You are on page 1of 7

Họ và tên học sinh:…………………………………………………………

Lớp:…………………..
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ 2
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
BÀI NỘI DUNG ÔN TẬP
Bài 16 16.1:Chọn câu sai. ( học sinh tự giải)
Áp suất A. Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
B. Vật nhúng càng sâu trong chất lỏng thì áp suất do chất lỏng tác dụng lên vật càng lớn.
C. Đơn vị đo áp suất chất lỏng là N/m3.
D. Đơn vị đo áp suất chất lỏng là Pa.
16.2:Hãy giải thích tại sao khi xây dựng các con đập người ta lại xây phần chân đập rộng hơn phần
trên mặt (Hình 16.4).

Phần chân đập được xây dựng rộng hơn để diện tích mặt đập bị nước ép vào tăng lên, do đó đập sẽ chịu áp suất nhỏ đi.
Đồng thời, thiết kế như vậy làm tăng độ vững chắc cho đập.
16.3: Một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển:
- Hút bớt không khí trong hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Vì sao?
Khi hút bớt không khí trong hộp sữa, khi đó áp suất trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài hộp nên vỏ hộp
sữa bị bẹp theo nhiều phía.
- Gói bim bim phồng to, khi bóc ra bị xẹp. Vì sao?
Khi bóc gói bim bim không khí thoát ra ngoài dẫn tới áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất không khí trong gói
bim bim nên gói bim bim bị xẹp theo nhiều phía.
Bài 17 17.1: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Kết
Lực luận nào sau đây phù hợp nhất? ( học sinh tự giải)
Archimedes A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên nó chịu tác dụng lực đẩy Archimedes lớn hơn.
C. Chúng chịu tác dụng lực đẩy Archimedes như nhau vì cùng được nhúng trong nước.
D. Chúng chịu tác dụng lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
17.2: Hai thỏi copper (đồng) có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được
nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn? ( biết trọng lượng riêng của nước > trọng
lượng riêng của dầu )
A. Thỏi copper (đồng) ở trong dầu chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn
B. Thỏi copper (đồng) ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn
C. Thỏi copper (đồng) ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes nhỏ hơn
D. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích
như nhau.
17.3 : Một phao bơi có thể tích 25dm3 và khối lượng 5kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi dìm phao
trong nước? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. ( học sinh tự giải)
Gợi ý đáp án:
Học sinh tự tính FA, P
=>Lực nâng tác dụng vào phao = FA – P = 200N
Bài 18 18.1:Vật sẽ bị quay trong trường hợp nào dưới đây? (học sinh tự giải)
Moment A. Dùng dao cắt bánh sinh nhật.
B. Dùng tay mở cần gạt của vòi nước.
C. Dùng tay vuốt màn hình điện thoại.
D. Dùng búa đóng đinh vào tường.
18.2: Cách thực hiện nào sau đây không làm tăng mômen lực? (học sinh tự giải)
A. Tăng độ lớn của lực tác dụng lên vật.
B. Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
C. Tăng thời gian tác dụng lực lên vật.
D. Tăng độ lớn của lực và dịch điểm đặt lực ra xa trục quay.
18.3: Lực tác dụng trong các trường hợp nào dưới đây sẽ gây ra tác dụng làm quay?
(1) Gập màn hình máy tính xuống.
(2) Nhấn chuột máy tính.
(3) Đẩy con lăn chuột để cuộn màn hình máy tính.
(4) Gõ lên các phím trên bàn phím của máy tính.
Đáp án: Lực tác dụng trong các trường hợp (1), (2), (3) sẽ gây ra tác dụng làm quay.
Bài 19 19.1: Đòn bẩy là dụng cụ dùng để (học sinh tự giải)
Đòn bẫy A. Làm thay đổi tính chất hoá học của vật.
B. Làm biến đổi màu sắc của vật.
C. Làm đổi hướng của lực tác dụng vào vật.
D. Làm thay đổi khối lượng của vật.
19.2: Bộ phận ở xe đạp khi hoạt động có vai trò như đòn bẩy là: (học sinh tự giải)
A. yên xe.
B. khung xe.
C. má phanh.
D. tay phanh
19.3: Vật nào sau đây không thể dùng để tạo ra đòn bẩy? (học sinh tự giải)
A. Thanh sắt.
B. Cây gậy.
C. Bút chì.
D. Quả bóng
Bài 20 20.1:
Nhiễn điện a.Trình bày cách nhận biết một vật đã nhiễm điện?
b.Có mấy loại điện tích, các điện tích tương tác với nhau như thế nào? (học sinh tự giải)
gợi ý câu a:
Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác, vì
vậy muốn biết một vật đã bị nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến:
– Các vật nhẹ:
+ Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.
+ Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện.
– Các vật khác:
+ Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.
+ Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.
20.2 : Lấy thanh thủy tinh cọ sát vào miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh
đẩy vật B, hút vật C và D.Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Các vật B, C và D nhiễm điện gì? Đưa C và
D, B và D lại gần nhau thì xuất hiện lực hút hay lực đẩy? (học sinh tự giải)
20.3: Có 5 vật A, B, C, D, E được nhiễm điện do cọ sát. Biết rằng A hút B, B đẩy C, C hút D và D đẩy
E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao? (học sinh tự giải)
20.4 : Vào những ngày khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông
khô, ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao? Và để gương soi, kính hay màn hình ti vi
sạch thì ta nên làm cách nào?
gợi ý: Dùng khăn lau bụi ở gương soi, màn hình ti vi khô gây nên sự co xát làm cho chúng nhiễm điện ⇒ chúng hút bụi
vải bám vào nhiều hơn.
-Muốn cho gương soi, màn hình ti vi sạch bụi được thì ta nên lau bằng giấy báo ẩm, vì lau như vậy có thể không làm
cho mặt gương hay màn hình ti vi nhiễm điện.
Bài 21 21.1: Dòng điện, nguồn điện là gì? Kể các loại nguồn điện thông thường mà em biết?
Dòng điện - Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
- Những nguồn điện thường dùng là pin, acquy, máy phát điện, tấm pin mặt trời...
21.2: Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện? Mỗi loại lấy 4 ví dụ.
- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua (ví dụ: tấm giấy nhôm, gỗ tươi, chiếc đinh thép, đoạn dây đồng, ...).
- Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua (ví dụ: thước nhựa, thanh gỗ, giấy bóng kính, giày cao su, ...).
21.3: Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa pin ( loại pin làm bằng than-chì) và ắc quy?
– Giống nhau:
+ Về cấu tạo: pin và acquy đều có hai cực, đó là cực dương (+) và cực âm (-).
+ Về tác dụng: pin và ắc quy đều có khả năng tạo ra dòng diện lâu dài trong các thiết bị điện
– Khác nhau:
Ắc-quy Pin
Cấu tạo cồng kềnh, nặng nề, di chuyển khó khăn hơn Cấu tạo gọn, nhẹ và dễ dàng di chuyển.
pin rất nhiều.
Có thể tiếp tục sử dụng bằng cách nạp điện khi hết Đa số khi hết điện thì pin không sử dụng được mà
điện. phải bỏ. một số loại pin có thể sạc lại được

Bài 22 22.1: Nguồn điện kép được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây: (học sinh tự giải)
Mạch điện

A. Hình A.
B. Hình B.
C. Hình C.
D. Hình D.
22.2: Em hãy viết ký hiệu của: bóng đèn, công tắc, điốt phát quang, chuông điện, biến trở, điốt, vôn kế,
ampe kế. (học sinh tự giải)
22.3: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Chỉ có đèn 2 (Đ2) sáng trong trường hợp nào dưới đây? (học sinh
tự giải)

A. Công tắc K, K1, K2 đều đóng.


B. Công tắc K, K1 đóng; K2 mở.
C. Công tắc K, K2 đóng; K1 mở.
D. Công tắc K đóng; K1, K2 mở.
22.4:Cho mạch điện như hình vẽ: (học sinh tự giải)

Khi K2 đóng, K1 mở thì đèn nào sáng?


A. Đèn 1.
B. Đèn 2 và đèn 3.
C. Đèn 3.
D. Đèn 1, đèn 2, đèn 3.
Bài 23 23.1:
Tác dụng a. Để mạ đồng cho chiếc hộp bằng sắt thì làm như sau:
của dòng Nối một thỏi đồng với 1 cực của nguồn điện, nối hộp sắt với cực còn lại của nguồn điện, tất cả nhúng trong
điện dung dịch muối đồng để cho dòng điện chạy qua dung dịch. Em hãy xác định các vị trí các cực nguồn điện ở
thỏi đồng và hộp sắt. (học sinh tự giải)
b. Nếu đảo vị trí các cực nguồn điện ở câu a, và thay thế dung dịch muối đồng thành dung dịch
muối sắt thì sẽ có hiện tượng gì? Giải thích.
Hiện tượng xảy ra : Mạ kim loại sắt cho thỏi đồng. Thỏi đồng gắn vào cực âm, hộp sắt gắn vào cực dương, dung dịch
muối sắt bị điện phân thành ion sắt mang điện tích dương và ion gốc axit mang điện tích âm. Ion sắt bị hút về phía
cực âm đang nối với thỏi đồng.Do vậy trên bề mặt thỏi đồng sẽ được mạ 1 lớp mỏng sắt.
23.2: Giải thích được vì sao nên sử dụng đèn LED thay thế cho các đèn sợi đốt.
Nên sử dụng đèn LED thay thế cho các đèn sợi đốt vì đèn LED tiết kiệm điện năng, có độ bền cao, không sử
dụng kim loại nặng hay thủy ngân, tỏa nhiệt không đáng kể nên an toàn, thân thiện với môi trường, sử dụng
được lâu dài.
23.3: Trong bệnh viện, khi cấp cứu bệnh nhân có tim ngừng đập, bác sĩ hay sử dụng kĩ thuật sốc tim. Kỹ
thuật này dựa trên tác dụng nào của dòng điện? (học sinh tự giải)
A. Tác dụng hóa học
B. Tác dụng phát sáng
C. Tác dụng sinh lý
D. Tác dụng nhiệt
23.4.Bóng đèn huỳnh quang trong gia đình phát sáng là do : (học sinh tự giải)
A. Tác dụng hóa học
B. Tác dụng phát sáng
C. Tác dụng sinh lý
D. Tác dụng nhiệt
Bài 24 24.1: Cho các thiết bị điện sau: 1 pin, 1 chuông điện, 1 điốt phát quang, 2 công tắc: K1 và K2, dây điện.
Mạch điện (học sinh tự giải)
a. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu : khoá K1 điều khiển chuông điện, khoá K2 điều khiển điốt phát
quang.
b. Em hãy vẽ thêm ampe kế vào sơ đồ mạch điện ở câu a, biết rằng ampe kế này chỉ dùng để đo cường độ
dòng điện qua chuông điện
c. Em hãy vẽ thêm Vol kế vào sơ đồ mạch điện ở câu a, biết rằng Vol kế này dùng để đo hiệu điện thế 2 đầu
điốt phát quang
24.2: Đổi đơn vị như sau:
0,35A=......................mA 12A=........................mA 4,8. 10-2 A=...........mA
4500 mA= …………..A 5
0,31.10 mA=..........A 0,17kV=....................V
31.10-3 kV=.................V 1,2.10-5 kV=............V 55000 mV=...............V
0,5.10-5 kV=...............mV
24.3: Cho đoạn thông tin sau đây:
Dòng điện có thể gây nguy hiểm cho người. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cường độ dòng điện và thời
gian dòng điện qua cơ thể. Khi dòng điện qua cơ thể có cường độ 0,6 mA – 1,5 mA sẽ gây tê nhẹ; cường độ 2
mA – 3 mA sẽ gây tê mạnh; cường độ 5 mA – 7 mA gây đau đớn, cơ bị co rút và dần mất kiểm soát; cường độ
8 mA – 10 mA sẽ gây đau đớn nhiều hơn, các cơ bắp mất kiểm soát; cường độ 20mA – 25 mA khi chạm vào
sẽ gây đau đớn, bắt đầu có hiện tượng khó thở; cường độ 25 mA – 80 mA làm hệ hô hấp tê liệt, tim đập
nhanh hơn và có thể bị ngừng đập do sốc điện; với cường độ 90 mA – 100 mA tim có thể ngừng đập hoàn
toàn sau 3 giây
a. Dùng 1 ampe kế có giới hạn đo là 1A, trên mặt số được chia làm 50 khoảng chia nhỏ nhất. Khi đo
cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 4. Nếu dòng điện trên chạy qua cơ
thể sẽ gây hậu quả như thế nào? ( học sinh hiểu bài để áp dụng khi tình huống có thể thay đổi: giới hạn đo,
số khoảng chia nhỏ nhất, vị trí kim đang chỉ số)
b. Em hãy cho biết các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Trong thực hành chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật cần phải tìm cách ngắt ngay dòng điện bằng cách tắt công tắc, kéo cầu dao điện xuống,... và
gọi ngay người cấp cứu
Bài 26 26.1: Một viên bi đang lăn trên mặt bàn nằm nghiêng có những dạng năng lượng nào em đã học? (học
Nhiệt năng sinh tự giải)
A. Chỉ có thế năng.
B. Chỉ có động năng.
C.Chỉ có nội năng.
D. Có cả động năng, thế năng và nội năng.
26.2: Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau:
a, Khi đun nước, nhiệt độ của nước tăng dần.
b, Khi nước sôi, mặc dù vẫn tiếp tục đun nhưng nhiệt độ của nước không thay đổi.
Đáp án:
a) Do nhiệt độ nước tăng dần nên nhiệt năng của nước tăng dần.
b) Khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi nền nhiệt năng của nước cũng không thay đổi
26.3: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là đúng? (học sinh tự giải)
A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B. Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng.
C. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
D. Mọi vật đều có nhiệt năng.
26.4: Người ta đổ 1kg nước ở nhiệt độ t1 = 10oC vào một bình cách nhiệt chứa 1kg nước nóng ở nhiệt
độ t2.
a, Hãy mô tả quá trình trao đổi nhiệt năng xảy ra trong bình cách nhiệt.
b, Khi có cân bằng nhiệt trong bình thì nhiệt độ trong bình là t = 30 oC. Hãy xác định nhiệt độ t2. Biết 1 kg
nước nhận thêm nhiệt năng (hoặc mất bớt nhiệt năng) 4 200J thì nóng thêm 1oC (hoặc giảm đi 1oC). Bỏ qua
sự trao đổi nhiệt năng giữa nước với bình cách nhiệt và một trường.
c, Hãy lập hệ thức liên hệ giữa nhiệt độ t với các nhiệt độ t1 và t2
Đáp án:
a. 1 kg nước ở nhiệt độ t1 = 10oC sẽ thu thêm nhiệt năng, 1 kg nước nóng ở nhiệt độ t 2 sẽ mất bớt nhiệt năng. Nhiệt năng
nước nóng mất bớt đúng bằng nhiệt năng nước lạnh thu thêm.
b. (học sinh tự giải)
c. Như vậy: Khi hai vật cùng chất, cùng khối lượng riêng, nhiệt độ ban đầu là t 1 và t2 trao đổi nhiệt năng với nhau thì khi
có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của các vật là
t = (t1 + t2 ) : 2
Bài 27 27.1: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào 500 g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C xuống
Nhiệt lượng 20°C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200
J/kg.K.
27.2: Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là bao nhiêu?
27.3: Thả một miếng thép 2kg đang ở nhiệt độ 345°C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt
độ cuối cùng là 30°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là
460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là bao nhiêu ?
27.4: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau
một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho
nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là bao
nhiêu?
27.5: Nếu đổ cùng một lúc 11g nước ở nhiệt độ 41°C, 21 g nước ở nhiệt độ 51°C và 51g nước ở nhiệt độ 61°C
vào một bình cách nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình cách nhiệt khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Bỏ qua
sự trao đổi nhiệt năng giữa nước với bình cách nhiệt và môi trường.

Bài 28 28.1: Có những hình thức truyền nhiệt nào? Kể tên


Truyền gợi ý:có 3 hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
nhiệt 28.2: Thế nào là hiện tượng dẫn nhiệt, bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?
gợi ý: hiện tượng dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác hay từ phần này sang phần khác của 1 vật.
– Bản chất của hiện tượng dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng trực tiếp từ các nguyên tử, phân tử có động năng lớn hơn
sang các nguyên tử, phân tử có động năng nhỏ hơn thông qua va chạm.
28.3:
a. Tại sao trong ấm đun nước bằng điện, dây đốt nóng được đặt gần sát đầy ấm?
b. Hãy mô tả và giải thích hoạt động của đèn kéo quân?
c. Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc?
d. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải
nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không ?
gợi ý:
a. Khi dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm để dễ dàng tạo ra sự truyền nhiệt bằng đối lưu của các dòng chất
lỏng
b. Khi đèn kéo quân được thắp sáng, bên trong đèn xuất hiện các dòng đối lưu của không khí. Những dòng đối
lưu này làm quay tán của đèn kéo quân.
c. Lớp nhũ màu trắng bức xạ tốt các tia nhiệt mặt trời (hấp thụ các tia nhiệt kém )nên hạn chế được truyền nhiệt từ
bên ngoài vào làm cho xăng đỡ nóng hơn đỡ gây cháy nổ, hỏa hoạn.
d. Do đồng có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên:
– Khi ta sờ vào thanh đồng và thanh gỗ thì ta đã truyền nhiệt cho chúng nhưng thanh đồng dẫn nhiệt tốt hơn nên
lấy nhiệt nhanh hơn làm cho nhiệt độ của tay ta ở chỗ chạm vào thanh đồng sẽ giảm nhanh hơn khi chạm vào
thanh gỗ nên ta thấy lạnh hơn.
– Không phải do nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ mà do khả năng dẫn nhiệt.
28.4: Về mùa hè ở một số nước Châu Phi rất nóng, người ta thường mặc quần áo trùm kín cả người;
còn ở nước ta về mùa hè người ta lại thường mặc quần áo ngắn. Tại sao?
gợi ý:
– Mùa hè, ở nhiều nước châu Phi nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ cơ thể do đó cần mặc áo trùm kín để hạn chế sự
truyền nhiệt từ không khí vào cơ thể.
– Còn ở nước ta về mùa hè, môi trường xung quanh vừa ẩm vừa có nhiệt độ thường thấp hơn lớp không khí tiếp xúc với
da. Vì vậy người ta thường mặc áo ngắn, mỏng để da dễ dàng tiếp xúc với không khí mát hơn ở xung quanh và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc bay hơi mồ hôi để giải phóng bớt nhiệt lượng ra môi trường.
Bài 29 29.1: Hai cốc thuỷ tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách
Nở vì nhiệt sau? (học sinh tự giải)
A. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
B. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
C. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.
D. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.
29.2: Khi đóng đồ uống vào chai hoặc lon, người ta phải để mặt thoáng của đồ uống thấp hơn miệng chai
hoặc miệng lon vì (học sinh tự giải)
A. Để khi mở nút chai hoặc bật nắp lon, chất lỏng không bị tràn ra ngoài.
B. Để chất, lỏng không chạm nút chai hoặc nắp lon.
C. Để khi vận chuyển, chất lỏng không bị sóng sánh rớt ra ngoài.
D. Để khi nhiệt độ tăng, chất lỏng nở ra không làm bật nút chai hoặc nắp lon.
29.3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do sự nở vì nhiệt của chất khí gây ra? (học sinh tự
giải)
A. Ngọn nến đang cháy, úp chiếc cốc vào thì tắt.
B. Quả bóng bay đang bay lên.
C. Săm xe đạp được bơm căng, để ngoài nắng bị nổ.
D. Bơm căng lốp xe đạp.
29.4: Tại sao trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất khí, người ta chỉ cần xoa hai tay vào nhau rồi
áp vào bình cầu là đã quan sát được hiện tượng nở vì nhiệt, còn trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của
chất lỏng, người ta phải nhúng bình cầu vào nước nóng mới quan sát được hiện tượng nở vì nhiệt?
Trả lời: Vì sự nở vì nhiệt của chất khí lớn gấp nhiều lần so với chất lỏng.
29.5: Khi đặt bình cầu chứa nước ở nhiệt độ phòng (Hình 29.1) vào nước nóng thì mới đầu cột nước
trong ống thuỷ tinh hạ xuống một chút, sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu. Tại sao?

(Hình 29.1)
Trả lời: Khi đặt bình cầu vào nước nóng thì bình cầu tiếp xúc với nước nóng, nóng lên và nở ra, trong khi đó nước trong
bình chưa nóng lên và chưa nở ra, do đó mực nước trong ống thuỷ tinh hạ xuống. Sau đó nước trong bình cũng nóng
dần lên và nở ra, vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh nên mực nước trong ống không những dâng lên mà còn dâng
lên cao hơn mức ban đầu.
Bài 30 30.1: Ở cơ thể người, cơ quan nào sau đây nằm trong khoang bụng?
Cơ thể A. Thực quản.
người B. Tim.
C. Phổi.
D. Dạ dày
30.2:Cho các hệ cơ quan sau:
1. Hệ hô hấp
2. Hệ sinh dục
3. Hệ nội tiết
4. Hệ tiêu hóa
5. Hệ thần kinh
6. Hệ vận động
Hệ cơ quan nào có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?
A. 1, 2, 3
B. 3, 5
C. 1, 3, 5, 6
D. 2, 4, 6
30.3: Ở cơ thể người, cơ quan nằm trong khoang bụng là:
A. Bóng đái
B. Thận
C. Ruột già
D. Tất cả các đáp án trên
30.4:Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
A. 3 phần : đầu, thân và chân
B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân và các chi
D. 3 phần : đầu, cổ và thân
30.5: Em hãy kể tên các cơ quan trong : hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết (sgk trang 124)
Bài 31 31.1:Đề xuất và thực hiện một số biện pháp phòng chống các bệnh, tật liên quan đến hệ vận động ở lứa
Hệ vận tuổi học đường.
động -Ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng.
- Sử dụng bàn ghế có kích thước phù hợp.
- Hạn chế mang vác vật nặng.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao phù hợp.
- Duy trì cân nặng hợp lí.
31.2: Em hãy nêu tác hại của bệnh loãng xương ?
Do mật độ chất khoáng trong xương thưa dần, xương của người mắc bệnh loãng xương bị giòn, dễ gãy hơn. Do đó, khi
bị chấn thương, người mắc bệnh loãng xương có nguy cơ gãy xương cao hơn người không mắc bệnh.
31.3: Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ hệ vận động?
-Duy trì chế độ ăn uống đủ chất, cân đối; bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
-Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao; vận động vừa sức và đúng cách.
-Đi, đứng và ngồi đúng tư thế, tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động (như mang vật nặng một
bên,…).
-Tắm nắng.
-Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp.
31.4:Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?
A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo
B. Mang vác về một bên liên tục
C. Mang vác quá sức chịu đựng
D. Cả ba đáp án trên
31.5: Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Ngồi học không đúng tư thế
B. Đi giày, guốc cao gót
C. Thức ăn thiếu canxi
D. Thức ăn thiếu vitamin A, C
31.5: Khi sơ cứu cho người bị gãy xương cần chú ý
A. Không được nắn bóp bừa bãi, dùng nẹp băng cố định chỗ gãy. x
B. Chườm nước đá lạnh cho đỡ đau
C. Rửa sạch vết thương, rồi băng buộc chặt chỗ gãy
D. Tất cả các đáp án trên
31.6: Hệ vận động của người có chức năng
A. Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo ra hình dạng, duy trì tư thế và giúp con người vận động.
B. Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
C. Tạo ra hình dạng cơ thể.
D. Giúp con người vận động.

You might also like