You are on page 1of 24

TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG

2.2 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng


2.2.1 Nguồn gốc
Thờ cúng Thành hoàng là tín ngưỡng rất phổ biến ở các làng
xã người Việt và ở một số dân tộc thiểu số khác, như Mường,
Tày, tuy mức độ kém phổ biến hơn. Có thể nói, nếu thờ tổ tiên
là tín ngưỡng chính của cộng đồng gia tộc thì thờ thành hoàng
làng là tín ngưỡng chính của cộng đồng làng.

Đã có nhiều nghiên cứu và tìm kiếm từ nguyên của chữ


“Thành hoàng” và đưa ra định nghĩa về loại tín ngưỡng này.
Từ “Thành hoàng” là tên gốc từ Hán: “Thành” là cái thành,
còn “Hoàng” là cái hào đào sâu bao quanh thành, tức coi như
là vị thần coi giữ, bảo trợ cho thành trì của Trung Quốc. Cùng
mang tên Thành hoàng nhưng ở Trung Quốc là vị thần của
thành trì, thành thị mà nổi tiếng nhất là Thành hoàng của
Thượng Hải, Phổ biến nhất ở thời Đường-Tống; còn ở Việt
Nam thì Thành hoàng là vị thần của mỗi làng xã, trong khi đó
các làng, thôn ở Trung Quốc chỉ thờ các Thổ thần.

Trước thế kỉ XV, có lẽ ở nông thôn các làng xã vẫn thờ các
Thổ thần là chính. Tuy nhiên,ta cũng còn có các tư liệu về thờ
phụng Thành hoàng ở những làng xã từ những thế kỉ trước
đó.Với tư liệu biết được đến nay tấm bia có ghi 2 chữ “Thành
hoàng“ đầu tiên tại làng xã Trường Sơn, huyện Thủy Nguyên,
Kiến An, ghi ông tù trưởng họ lại, húy Bốn, vợ họ Đào, sinh
con trai ;là tướng tài trong cuộc kháng chiến chống Nguyên
Mông, diệt Ô Mã Nhi, sau được phong làm Đương Cảnh
Thành Hoàng Trần Triều Phò mã để cúng Thượng phàm đại
liệu ban, quan Nội hầu, nội Quốc công, Thượng đẳng Phúc
Đại vương. Tuy nhiên, tấm bia này lại dựng vào thế kỉ XIX
theo bài soạn của Nguyễn Bính vào năm 1572. Một tấm bia
khác do Nguyễn Đình Tuấn, tiến sĩ năm 1481, dựng vào năm
1487 ở Gia Lương, Bắc Ninh về ngôi đền Trăng Tân, nói rõ
thể thức rước thần trong hội làng.

Diện mạo Thành hoàng vào thời nhà Lê ít nhất gồm ba loại
chính, đó là: một là các thần sông nước ( thần rắn, thần sông,
thần biển), hai là ( thần đá, thần đất, thần núi), ba là ( thần có
gốc gác thần nước, thần núi nhưng được lịch sử hoá, nhập vào
hệ thống thần thờ Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà
Trưng. Sách Bách thần thời Lê đã thống kê có 1026 đình, đền
ở 944 làng xã thờ Hùng Vương và các thần nhân, tướng lĩnh
của Vua hùng.

Như vậy, con đường tiếp thu và du nhập cái tên “Thành
hoàng” của các thần bảo hộ các thành trì, đô thị ở Trung Quốc
có lẽ là qua việc các quan cai trị nhà Đường dựng ông thần
bản địa Tô Lịch trở thành Thành hoàng làng cưa Đại La -
Thăng Long và sau này vẫn được các triều đại phong kiến tự
chủ tiếp tục phong tặng và thờ phụng. Từ Đai La - Thăng
Long, nó được đưa về các làng xã và trở thành tước hiệu của
các vị thần bảo hộ cho mỗi làng - Thành hoàng làng, một hiện
tượng tín ngưỡng tiêu biểu của cộng đồng làng, trong khi đó ở
Trung Quốc các thôn xã vẫn chỉ thờ các Thổ thần.

Ở làng Việt Nam, từ các vị Thổ thần trở thành Hoàng làng
đã trải qua nhiều biến đổi, vừa do sự phát triển nội tại của bản
thân làng xã, do giao lưu ảnh hưởng và nhất là do tác động của
nhà nước phong kiến trung ương tập quyền theo hướng phong
kiến hoá, nho giáo hoá thờ cúng Thành hoàng ở các làng với
ước muốn ngày một can thiệp và nắm lấy hệ thống thần linh
và tín ngưỡng này để thao túng cấp hành chính cơ sở là làng
xã. Điều này thể hiện rõ rệt hơn cả từ thời Lê mạt và nhất là từ
thời Nguyễn , qua việc hàng năm vua phong thần cho các
Thành hoàng ở làng xã, quy định các thể thức tế tự, nghi lễ...

Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi hình thành tộc Việt, Nhà nước
cổ đại văn lang - Âu Lạc, và văn hoá cổ truyền Việt Nam.
Qua diện mạo Thành hoàng ở đồng bằng Bắc Bộ, ta cũng có
thể hình dung được diện mạo chung của tục thờ phụng này ở
nước ta.

Theo diện mạo và phân bố tục thờ Thành hoàng , thường


được phân chia thành ba loại lớn: một là Thành hoàng có
nguồn gốc thiên thần, hai là Thành hoàng có nguồn gốc nhiên
thần ( nguồn gốc tự nhiên), ba là Thành hoàng có nguồn gốc
Nhân thần.

Thành hoàng có nguồn gốc Thiên thần: “Thiên” là trời , tức


là các vị thần có nguồn gốc từ trời , kể cả các vị được nhân
hoá hay đã được nhân hoá( mang dáng vẻ con người , sống đời
sống của con người) ví dụ: Thành hoàng là tứ pháp( mây,
mưa,sấm, chớp) được thờ ở nhiều làng ven sông Hồng… ,
Thành hoàng là một số tinh tú trên trời như Nam Tào, Bắc
đẩu( làng An điều- Đan phượng - Hà Nội), nữ thần Sao
Sa( thông Duyên Lăng-Trực Ninh, Nam Định), Các vị tiên,
các thần linh trong Đạo giáo, cao nhất là Ngọc Hoàng, các
thánh mẫu trong tam phủ, tứ phủ, Tứ vị Thánh Vương Mẫu
Liễu…

Việc thờ phụng các Thiên thần với tư cách là các vị Thành
hoàng - vị thần bảo hộ cho cộng đồng làng xã- là hoàn toàn dễ
hiểu vì trong xã hội cổ truyền của người nông dân là trông
trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày,
trông đêm.

Thành hoàng có nguồn gốc Nhiên thần: Tức các vị thần


mang dạng là thần Nước( Thuỷ thần), thần Đất( thổ thần), thần
Núi( Sơn thần), thần có dạng là các con vật, đồ vật…
Thành hoàng là Sơn thần: chiếm số lượng rất lớn trong các
vị thần nói chung như các vị Thành hoàng nói riêng. Các Sơn
thần, tuỳ theo từng địa phương mà có các danh thần khác
nhau: Cao Sơn Thần, Cao Sơn Đại Vương… Diện phân bố thờ
cúng các Thành hoàng là Sơn thần rất rộng, ở hầu hết khắp
nơi, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, nhất là Sơn Tây.

Thành hoàng có nguồn gốc Thuỷ thần: Các vị Thành hoàng


có nguồn gốc Thuỷ thần cũng tuỳ theo đoạ phương mà mang
các danh thần khác nhau: Long Vương, Đại Càn, Tam Giang,
Đông Hải Đại Vương, Thuỷ Tề Đại Vương… Địa phương thở
thuỷ thần thường là nơi ven biển , sông lớn, các hồ , suối,
đầm. Gắn với các thuỷ thần thường có các thần mang dạng
Rắn, Cá, Rồng, Rùa…

Thành hoàng có nguồn gốc Thổ thần: Có lẽ đây là loại


Thành hoàng có nguồn gốc xa xưa là các thổ thần ở các thôn,
làng, sau này do việc phong tặng của các triều đại phong kiến
mà bị “ biến mất”, nhập vào các Thành hoàng là nhân vật lịch
sử hay bị loại ra khỏi loại Thành hoàng có sắc phong. Cũng có
loại Thổ Thần là Thành hoàng mang sắc phongchung là “Bản
cảnh Thành Hoàng” , nơi còn thấy nhiều là ở Nam Định( có
38 làng thờ Bản cảnh Thành hoàng).

Thành hoàng có nguồn gốc Nhân Thần: Đây là loại Thành


hoàng chiếm số lượng lớn nhất trong ba loại Thành hoàng kể
trên, trong số các Thành hoàng này, tuỳ theo công tích và vị
thế xã hội được chia thành 3 loại: một là Thành hoàng là nhân
vật lịch sử, hai là danh nhân văn hoá, ba là người khai phá ,
lập làng, bốn là người hiền sĩ có công mở mang ân trí, năm là
người ngoại bang, sáu là người chết vào giờ thiêng.

Thành hoàng là các nhân vật lịch sử: phần lớn là những
người có thật như lịch sử như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần
Hưng Đạo…, nhưng cũng có vị là những nhân vật nửa thật
nửa huyền thoại như Vua Hùng, An Dương Vương, Cao Lỗ…,
thậm chí có những vị gốc không phải là nhân thần , hay nhân
vật lịch sử mà sau này được lịch sử hoá, nhân vật hoá. Thành
hoàng là các nhân vậy lịch sừ chiếm số lượng đông nhất trong
các thành hoàng là Nhân Thần và được thờ cúng nhiều nhất ở
đồng bằng Bắc Bộ. Các Thành hoàng là nhân vật lịch sử trải
dài suốt các thời đại, từ thời lập nước đến các triều đại phong
kiến sau này.

Thành hoàng là các danh nhân văn hoá: là những người có


tư chất, nhân cách và trình độ góp phần nên các giá trị văn hoá
cho dân tộc, địa phương, như tạo ra nghề mới, kỹ thuật mới,
mà dân gian gọi là tổ sư nghề.

Thành hoàng là người khai phá , lập làng: Thành hoàng là


người đầu tiên đi tìm kiếm, khai phá, di dân lập làng, khai bến
để buôn bán, giao lưu.
Thành hoàng là người hiền sĩ có công mở mang dân trí:
Tuy là những người nông dân ở thôn xã cổ truyền nhưng nhân
dân ta có truyền thống quý trọng các bậc hiền tài, học rộng, trí
cao. Họ được coi là niềm tự hào của quê hương, lúc chết được
cả cộng đồng tôn thờ, có khi được lập thành Thành hoàng. Bởi
vậy, không ít nơi các ông Nghè, ông Trạng, người học giỏi
được thờ phụng ở đình làng.

Thành hoàng là người ngoại bang: ở nhiều vùng nước ta


cũng có hiện tượng thờ cúng thành hoàng là người ngoại tộc.
Điều này có thể được cắt nghĩa bằng nhiều lý do( do sự kính
nể hoặc sợ hãi trước uy lực của người đó, có nhân cách cá
nhân và có công lai to lớn với địa phương nên sau kho chết
được tôn thờ…

Thành hoàng là người chết vào giờ thiêng: Họ không phải


anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử, người có công lao …. Mà
thường là những người bình thường, thậm chí còn có địa vị xã
hội thấp nhưng họ lại chết một cách không bình thường, vào
giây phút bất thường mà dân gian gọi là giờ thiêng , nên linh
hồn họ chứa đựng một sức mạnh đặc biệt, siêu nhiên. Sức
mạnh đó có thể mang lại sự che chở cho cuộc đông bình an
của cộng đồng

Dù xuất phát từ Thiên thần, Nhiên thần hay Nhân thần, từ


nguồn gốc xã hội hay tầng lớp nào, dù là ohusc thần hay
không phải phúc thần, thì Thành hoàng cũng luôn là các vị
thần bảo vệ, che chở cho cộng đồng. Thành hoàng trở thành
biểu tượng tâm linh có kết cộng đồng.

Thành hoàng có sức tỏa sáng vô hình như một quyền uy


siêu việt khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ.
Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình giúp dân
làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hòa đồng, vì thế các hương
chức hay gia đình muốn tổ chức gì đó đều phải có lễ cúng
thành hoàng làng để xin phép trước, sự ngưỡng mộ thành
hoàng của người dân không kém gì sự ngưỡng mộ đối với tổ
tiên của họ. Tóm lại, tín ngưỡng thờ thành hoàng của người
Việt thực chất là thờ phúc thần, nó đóng vai trò liên kết cộng
đồng trong làng xã và mở rộng ra cả nước, nhằm giáo dục
lòng yêu nước, nhân nghĩa và hướng đến những điều tốt đẹp,
đó là những giá trị truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc
mà ngay nay chúng ta cần kế thừa và phát huy.

Cư dân Vân Đồn có kho tàng văn hóa dân gian vô cùng
phong phú, trong đó có thể thấy các giá trị văn hóa huyện đảo
Vân Đồn mang đậm tính chất biển đảo, yếu tố này được hình
thành và phát triển một cách liên tục và trở thành một trong
những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc - văn hóa biển.

Do điều kiện sống, lao động của ngư dân trong môi trường
biển cả mênh mông đầy những hiểm nguy nên tôn giáo tín
ngưỡng tạo cho họ niềm tin trước sự bao la hùng vĩ của thiên
nhiên. Trong tín ngưỡng dân gian, phổ biến nhất là thờ Thành
hoàng, việc thờ cúng các vị tiền hiền, những người có công
trong việc tìm đất định cư, khai phá đất đai, mở mang nghề
nghiệp. Bên cạnh đó là việc thờ các nhân vật lịch sử, như vùng
biển Vân Đồn thờ vua Lý Anh Tông, Trần Khánh Dư,... •
Đình Quan Lạn xưa nằm ở trung tâm của đảo, đầu tiên được
xây dựng ở gần bến Cái Làng. Sau được di chuyển hai lần.
Ngôi đình ngày nay được xây dựng vào quãng năm 1890-
1900 theo phong cách kiến trúc đình làng ở đồng bằng Bắc
Bộ. Đình được xây dựng ở vị trí đắc địa phía trước nhìn ra
vùng biển rất thoáng giống như thế “nhìn sông tựa núi” của
đình làng Việt thông thường. Cửa đình hướng về phía đất liền.
Đình Quan Lạn thờ Thành hoàng, các vị có công lập ấp làng.
Trong sách chép về các thần của Quan Lạn có ghi “Thần thổ
địa là thần có công khai phá đất đai dựng lên xã này, cũng là
vị dũng mãnh chết trong chiến trận”. Đáng tiếc là hiện nay
không còn lưu tích gì để định vị Thành hoàng đầu tiên của
làng.

Đình Quan Lạn ngôi đình cổ trên một hòn đảo xa đất liền,
song nó lại là ngôi đình duy nhất ở Việt Nam thờ tượng Vua
Lê Anh Tông - người có công thành lập ra trang, trấn Vân Đồn
vào năm 1149 và vị tướng tài ba Trần Khánh Dư trấn ải Vân
Đồn. Ngoài ra Đình còn thờ Dương Không Lộ và “Tứ vị thánh
nương” là những vị thần được cư dân trên đảo truyền tụng
thường chở che cho những người làm nghề biển. Như vậy, với
lối phối thờ nhiều thành phần trong đình làng khá hiếm gặp
như trường hợp đình Quan Lạn. Với quan niệm, Thành hoàng
là những người có công với nước với dân, có quan hệ mật thiết
với địa danh được phụng thờ và vì một “lý do lịch sử” đem cả
những vị thần có nguồn gốc nội đồng như Dương Không Lộ
hay có nguồn gốc ngoại quốc như “Tứ vị thánh nương” trở
thành Thành hoàng.

- Không chỉ ở Quan Lạn, mà một số địa phương khác ở huyện


Vân Đồn cũng lập đền, miếu để thờ thành hoàng Trần Khánh
Dư. Theo sử sách, năm 1288, trong cuộc kháng chiến chống
Nguyên Mông lần thứ ba, Trần Khánh Dư được cử chỉ huy
đạo quân phòng giữ vùng biển Đông Bắc. Tại đây, ông cùng
quân lính đánh thắng trận Vân Đồn, tiêu diệt hơn 500 chiến
thuyền lương của Trương Văn Hổ, góp phần quan trọng để
cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba sớm kết thúc
thắng lợi. Với cống hiến to lớn trong suốt 3 cuộc kháng chiến
chống Nguyên Mông, Trần Khánh Dư đã được vua Trần
phong tước Nhân Huệ vương.
Chiến công của Phó đô tướng quân Trần Khánh Dư đánh chìm
đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ trên vịnh biển Bái Tử
Long, góp phần rất quan trọng vào Chiến thắng Bạch Đằng.
Nhà sử học Phan Huy Chú xếp ông ở hàng thứ tư, chỉ sau Trần
Hưng Đạo, Trần Nhật Duật và Phạm Ngũ Lão, đứng trên các
tướng tài kiệt hiệt như Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng,
Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái, Trần Quốc Nghiễn, Trần
Quốc Tảng...

-Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi tuổi già, có thời gian Trần
Khánh Dư về sống tại Vân Đồn. Theo sử chép, thời gian Trần
Khánh Dư sống ở Vân Đồn, vua Trần Minh Tông đã xuống
tận nơi thăm hỏi. Sau khi ông mất, tại mảnh đất Vân Đồn địa
linh nhân kiệt nơi gắn với những chiến công hiển hách của
lịch sử dân tộc, cũng như cuộc đời Trần Khánh Dư, người dân
đã lập nhiều di tích thờ ông. Ngày nay tại huyện đảo Vân Đồn
có nhiều đền, miếu, nghè thờ Trần Khánh Dư như nghè thờ
ông tại xã Quan Lạn, trong đó đền thờ tại xã Hạ Long là một
công trình tâm linh tọa lạc tại vị trí phong thủy tốt, uy nghiêm
bề thế và linh thiêng.

2.2.2 Các hình thức Thờ cúng

Đình là nơi cúng lễ hàng năm,ngoài ngày mùng một, ngày


rằm, người ta cúng lễ các Thành hoàng ở đình vào ngày đầu
tháng cảu tháng 2, tức ngày Xuân tế,ngày đầu của tháng 8, tức
thu tế, ngày lễ Hạ điền và Thượng điền, ngày lễ Thường tân
( cơm mới), ngày Thượng nguyên( rằm tháng Giêng)… Người
ta còn cúng thần vào các ngày lễ hàng năm: Hàn thực, đoan
ngọ(5/5), trung thu(15/8), ngoài ra còn Tang lễ, Đám cưới, lên
nhà mới... đều phải có đèn nhang cúng Thành hoàng.

Ông Nguyễn Văn Khoan trong công trình: phác thảo về


đình và sự thờ phụng thần thành hoàng của các làng pử bắc kì
đã liệt kê ra 48 nghi thức nối tiếp nhau của một lễ tế. Là nghi
thức tôn vinh thần Thành hoàng , thường một buổi tế như này
kéo dài nhiều giờ, luôn giữ vẻ thành kính, trang nghiêm,
không được để điều gì sơ suất. có những cuộc hội làng không
chỉ có một cuộc tế, mà có thể có nhiều cuộc tế, tùy theo cơ cấu
tổ chức xã hội của làng. trong cuộc tế, nhạc tế chủ yếu chỉ
dùng trống và chiêng. Sau khi kết thúc các nghi lễ thờ cúng,
các quan viên của làng tổ chức ăn uống. Tuy nhiên, việc sắp
xếp các quan viên vào cỗ cũng phải theo tuổi tác và ngôi thứ.

Trong nghi thức thờ phụng Thành hoàng trong hội làng,
người ta thường chú ý tới nhiều các tục hèm, coi đó là yếu tố
tất yếu của thờ cúng Thành hoàng ở đình. Tuy nhiên, hèm chỉ
là một khía cạnh của ta bu - cấm kỵ, tồn tại dưới mọi hình
thức một nghi lễ hay phong tục trong thờ cúng thành hoàng,
nhằm nhớ lại, tái hiện những nét riêng, đặc trưng, thậm chí là
sở thích của vị thần linh được tôn thờ.
Có nhiều dạng hèm: Một là hèm - kiêng kỵ nhắc tới tên húy
của thần, hai là hèm liên quan tới sở thích của thần, một hành
động đặc biệt của thần, ba là hèm - nghi lễ một yếu tố bắt buộc
cấu thành nghi lễ thờ Thành hoàng.

Loại hèm - nghi lễ này rất phong phú và đa dạng, nên rất
khó nhận dạng và phân loại chúng, có thể có nhiều cách phân
loại khác nhau, cụ thể:

Hèm - nghi lễ liên quan tới chiến trận: Những tthành hoàng
làng vốn xưa là võ quan lập công trong chiến trận chiếm số
lượng khá đông. Bởi thế, trong nghi lễ thờ phụng, nhiều nơi
còn giữ lại các tục hèm để tưởng nhớ, tái hiện các chiến công
xưa. Tiêu biểu là nghi lễ Hội Trận trong lễ hội Gióng ở làng
Phù đổng vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hằng năm tái hiện cuộc
chiến đấu giữa Thánh Gióng và giặc Ân thời Hùng Vương -
An Dương Vương.

Hèm phồn thực: đây là loại hèm- nghi lễ khá phổ biến
trong thờ cúng Thành hoàng, nhất là vào dịp lễ hội mùa xuân.
Nguồn cội lễ hội Việt Nam là lễ hội nông nghiệp , các vị thần
ít nhiều có gốc gác từ thần nông, vũ trụ luận Việt Nam và
phương đông là âm - dương tương khắc tương sinh. sự hòa
hợp âm - dương, đực - cái, theo quan niệm dân gian mang lại
phong đăng cho mùa màng và sức khỏe con người. Bởi thế,
việc thừo cúng Thanh hoàng ở làng gắn với nghi lễ nông
nghiệp, với quan niệm phồn thựuc là điều dễ hiểu và thường
đó là lớp văn hóa sớm nhất của thờ phụng Thành hoàng mà
một thời các triều đại phong kiến cho là dâm thần , hủ tục phải
xóa bỏ.

Tục hèm của người chết giờ thiêng và trở thành Thành
hoàng: một số làng ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có
thờ các thành hoàng vốn xưa là người ăn mày,ăn trộm, ăn
cướp... chết vào giờ thiêng, linh ứng và được thờ làm Thành
hoàng làng. Bởi vậy, trong nghi lễ hội làng thường phải thực
hiện các hèm tục này, mà thường làm vào ban đêm, người
ngoài làng không được tham dự, ví dụ: Hèm đi ăn mày và
cướp bị gậy của làng Đôn Điển ( quảng xương-Thanh Hóa) và
làng Xuân Ái ( Võ Giàng - Hà Bắc cũ). Thành hoàng của các
làng này xưa là người đi ăn mày. Hèm đuổi lượn trong lễ hội
Ngô Xá ( Gia Lâm, Hà Nội ), tái hiện việc người lái lợn xưa vì
đuổi lợn mà rơi xuống ao bị chết. Hèm thần ăn trộm, ăn cướp
còn quan sát thấy ở một số làng Cộng Khê (Thái Bình), Tích
Sơn ( Vĩnh Phúc)…, Hèm thần trẻ con chết nghẹt ở làng Đông
Thôn, vào dịp 12 tháng giêng, dâng thần bánh trôi và nhiều
món ăn khác.

Ở đình làng trong ngày hội không chỉ có tế lễ, rước và tục
hèm, mà còn có nhiều sinh hoạt văn hóa, các trò diễn mang
tính nghi lễ và phong tục. Trước hết phải kể tới các trò múa,
hát, sân khấu dân gian, ngoài ra còn rất nhiều trò diễn khác
như đánh phết ở hội làng Hiền Quang, rước vua sống ở hội
đền Cổ Loa, cờ lau tập trận ở Hội Hưng Yên. Các trog chơi
dân gian vừa mang tính đua tài vừa mang tính giải trí, góp vui:
thả diều, đốt pháo, thả chim, đua thuyền, vật võ, kéo co, chơi
đu... tạo nên không khí náo nhiệt, tưng bừng của hội làng.

2.2.3 Không Gian Thờ Cúng

Đình là nơi thờ thành hoàng làng, được coi là trung tâm
sinh hoạt văn hóa gắn bó với cộng đồng dân cư, là nơi hội
họp, bàn việc dân. Bàn thờ nói chung và bàn thờ thành hoàng
làng được thờ tự trong các ngôi đình làng nói riêng đều có vai
trò hết sức thiêng liêng và quan trọng.

Bàn thờ thành hoàng làng thường thờ trong đình được đặt ở
gian chính điện, ở ngay chính giữa.

Ngai và bài vị (những vị không được phong vương thì


thường chỉ được thờ bài vị đặt trong khám) thường đặt ở giữa
bàn thờ, phía trước nhiều khi còn để hòm sắc phong. Trên bàn
thờ thường có bộ tam sư (lư hương và đôi hạc) hoặc ngũ sư
(gồm bộ tam sư và thêm hai ống hương đặt trên hai bát
hương). Phía trước bàn thờ chính thường đặt đôi hạc đồng, đôi
bình hoa lớn đối xứng. Đối với những vị thần được phong đại
vương, có thể bố trí lọng vàng ở hai bên ban thờ. Đối với
những vị thành hoàng làng gắn với võ công thì thường có bộ
chấp kích dựng thẳng đứng ở hai bên ban thờ (ở vị trí nối giữa
cột cái và cột quân).

Ngoài ra còn có bộ bát bửu, sát đầu ngoài của hai bộ bát bửu
thường có bộ quán tẩy để phục vụ cho tế lễ.

Trước bàn thờ thường có những mảng chạm của người xưa
không chỉ để làm đẹp mà còn là ước vọng cầu mưa thuận gió
hòa, ngũ phúc lâm môn… Sát gian giữa, ở phía ngoài thường
đặt chiêng ở bên trái và trống ở bên phải. Sát tường hậu của
hai gian bên thường có ngựa hồng bên trái và ngựa bạch bên
phải, đứng theo thế chầu vào, yên của chúng phổ biến là hình
tượng phượng hoàng.

Bàn thờ thành hoàng làng trong các ngôi đình thường được
sử dụng là kiểu bàn thờ đứng, án gian thờ, sập thờ hoặc bàn
thờ ô xa… mang phong cách truyền thống với những hoa tiết
được chạm khắc tinh tế và tỉ mỉ. Các họa tiết được trang trí
tinh xảo trên bàn thờ thành hoàng làng trong ngôi đình thường
thấy là họa tiết tứ quý, tứ linh, tam đa… Ta có thể thấy Không
gian thờ Thành hoàng vô cùng trang trọng, nơi thờ thành
hoàng làng rất thiêng liêng, mang đậm dấu ấn tâm linh và thể
hiện quan niệm “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam
ta.
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, thờ phụng Thành
hoàng giữ vai trò then chốt trong đời sống tâm linh của cộng
đồng. Thành hoàng là vị thần phù hộ cho cả cộng đồng, một
loại hình tín ngưỡng của công xã nông thôn của xã hội thời
nguyên thủy chuyển biến xã hội có giai cấp. Tuy nhiên, từ lớp
tín ngưỡng thuở xưa ấy, thờ cúng Thành hoàng của người Việt
đã bị “phong kiến hóa”, tiếp thu những ảnh hưởng của nho
giáo và các tôn giáo khác. Sau một thời gian dài mấy thập kỉ,
tín ngưỡng Thành hoàng bị hạn chế, thậm chí bị phá bỏ, nay tế
bào gia đình và dòng họ được phục hồi, thì tín ngưỡng thờ
Thành hoàng lại có cơ hội trỗi dậy và tiếp tục tồn tại. Từ cái
nền tín ngưỡng Thành hoàng này đã sản sinh và tích hợp nhiều
sinh hoạt văn hoá cộng đồng, tạo nên bộ mặt văn hóa tiêu biểu
và độc đáo của làng xã Việt Nam cổ truyền. Đó là ngôi đình
làng - trung tâm sinh hoạt cộng đồng của làng xã , là các lễ
nghi, phong tục, nhất là tục hèm, các sinh hoạt văn hóa mang
tính đua tài và vui chơi giải trí. Hội đình đã thực sự là trung
tâm quy tụ, sản sinh, tấm gương phản chiếu văn hóa cổ truyền
của người nông dân Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Ngô Đức Thịnh, Tín Ngưỡng và Văn Hóa Tín


Ngưỡng Ở Việt Nam,NXB Hà Nội.
2. https://hanhtrinhtamlinh.com/tin-nguong-tho-thanh-hoang-
cua-nguoi-viet-nam/

3.Loan Nguyễn(5/2021), Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, ý


nghĩa của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng

4. http://www.baotangquangninh.vn/Chuyen-de/nghe-tho-tran-
khanh-du-tren-xa-dao-quan-lan-huyen-van-don-1006.htm

5. https://vietnamarch.com.vn/ban-tho-than-thanh-hoang-lang-
thuong-duoc-bo-tri-tho-tu-o-khong-gian-nao-trong-ngoi-dinh/

6. Ban quản lý di tích Đền Trần Khánh Dư ( xã Hạ Long –


huyện Vân Đồn)
PHỤ LỤC

Đền thờ thần cao sơn tại đền Cạp Tiên – Vân Đồn

Đền Thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, Quan Lạn, Vân Đồn
Miếu thờ Tứ Vị Thánh Nương, xã Quan Lạn, Vân Đồn
Ban Thờ Thành Hoàng Trần Quốc Tuấn, Đền Trần Khánh Dư,
Vân Đồn
Ban Thờ Trần Khánh Dư, Tại Đền Trần Khánh Dư, Xã Hạ Long,
Vân Đồn

Tác Gỉa Khảo Sát Tại Đền Cạp Tiên, Đông Xá, Vân Đồn
Tác Gỉa Khảo Sát Tại Đền Trần Khánh Dư, Xã Hạ Long, Vân
Đồn
Tác Gỉa Khảo Sát Thực Tế Tại Đền Trần Khánh Dư, Hạ Long,
Vân Đồn

You might also like