lễ Rước Sắc. B. Lễ Nghinh Ông.
C. Lễ Tế Chánh. D. Lễ thay y.
Câu 6. Địa điểm nào sau đây là nơi tổ chức lễ hội Tháp Bà?
A. Trên đồi Trại thuỷ, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.
B. Trên đồi Chín Khúc, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.
C. Trên đồi Cù lao, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.
D. Trên núi Cô Tiên, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.
Câu 7. Theo em, hành vi nào sau đây bị lên án khi tham quan lễ hội Tháp Bà?
A. Quay phim, chụp hình. B. Xả rác bừa bãi.
C. Thắp hương trong các tháp. D. Thả hoa đăng.
Câu 8. Lễ Bỏ mả là lễ quan trọng nhất trong đời sống của người Raglai, là … vĩnh viễn giữa
người đang sống và người đã chết.
A. ngày chia tay. B. ngày đoàn tụ. C. ngày vui. D. ngày bình minh.
Câu 9. Di sản văn hoá tỉnh Khánh hoà có những giá trị nào?
Trả lời :
- Giá trị lịch sử: di sản văn hoá là những tư liệu quý về truyền thống lịch sử, văn hoá địa
phương.
- Giá trị văn hoá: thể hiện bản sắc văn hoá địa phương qua các lễ hội.
- Giá trị giáo dục: thông qua tấm gương yêu nước, thương dân..
- Giá trị kinh tế, xã hội: phát triển du lịch
Câu 10. Thanh niên, học sinh Khánh Hoà cần làm gì để thể hiện ý thức trách nhiệm trong việc
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương?
Trả lời :
- Tham gia các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống dân tộc, danh nhân văn hoá.
- Tham gia bảo tồn các di sản văn hoá, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua các
hoạt động tham gia tu sửa, tôn tạo, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường các di tích lịch sử văn
hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương; chỉnh trang khuôn viên các tượng đài, nghĩa trang, thắp
nến tri ân các anh hùng liệt sỹ.
- Đó là, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hoá, di tích lịch sử, cách mạng của quê
hương, đất nước thông qua các hoạt động về nguồn, hành trình đến với địa chỉ đỏ; đăng tải các
video clip giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hóa … của
địa phương bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
- Tham gia các câu lạc bộ, đội hình tình nguyện hướng dẫn du lịch, giới thiệu danh lam, danh
thắng, di sản văn hóa truyền thống của địa phương; tham gia hỗ trợ tổ chức các lễ hội truyền
thống.

Chủ đề 7: Thực trạng về ô nhiễm và xử lí chất thải trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa. Phát triển nông nghiệp hữu cơ và nuôi trồng thủy sản sạch.
Câu 1: Theo em, việc làm nào dưới đây không phải là hành động bảo vệ môi trường?
A. Tham gia ngày hội trồng cây xanh do Đoàn trường tổ chức.
B. Sử dụng đồ dùng tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường.
C. Thường xuyên sử dụng túi nylon trong sinh hoạt hằng ngày.
D. Thu gom, xử lí chất thải, rác thải, túi nylon tại trường học.
Câu 2: Trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường thuộc về?
A. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải.
B. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có phát sinh chất thải.
C. Đơn vị thu gom, xử lý chất thải.
D. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát
sinh chất thải.
Câu 3. Chất thải rắn ở tỉnh Khánh Hòa được xử lí bằng những phương pháp nào?
A. Đốt và ủ hiếu khí tĩnh.
B. Đốt và chôn lấp.
C. Đốt và ủ hiếu khí có đảo trộn.
D. Chôn lấp hợp vệ sinh.
Câu 4. Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp
A. cho rác tập trung và đổ vào một bể chứa sinh học.
B. là phương pháp sau khi loại bỏ chất thải rắn như giấy, chai lọ, kim loại phần còn lại
sẽ đưa qua máy ép rác thủy lực để nén thành các khối rác.
C. lưu giữ chất thải rắn trong một bãi và sử dụng nhiệt độ cao để phân hủy rác thải.
D. lưu giữ chất thải rắn trong một bãi và có phủ đất lên trên.
Câu 5. Công nghệ xử lí nước thải bằng vi sinh vật hiện đang ứng dụng trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa thuộc nhóm phương pháp
A. sinh học hiếu khí như bể Aerotank, mương oxi hóa, hồ sinh học.
B. sinh học kị khí như bể Aerotank, mương oxi hóa, hồ sinh học.
C. hóa lý sử dụng hóa chất keo tụ, tạo bông, kết hợp với chất oxy hóa mạnh nếu cần để loại bỏ
các chất ô nhiễm có trong nước thải.
D. hóa học sử dụng các phản ứng hóa học để xử lý nước thải.
Câu 6. Trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường thuộc về
A. chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải.
B. cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có phát sinh chất thải.
C. đơn vị thu gom, xử lý chất thải.
D. cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh
chất thải.
Câu 7. Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
A. Nước là nguồn tài nguyên vô tận, không bao giờ cạn kiệt.
B. Nước sạch không cần tốn nhiều công sức, tiền của.
C. Nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận.
D. Ít người sử dụng nước sạch.
Câu 8. Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường nước,
đất, không khí ở địa phương mình? Có bao nhiêu ý đúng.
(I). Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường dành cho học sinh.
(II). Tuyên truyền và nhắc nhở mọi người xung quanh giữ gìn vệ sinh chung.
(III). Vứt rác đúng nơi quy định, ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong
học tập hay lựa chọn quần áo trang phục, .....
(IV). Thường xuyên sử dụng túi nylon trong sinh hoạt hằng ngày.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1

CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1 Là học sinh chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Trả lời
1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
3. Hạn chế sử dụng túi nilon
4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
5. Tích cực trồng cây xanh
6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường
Câu 2: Nêu các loại rác thải sinh hoạt cần phân loại tại nhà. Phân loại rác thải có vai trò gì?
Trả lời
Phân loại rác tại nguồn
+ Rác thải tái chế: Là rác thải mà sau khi con người loại bỏ vẫn có thể tái sử dụng lại.
+ Rác thải hữu cơ: Là những loại rác dễ dàng phân hủy, chúng thường được tận dụng làm phân
xanh (phân hữu cơ) hoặc làm thức ăn cho động vật nuôi.
+ Rác thải vô cơ: Là những rác thải không thể tái sử dụng hoặc tái chế, với những loại rác thải
này chỉ có cách chôn hoặc đốt.
- Tại sao phải phân loại rác thải tại nguồn:
+ Phân loại rác tại nguồn sẽ giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho toàn dân, đơn giản
trong việc triển khai xử lý tập trung: đốt, tái chế và tạo ra nguồn nguyên liệu hữu cơ cho sản xuất
phân bón.
+ Tổ chức thu gom, vận chuyển rác sẽ giúp giảm 50% lượng rác cần thu gom, vận chuyển và đơn
giản hóa việc tổ chức phương tiện, khối lượng cần thu gom.
+ Xử lý rác thải để không còn ô nhiễm không khí do phân hủy hữu cơ; Tái sử dụng rác hữu cơ
ngay tại nguồn phát thải.

You might also like