You are on page 1of 4

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP GD ĐỊA PHƯƠNG

LỚP 8
I. TRẮC NGHIỆM 3 điểm
Câu 1: Có bao nhiêu cách thức tổ chức cụm dân cư theo đặc trưng văn hóa ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Phương ngữ trong Tiếng Việt có thể phân chia thành các vùng như thế
nào?
A. Phương ngữ Bắc ở khu vực Bắc Bộ.
B. Phương ngữ Trung bao gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ Thanh Hóa đến đèo Hải
Vân.
C. Phương ngữ Nam từ đèo Hải Vân đến cực Nam Tổ quốc.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Ngôn ngữ địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm mấy đặc trưng
nổi bật?
A.1 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 4: Người Chăm sống tại Tp. HCM luôn gữ bản sắc văn hóa riêng của họ.
Tôn giáo tín ngưỡng chủ yếu của người Chăm là:
A. Đạo Phật C. Hồi giáo
B. Công giáo D. Không theo bất kỳ đạo nào

Câu 5: Người Khơ-me sống tại Tp. HCM luôn gữ bản sắc văn hóa riêng của họ.
Tôn giáo tín ngưỡng chủ yếu của người Chăm là:
A. Đạo Phật C. Hồi giáo
B. Công giáo D. Không theo bất kỳ đạo nào

Câu 6: Vào tháng 1 – 2020, “Tập quán xã hội và tín ngưỡng “tết “…” của người
Hoa tại Quận 5” đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trao bằng Di sản văn hoá
phi vật thể cấp quốc gia. Em hãy cho biết, “Tập quán xã hội và tín ngưỡng “tết …” của
người Hoa tại Quận 5” là tết gì?
A. Tết Nguyên đán C. Tết Dương lịch
B. Tết Nguyên tiêu D. Cả 3 đều đúng

Câu 7: Thành phố Hồ chí Minh gồm những người thuộc dân tộc nào sau đây:
A. Người Kinh C. Người Khơ-me.
B. Người Hoa. D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh tập trung đông nhất ở quận nào?
A.Quận 7. C. Quận 5.
B. Quận 8. D. Quận Gò Vấp.
Câu 3: Tết Nguyên tiêu diễn ra vào thời gian nào?
A. Rằm tháng Giêng C. Rằm tháng Ba.
B. Rằm tháng Hai. D. Rằm tháng Tư.
Câu 9: Người dân tộc nào đông nhất nhất sinh sống ở Thành phố Hồ Chí
Minh?
A. Người Việt( Kinh). C. Người Hoa.
B. Người Chăm. D. Người Khơ-me.
Câu 10: Bản Sắc văn hóa ở Thành Phố Hồ Chí Minh được biểu hiện:
A. Tính chất đô thị trong văn hóa.
B. Tính chất đa tộc trong văn hóa.
C. Sự giao lưu,tiếp biến văn hóa giữa các tộc người và giữa các nền văn hóa.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 11: Câu nào nằm trong phương ngữ Nam nói chung và ngôn ngữ địa phương
Thành Phố hồ Chí Minh nói riêng?
Quả bóng. C. Trái banh.
Trái ban. D. Quả cầu.
Câu 12: Câu: “ Hồi hổm, mẹ hứa cho con đi Thảo cầm Viên.” Là thuộc phương
ngữ nào?
A. Trong phương ngữ Phương Bắc.
B. Trong phương ngữ Trung.
C. Trong phương ngữ Nam nói chung và ngôn ngữ địa phương Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy kể tên 04 “cụm dân cư” đang sinh sống và làm việc tại Tp.
HCM
Câu 2: Cụm dân cư theo dân tộc ở Thành phố hồ chí Minh được phân bố
như thế nào?
+ Người Việt (Kinh): phân bố rộng trên toàn Thành phố.
+ Người Hoa: tập trung theo các hẻm phố, xung quanh các cơ sở tôn giáo cộng
đồng ở Quận 5, Quận 6 và Quận 11,...
+ Người Chăm: tập trung thành các xóm quần tụ tại các thánh đường Hồi giáo ở
Quận 1, Quận 3, Quận 8,...
+ Người Khơ-me: tập trung ở gần các ngôi chùa Khơ-me ở Quận 3, quận Tân
Bình,…
Câu 3: Em hãy kể 5-6 tên món ăn của người Hoa mà em biết?
Mì vịt tiềm
Vịt quay Bắc Kinh
Há cảo
Bánh bao
Sủi cảo (Hoành thánh)
Hủ tiếu sa tế
Cơm chiên Dương Châu
Bánh mì phá lấu
Câu 4: Em hãy trỉnh bày bản sắc văn hóa đặc trưng ở Thành phố Hồ Chí
Minh?
Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống những giá trị bản sắc tinh thần
vững chắc, như truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân, tương ái; tinh thần nghĩa
hiệp, phóng khoáng, dám nghĩ dám làm, khoan dung, vị tha, dễ thích ứng với hoàn
cảnh, ... Đây là những giá trị bản sắc tinh thần của người Việt Nam nói chung, nhưng
thể hiện rõ nét hơn ở người dân Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 5: Em hãy Xác định được một số đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ địa
phương ở Thành phố Hồ Chí Minh?
Sự đa dạng, dung hợp và hài hoà chính là những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ
ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như mảnh đất, con người nơi đây luôn hào sảng và
nghĩa tình. Những đặc trưng này cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống
văn hoá và sự phát triển kinh tế, xã hội.
Câu 6: Em phải làm gì để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ địa phương?
Câu 7: Em hãy đánh dấu (X) vào các câu nói mang đặc trưng của ngôn ngữ địa
phương ở Thành phố Hồ Chí Minh trong các cặp câu dưới đây:
Câu nói mang đặc trưng của ngôn ngữ
Nội dung
địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh
Cả ngày nó chỉ la cà cùng đám bạn không

Cả ngày nó chỉ la cà cùng đám bạn thôi
Việc này tôi cũng làm được chứ lị
Việc này tôi cũng làm được chớ bộ
Mình thống nhất như vậy nhen
Mình thống nhất như vậy nhé
Bộ anh không tin tôi sao
Thế anh không tin tôi sao

Câu 8: Em hãy xác định từ ngữ đặc trưng của ngôn ngữ địa phương ở Thành phố
Hồ Chí Minh trong các cặp câu dưới đây
Trong phương ngữ Bắc Trong phương ngữ Nam và ngôn ngữ địa
phương ở Thành phố Hồ Chí Minh
Quả bóng
Quả na
Con heo
Lạc luộc
Quả ngô
Củ đậu
Củ sắn
Cái bát
Cái thìa
Bánh đa

Câu 9: Văn hóa tín ngưỡng của người Hoa như thế nào?
Đời sống tâm linh của người Hoa rất phong phú.
Họ vừa thờ phụng ông bà, tổ tiên, dòng họ (giống người Việt), vừa thờ phụng các
vị thần như quan Công, Bà Thiên Hậu, Ngọc Hoàng- Thượng Đế, Thổ Công- Táo
quân, Thần Tài, Phật Di Lặc, Quan Âm Bồ Tát….
Câu 10: Phương ngữ là gì? Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc phương ngữ nào?
Phương ngữ là:
+ Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ
toàn dân ở mỗi địa phương cụ thể với những nét khác biệt so với ngôn ngữ toàn dân
hay với phương ngữ khác.
+ Phương ngữ được xác định bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt của
ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng- ngữ nghĩa.
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc phương ngữ Nam và mang một số đặc trưng nổi
bật của phương ngữ này.

You might also like