You are on page 1of 5

Bài tập bổ sung Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam

Họ và tên: Đinh Thu Huyền


MSSV: 21041516
Lớp: QH.2021.F.1.J5.NN23
Chủ đề 3
1. Khái niệm “tiếp xúc văn hóa”:
A. Tiếp xúc văn hóa là hiện tượng nền văn hóa của cộng đồng này gặp gỡ hoặc
ở gần đền mức có thể trực tiếp chịu tác động gây ra sự biến đổi văn hóa của
cộng đồng khác.
B. Tiếp xúc văn hóa là giai đoạn cuối, là điều kiện dẫn đến sự giao lưu văn hóa.
C. Tiếp xúc văn hóa là sự tiếp xúc và trao đổi qua lại trong một quá trình liên
tục, lâu dài, trực tiếp giữa hai nền văn hóa của hai cộng đồng người khác
nhau, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu.
D. Tiếp xúc văn hóa là sự vận động thường xuyên của văn hóa. Nó không chỉ
là động lực phát triển của văn hóa mà còn là động lực cho sự tiến hóa của xã
hội.
Đ/A: A
2. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp biến văn hóa nước ngoài bởi dân tộc
chủ thể. Sự tiếp nhận này có bao nhiêu mức?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Đ/A: C
3. Đâu là yếu tố tạo nên cơ tầng VHĐNA?
A. Người đàn ông có vai trò quyết định trong mọi công việc của gia đình
B. Cư dân chuyển từ trồng củ sang trồng lúa
C. Kim khí không dùng để chế tạo công cụ, vũ khí và dụng cụ nghi lễ
D. Chưa biết sử dụng một số loại cây cỏ có trong tự nhiên để làm thuốc chữa
bệnh
Đ/A: B
4. Đâu là câu nói đúng về đặc điểm thời kì lịch sử Bắc thuộc?
A. Sự hung thịnh của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
B. Người Hán thực hiện chính sách đồng hóa, thân thiện với văn hóa của cư
dân bản địa
C. Là giai đoạn giữa cho quá trình giao lưu – tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và
khu vực
D. Người Việt luôn có ý thức đối kháng bất khuất và thường trực với nguy cơ
xâm lược từ phương Bắc
Đ/A: D
5. Đâu là câu nói đúng về giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây?
A. Diễn ra từ sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
B. Chỉ có giao lưu văn hóa cưỡng bức
C. Quá trình giao lưu này làm thay đổi văn hóa Việt Nam trên mọi phương
diện
D. Thực sự diễn ra trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
Đ/A: C

Chủ đề 4
1. Bộ Tứ linh Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng phổ biến trong hội họa,
điêu khắc truyền thống với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong đó, hình tượng
con Lân mang ý nghĩa:
A. Biểu trưng cho ước vọng thái bình
B. Biểu trưng cho uy lực
C. Biểu trưng cho sự sống lâu
D. Biểu trưng cho hạnh phúc
Đ/A: A
2. Chọn màu sắc tốt cho mệnh Thủy
A. Trắng
B. Đỏ
C. Nâu
D. Xanh dương
Đ/A: D
3. Hệ can chi (lục giáp) gồm bao nhiêu đơn vị?
A. 40
B. 50
C. 60
D. 70
Đ/A: C
4. Lịch cổ truyền Việt Nam là loại lịch nào?
A. Lịch thuần dương
B. Lịch âm dương
C. Lịch thuần âm
D. Âm lịch
Đ/A: B
5. Theo Ngũ hành, vật biểu cho phương Nam là con Vật nào?
A. Rùa
B. Rồng
C. Hổ
D. Chim
Đ/A: D

Chủ đề 5
1. Tôn giáo chủ yếu ở Việt Nam?
A. Hồi giáo
B. Đạo giáo
C. Ấn Độ giáo
D. Thần đạo
Đ/A: B
2. Vị thần quan trọng nhất trong các làng quê Việt Nam, có vai trò cai quản,
che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng là:
A. Thành Hoàng
B. Thổ công
C. Thổ địa
D. Thần tài
Đ/A: A
3. Phật giáo được hình thành từ khoảng thế kỉ nào?
A. Thế kỉ III TCN
B. Thế kỉ IV TCN
C. Thế kỉ V TCN
D. Thế kỉ VI TCN
Đ/A: D
4. Đạo giáo được hình thành ở vùng nào?
A. Ai Cập
B. Phương Tây
C. Nam Trung Hoa
D. Ấn Độ
Đ/A: C
5. Những tôn giáo lớn còn tồn tại ở Việt Nam?
A. Phật giáo, Đạo giáo, Kito giáo
B. Phật giáo, Đạo giáo, Kito giáo, Nho giáo
C. Phật giáo, Đạo giáo, Nho Giáo
D. Kito giáo, Đạo giáo, Nho giáo
Đ/A: A

Chủ đề 6
1. Câu nói đúng về tín ngưỡng?
A. Phát triển
B. Mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt dân gian
C. Một tín đồ chỉ được theo một tín ngưỡng
D. Có tổ chức chặt chẽ, được truyền thụ qua giảng dạy và học tập
Đ/A: B
2. Các tín ngưỡng chính:
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
C. Tín ngưỡng sung bái con người
D. Cả ba đáp án trên
Đ/A: D
3. Hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng, lên đồng…là những nghi
thức hành lễ của tín ngưỡng nào?
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
C. Tín ngưỡng thờ Mẫu
D. Tục thờ Tứ bất tử
Đ/A: C
4. Tập tục đi thăm mồ mả, lăng tẩm để quét dọn, sửa sang, tu bổ nơi an nghỉ
của những người quá cố được người Việt tiến hành vào dịp nào trong
năm?
A. Tết Đoan Ngọ
B. Lễ Vu Lan
C. Tết Thanh Minh
D. Tết Nguyên Đán
Đ/A: C
5. Tín ngưỡng phổ biến nhất ở Việt Nam là?
A. Thờ Thổ Công
B. Thờ Thành Hoàng
C. Phồn thực
D. Thờ tổ tiên
Đ/A: D

You might also like