You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

------------------------------

TIỂU LUẬN
Môn học: VĂN HÓA CÁC NƯỚC ASEAN
Học kỳ 1 năm học 2022 – 2023

Đề tài: Tín ngưỡng phồn thực ở Thái Lan

Họ và tên: Trần Phương Anh


Mã sinh viên: 21040120
Lớp: FLF1004 – 14

Hà Nội, tháng 11 năm 2022

1
MỤC LỤC
PHẦN I. Mở đầu .................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3
2. Mục đích nghiên cứu .............................................Error! Bookmark not defined.
3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………..3
PHẦN II. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................ 4
1. Khái quát về tín ngưỡng phồn thực………….……………………………………..4

1.1. Khái quát về tín ngưỡng phồn thực ở Đông Nam Á…………………….4
1.2 Khái quát về tín ngưỡng phồn thực ở Thái Lan………………………….5

2. Tín ngưỡng phồn thực ở Thái Lan……………………………………………..5

2.1 Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống…………………………………....5

2.2 Tín ngưỡng phồn thực qua các lễ hội………………………………….…6

PHẦN III. Kết luận…………………………………………………………….…..8


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..………….……….…9
PHỤ LỤC…………………………………………………………….…...………..10

2
PHẦN I. Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Đông Nam Á được coi là “cái nôi của nền văn minh lúa nước”. Văn minh lúa nước đã
ảnh hưởng trực tiếp và mãnh liệt đến lối sống, tư duy, tình cảm, đời sống tâm linh của
các cư dân trong vùng. Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng
sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi
nảy nở. Để làm được hai điều trên, “những trí tuệ sắc sảo tìm các quy luật khoa học để
lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân
nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên nhưng họ chưa đủ tầm để lý giải và
đi đến sùng bái nó như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực”. Tín
ngưỡng phồn thực đóng vai trò quan trọng trong niềm tin con người vào sinh sôi, nảy
nở, sự phát triển giống nòi. Đây là một tín ngưỡng lâu đời hình thành và phát triển với
tín ngưỡng nông nghiệp, là một trong những nét đẹp của văn hóa Đông Nam Á.

Trong chiếc nôi chung của Đông Nam Á, tín ngưỡng phồn thực ở Thái Lan cũng có
cùng bản chất và mang đầy đủ những đặc tính, biểu hiện chung của tín ngưỡng phồn
thực Đông Nam Á. Thái Lan là vương quốc có lịch sử phát triển gắn liền với nghề
nông trồng lúa nước, vì vậy người Thái rất chú trọng đến các hình thức liên quan đến
tín ngưỡng phồn thực.

Việc tìm hiểu tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Thái Lan cũng là một cách để ta
làm sâu sắc hơn tín ngưỡng phồn thực ở Đông Nam Á cũng như khám phá thêm nét
đẹp trong tín ngưỡng của “xứ sở chùa Vàng”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu và thông tin để có thể xác định tín
ngưỡng phồn thực có ảnh hưởng thế nào trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Thái
Lan và sự ứng dụng của nó trong đời sống trên sơ sở của việc đối chiếu so sánh với tín
ngưỡng phồn thực ở Đông Nam Á và một số đất nước Đông Nam Á tiêu biểu.

3. Phương pháp nghiên cứu

3
- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Tìm kiếm và thu thập các nguồn tài liệu về đề
tài tín ngưỡng phồn thực ở Đông Nam Á và Thái Lan, chọn lọc và đánh giá các nguồn
thông tin.
- Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp thông tin: sàng lọc và tổng kết,
trình bày những gì thu thập được một cách chính xác, khoa học, mạch lạc nhất.
PHẦN II. Nội dung nghiên cứu

1. Khái quát về tín ngưỡng phồn thực

1.1 Khái quát về tín ngưỡng phồn thực ở Đông Nam Á

Tín ngưỡng phồn thực là một hình thức tín ngưỡng dân gian thể hiện ước vọng
của người dân về sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người, về cuộc sống ấm no,
đủ đầy. Nói đến tín ngưỡng phồn thực, chúng ta có thể hiểu rằng đó là tín ngưỡng
nông nghiệp thời cổ về mối liên hệ siêu nhiên giữa con người với đất đai, sự mắn đẻ
và sinh sôi của vật nuôi và cây trồng trong những chu kì nông lịch nhất định hoặc liên
quan đến mùa vụ.

Tín ngưỡng phồn thực trong quan niệm của nền văn hóa nông nghiệp Đông
Nam Á là để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, đó là: duy trì cuộc sống
(sản xuất lúa gạo) và phát triển sự sống (sản xuất con người). Người ta cũng dần nhận
ra hai hình thái sinh sản này có cũng một bản chất, cùng cần đến sự hòa hợp của hai
yếu tố Trời – Đất và Đực – Cái. Tín ngưỡng phồn thực được thể hiện dưới hai hình
thức: thờ sinh thực khí nam (Linga) và nữ (Yoni); thờ hành vi giao phối.

Bên cạnh đó, trong điều kiện xã hội xưa còn lạc hậu, sản xuất khó khăn, cùng
với đó phải chịu ảnh hưởng của thiên tai như hạn hán, lũ lụt,.. khiến mùa màng thất
thường, người làm nông đành phải bất lực. Chính vì vậy, nhu cầu về việc cầu mong sự
sinh sôi nảy nở của cây trồng của họ là rất lớn. Điều này dẫn tới việc hình thành nên
các nghi thức, những tập tục gắn với nông nghiệp, và tín ngưỡng phồn thực xuất hiện
và được phổ biến rộng rãi.

Có thể nói, tín ngưỡng phồn thực là một xạ ảnh, là một hình ảnh luôn luôn
thường trực trong ý niệm của cư dân vùng nông nghiệp Đông Nam Á, những người
luôn mong ước có được sự sinh sôi nảy nở, có được một mùa vụ bội thu.

4
1.2 Khái quát về tín ngưỡng phồn thực ở Thái Lan

Tín ngưỡng phồn thực mang một nét riêng biệt của văn hóa các cư dân nông
nghiệp, trong đó phải kể đến cư dân Thái Lan. Việc Thái Lan và các dân tộc khác ở
Đông Nam Á sùng bái tín ngưỡng phồn thực xuất phát từ sự tương đồng văn hóa của
Thái Lan với các nước trong khu vực. Sự tương đồng này được dựa trên cơ sở là nền
trồng trọt lúa nước. Trong một không gian mang đậm bản sắc văn hóa của Đông Nam
Á, người dân Thái Lan đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt vừa có tính
chất khu biệt, vừa có nhiều nét mang tính tương đồng tạo nên một nền văn hóa đa
dạng, phong phú.

Với người Thái Lan, dấu vết của tín ngưỡng phồn thực vẫn còn tồn tại cho đến
tận bây giờ, cho thấy sự xuất hiện của tín ngưỡng này là từ xa xưa. Qua quá trình biến
thiên của lịch sử và văn hóa, tín ngưỡng phồn thực vẫn giữ được ý nghĩa ban đầu, trở
thành một nét đẹp tâm linh trong văn hóa của Thái Lan, ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống của của người Thái từ quá khứ cho đến tận bây giờ.

2. Tín ngưỡng phồn thực ở Thái Lan

2.1 Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống

- Thờ sinh thực khí Linga và Yoni:

+ Hình vẽ tượng trưng Linga và Yoni làm hình trang trí ở khắp nơi, hình vẽ mô tả
cảnh giao phối giữa đực và cái ở mọi nơi, trong hang đá, trên các công cụ sản xuất,…

+ Tượng hình âm vật và dương vật: Những tượng này sẽ được đắp bằng đất sét hoặc
bùn nhão, sau đó sơn màu lên và được đặt ở những nơi không có mưa. Người dân tin
rằng làm vậy để kích thích Bố Trời giao hợp với Mẹ Đất. Trong quan niệm của họ,
mưa gió chính là kết quả của sự giao phối ấy. Người dân sẽ dựng tượng lên và khấn
vái, tin rằng làm như vậy sẽ có mưa.

+ Các đền thờ, miếu thờ Linga được lập lên, trong đó thờ những cây gỗ được điêu
khắc giống hình dương vật. Khu thờ này thường được đặt ở giữa làng. Người Thái tin
rằng những cây gỗ có hình sinh thực khí có thể mời linh hồn của thần linh vào ngự trị,
là một chỗ dựa cho dân làng để cầu mong sự sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa, mùa

5
màng bội thu. Vì vậy, ai đi xa hoặc trở về làng sẽ đến miếu thờ cúng kiến, thể hiện tín
ngưỡng phồn thực lâu đời đã in sâu và tiềm thức người dân Thái Lan. (Hình 1)

Không chỉ riêng Thái Lan, nhiều nước Đông Nam Á như Việt Nam cũng có những
kiến trúc mang đậm bản sắc tín ngưỡng phồn thực là thờ Linga và Yoni. Có thể kể đến
Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam). Với người Thái Lan hay Việt Nam, tín
ngưỡng phồn thực gắn liền với nghề nông trồng lúa nước thuở sơ khai thì kiến trúc
này ở Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng lớn từ Phật giáo. (Hình 2)

- Tục nặn hình người bằng đất sét: tượng là một cặp nam nữ ôm nhau, hoặc nằm,
hoặc ngồi nhưng trong tư thế đang giao hợp, những tượng người với bộ phận sinh dục
có kích thước to khác thường,… để cầu nguyện cho mùa màng tươi tốt.

- Thờ cột đá tự nhiên, hang động, kẽ nứt trên núi, giếng,…

- Tín ngưỡng phồn thực thông qua các cuộc thi, trò chơi dân gian: đánh trống
thủng, ném lao, ngày hội đua thuyền,..

2.2 Tín ngưỡng phồn thực qua các lễ hội

Sùng bài tín ngưỡng phồn thực ở Thái Lan cũng giống như các dân tộc khác ở
Đông Nam Á được thể hiện chủ yếu qua các lễ hội nông nghiệp. Các lễ hội này được
tổ chức theo mùa – theo chu kì sản xuất nông nghiệp. Ở Thái Lan, lễ hội nông nghiệp
rõ ràng nhất là vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở và cuối vụ thu hoạch, tương
tự như các nước Đông Nam Á khác như Việt Nam, Lào, Campuchia,… Lễ hội là
phương tiện để con người giao tiếp với thần linh, cầu mong cho con người được an
khang, mùa màng tươi tốt.

- Lễ hội Bun Bang Fai (Hình 3)

Lễ hội này thường được gọi là Lễ hội bắn pháo hoa thăng thiên, thường được tổ chức
khoảng từ tháng 5 đến tháng 6. Lễ hội này là cách bày tỏ sự biết ơn của người dân với
vị thần mưa Vassacan để thần ban tặng những cơn mưa cho ruộng đồng màu mỡ và
mùa màng tươi tốt. Trong những ngày lễ hội sẽ có rất nhiều hoạt động như múa hát,
không khí náo nhiệt. Trong quan niệm của người Thái, tục thăng thiên pháo để kích
thích sự hưng phấn của Bố Trời, cầu mong mưa thuận gió hòa. Vì vậy, trong đêm đốt

6
pháo, người ta cầm hình âm vật, dương vật diễu hành và mô phỏng động tác giao phối,
biểu hiện ý niệm tạo ra sự phồn thực cho mùa màng, cỏ cây, hoa lá, gia súc và con
người.

Tục đốt pháo thăng thiên cũng có ở một số quốc gia khác như Lào. Lễ hội này được tổ
chức vào tháng 6. Việc đốt pháo thăng thiên ban đầu là để thờ Ngọc Đế và chư tiên,
nhưng về sau do tín ngưỡng Phật giáo phát triển nên đã chuyển sang mục đích thờ
cúng Phật. Phần độc đáo của lễ hội cầu mưa Bun Bang Fai không chỉ dừng lại ở
những màn bắn pháo hoa tuyệt vời, mà lễ hội còn có màn trình diễn những con rối đôi
nam nữ đang giao phối. Điều này không chỉ tạo tiếng cười và thêm màu sắc cho lễ hội
mà còn là nét đặc trưng của văn hóa phồn thực, thể hiện mong ước mùa màng sinh sôi
nảy nở tốt tươi…

- Lễ hội té nước Songkran (Hình 4)

Songkran là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan, được tổ chức vào ngày
đầu năm theo Phật lịch để đón năm mới. Lễ hội này diễn ra vào giữa tháng 4 hàng
năm, thường được tổ chức khắp cả nước trong khoảng 3 ngày liên tục. Ngoài các hoạt
động truyền thống và đặc trưng như lau dọn bàn thờ, chúc may mắn, và thể hiện lòng
biết ơn với bề trên, người Thái tổ chức Tết theo phong cách đặc biệt hơn bằng hoạt
động té nước. Họ quan niệm ai được té nhiều nước sẽ gặp may mắn cả năm. Vì thế,
vào những ngày này, già trẻ gái trai đều đổ xuống đường với tất cả dụng cụ, đồ vật có
thể chứa nước như xô, chậu, những chiếc súng phun nước để thực hiện nghi lễ này. Có
thể nói “té nước” diễn ra trong ngày hội mừng năm mới chính là một yếu tố phồn thực,
thể hiện sự khát vọng của con người về một cuộc sống vui tươi, mát mẻ, yên lành.

Ở Lào cũng có lễ hội cầu nước, hội mừng năm mới (lễ Bun pi mày) thể hiện tín
ngưỡng phồn thực. Trong ngày hội có lệ té nước vào nhau với quan niệm rằng nước lầ
yếu tố quan trọng đem lại sức sống cho vạn vật nên càng ướt nhiều thì càng sung
sướng, càng may mắn. Ngoài nghi lễ té nước, người Lào có một tục lệ khá độc đáo đó
là buộc chỉ cổ tay. Họ buộc những sợi chỉ màu như gửi lời chúc hạnh phúc và sức
khỏe đến người được buộc.

- Lễ hội Lenpleng

7
Là một lễ hội cổ xưa, tôn thờ vị thần đất. Người ta tin rằng cần phải truyền sức mạnh
cho đất, cho đất sự phồn vinh để rồi đất sẽ trả ơn bằng sự màu mỡ, mùa màng tốt tươi.
Vào ngày này, “các thợ gặt” luôn ở ngoài ruộng, đêm đến giao phối với nhau ngay
giữa ruộng như để truyền thẳng vào đất đai sự sinh sôi nảy nở cần thiết.

Ở Việt Nam, người ta cũng thờ thần đất, thờ Thổ thần. Trong mỗi ngôi làng ở Việt
Nam đều thờ thổ thần và khi đến chu kì thời vụ sản xuất nông nghiệp sẽ có những lễ
như là “động thổ”, “khai canh”, “thượng điền”,…

- Lễ cày hoàng gia (Hình 5)

Được tổ chức vào ngày lành nhất trong tháng 5 (tháng bắt đầu mùa mưa ở Thái) để
đánh dấu sự khởi đầu của mùa gieo hạt. Tại lễ hội, một đôi bò thiêng màu trắng tinh
kéo cày một đường qua mảnh đất Sanam Luang (ở Bangkok) và người chủ trì buổi lễ
gieo hạt, tưới nước, tượng trưng cho việc trồng lúa. Sau buổi lễ, những người tham gia
đã tràn xuống cánh đồng bên ngoài cung điện hoàng gia Thái Lan để nhặt những hạt
lúa được rải trên đất cày với hi vọng vụ mùa của nhà mình được nhiều may mắn. Là
quốc gia mà nông nghiệp chiếm một phần quan trọng của nền kinh tế nên Thái Lan
xem trọng những lễ hội nông nghiệp, qua đó thể hiện ước vọng về sự phồn thực phát
triển của mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.

Phần III. Kết luận

Có thể thấy tín ngưỡng phồn thực có một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm
linh của người dân Đông Nam Á nói chung và Thái Lan nói riêng xưa và nay. Tín
ngưỡng phồn thực nói lên khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của người Thái Lan, ảnh
hưởng cà chi phối rất nhiều tới các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong sự vận động
không ngừng nghỉ của thời gian, tín ngưỡng phồn thực vẫn trường tồn theo dòng chảy
văn hóa và thấm sâu trong đời sống của người Thái Lan qua ngàn năm lịch sử, đã góp
phần tạo nên một nền văn hóa Thái Lan độc đáo, đặc trưng với những sắc thái riêng có
của mình.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Anh Tú, Tín ngưỡng phồn thực Việt Nam trong dòng chảy văn hóa Đông
Nam Á qua các lễ hội nông nghiệp, Nghiên cứu Đông Nam Á 9/2008
2. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục
3. Trường Khang, Văn Tiến, Văn Điều (2011), Tìm hiểu văn hoá Thái Lan,
NXB Thông tin
4. Trịnh Ngọc Tường Vy (2012), Bun Bang Phay (Thái Lan) - Một biểu hiện
của tín ngưỡng phồn thực [online]. Nguồn truy cập:
http://www.qtttc.edu.vn/m/article/detail/bun-bang-phay-thai-lan---mot-bieu-
hien-cua-tin-nguong-phon-thuc.aspx. Truy cập ngày 03/11/2022
5. Nguyễn Thị Nga (2019), Tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa tộc người
Chăm [online]. Nguồn truy cập: http://ukh.edu.vn/chi-tiet-tin/id/1445/Tin-
nguong-phon-thuc-trong-van-hoa-toc-nguoi-Cham. Truy cập ngày 03/11/2022
6. Lễ hội Té nước ở Lào - Campuchia - Thái Lan có gì khác? [online]. Nguồn
truy cập: https://dulichviet.com.vn/le-hoi-te-nuoc-o-lao-campuchia-thai-lan-co-
gi-khac. Truy cập ngày 03/11/2022
7. Lễ hội Pháo Thăng Thiên (Bun Bặng Phay) [online]. Nguồn truy cập:
https://yeutienglao.blogspot.com/2014/06/le-hoi-phao-thang-thien-bun-bang-
phay-tai-Lao.html. Truy cập ngày 03/11/2022
8. https://www.youtube.com/watch?v=abIU3yyoLSY
9. https://vnexpress.net/nam-cau-hoi-kho-ve-thap-cham-cua-nguoi-champa-
3828194-p11.html
10. https://destination-review.com/le-hoi-ten-lua-bun-bung-fai-2022-hua-hen-
nhieu-pha-hanh-dong-dang-xem/
11. https://www.vietnamplus.vn/tung-bung-voi-le-hoi-te-nuoc-mung-nam-moi-
tai-thai-lan/564065.vnp
12. https://thailansensetravel.com/ngay-hoi-cay-bua-va-le-hoi-phao-thang-
thien-o-thai-lan-n.html

9
PHỤ LỤC

Hình 1. Miếu thờ Linga ở Thái Lan


Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=abIU3yyoLSY

Hình 2. Linga trong di tích văn hóa Mỹ Sơn


Nguồn: https://vnexpress.net/nam-cau-hoi-kho-ve-thap-cham-cua-nguoi-champa-
3828194-p11.html

10
Hình 3. Lễ hội Bun Bang Fai
Nguồn: https://destination-review.com/le-hoi-ten-lua-bun-bung-fai-2022-hua-hen-
nhieu-pha-hanh-dong-dang-xem/

Hình 4. Lễ hội té nước Songkran


Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tung-bung-voi-le-hoi-te-nuoc-mung-nam-moi-
tai-thai-lan/564065.vnp

11
Hình 5. Lễ cày hoàng gia
Nguồn: https://thailansensetravel.com/ngay-hoi-cay-bua-va-le-hoi-phao-thang-thien-
o-thai-lan-n.html

12

You might also like