You are on page 1of 5

ĐỀ TRẮC NGHIỆM HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

(Dành cho sinh viên ngoài ngành Văn hóa học)

1. Theo quan điểm của Gs. Trần Ngọc Thêm, văn hóa có bao nhiêu chức năng?
a. 2 chức năng.
b. 3 chức năng.
c. 4 chức năng.
d. 5 chức năng.
2. Nhận định nào là đúng khi nói về chức năng điều chỉnh xã hội của văn hóa?
a. Là thước đo trình độ phát triển của một nền văn hóa.
b. Là cơ sở củng cố nền tảng và xây dựng xã hội vững chắc.
c. Là công cụ tổ chức xã hội nhằm xây dựng một nền tảng vững chắc.
d. Là động lực phát triển xã hội và cho phép định hướng hành vi, chuẩn mực.
3. Theo quan điểm của Gs. Trần Ngọc Thêm, cấu trúc văn hóa có thể được chia dựa
theo cơ sở nào?
a. Dựa theo hoạt động.
b. Dựa theo hệ tọa độ.
c. Câu a và b đều sai.
d. Câu a và b đều đúng.
4. Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về loại hình văn hóa gốc du mục?
a. Dương tính, tư duy thiên về phân tích và xem trọng tính cộng đồng.
b. Dương tính, tư duy thiên về phân tích và xem trọng chủ nghĩa cá nhân.
c. Dương tính, tư duy thiên về phân tích nhưng quá chi li, thiếu khái quát.
d. Dương tính, tư duy thiên về phân tích và tôn trọng nguyên tắc hơn tình cảm.
5. Đặc trưng nào của văn hóa cho phép nó thực hiện chức năng tổ chức xã hội?
a. Tính giá trị.
b. Tính lịch sử.

1
c. Tính hệ thống.
d. Tính nhân sinh.
6. Nhận định nào là đúng khi nói về định nghĩa văn hóa của E.B Tylor?
a. Là định nghĩa đầu tiên và cho thấy chức năng của văn hóa.
b. Là định nghĩa đầu tiên, chỉ ra được tính hệ thống của văn hóa.
c. Là định nghĩa đầu tiên, chỉ ra sự đồng nhất của văn hóa và văn minh.
d. Là định nghĩa đầu tiên và xem văn hóa là đối tượng nghiên cứu độc lập.
7. Đối tượng nào dưới đây mang đặc trưng “có tính dân tộc và thiên về giá trị tinh
thần”
a. Văn vật.
b. Văn hóa.
c. Văn hiến.
d. Văn minh.
8. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về “văn minh”
a. Thiên về giá trị vật chất, thể hiện trình độ phát triển trong giai đoạn nhất định. Có
tính quốc tế.
b. Thiên về giá trị vật chất, thể hiện trình độ phát triển trong giai đoạn nhất định. Có
tính dân tộc.
c. Thiên về giá trị tinh thần, thể hiện trình độ phát triển trong giai đoạn nhất định. Có
tính quốc tế.
d. Thiên về giá trị tinh thần, thể hiện trình độ phát triển trong giai đoạn nhất định. Có
tính dân tộc.
9. Tác giả nào đã tiếp cận khái niệm văn hóa thông qua phương pháp liệt kê?
a. E.B Tylor
b. B.K Malinowski
c. Tổ chức UNESCO
d. Gs. Trần Ngọc Thêm
10. Đặc trưng nào của văn hóa cho phép phân biệt “văn hóa” và “phi văn hóa”
a. Tính giá trị.
2
b. Tính lịch sử.
c. Tính hệ thống.
d. Tính nhân sinh.
11. Loại hình văn hóa trọng động và trọng tĩnh được phân chia dựa trên cơ sở nào?
a. Bản chất.
b. Nguồn gốc.
c. Khu vực địa lý.
d. Các ý trên đều đúng.
12. Loại hình văn hóa có thể được phân chia dựa trên cơ sở nào?
a. Bản chất.
b. Nguồn gốc.
c. Khu vực địa lý.
d. Các ý trên đều đúng.
13. Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp?
a. Âm tính, linh hoạt, tư duy thiên về tổng hợp và xem trọng tính cộng đồng.
b. Âm tính, linh hoạt, tư duy thiên về tổng hợp nhưng lại có óc tư hữu, bè phái.
c. Âm tính, linh hoạt, tư duy thiên về tổng hợp và xem trọng nguyên tắc hơn tình
cảm.
d. Âm tính, linh hoạt, tư duy thiên về tổng hợp và xem trọng tình cảm hơn nguyên
tắc.
14. Thời sơ sử - tiền sử, tín ngưỡng bản địa nào đã được hình thành ở Việt Nam?
a. Tín ngưỡng thờ Thần Tài.
b. Tín ngưỡng thờ Ông Tà (Neak - ta).
c. Tín ngưỡng thờ Tự nhiên, tín ngưỡng Phồn thực.
d. Tất cả câu trên đều đúng.
15. Nhà sàn ở miền Nam cho thấy thái độ ứng xử thế nào của người Nam bộ với tự
nhiên?
a. Thái độ vừa lưu luyến vừa tôn sùng môi trường tự nhiên.
3
b. Thái độ vừa ứng phó vừa tận dụng môi trường tự nhiên.
c. Thái độ vừa ứng phó vừa lưu luyến môi trường tự nhiên.
d. Thái độ vừa lưu luyến vừa tận dụng môi trường tự nhiên.
16. Phật giáo chiếm ưu thế cực thịnh vào thời điểm nào trong lịch sử văn hóa Việt
Nam?
a. Thời kỳ nhà Lê.
b. Thời kỳ nhà Đinh.
c. Thời kỳ Lý – Trần.
d. Thời kỳ Trịnh – Nguyễn.
17. “An Nam tứ đại khí” gồm những gì?
a. Vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, tháp Bút và giếng ngọc Cổ Loa.
b. Vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên và giếng ngọc Cổ Loa.
c. Vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, tháp Bút và tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.
d. Vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên và tượng Phật chùa Quỳnh
Lâm.
18. Dấu ấn văn hóa giữa các tộc người được phát hiện dựa trên khảo sát các yếu tố
nào?
a. Ngôn ngữ và địa bàn cư trú.
b. Motif thần thoại và các truyền thuyết dựng quốc, lập quốc.
c. Câu a và b đều sai.
d. Câu a và b đều đúng.
19. “Thời gian văn hóa” và “tính lịch sử” (của văn hóa) có mối quan hệ như thế nào?
a. Thời gian văn hóa bao gồm cả tính lịch sử.
b. Thời gian văn hóa đồng nhất với tính lịch sử.
c. Thời gian văn hóa là thước đo của tính lịch sử.
d. Thời gian văn hóa không có mối liên hệ gì với tính lịch sử.
20. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về biểu tượng “Linga và Yoni”
a. Là biểu tượng của tính dâm dục.
b. Là biểu tượng của các vị Dục thần.
4
c. Là biểu tượng của sự sinh sản, sự sống.
d. Tất cả câu trên đều đúng.

You might also like