You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I

MÔN : LỊCH SỬ 6
PHẦN 1 – TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lịch sử là:
A. Tất cả những gì đang xảy ra trong hiện tại
B. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. Tất cả những gì sắp xảy ra trong tương lai.
D. Là một sự kiện có chọn lọc đã xảy ra trong quá khứ.
Câu 2: Đâu không phải là tư liệu lịch sử?
A. Tư liệu hiện vật
B. Hóa chất, dụng cụ xét nghiệm
C. Tư liệu truyền miệng
D. Tư liệu chữ viết
Câu 3. Truyện “Thánh Gióng” thuộc nguồn tư liệu nào?
A. Hiện vật.
B. Chữ viết.
C. Truyền miệng.
D. Không thuộc các tư liệu trên.
Câu 4. Năm 184 TCN cách ngày nay (năm 2023) bao nhiêu năm?
A. 1839 năm.
B. 2207 năm.
C. 2195 năm.
D. 1840 năm.
Câu 5. Loài người là kết quả của quá trình tiến hóa từ ?
A. Người tối cổ
B. Vượn người
C.Chúa tạo nên
D. Người tinh khôn
Câu 6: “Dân ta phải biết sử ta"
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là câu nói của ai:
A. Phạm Văn Đồng
B. Tôn Đức Thắng
C. Võ Nguyên Giáp
D. Hồ Chí Minh
Câu 7: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là:
A. Công xã thị tộc mẫu hệ
B. Bầy người nguyên thủy..
C. Thị tộc.
D. Bộ lạc.
Câu 8. Tư liệu hiện vật là:
A. đồ dùng mà thấy cô giáo em sử dụng để dạy học
B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại
C. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất
D. bản ghi chép, nhật ký hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ
Câu 9. Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch?
A. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất
B. Sự chuyển động lên xuống của thủy triều
C. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời và sự di chuyển của Mặt Trăng quanh
Trái Đất.
Câu 10: Công xã thị tộc là:
A. một nhóm người không cùng huyết thống, sống cạnh nhau.
B. một nhóm người không cùng huyết thống, sống cách xa nhau.
C. một nhóm người có quan hệ huyết thống, sinh sống cùng nhau
D. một nhóm người sống chung với nhau.
Câu 11. Thế nào là bộ lạc?
A. Là tập hợp các thị tộc.
B. Là sự liên kết giữa các thị tộc.
C. Là tập hợp những thị tộc có cùng chung nguồn nước.
D. Là tập hợp những thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau.
Câu 12: Một cổ vật được chôn dưới đất từ năm 165 TCN, đến năm 1993 thì được
các nhà khảo cổ khai quật được. Vậy cổ vật đó đã được chôn dưới đất bao nhiêu
năm?
A. 1812 năm
B. 2158 năm
C. 1843 năm
D. 2199 năm
Câu 13: Xã hội nguyên thủy đã trải qua giai đoạn phát triển nào?
A. Bầy người nguyên thủy, công xã thị tộc, bộ lạc.
B. Bầy người nguyên thủy, công xã thị tộc.
C. Bầy người nguyên thủy, người tối cổ.
D. Bầy người nguyên thủy, người tinh khôn
Câu 14: Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng đã chứng tỏ
điều gì?
A. Công cụ lao động và đồ trang sức làm ra ngày càng nhiều.
B. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình..
C. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện
D. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy đã có sự phát triển.

Câu 15: Con người đã phát triển và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng
thời gian nào?
A. Thiên niên kỷ II TCN .
B. Thiên niên kỳ III TCN.
C. Thiên niên kỷ IV TCN.
D. Thiên niên kỷ V TCN.
Câu 16: Kim loại đầu tiên mà người Tây Á và Ai Cập phát hiện ra là:
A. Đồng thau.
B. Đồng đỏ.
C. Sắt.
D. Nhôm.
Câu 17. Đời sống vật chất của người nguyên thủy thể hiện ở các mặt?
A. công cụ lao động, cách thức lao động.
B. công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú.
C. đời sống tâm linh, cách thức lao động, địa bàn cư trú.
D. đời sống nghệ thuật, công cụ lao động, cách thức lao động.
Câu 18. Những biểu hiện nào dưới đây gắn liền với bộ lạc?
A. Tập hợp một số thị tộc.
B. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau.
C. Là nhóm người hơn 10 gia đình, có quan hệ gắn bó với nhau.
D. Tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng gắn bó với nhau và có
cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
Câu 19. Ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại là:
A. thêm nhiều ngành nghề mới..
B. khai thác thêm nhiều đất trồng trọt.
C. nâng cao năng suất lao động
D. xuất hiện thêm nghề rèn sắt.
Câu 20. Vì sao tư hữu xuất hiện?
A. Sản phẩm làm ra dư thừa.
B. Chia sản phẩm không đồng đều.
C. Sự xuất hiện gia đình phụ hệ.
D. Những người lợi dụng chức quyền chiếm của chung làm của riêng.
Câu 21. Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ khi nào?
A. Sản phẩm bị thừa thường xuyên.
B. Công cụ kim loại xuất hiện.
C. Con người sống định cư..
D. Tư hữu xuất hiện.

Câu 22. “Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy là gì?
A. Công bằng, bình đẳng.
B. Mọi người sống chung với nhau.
C. Mọi người yêu thương nhau.
D. Con người sống chưa biết đến cá nhân mình.
Câu 23. Khi có sản phẩm dư thừa, ai là người chiếm đoạt của dư thừa đó?
A. Tất cả mọi người trong xã hội.
B. Những người có chức phận trong xã hội.
C. Người đứng đầu mỗi gia đình.
D. Những người làm ra nhiều của cải nhất.
Câu 24. Những biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc?
A. Những gia đình gồm 2 đến 3 thế hệ có cùng chung dòng máu.
B. Những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
C. Những người sống chung trong hang động, mái đá.
D. Những người đàn cùng hái lượm và trông giữ con cái.
Câu 25. Cuối thời nguyên thủy, những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
gắn với những nền văn hóa như :
A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Hòa Bình.
B. Đông Sơn, Phùng Nguyên, Bắc Sơn.
C. Bắc Sơn, Đồng Đậu, Gò Mun.
D. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
PHẦN 2 – TỰ LUẬN
Câu 1 :
a)Tại sao chúng ta phải học lịch sử ? Bản thân em biết được thêm những gì thông qua
việc học tập lịch sử?
b) Em hãy giải thích vì sao bác Hồ lại nói: “ Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý
nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị Vua khai quốc...Các Vua Hùng đã có công dựng nước.
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời căn dặn này của Bác nói lên điều gì về
vai trò của lịch sử đối với cuộc sống hiện nay?
Câu 2 : Nêu tên gọi và thời gian các giai đoạn tiến hóa của loài người?
Câu 3: Trình bày đặc điểm đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên
thủy trên đất nước ta?
Câu 4: Việc phát minh ra kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống kinh tế và
xã hội của người nguyên thủy?

You might also like