You are on page 1of 4

Môn: Các tộc người ở Đông Nam Á

Lớp: DH21SA01 – Chiều T4


Họ tên: Trần Khánh Trân – 2155010321

UMA LULIK – NHÀ THIÊNG Ở ĐÔNG TIMOR


(TỘC FATALUKU)
1. Khái quát về tộc người Fataluku ở Đông Timor
 Theo thống kê năm 2020, số dân của Fataluku là 48,400 người. Fataluku là một
trong số tộc người gốc Papua, sống ở phía đông Đông Timor và chủ yếu ở
Lospalos.
 Họ sử dụng ngôn ngữ Fataluku - một ngôn ngữ Papua để giao tiếp với nhau.
 Phần lớn người dân theo Thiên chúa giáo, số khác thì theo tín ngưỡng truyền
thống.
2. Thuật ngữ “Uma Lulik”
 “Uma Lulik” bắt nguồn từ tiếng Tetum có nghĩa là nhà thiêng hay nhà tổ, một kiến
trúc được con người nơi đây xây dựng để thực hành tín ngưỡng của họ như cầu
nguyên, thờ cúng tổ tiên.
 “Uma” nghĩa là nhà, nơi cư trú của con người. Hoặc dùng chỉ một nhóm người có
cùng nguồn gốc, dòng dõi và cùng chung tổ tiên.
 “Lulik” là trong tiếng Tetum nghĩa là thiêng liêng, tôn kính, cấm kỵ. Tộc Fataluku
gọi là “tei”. Và Uma Lulik còn được tộc Fataluku gọi là “lee teinu” – những ngôi
nhà có chân.
 Trong xã hội, từ “Lulik” được xem là hành vi đạo đức trong các mối quan hệ của
con người, quy định các quyền và nghĩa vụ của gia đình giữa ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con cái, anh chị em…
 Trong tự nhiên, “Lulik” được xem là linh thiêng, tồn tại trong mọi dạng vật chất
như đất, nước, gỗ, đá…
→ Uma lulik – nhà thiêng của người Đông Timor nói chung và tộc Fataluku nói riêng. Là
công trình kiếm trúc được tạo ra để thờ cúng, tưởng nhớ tổ tiên, nơi thực hiện các nghi lễ
trong đời sống tín ngưỡng.

3. Đặc trưng kiến trúc Uma lulik của người Fataluku


 Nhà thiêng ở đây là nhà cao, cấu trúc bốn cột chống đỡ lấy ngôi nhà, các cột cao
hơn hai mét, mái lá lợp dày, trần nhà cao với mái hiên gần như thẳng đứng.
 Đặc biệt hơn là nhà thiêng còn được phân biệt thành nhà thiêng trống mái. Về cơ
bản cấu trúc hai nhà này giống nhau, điểm khác biệt duy nhất là nhà thiêng mái có
nóc dày và đầy hơn nhà thiêng trống.
 Mái nhà được trang trí bằng hai thanh gỗ lớn ở hai bên, được trang trí và điêu khắc
tinh xảo hình chim và hoa.
 Trên nóc nhà, một dãy hình chữ nhật các thanh gỗ được đan lại với nhau thành
hình mắc lưới chạy dài trên nóc.
 Vỏ sò là nguyên vật liệu dùng để trang trí trên nóc nhà thiêng, chúng được kết lại
thành chuỗi vòng, phủ trên mái nhà. Ở đối xứng mỗi đầu nhà, được trang trí bằng
hình chim, giáo hoặc vật trang trí có hình dạng phiễu xòe tưa ra trông giống những
cánh quạt bằng tre.
4. Giá trị văn hóa của Uma lulik với người Fataluku
 Đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây rất đa dạng và phong phú. Tín
ngưỡng truyền thống của họ là tín ngưỡng nguyên thủy, phần lớn dựa trên niềm tin
vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, thờ vật tổ totem…
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh:
 Cũng như hầu hết các tộc người khác tại Đông Nam Á, người dân ở đây tin rằng
con người khi chết đi vẫn còn hiện diện với dạng linh hồn, những linh hồn này tồn
tại trong tự nhiên, bao quanh không gian sống của ngôi làng, trú ngụ trong núi, đá,
cây rừng, sông suối, giếng nước, hang động… và thậm chí bên trong con người.
 Dựa vào sự tin tưởng những giá trị linh thiêng của con người, tín ngưỡng vạn vật
hữu linh tồn tại ở Đông Timor được chia thành ba loại:
 Na’i-Tasi hoặc Dewa Laut (Chúa tể biển cả): niềm tin vào biển cả, sức
mạnh biển cả và những động vật như cá sấu, rùa và những sinh vật biển
khác.
 Na’i-Raiklaran hoặc Dewa Bumi (Chúa tể của mặt đất): niềm tin vào đất
mẹ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đá, núi, đất, giếng nước, cây
cối và các loại động vật như: tắc kè, rắn, quạ…
 Na’i-Lalehan hoặc Dewa Langit (Chúa tể của bầu trời): niềm tin vào bầu
trời, mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao…
 Đối với người dân nơi đây niềm tin duy linh mạnh mẽ nhất tập trung vào các yếu
tố núi, đá và cây, vì đây là những địa điểm mà linh hồn tổ tiên và Đấng tạo hóa
thường trú ngụ lại.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
 Đối với người dân Đông Timor việc thờ cúng tổ tiên nhằm tưởng nhớ, cầu nguyện
những điều tốt lành mà tổ tiên phù hộ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hầu
hết mọi nghi lễ đều có sự chứng giám của tổ tiên, từ việc hòa giải cộng đồng, thiết
lập luật lệ, đến những nghi lễ mùa màng và cả những nghi lễ vòng đời khác như lễ
rửa mắt trẻ lúc mới sinh, lễ cắt tóc, tang lễ, hôn nhân, lễ truyền thống rước ông bà
tổ tiên về ngụ trong Uma lulik.
Tín ngưỡng phồn thực:
 Do chịu ảnh hưởng của tư duy nông nghiệp hầu như các tộc người Đông Timor
đều cầu mong cho sự sinh sôi, nảy nở trong cuộc sống. Đây chính là tín ngưỡng
phồn thực và được thể hiện qua nhiều nghi thức, nghi lễ, kiến trúc điêu khắc… đặc
biệt trong kiến trúc và điêu khắc.
 Người dân nơi đây xem trọng phụ nữ vì họ có khả năng sinh sản. Đấng tạo hóa
Maromak là đấng sáng tạo ra con người, mang hình ảnh một người phụ nữ, điều
này càng xác định tầm quan trong của người phụ nữ trong văn hóa Đông Timor.
 Khả năng sinh sản quan trọng đến nỗi, trong những hình phạt mà tổ tiên đặt ra thì
vô sinh là hình phạt khủng khiếp nhất với người dân nước này.
Tín ngưỡng thờ vật tổ Totem:
 Totem giáo là một tín ngưỡng của người nguyên thủy, hình thành trong bối cảnh xã
hội còn hoang sơ. Vào thời kì này, con người chưa đủ tri thức để nhận biết sự khác
biệt giữa mình với các loài động, thực vật khác trong thiên nhiên. Sự non nớt trong
nhận thức đã đưa con người đến một khái niệm rất sai lầm về nguồn gốc của mình. Họ
cho rằng mình có quan hệ huyết thống với một loài động, thực vật nào đó và xem
chúng như tổ tiên của mình và thờ cúng chúng. Đây là hình thức thờ vật tổ.
 Uma lulik như một nơi “bảo quản văn hóa”, là nơi thực hành tín ngưỡng truyền thống.
Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Đông Timor thì Uma lulik (nhà thiêng)
đóng một vai trò quan trọng. Bởi bên cạnh giá trị văn hóa vật chất, nó còn thể hiện những
giá trị văn hóa tinh thần của người dân đất nước này.
Trên phương diện tinh thần, Uma lulik là một nơi để thờ cúng và tưởng nhớ tổ tiên, bên
cạnh đó Uma lulik còn vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa, cố
kết, thống nhất cộng đồng tránh những cuộc xung đột, mâu thuẫn.
Nhà thiêng là một thành tố quan trọng không thể thiếu trong đời sống của người Đông
Timor. Nó bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh
thái tự nhiên, nó phản ánh cấu trúc xã hội, đời sống tín ngưỡng của một cộng đồng tộc
người.

5. Lý do chọn đề tài
 Nhà sàn là biểu tượng lâu đời của người Đông Nam Á, chúng ta có thể bắt gặp nhà
sàn ở bất cứ đâu trên vùng đất này, như ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan,
Philippines. Tuy được xây dựng từ những chất liệu hết sức thô sơ nhưng qua bàn
tay của người Đông Nam Á, chúng đã trở thành một cấu trúc vô cùng bền vững.
Với hình dáng đa dạng, sự trang trí hài hòa, và chứa đầy những giá trị văn hóa đặc
sắc riêng của mỗi đất nước Đông Nam Á.
 Đông Timor cũng có một nền văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú với những
ngôi nhà sàn truyền thống, đặc biệt là những ngôi nhà thiêng (Uma lulik). Người
dân Đông Timor đã biến ngôi nhà tranh tre đơn giản thành một biểu tượng quốc
gia.
 Những ngôi nhà thiêng chứa đầy sự sáng tạo về mặt tinh thần, ẩn chứa những triết
lý, quan điểm của con người về thế giới quan của họ. Nghiên cứu về đề tài này
giúp một sinh viên ngành Đông Nam Á học hiểu rõ hơn về những văn hóa nơi đây.

Tài liệu tham khảo


Ngô Thị Kim Duyên (2020, 9 8). Tìm hiểu văn hóa qua kiến trúc nhà sàn của các nước
Đông Nam Á. Trang báo sinh viên Đại học An Giang. Truy cập ngày 27 tháng 10, 2022
từ
https://enews.agu.edu.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=21146&Itemid=117
Max Cortesi (2018, 1 3). These sacred totem houses connect the Fatakulu people with the
spirits of their ancestors. Atlas Obscura. Truy cập ngày 27 tháng 10, 2022 từ
https://www.atlasobscura.com/places/uma-lulik
Nary (2011). Geografia Timor-Leste. Truy cập ngày 27 tháng 10, 2022 từ
https://nary-lata.blogspot.com/p/geografi-timor-leste.html

Công trình nghiên cứu khoa học cấp trường của sinh viên
Hồ Huỳnh Ngoan (2012). Uma lulik, biểu tượng văn hóa của Đông Timor. Khoa học Xã
hội – Nhân văn.

You might also like