You are on page 1of 5

PHẦN II.

TÍN NGƯỠNG THỜ ÔNG TÀ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG AN


GIANG

1. Phương tiện thờ cúng Ông Tà của người Việt ở An Giang


1.1. Hình tượng và không gian thờ cúng của Ông Tà
1.1.1. Hình tượng Ông Tà
Đối với một vùng đất đa dạng tính văn hóa như An Giang, việc thờ cúng của người
dân nơi đây ít nhiều cũng mang yếu tố giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người
cộng cư với nhau. Riêng việc thờ thần Đất cũng có rất nhiều vị thần khác khau. Trong
đó, chịu ảnh hưởng của người Khmer chính là tín ngưỡng thờ Ông Tà.

Tín ngưỡng Ông Tà có hình tượng là một tảng đá to hoặc vài viên đá nhỏ hình bầu
dục, mặt nhẵn bóng với kích thước đa dạng, có khi lớn đến 1m. Trong đó, người dân
quan niệm rằng, viên lớn nhất chính là tượng trưng cho Ông Tà, đi kèm với đó là các
viên đá nhỏ chính là các ma quỷ theo hầu của Ông. Mặt khác, ở một số nơi, ngoài việc
thờ những viên đá nguyên dạng, người dân còn thờ những tượng đá bị vỡ hay có khi là
một miếng sỏi thường. Thậm chí như ở miếu thờ Quan Công của người Minh Hương
(ở thị xã Sóc Trăng), người dân còn cầu kỳ vẽ thêm mặt mũi lên trên viên đá hay đội
khăn đỏ lên trên. Hay đặc biệt hơn như tượng Ông Tà ở Chót Ông Tà (núi Ba Thê,
huyện Thoại Sơn, An Giang), được thờ dưới hình dạng như một vị nam thần mang
dáng dấp đặc trưng của các nam thần trong văn hóa Khmer. Ở đây, Ông Tà gần như
dược đồng nhất với Sơn thần - vị thần cai quản, bảo trợ của vùng núi Ba Thê.

Như vậy, trong quá trình tiếp thu loại hình tín ngưỡng truyền thống này của người
Khmer, người Việt đã có những sự biến đổi nhất định. Cùng là một tín ngưỡng, nhưng
mỗi địa phương lại có những hình thức biểu hiện và cách thức thờ tự khác nhau.

1.1.2. Nơi thờ tự và cách bày trí trong thờ cúng Ông Tà
Có thể nói, nơi thờ tự Ông Tà của người Việt có sự khác biệt so với nơi thờ tự của
người Khmer - nơi bắt nguồn của loại hình tín ngưỡng này. Đối với người Việt, ở mỗi
nơi lại có những hình thức thờ cúng khác nhau.

Nghi thức thờ Ông Tà rất đa dạng, xuất phát từ tính cách giản dị, đời thường của
người dân vùng lúa nước, thay vì như những vị thần khác được thờ tự trong những
miếu thờ sang trọng, trong sáng, hài hòa, phong thủy… Ông Tà được thờ ở khắp mọi
nơi, từ đồng cạn đến đồng sâu, từ trong nhà ra ngoài ruộng, từ chỗ cao đến bệ đất
thấp, từ chỗ nhộn nhịp đến vắng vẻ; miếu thờ là những chòi cất bằng tre, lá…, miễn là
đủ để đặt cục đá, lư hương, vài ly nước, dĩa bánh.
* SO SÁNH VỚI MIẾU ÔNG TÀ CỦA NGƯỜI KHMER (NÓI THÊM CHỨ
KHÔNG CHÚ TRỌNG TẠI MÌNH LÀM VỀ NGƯỜI VIỆT)

Người Việt Người Khmer ở Việt Nam

- Bắt buộc có sự hiện diện của các hòn - Không bắt buộc có sự hiện diện của
đá Ông Tà ở nơi thờ tự các hòn đá Ông Tà ở nơi thờ tự
- Gần khu dân cư, bên cạnh những ngôi - Ngụ giữa đồng, những nơi thanh vắng
nhà
- Hương khói quanh năm - Lạnh nhạt hương khói

Về vấn đề bố trí trong miếu thờ, ở mỗi nơi thờ tự của người Việt sẽ có những viên
đá nhỏ, trong đó, viên đá lớn nhất tượng trưng cho Ông Tà, được đặt ngay chính giữa
miếu. Còn các viên đá nhỏ xung quanh chính là ma quỷ theo hầu. Ở một số nơi, viên
đá tượng trưng cho Ông Tà còn được quấn, trùm vải đỏ. Đi kèm trong những miếu thờ
chính là một bát hương cùng với một chum nước, có thể có bình hoa hoặc không.

Ảnh (trang 134, sách)

1.2. Một số cơ sở thờ cúng tiêu biểu ở An Giang


2. Nghi thức thờ cúng Ông Tà
Thay vì cúng chay như đa số các loại hình tín ngưỡng, thì tín ngưỡng Ông Tà sử
dụng lễ vật cúng thiên đồ mặn. Theo quan niệm của người dân, những món ăn ưa
thích của Ông Tà chính là cá lóc nướng trui, rượu đế và thủ vĩ luộc. Chính vì vậy, đây
cũng được xem như những món ăn không thể thiếu trong các lễ cúng trọng đại.

Nhưng thực tế, chỉ những cơ sở thờ tự lớn thì những lễ vật dâng cúng mới đảm bảo
được tính đầy đủ những lễ vật nêu trên. Còn ở những nơi thờ tự, miếu thờ nhỏ, người
dân chủ yếu cúng trái cây thêm cá lóc nướng và xị rượu. Hay gia đình dư giả hơn một
chút thì sẽ cúng thủ vĩ luộc, gà hoặc vịt quay… tùy theo điều kiện kinh tế gia đình.
Đặc biệt, khi cúng thực phẩm, người cúng phải ăn trước một ít để chứng minh cho
Ông Tà biết đồ cúng không có độc.

Ngoài những nghi thức thờ cúng nơi trên, trong những ngày lễ cúng miếu trọng đại
hàng năm còn có những nghi thức như nghi thức tắm đá Ông Tà, chánh lễ, lễ cúng, lễ
Cầu an, lễ cúng vong, nghi thức tống tàu tống,...

3. Chức năng của tín ngưỡng thờ cúng Ông Tà đối với người Việt ở An Giang

3.1. Chức năng của tín ngưỡng thờ cúng Ông Tà trong văn hóa vật thể

3.1.1. Chức năng bảo trợ đời sống vật chất cho người dân
Theo như quan niệm của người Việt, thì người dân thờ Ông Tà như một đại diện
thần linh của chủ đất cũ - chính là người Khmer. Mà đất là nơi sản sinh ra vạn vật, là
nơi bắt nguồn của sự sống. Vì vậy, Ông Tà cũng được người dân gán cho chức năng
sản sinh ra vạn vật trên khu đất mà mình cai quản.

Ngoài ngày lễ lớn truyền thống trong năm, khi có nhu cầu cúng vái, cầu mong
những việc hệ trọng, người dân cũng sẽ đến miếu làm lễ cúng Ông Tà. Với hy vọng
được ông tiếp tục bảo trợ cho người dân một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội
thu, cuộc sống ấm no. Song song với đó, người dân cũng rất sợ làm điều phật ý Ông
Tà, bởi họ quan niệm, nếu làm Ông Tà tức giận thì sẽ phải gánh chịu những hình phạt
thích đáng. Nhẹ thì mất con trâu, con bò, nặng thì có khi mất mạng.

Chính vì thế, chức năng sinh bảo trợ đời sống vật chất cho người dân là một trong
những chức năng đi đầu khi nói đến tín ngưỡng thờ cúng Ông Tà. Hằng năm, người
dân vẫn làm lễ cúng truyền thống rầm rang với mục đích tạ ơn và hy vọng một năm
đầy may mắn, làm ăn thuận lợi.

3.1.2. Chức năng cai quản đất đai

Người ta vẫn hay quan niệm “Ông Địa giữ nhà, Ông Tà giữ ruộng”. Như đã đề cập
ở phía trên, Ông Tà được người dân gán cho chức năng sản sinh ra vạn vật trên khu
đất mà mình cai quản, bao gồm cả việc cai quản đất đai nơi đây. Đối tượng cai quản
của Ông Tà chủ yếu là vườn tược, đồng ruộng.

Trên thực tế, Neak Tà của người Khmer sẽ cai quản hết tất cả đất đai của con
người, tuy nhiên khi về đến Việt Nam, vì chịu sự ảnh hưởng của tín ngưỡng Thổ thần,
nên Ông Tà của người Việt chỉ được “phân chia” một địa phận chủ yếu là đồng ruộng.

Trước đây vào giai đoạn khai hoang ở Nam Bộ, chuyện quản lý đất đai không theo
quy định của Nhà nước mà trông cậy vào thần linh. Mà vị thần được nhắc tới ở đây
chính là Ông Tà. Ở thời điểm đó, người dân chủ yếu dùng những hòn đá làm ranh giới
phân chia phần đất mà mình khai phá được. Khi người khác thấy những viên đá đó sẽ
ngầm hiểu là phần đất này đã có chủ và được Ông Tà bảo hộ. Theo tác giả Lê Hương:
Trong mảnh ruộng nào có Ông Tà (Điền Thần) người ta giữ nguyên vẹn ranh giới cố
định không bao giờ dám xâm lấn, phá vỡ. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể bắt gặp hình
ảnh người dân An Giang dùng những cột đá để phân chia ranh giới, khẳng định phần
đất của mình. Đây có thể chính là dư âm của một thói quan xưa cũ trong việc phân
định ranh giới đất đai dựa vào tín ngưỡng thờ Ông Tà của người dân bản địa.

3.2. Chức năng của tín ngưỡng thờ cúng Ông Tà trong văn hóa phi vật thể

3.2.1. Chức năng hộ mệnh cho con người


Chức năng này được thể hiện rõ nhất khi ở một số miếu thờ Ông Tà, trong lễ cúng
trọng hàng năm, các viên đá Ông Tà sẽ được trùm trong một tấm khăn lụa màu đỏ.
Chiếc khăn này cũng sẽ được giữ như vậy nguyên một năm, cho đến lễ cúng năm sau
mới được thay mới. Khi đó, tấm vải cũ sẽ được cắt ra và chia nhỏ cho các tín đồ như
một món bùa hộ mệnh. Người dân cũng quan niệm, khi đeo bùa Ông Tà sẽ được Ông
đi theo bảo vệ, trừ ma, cuộc sống mạnh khỏe, may mắn, làm ăn phát đạt… Đặc biệt,
những đứa trẻ được đeo bùa Ông Tà thì sẽ càng lanh lợi, thông minh. Như vậy, quan
niệm này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của những người dân. Đối với họ, được đeo
bùa Ông Tà chính là một niềm vinh dự, tự hào, còn nếu năm nào họ không xin được
bùa thì đó chính là một điềm xui. Bên cạnh đó, Ông Tà còn có chức năng như một
“thầy thuốc”. Bởi người dân cho rằng, Ông có khả năng giáng bệnh cho vạn vật thì
cũng có khả năng chữa lành chúng. Chính vì thế, cứ mỗi khi người thân hay gia súc
trong gia đình có bệnh tật, người dân lại lập bàn cúng Ông Tà, với hy vọng sẽ được
hết bệnh.

Ngoài ra, trong chức năng hộ mệnh cho con người của Ông Tà còn một chức quan
trọng nữa đó chính là chức năng trừ tà ma. Ông Tà là người cai quản cả một vùng đất
rộng lớn, chính vì thế, Ông cũng có quyền năng chế ngự tất cả những tà mai càn quấy
con người nơi đây. Ông Tà cũng có khả năng sai khiến âm binh thuộc cấp của mình
bảo vệ người dân hoặc quấy phá đời sống của họ nếu họ làm điều gì bất kính với Ông.

3.2.2. Chức năng ban phúc lành

Như đã đề cập ở trên, người dân mỗi năng tổ chức lễ cúng Ông Tà với hy vọng
được Ông phù hộ làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tìm thấy đồ
vật thất lạc, thuận lợi trong công việc, học hành, thi cử… đem đến những điều tốt
lành.

Sở dĩ quan niệm như vậy là do người dân cho rằng Ông Tà có khả năng quan sát
cuộc sống thường ngày của con người. Chính vì thế, Ông sẽ biết người dân muốn gì,
cầu gì, từ đó ban thưởng ân huệ.

3.2.3. Chức năng xử lý tranh chấp

Ông Tà là một trong những vị thần được người dân quan niệm rằng có rất nhiều oai
linh mạnh mẽ tháp tùng, cộng thêm việc cai quản đồng ruộng, vườn tược nên Ông
được xem như “quan tòa” nghiêm minh của rất nhiều vụ tranh chấp đất đai.

Miếu Ông Tà thường xuyên trở thành nơi xử lý những vụ tranh chấp về mặt đất đai,
họ kéo đến để mong được Ông phân xử. Người dân cũng tin rằng với quyền năng nhìn
thấu sự việc cùng sức mạnh của mình, Ông sẽ tìm ra được kẻ sai trái và trừng phạt
thích đáng.

You might also like