You are on page 1of 12

Bài 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

Câu 1. Học lịch sử giúp em tìm hiểu về


A. quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
B. sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. chu kì chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ.
D. sự biến đổi của môi trường, khí hậu qua thời gian.
Câu 2. Học lịch sử giúp em tìm hiểu về
A. chu kì chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ.
B. sự biến đổi của môi trường, khí hậu qua thời gian.
C. cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ…
D. sự sinh trưởng của các loài sinh vật trên Trái Đất.
Câu 3. Ý nào sau đây không thuộc về lịch sử?
A. Các cuộc chiến tranh thế giới. B. Sự hình thành các nền văn minh.
C. Các lời tiên tri, dự báo tương lai. D. Hoạt động của một vương triều.
Câu 4. Câu nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là
của ai?
A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Thủ tướng Phạm Văn Đồng. D. Tổng Bí thư Trần Phú.
Câu 5. Ai là tác giả của 2 câu thơ sau:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
A. Trường Chinh. B. Võ Nguyên Giáp. C. Hồ Chí Minh. D. Phạm Văn Đồng.
Câu 6. Ngày 19 – 9 – 1954, Bác Hồ đã căn dặn các chiến sĩ: “Hôm nay gặp các chú ở Đền Hùng có ý
nghĩa to lớn vì Vua Hùng là vị vua khai quốc…Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước”. Em hãy cho biết: Đền Hùng thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Nghệ An. B. Phú Thọ. C. Hà Nội. D. Cao Bằng.
----------------------------------------------------------------------
Bài 2: DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ?
Câu 1. Tư liệu hiện vật là
A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.
B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.
C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.
D. di tích, đồ vật… của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
Câu 2.Tư liệu chữ viết là
A. những câu chuyện cổ tích do người xưa tưởng tượng ra.
B. những hoa văn trên thân và mặt trống đồng.
C. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy.
D. những bản ghi; sách được in,…từ quá khứ còn được lưu giữ đến ngày nay.
Câu 3. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?
A. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. B. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
C. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai. D. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.
Câu 4. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) thuộc loại tư liệu lịch sử
nào?
A. Tư liệu chữ viết. B. Tư liệu truyền miệng.
C. Tư liệu hiện vật. D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết.
Câu 5. Tư liệu truyền miệng bao gồm
A. những câu chuyện thần thoại được truyền từ đời này qua đời khác.
B. những di tích, đồ vật do người người xưa để lại.
C. những hoa văn trên thân và mặt trống đồng.
D. những hình vẽ trên vách hang đá của người nguyên thủy.
Câu 6. Các truyền thuyết như: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh… thuộc loại
hình tư liệu nào?
A. Tư liệu truyền miệng. B. Tư liệu hiện vật. C. Tư liệu chữ viết. D. Tư liệu gốc.
1
Câu 7. Các tác phẩm như: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư… thuộc loại hình tư liệu nào?
A. Tư liệu gốc. B. Tư liệu hiện vật. C. Tư liệu chữ viết. D. Tư liệu truyền miệng.
----------------------------------------------------------------------------
Bài 3: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu 1. Con người sáng tạo ra các loại lịch dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Sự lên, xuống của thuỷ triều.
B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,...
C. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. Các câu ca dao, dân ca được truyền từ đời này sang đời khác.
Câu 2. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của
A. Mặt Trời quanh Trái Đất. B. Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. Mặt Trăng quanh Trái Đất. D. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.
Câu 3. Dương lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của
A. Trái Đất quanh Mặt Trời. B. Mặt Trăng quanh Trái Đất.
C. Trái Đất quanh trục của nó. D. Mặt Trời quanh Trái Đất.
Câu 4. Đâu không phải là lí do cần phải xác định thời gian trong lịch sử?
A. Ghi nhớ sự kiện lịch sử của mỗi cá nhân.
B. Phục dựng và tái hiện lại sự kiện.
C. Biết sự kiện đã xảy ra vào thời điểm nào trong quá khứ.
D. Sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự đã xảy ra của nó.
Câu 5. Theo Công lịch, 1000 năm được gọi là một
A. thế kỉ. B. thập kỉ. C. kỉ nguyên. D. thiên niên kỉ.
Câu 6. Theo Công lịch, 100 năm được gọi là một
A. thế kỉ. B. thập kỉ. C. kỉ nguyên. D. thiên niên kỉ.
Câu 7. Tương truyền, năm đầu tiên của Công nguyên là năm
A. Đức Phật ra đời. B. Chúa Giê-su ra đời.
C. Chúa Giê-su qua đời. D. loài vượn người xuất hiện.
Câu 8. Năm 2021 thuộc thế kỉ thứ bao nhiêu?
A. XIX. B. XX. C. XXI. D. XXII.
Câu 9. Năm 2000 TCN cách năm hiện tại (năm 2021) bao nhiêu năm?
A. 21 năm. B. 4021 năm. C. 3021 năm. D. 1021 năm.
--------------------------------------------------------------------------------
Bài 4: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
Câu 1. Loài vượn cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng
A. 5 – 6 triệu năm. B. 4 triệu năm. C. 15 vạn năm. D. 4 vạn năm.
Câu 2. Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng
A. 5 – 6 triệu năm. B. 4 triệu năm. C. 15 vạn năm. D. 4 vạn năm.
Câu 3. Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng
A. 5 – 6 triệu năm. B. 4 triệu năm. C. 15 vạn năm. D. 4 vạn năm.
Câu 4. Tại hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn, Việt Nam), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích nào của
Người tối cổ?
A. Công cụ và vũ khí bằng sắt. B. Răng hóa thạch.
C. Bộ xương hóa thạch. D. Công cụ và vũ khí bằng đồng.
Câu 5. Tại di chỉ Núi Đọ (Thanh Hóa, Việt Nam), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích nào của
Người tối cổ
A. Công cụ và vũ khí bằng sắt. B. Răng hóa thạch.
C. Bộ xương hóa thạch. D. Công cụ lao động bằng đá.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm hình thể của Người tối cổ?
A. Di chuyển bằng bốn chân.
B. Loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể.
C. Thể tích hộp sọ lớn, trong não đã hình thành trung tâm phát tiếng nói.
D. Cơ thể gọn, linh hoạt, cơ bản giống với cơ thể của con người hiện nay.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm hình thể của Người tinh khôn?
2
A. Di chuyển bằng bốn chân. B. Loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể.
C. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi lên cao. D. Trên cơ thể có một lớp lông rất dày.
-------------------------------------------------------------------------------
Bài 5: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 1. Hình thức tổ chức xã hội của Người tối cổ là
A. bầy người nguyên thủy. B. công xã thị tộc. C. nhà nước. D. làng, bản.
Hình thức tổ chức xã hội của Người tối cổ là bầy người nguyên thủy (SGK Lịch Sử 6/ trang 20).
Câu 2. Người tối cổ đã biết
A. mài đá để tạo thành công cụ sắc bén hơn. B. chế tạo cung tên, làm đồ gốm, dệt vải…
C. dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú. D. ghè đẽo đá làm công cụ, tạo ra lửa.
Câu 3. Công xã thị tộc là hình thức tổ chức xã hội của
A. vượn người. B. Người tối cổ. C. Người tinh khôn. D. người vượn.
Câu 4. Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau đã tạo thành
A. bầy người nguyên thủy. B. bộ lạc. C. nhà nước. D. xóm làng.
Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đời sống vật chất của Người tinh khôn?
A. Biết trồng trọt, thuần dưỡng động vật. B. Sinh sống trong các hang động, mái đá.
C. Làm đồ trang sức bằng đá, đất nung. D. Chôn cất người chế cùng với đồ tùy táng.
Câu 6. Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai được hình thành từ nền văn hóa nào dưới
đây?
A. Bắc Sơn. B. Hòa Bình. C. Quỳnh Văn. D. Đồng Đậu.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không đúng khi mô tả về đời sống vật chất của người nguyên thủy ở Việt
Nam?
A. Sống trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều bằng cỏ khô.
B. Dùng tre, gỗ, xương… để làm mũi tên, mũi lao.
C. Làm đồ trang sức từ đất nung, đá, vỏ ốc biển.
D. Mài đá để tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau, như: rìu, bôn…
Câu 8. Nội dung nào sau đây đúng khi mô tả về đời sống tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam?
A. Làm đồ trang sức từ đất nung, đá, vỏ ốc biển.
B. Dùng tre, gỗ, xương… để làm mũi tên, mũi lao.
C. Mài đá để tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau, như: rìu, bôn…
D. Sống trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều bằng cỏ khô.
Câu 9. Xã hội nguyên thủy trải qua hai giai đoạn là
A. bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc. B. thị tộc và bộ lạc.
C. công xã thị tộc và nhà nước. D. Bầy người nguyên thủy và nhà nước.
---------------------------------------------------------------------------------
Bài 6: SỰ CHUYỂN BIẾN VÀ PHÂN HÓA CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 1. Khoảng 3500 năm TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra
A. đồng đỏ. B. đồng thau. C. sắt. D. nhựa.
Câu 2. Khoảng 2000 năm TCN, người nguyên thủy đã biết dùng nguyên liệu nào dưới đây để chế tạo
công cụ lao động?
A. Thép. B. Đồng thau. C. Sắt. D. Nhựa.
Câu 3. Người nguyên thủy đã lần lượt sử dụng các nguyên liệu nào dưới đây để chế tác công cụ lao
động?
A. Đồng đỏ => đồng thau => đá => sắt. B. Sắt => đá => đồng đỏ => đồng thau.
C. Đá => đồng đỏ => đồng thau => sắt. D. Đá => sắt => đồng thau => đồng đỏ.
Câu 4. Nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, người nguyên thủy đã
A. thu hẹp diện tích sản xuất. B. bị giảm sút năng suất lao động.
C. chuyển địa bàn cư trú lên vùng núi cao. D. tăng năng suất lao động, tạo ra của cải dư thừa.
Câu 5. Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã đưa đến chuyển biến nào trong đời sống xã hội
của con người ở cuối thời nguyên thủy?
A. Xuất hiện các gia đình mẫu hệ. B. Xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.
C. Xuất hiện các bầy người nguyên thủy. D. Hình thành quan hệ công bằng, bình đẳng.

3
Câu 6. Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã đưa đến chuyển biến nào trong đời sống xã hội
của con người ở cuối thời nguyên thủy?
A. Xuất hiện các gia đình phụ hệ. B. Công xã thị tộc được mở rộng.
C. Xuất hiện các bầy người nguyên thủy. D. Hình thành quan hệ công bằng, bình đẳng.
Câu 7. Nền văn hóa tiền Sa Huỳnh ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ B. Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 8. Nền văn hóa Đồng Nai ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
-----------------------------------------------------------------------
Bài 7: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
Câu 1. Ai Cập cổ đại nằm ở vùng Đông Bắc của châu lục nào?
A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Châu Mĩ.
Câu 2. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành tại lưu vực của dòng sông nào dưới đây?
A. Sông Nin. B. Sông Ấn. C. Sông Hằng. D. Sông Ti-grơ.
Câu 3. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông nào dưới đây?
A. Hoàng Hà và Trường Giang. B. Sông Ơ- phrát và T-grơ.
C. Sông Ấn và Hằng. D. Sông Hồng và Đà.
Câu 4. Vị vua nào đã thống nhất các công xã, lập nên nhà nước Ai Cập cổ đại?
A. Mê-nét. B. Ha-mu-ra-bi. C. Pê-ri-clét. D. Ốc-ta-vi-út.
Câu 5. Nhà nước Ai Cập cổ đại được thành lập vào khoảng thời gian nào dưới đây?
A. Năm 4000 TCN. B. Năm 3200 TCN. C. Năm 2800 TCN. D. Năm 2500 TCN.
Câu 6. Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là
A. En-xi. B. Thiên tử. C. Pha-ra-ông. D. Hoàng đế.
Câu 7. Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là
A. En-xi. B. Thiên tử. C. Pha-ra-ông. D. Hoàng đế.
Câu 8. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Ai Cập cổ đại là
A. Kim tự tháp Kê-ốp. B. Vườn treo Ba-bi-lon. C. Đền Pác-tê-nông. D. Đấu trường Cô-lô-dê.
Câu 9. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Lưỡng Hà cổ đại là
A. kim tự tháp Kê-ốp. B. vườn treo Ba-bi-lon. C. đền Pác-tê-nông. D. đấu trường Cô-lô-dê.
---------------------------------------------------------------------
Bài 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Câu 1. Ấn Độ là một bán đảo nằm ở khu vực
A. Tây Á. B. Nam Á. C. Đông Á. D. Bắc Á.
Câu 2. Hai dòng sông lớn gắn liền với nền văn minh Ấn Độ là
A. Hoàng Hà và Trường Giang. B. sông Ơ- phrát và T-grơ.
C. sông Ấn và Hằng. D. sông Hồng và Đà.
Câu 3. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp nào cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?
A. Bra-man. B. Ksa-tri-a. C. Vai-si-a. D. Su-đra.
Câu 4. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp nào thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?
A. Bra-man. B. Ksa-tri-a. C. Vai-si-a. D. Su-đra.
Câu 5. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã
hội nào?
A. Tăng lữ - quý tộc. B. Vương công – vũ sĩ.
C. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân. D. Nô lệ.
Câu 6. Thành tựu nào dưới đây là phát minh của cư dân Ấn Độ cổ đại?
A. Hệ thống 10 chữ số. B. Hệ chữ cái La-tinh.
C. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở. D. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
Câu 7. Ấn Độ là quê hướng của 2 tôn giáo nào dưới đây?
A. Phật giáo và Thiên Chúa giáo. B. Hồi giáo và Ấn Độ giáo.
C. Phật giáo và Ấn Độ giáo. D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
Câu 8. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Ấn độ cổ đại là
A. đại bảo tháp San-chi. B. đền Pác-tê-nông.
C. đấu trường Cô-lô-dê. D. vườn tren Ba-bi-lon.
4
-----------------------------------------------------------------
Bài 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN TK VII
Câu 1. Hai dòng sông nào gắn liền với nền văn minh Trung Quốc cổ đại?
A. Hoàng Hà và Trường Giang. B. Sông Ấn và sông Hằng.
C. Sông Ơ- phrát và sông Ti-grơ. D. Sông Hồng và sông Đà.
Câu 2. Người Trung Quốc cổ đại đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực dòng sông nào dưới đây?
A. Sông Nin. B. Sông Ấn. C. Sông Hằng. D. Hoàng Hà.
Câu 3. Tần Thủy Hoàng thống nhất lãnh thổ Trung Quốc vào thời gian nào?
A. 223 TCN. B. 222 TCN. C. 221 TCN. D. 220 TCN.
Câu 4. Ở Trung Quốc, chế độ phong kiến được xác lập dưới thời kì cai trị của triều đại nào?
A. Tần. B. Hán. C. Tấn. D. Tùy.
Câu 5. Người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc là
A. Hàn Phi Tử. B. Ban Cố. C. Phạm Diệp. D. Tư Mã Thiên.
Câu 6. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là
A. Vạn lí trường thành. B. đền Pác-tê-nông. C. đại bảo tháp San-chi. D. vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 7. Công trình kiến trúc nào dưới đây của nhân dân Trung Quốc đã được tổ chức UNESCO công
nhận là di sản văn hóa thế giới?
A. Vạn lí trường thành. B. Đền Pác-tê-nông. C. Đại bảo tháp San-chi. D. Vườn treo Ba-bi-lon.
----------------------------------------------------------------
Bài 10: HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại?
A. Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển… B. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ.
C. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh. D. Có các đồng bằng màu mỡ, rộng lớn.
Câu 2. Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho việc canh tác loại cây trồng nào dưới đây?
A. Nho, ô liu. B. Lúa nước. C. Hồ tiêu. D. Bạch dương.
Câu 3. Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước. B. Khai thác lâm sản.
C. Buôn bán qua đường biển. D. Nông nghiệp trồng các cây gia vị như: hồ tiêu, gừng…
Câu 4. Thương cảng nào nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại?
A. Cảng Óc Eo. B. Cảng Pa-lem-bang. C. Cảng Đại Chiêm. D. Cảng Pi-rê.
Câu 5. Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là gì?
A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ. B. Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.
C. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Địa hình bẳng phẳng, ít bị chia cắt.
Câu 6. Cơ quan nào ở thành bang A-ten có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất
nước?
A. Hội đồng 500 người. B. Đại hội nhân dân.
C. Tòa án 6000 thẩm phán. D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.
Câu 7. Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là
A. Hoàng đế. B. chấp chính quan. C. tể tướng. D. Pha-ra-ông.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp cổ đại?
A. Hệ chữ cái La-tinh. B. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô.
C. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở. D. Kim tự tháp Kê-ốp.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 11: CÁC QUỐC GIA SƠ KÌ Ở ĐÔNG NAM Á
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa
A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?
A. Án ngữ ở vị trí “ngã tư” đường giao thông quốc tế.
B. Gồm 2 khu vực riêng biệt là: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
C. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn.
D. Đất đai ít, cằn khô nên chỉ thích hợp trồng các cây lâu năm như: nho, ô liu.
Câu 3. Khu vực Đông Nam Á được biết đến là quê hương của loại cây trồng nào dưới đây?
5
A. Bạch dương. B. Nho. C. Lúa nước. D. Ô liu.
Câu 4. Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì khu vực này
A. tiếp giáp với Ấn Độ. B. là trung tâm của thế giới.
C. tiếp giáp với Trung Quốc. D. là “ngã tư đường” của thế giới.
Câu 5. Khoảng thế kỉ VII TCN – thế kỉ VII,ở khu vực Đông Nam Á xuất hiện một số quốc gia sơ kì như
A. Văn Lang, Chăm-pa, Phù Nam. B. Ăng-co, Sri Vi-giay-a, Đại Việt.
C. Ma-ta-ram, Pa-gan, Đại Việt. D. Ăng-co, Ma-ta-ram, Pa-gan.
------------------------------------------------------------------------
Bài 12: SỰ HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG
KIẾN Ở ĐÔNG NAM Á (TỪ TK VII ĐẾN TK X)
Câu 1. Trong khoảng mười thế kỉ đầu công nguyên, ở Đông Nam Á đã xuất hiện một số thương cảng
sầm uất, như
A. Đại Chiêm, Pa-lem-bang… B. Pi-rê, Mác-xây…
C. Pa-lem-bang, Pi-rê… D. Mác-xây, Am-xtét-đam…
Câu 2. Vương quốc nào của người Môn được thành lập tại lưu vực sông I-ra-oa-đi?
A. Sri Kse-tra. B. Sri Vi-giay-a. C. Ca-lin-ga. D. Chân Lạp.
Câu 3. Vương quốc nào của người In-đô-nê-xi-a được thành lập trên đảo Gia-va?
A. Sri Kse-tra. B. Sri Vi-giay-a. C. Ca-lin-ga. D. Chân Lạp.
Câu 4. Tộc người nào chiếm đa số ở vương quốc Chân Lạp?
A. Người Môn. B. Người Miến. C. Người Mã Lai. D. Người Khơ-me.
Câu 5. Ngành kinh tế chính ở các vương quốc ở vùng Đông Nam Á lục địa là
A. nông nghiệp. B. thủ công nghiệp. C. khai thác thủy sản. D. buôn bán đường biển.
Câu 6. Vương quốc phong kiến nào dưới đây được hình thành ở vùng Đông Nam Á lục địa?
A. Chân Lạp. B. Sri Vi-giay-a. C. Ca-lin-ga. D. Ma-ta-ram.
Câu 7. Vương quốc phong kiến nào dưới đây được hình thành ở vùng Đông Nam Á hải đảo?
A. Chân Lạp. B. Chăm-pa. C. Ca-lin-ga. D. Pa-gan.
Câu 8. Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quóc Đông Nam Á đã góp nhiều mặt
hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là
A. Con đường tơ lụa. B. Con đường gốm sứ.
C. Con đường Gia vị. D. Con đường xạ hương.
----------------------------------------------------------------------------
Bài 13: GIAO LƯU VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN TK X
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng phồn thực. B. Thờ phụng Chúa Trời.
C. Tục thờ cúng tổ tiên. D. Tục cầu mưa.
Câu 2. Trong những thế kỉ đầu Công nguyên, người Việt đã kế thừa hệ thống chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ Phạn. B. Chữ Pa-li. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Hán.
Câu 3. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo,
như
A. Ấn Độ giáo, Phật giáo. B. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
C. Đạo giáo, Nho giáo. D. Nho giáo, Hin-đu giáo.
Câu 4. Quần thể tháp Chăm ở Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam) chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật tạo hình
của tôn giáo nào?
A. Thiên Chúa giáo. B. Hồi giáo. C. Ấn Độ giáo. D. Nho giáo.
Câu 5. Kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới là công trình kiến trúc nào dưới đây?
A. Thánh địa Mỹ Sơn. B. Phật viện Đồng Dương.
C. Đền Bô-rô-bu-đua. D. Tháp bà Po Nagar.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á trong những thế kỉ
đầu Công nguyên?
A. Không có sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác trên thế giới.
B. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
C. Cư dân đã sáng tạo ra nhiều thành tựu văn hóa trên cơ sở văn hóa ngoại lai.
D. Các loại hình điêu khắc chủ yếu ở Đông Nam Á là: phù điêu, tượng thần, Phật…
6
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?
A. Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã sáng tạo ta chữ viết trên cơ sở chữ Ấn Độ.
B. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra tôn giáo riêng là: Phật giáo, Hin-đu giáo.
C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.
D. Kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi.
------------------------------------------------------------------------
Bài 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
Câu 1. Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?
A. 15 bộ. B. 16 bộ. C. 17 bộ. D. 18 bộ.
Câu 2. Thời Văn Lang, người đứng đầu liên minh 15 bộ là
A. Lạc hầu. B. Lạc tướng. C. Bồ chính. D. Vua Hùng.
Câu 3. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước
A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Phù Nam.
Câu 4. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. sản xuất thủ công nghiệp B. trao đổi, buôn bán qua đường biển.
C. sản xuất nông nghiệp. D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.
Câu 5. Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục
A. thờ cúng tổ tiên. B. thờ thần – vua. C. ướp xác. D. thờ phụng Chúa Giê-su.
Câu 6. Nhà nước cổ đại đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là
A. Chăm-pa. B. Phù Nam. C. Văn Lang. D. Lâm Ấp.
Câu 7. Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi từ cuộc kháng chiến
A. chống quân Hán xâm lược của nhân dân huyện Tượng Lâm.
B. chống quân Tần xâm lược của người Âu Việt và Lạc Việt.
C. chống quân Nam Hán xâm lược của người Việt.
D. chống quân Đường xâm lược của người Việt.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng phong tục, tập quán của người Việt cổ thời Văn
Lang – Âu Lạc?
A. Xăm mình. B. Làm bánh chưng, bán giầy. C. Nhuộm răng đen. D. Tục thờ thần – vua.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người việt cổ thời Văn Lang –
Âu Lạc?
A. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn, dựng bằng tre, nứa, gỗ…
B. Thức ăn chính là: lúa mì, lúa mạch, thịt bò, rượu vang.
C. Để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam.
D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là: ghe, thuyền.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không đúng về nước Văn Lang?
A. Tổ chức nhà nước còn sơ khai. B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết.
C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. D. Chưa có quân đội, luật pháp.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không đúng về nước Âu Lạc?
A. Kinh đô đặt ở Phong Châu (Phú Thọ). B. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt.
C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. D. Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.
Câu 12. Điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là gì?
A. Tổ chức bộ máy nhà nước. B. Quân đội được tổ chức quy củ.
C. Có vũ khí tốt (nỏ Liên Châu). D. Nhà nước đã có luật pháp thành văn.
Câu 13. Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện
nay?
A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-------------------------------------------------------------------------
Bài 15: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ SỰ
CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI ÂU LẠC
Câu 1. Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp châu?
A. Thái thú. B. Thứ sử. C. Huyện lệnh. D. Tiết độ sứ.
Câu 2. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
7
A. Đúc đồng. B. Làm gốm. C. Làm giấy. D. Làm mộc.
Câu 3. Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp quận?
A. Thái thú. B. Thứ sử. C. Huyện lệnh. D. Tiết độ sứ.
Câu 4. Trên lĩnh vực chính trị, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường còn áp dụng luật pháp hà
khắc và
A. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt. B. nắm độc quyền về muối và sắt.
C. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý. D. đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
Câu 5. Trên lĩnh vực chính trị, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã
A. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. B. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
C. nắm độc quyền về sắt và muối. D. di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt.
Câu 6. Ngành kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc là
A. sản xuất muối. B. trồng lúa nước. C. đúc đồng, rèn sắt. D. buôn bán qua đường biển.
Câu 7. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Đúc đồng. B. Làm gốm. C. Làm thủy tinh. D. Làm mộc.
Câu 8. Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. người Việt với chính quyền đô hộ. B. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt.
C. nông dân với địa chủ phong kiến. D. nông dân công xã với hào trưởng người Việt.
Câu 9. Ở Việt Nam, thời bắc thuộc, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh
giành độc lập cho người Việt?
A. Địa chủ người Hán. B. Hào trưởng người Việt. C. Nông dân lệ thuộc. D. Nông dân công xã.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của các
triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Sáp nhập lãnh thổ Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. Xây đắp nhiều thành lũy lớn ở trị sở các châu, quận.
C. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
D. Để cho quan lại người Việt cai trị từ cấp châu trở xuống.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều
đại phong kiến phương Bắc?
A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.
C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.
D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.
Câu 12. Việc chính quyền đô hộ phương Bắc chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân Âu Lạc đã để lại hậu
quả gì?
A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ.
B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của đất nước dần bị vơi cạn.
C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu.
D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.
Câu 13. Việc chính quyền đô hộ phương Bắc bắt người Việt cống nạp nhiều hương liệu, sản vật quý đã
để lại hậu quả gì?
A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ.
B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của Việt Nam dần bị vơi cạn.
C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu.
D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.
----------------------------------------------------------------------
Bài 16: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP TRƯỚC TK X
Câu 1. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của người Việt thời bắc
thuộc?
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
8
C. Khởi nghĩa Lý Bí. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Câu 2. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng sau đây: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ,
chém cá kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom
lưng làm tì thiếp cho người”?
A. Triệu Thị Trinh. B. Bùi Thị Xuân. C. Nguyễn Thị Bình. D. Lê Chân.
Câu 3. Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở
A. vùng cửa sông Bạch Đằng. B. Phong Châu. C. vùng cửa sông Tô Lịch. D. Phong Khê.
Câu 4. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở
A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội). B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).
C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa). D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).
Câu 5. Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở
A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội). B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).
C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa). D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).
Câu 6. Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa ở
A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội). B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).
C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa). D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).
Câu 7. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Vua nào xưng “đế” đầu tiên
Vạn Xuân tên nước vững an nhà nhà?”
A. Mai Thúc Loan. B. Lý Nam Đế. C. Triệu Quang Phục. D. Phùng Hưng.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã
A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.
D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) đã
A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.
D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.
Câu 10. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 – 722) đã
A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.
D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.
--------------------------------------------------------------------
Bài 17: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA
NGƯỜI VIỆT
Câu 1. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng
A. tiếng Hán. B. tiếng Việt. C. tiếng Anh. D. tiếng Thái.
Câu 2. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?
A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ thần tài. C. Thờ Đức Phật. D. Thờ thánh A-la.
Câu 3. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Chế tạo đồ thủy tinh. B. Làm đồ gốm. C. Đúc trống đồng. D. Sản xuất muối.
Câu 4. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Lễ Giáng sinh. B. Tết Hàn thực. C. Lễ phục sinh. D. Tết dương lịch.
Câu 5. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Tết Đoan Ngọ. B. Lễ Giáng sinh. C. Lễ Phật đản. D. Tết dương lịch.
Câu 6. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung thu (rằm tháng 8 hằng năm) mang ý nghĩa là
A. tết diệt sâu bọ. B. tết đoàn viên. C. tết báo hiếu. D. tết thiếu nhi.
Câu 7. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là
A. tết diệt sâu bọ. B. tết đoàn viên. C. tết báo hiếu. D. tết thiếu nhi.

9
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam
dưới thời Bắc thuộc?
A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì.
B. Phong tục ăn trầu… được truyền từ đời này sang đời khác.
C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.
D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của
người Việt dưới thời bắc thuộc?
A. Học một số phát minh kĩ thuật như: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.
B. Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp.
C. Tiếp thu tư tưởng, phụ quyền nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ.
D. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam
dưới thời Bắc thuộc?
A. Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu.
B. Tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì.
C. Tục nhuộm răng đen… được truyền từ đời này sang đời khác.
D. Tiếp thu tư tưởng gia trưởng, “trọng nam – kinh nữ” trong Nho giáo.
--------------------------------------------------------------------------
Bài 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU TK X
Câu 1. Người tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là
A. Khúc Thừa Dụ. B. Ngô Quyền. C. Dương Đình Nghệ. D. Khúc Hạo.
Câu 2. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (931) của người Việt đặt dưới sự
lãnh đạo của ai?
A. Khúc Thừa Dụ. B. Ngô Quyền. C. Dương Đình Nghệ. D. Khúc Hạo.
Câu 3. Năm 931, Dương Đình Nghệ dấy binh khởi nghĩa ở
A. làng Giàng (Thanh Hóa). B. núi Nưa (Thanh Hóa).
C. Hát Môn (Hà Nội). D. Đường Lâm (Hà Nội).
Câu 4. Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược?
A. Vùng cửa sông Tô Lịch. B. Vùng cửa sông Bạch Đằng.
C. Làng Ràng (Thanh Hóa). D. Núi Nưa (Thanh Hóa).
Câu 5. Chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường?
A. Thái thú. B. Thứ sử. C. Tiết độ sứ. D. Huyện lệnh.
Câu 6. Đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ Việt Nam, được gọi là
A. An Đông đô hộ phủ. B. An Tây đô hộ phủ.
C. An Nam đô hộ phủ. D. An Bắc đô hộ phủ.
Câu 7. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt
Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?
A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905).
B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).
C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).
D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).
Câu 8. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:
“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”
A. Ngô Quyền. B. Khúc Thừa Dụ. C. Dương Đình Nghệ. D. Mai Thúc Loan.
Câu 9. Khúc Thừa Dụ đã tận dụng cơ hội nào dưới đây để dấy binh khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ
vào năm 905?
A. Nhà Hán suy yếu nghiêm trọng.
B. Nhà Đường lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C. Nhà Ngô chưa thiết lập được chính quyền đô hộ ở Việt Nam.
10
D. Chính quyền đô hộ của nhà Đường mới được thiết lập, còn lỏng lẻo.
Câu 10. Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu
dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077). B. Chiến thắng Bạch Đằng (938).
C. Chiến thắng Bạch Đằng (981). D. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258).
Câu 11. Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời thề bất hủ của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch
nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng,
Bà Triệu đến Lí Bí, Mai Thúc Loan,… đều chưa thực hiện được trọn vẹn lời thề ấy. Vậy cuối cùng, nhân
vật nào đã hoàn thành trọn vẹn ước ước nguyện độc lập thiêng liêng của nhân dân Việt Nam?
A. Khúc Thừa Mỹ.
B. Ngô Quyền.
C. Dương Đình Nghệ.
D. Triệu Quang phục.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của Khúc Hạo?
A. Định lại mức thuế cho công bằng.
B. Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất.
C. Duy trì chính sách bóc lột của nhà Đường.
D. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch
Đằng (938)?
A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.
B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
C. Quân Nam Hán lực lượng không đông, khí thế kém cỏi, vũ khí thô sơ.
D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.
Câu 14. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi
quân xâm lược Tống (981)?
A. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng. B. Vườn không nhà trống.
C. Tiên phát chế nhân. D. Đánh thành diệt viện.
----------------------------------------------------------
Bài 19: VƯƠNG QUỐC CHĂM-PA TỪ TK II ĐẾN TK X
Câu 1. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào khoảng thời gian nào dưới đây?
A. Đầu thế kỉ I. B. Cuối thế kỉ II. C. Đầu thế kỉ III. D. Cuối thế kỉ IV.
Câu 2. Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa,
lật đổ ách cai trị của
A. nhà Hán. B. nhà Ngô. C. nhà Lương. D. nhà Đường.
Câu 3. Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì?
A. Pa-lem-bang. B. Lâm Ấp. C. Chân Lạp. D. Nhật Nam.
Câu 4. Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở
A. ven sông Bạch Đằng. B. vùng cửa sông Tô Lịch.
C. ven sông Thu Bồn. D. vùng Phong Khê.
Câu 5. Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ
A. Chăm cổ. B. Mã Lai cổ. C. Khơ-me cổ. D. Môn cổ.
Câu 6. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ Phạn của Ấn Độ. B. Chữ La-tinh của La Mã.
C. Chữ Hán của Trung Quốc. D. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.
Câu 7. Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ.
Câu 8. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản
văn hoá thế giới?
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). B. Tháp Chăm (Phan Rang).
C. Tháp Pô Nagar (Khánh Hòa). D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).
Câu 9. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?
A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc theo lưu vực những con sông.
11
B. Nghề khai thác lâm sản (trầm hương, kì nam, ngà voi…) rất phát triển.
C. Có sự giao lưu, buôn bán với nhiều quốc gia, như: Trung Quốc, Ấn Độ…
D. Nền kinh tế đóng kín, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa?
A.Thánh địa Mỹ Sơn. B. Phật viện Đồng Dương.
C. Lễ hội Ka-tê. D. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về Vương quốc Chăm-pa?
A. Ra đời sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Hán.
B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.
C. Cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Khơ-me cổ.
D. Phật giáo là tôn giáo duy nhất được cư dân Chăm-pa sùng mộ.
------------------------------Hết---------------------------------

12

You might also like