You are on page 1of 12

Họ và tên: TrẦn Anh Quân


Lớp: 10A
Trường: THPT Chuyên Lê Quý Đôn




Mường Thanh hay Mường Then (theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là xứ
Trời) là nơi mà các vị thần linh của dân tộc Thái ngự trị như Ải Lật
Cậc, Then Luông, thần sông, núi, gió, mưa,… đều bước ra từ thần thoại
do người Thái cổ sáng tạo nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, văn
hóa – những thứ được coi là quan hệ mật thiết đến sự sống còn của
tập thể thị tộc bộ lạc. Trong đó có một vị thần, đó chính là Nàng Han
– hiện thân của khát vọng hòa bình, về một bản, mường hạnh phúc. Nhủ
ai từ đất Lam Giang – Ngàn Cả (Nghệ An) ngược về băng qua Đèo Đá
Trắng (Mộc Châu) hùng vĩ, rồi vượt đèo Phi Đin, băng Đà Giang, mạn
ngược Nậm Na đến Mường Tho (Lai Châu) rồi quay trờ về Mường Lò
(Nghĩa Lộ, Yên Bái) ngắm đồi núi Đuông Nàng Han, sau đó trở về chính
vị Sơn La núi ngàn ghé thăm Chiềng Phung (Quỳnh Nhai) – Chúa Đất, tổ
tiên Nàng, Đung Nàng Han Mường Pùa (Phù Yên) tiếp đến là Phiêng
Khum Lum (Mường Pùa). Tay trong tay ly rượu ngô Bắc Hà ấm tình nước
non, vui hòa ca trong điệu múa xòe, nghe người Thái kể sự Nàng Han
cho con trẻ xứ Mường – nơi sơn lâm núi ngàn hùng vĩ vào mỗi dịp Xuân
về, đồi núi hoa nở.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là tên
gọi dùng để chỉ một nhóm những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự
kiện và nhân vật lịch sử, phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, thần
tượng hóa, thông qua đó thể hiện sự tôn kính, sùng bài đối với những
người đã có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của
một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa
phê phán nhân vật lịch sử.” Nếu thần thoại lấy thế giới xung quanh
làm đối tượng để nhận thức, lý giải thì truyền thuyết lại hướng về các
sự kiện, biến cố có liên quan đến lịch sử của cộng đồng. Như vậy ta
có thể thấy được, mỗi vùng miền khác nhau sẽ bao gồm nhiều bộ tộc
khác nhau điều này đồng nghĩa với việc mỗi nơi sẽ có một quá trình
hình thành, biến đổi, phát triển khác nhau. Chẳng hạn như ở Đất Ngàn
Cả - Nghệ An, được truyền tụng rằng có một vị anh hùng nổi tiếng
anh minh, gần xa đều hay danh, chăm lo công sự nước nhà, được nhân
dân hết lòng tin tưởng, khi thác đi được phong làm thánh – người dân
Xứ Nghệ hết lòng tôn kính, thế nhưng cho tới tận bây giờ vẫn chưa có
tài liệu nào giải thích về nguồn gốc chính xác của vị Thánh Minh này
nhưng vì quá đỗi tôn kính, mong muốn được hiểu rõ hơn về thân phận
của người, ghi chép mãi cho đời sau nên họ đã tìm kiếm và tổng hợp
những nguồn sử liệu từ đó tạo nên những thần thoại về thân phận của
ông. Người Thái không phải là ngoại lệ, trong đời sống tinh thần của
họ luôn gắn liền với 3 chữ:” Các vị thần”, chẳng hạn như vị thần Then
Khúm trông coi việc thiện, Then Tàng lo làm ra con người và loài vật,
Then Bấu lo đúc người, Then Khạt đo số mệnh, các Then chăm lo công
việc tạo mưa gió,…
“Từng vượt khắp Sơn La, Hát Lót
Gùi trên vai nặng trĩu hoa ban
Hội xuân hạn khuống xòe đàn
Mai Châu chốn ấy non ngàn u linh.”

“Tắm nước Nàng Han lội chỗ sâu


Đánh giặc Nàng Han dẫn đầu.”
Nếu như ở dưới miền xuôi nức danh Đôi bà Mê Linh thì trên miền
ngược nức danh Nàng Han – thần thoại về nàng chính là bản anh
hùng ca của đồng bào Thái và một số khác ở núi rừng Tây Bắc.


Người Thái với tên tự gọi là Tay/Tày/Thay/Thày. Nếu như người
Nùng có tộc Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng An,… thì người Thái cũng
có các tộc như Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ, Thái Yo. Ở Việt Nam,
theo Tổng điều tra dân số năm 1999, người Thái có số dân là
1.328.725 người, chiếm 1.74% dân số cả nước, thường tập trung ở
các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn la, Hòa Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An.

Một số họ phổ biến của người Thái như: Khoảng, Bạc, Bế, Bua,
Cà (Hà, Kha, Khà, Mào Sa),…

Như các dân tộc khác, người Thái quan niệm hôn nhân là quy
luật của đời sống. Hôn nhân của người Thái dựa trên tình yêu xuất
phát từ đôi trai gái, đồng thuận giữa hai bên gia đình vì nó liên
quan mật thiết đến chuyện “nối dõi tông đường”, thờ cúng tổ tiên.
Chế độ hôn nhân của họ chính là “một vợ một chồng”, ai vi phạm
chế độ hôn nhân sẽ bị phạt, không có trường hợp ngoại lệ dù đó là
tầng lớp nào. Các nghi thức, nghi lễ cưới xin chứa đựng nhiều giá trị
tinh thần, tâm lý, tình cảm,…

Những đứa con tinh thần của người Thái như: thần thoại, cổ tích,
truyện thơ, ca dao,… thể hiện những vẻ đẹp về tinh thần, phong tục,
tập quán. Người Thái đặc biệt rất thích ca hát, đặc biệt là khắp –
lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, đệm đàn và múa. Trong đó, hạn
khuống là nét đặc trưng nổi bật, nó là một lễ hội của người đồng
bào dân tộc Thái, Tây Bắc. Ở Hạn Khuống, lối hát giao duyên là lối
hát chủ đạo. Trên sàn Hạn Khuống có đặt một bếp lửa ở vị trí trung
tâm, có 5 cây tre hoặc để ít lá trên ngọn gọi là lắc xáy, giống như
cây nêu ngày Tết. Có lẽ tôi luôn ấn tượng với những ngọn lửa trong
các ngày hội, nghi thức ở vùng cao. Quả thật, cuộc sống nơi sương
giá quanh năm, khí hậu khắc nghiệt, ngọn lửa là một yếu tố quan
trọng, không thể thiếu trong đời sống của họ. Lửa đại diện cho thần
linh có sức mạnh xua đuổi đi các loài dã thú, sự lạnh lẽo, cô đơn,
giúp gắn kết mọi người với nhau nhiều hơn, thế nên ngọn lửa đã đi
vào những nghi thức tâm linh, những lễ hội văn hóa của người miền
thượng. Nếu như dân tộc Pà Thẻn có nghi thức nhảy lửa để tạ ơn
thần linh thì dân tộc Thái có Hạn Khuống.


Nàng vốn là con gái của một gia đình nghèo thuộc bản Lang,
thưở ấy giặc phương Bắc tràn sang cướp bóc nước ta. Những vị
tướng giỏi nhất của xứ Mường được cử đi cũng không thể đánh bại
kẻ thù. Trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc như thế, chúa đất đã
phải chiêu mộ những anh hùng nhằm tiếp ứng cho các vị tướng, rất
nhiều trai tráng đã thi triển tài năng võ nghệ nhưng không một ai
đạt đủ yêu cầu, thấy như vật Nàng Han đã xin được cầm quân lên
đường dẹp giặc. Ngày đêm binh thao, võ luyện, chuẩn bị đầy đủ,
ngày ấy cũng đã đến. Nàng cầm kiếm, phất ngọn cờ đào giọng hô
vang “Đánh đuổi kẻ thù”. Trận chiến kéo dài liên tục trong suốt
nhiều ngày đêm, đến đúng ngày 30 Tết, giặc đã bại trận, Nàng cùng
các tướng sĩ hoan ca trở về trong chiến thắng. Nhưng khai đến Nậm
So Giang (bên cạnh suối Tùng Lùm), nàng cởi xiêm y để tắm rửa
nhưng sau khi tắm, thân thể nàng bỗng nhẹ bẫng rồi từ từ bay cao
lên trời. Sau đó, khi Nàng đã về trời, những vị tướng do Nàng chỉ
huy cũng dần biến mất, người dân quay vùng đó xem đó là điềm lành
và coi Nậm So là “Bảng phong Thần – Thiên Binh Thần Tướng”.Kể từ
đó, đền thờ Nàng được dựng lên nhằm tưởng nhớ công ơn của nàng.

Có rất nhiều dị bản về thân thế của nàng. Truyền thuyết kể
rằng: Nàng là con gái duy nhất của chúa đất người Khơ Mú ở Chiềng
Phung (Quỳnh Nhai). Khi xưa, nàng vốn là người có tài cung kiếm,
thao binh vô địch, nàng xin cha được giả trai và luyện tập cùng
quân lý. Cha nàng thuận lòng và đặt tên dưới thân phận con trai
cho nàng là Khum Chương. Khi giặc phương Bắc tràn sang xâm lược,
chúa đất chọn chủ trương cầm quân ra trận. Trong cuộc chiến
quyết liệt, Khum Chương đã thắng và phong làm chủ tướng cùng phó
tướng là Khum Lụm dẫn quân ngược sông Đà, Nậm Na (Lai Châu)
đánh đuổi giặc phương Bắc qua Chiềng Sa (xã Mường So, huyện
Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đến Mường Là – Trung Quốc rồi quay về.
Về nhà đúng 30 Tết, nàng thực hành lễ cúng áp Mố Chiêng – Tắm
gội 30 Tết, tắm gội xong thì lại nghe tin giặc giữ phương Bắc sang
cướp phá ở Mường Lò nên nàng khoác áo hoàng bào, phen nữa trở
thành Khum Chương cầm quân xuôi sông Đà vượt núi vào Phù Yên,
vào Mường Lò đánh đuổi quân giặc. Sau đó, Khum Chương cùng
quân lính khải hoàn trở về nhưng không may khi dừng chân nghỉ ngơi
tại Mường Pùa, nàng đã bị bại lộ danh tính của mình vì ông trời
thương tình nên đã đón linh hồn của nàng về giời. Sau khi thác đi,
Tạo Mường và dân bản đã trả lại tên cho nàng chính là Nàng Han.
Để tưởng nhớ công ơn nàng đã đánh đuổi giặc cứu Mường nên người
dân nợi đây đã lập miếu thờ cúng hàng năm vào ngày rằm tháng 3
(âm lịch).

Các lễ hội truyền thống.Truyền thuyết phản ánh các sự kiện lịch
sử, đó cũng là một cách để thể hiện sự quan tâm, thái độ của chúng
dân đến với những sự kiện có liên quan tác động lớn đến cộng đồng.
Lấy truyền thuyết “ Thác Bờ công chúa” là một ví dụ:
“Trăng khuyết rồi trăng lại tròn
Người Mường sống với nước non muôn đời”.

“Từng vượt suối băng ngàn mở lối


Giúp dân lành sớm tối lên công
Bao năm đục núi khai dòng
Đem dòng nước ngọt, mát lành dân sinh”.
Từng dòng chữ hiện lên, đều kể về những công lao Người làm cho
dân Mường. Bởi lẻ như thế, người dân đã lập dựng nên ngôi đền thờ
ở Xã Thung Nai huyện Cao Phong nhằm tưởng nhớ công ơn của bà
dành cho dân tộc Mường nói riêng và đất nước nói chung. Chúa Thái
– Nàng Han cũng vậy, tuy đã thác nhưng những truyền thuyết về
giai thoại của bà vẫn còn in đậm trong tâm thức của người dân nơi
Sơn La, Hát Lót, họ đã tạo dựng nên những ngôi đền thờ, những
phong tục, những lễ hội để ghi ơn mãi “Thủ lĩnh Nàng Han”. Tuy
nhiên, xã hội hiện đại đã để lại nhiều khó khăn trong việc bảo tồn
các di sản văn hóa này, nhưng không vì thế mà chúng mai một đi,
các nhà chức trách, địa phương đã góp phần gìn giữ, xây dựng lại
một :”Lễ Hội Nàng Han” sau nhiều năm vắng bóng. Cứ mỗi dịp tết
đến xuân về, đồi núi hoa đào, hoa mận nở rộ, mọi người tay trong
tay cùng nhau nhảy sạp, múa cá sa (múa quanh cây hoa – thứ đại
diện cho cây vũ trụ nhiều tầng, có mong ước cho vạn vật sinh sôi
nảy nở). Theo truyền thuyết, sau khi chiến thắng trở về, quân binh
của Nàng tổ chức ca hát, nhảy múa, nào là mang trống chiêng ra
đánh, mang luống ra gõ, lấy đòn khiêng trống đặt xuống đất theo
chiều dọc, lấy giáo mác đặt theo chiều ngang từng đôi ngay ngắn
rồi nhảy qua theo nhịp điệu nên từ đó nhảy sạp được ra đời. Cứ mỗi
lần đến lễ hội Nàng Han, người Thái Trịnh Vạn lại tổ chức điệu nhảy
sạp để ngưỡng vọng công đức Nàng cũng như các binh Mường.
Ngoài ra, cứ vào ngày 15/2 âm lịch, lễ hội Nàng Han ở xã Mường
So, huyện Phong Thổ (Lai Châu), đông đảo nhân dân từ già đến trẻ
trên địa bàn tỉnh Lai Châu về đến khu vực đền thờ Nàng Han để nô
nức trẩy hội, tham gia các trò chơi dân gian như ném còn, đánh
cầu, kéo co. Lễ hội truyền thống gồm 2 phần: phần lễ và phần hội,
từng phần sẽ có từng cách truyền thống để thực hiện. Trong tín
ngưỡng dân gian của người Thái, Nàng Han được suy tôn là Nữ Thần
thế nên trong các Lễ Xên Bản, Xên Mường, Kin Pang Then…các thầy
mo, thầy cúng đều cầu xin tới Nàng để phù hộ cho con người, cho
bản mường an lành, no ấm.


Chính phủ, địa phương cần làm việc, đưa ra những chính sách,
luật để bảo tồn các di tích gắn liền với truyền thuyết, xử phạt các
hành vi làm tổn hại đến di tích. Bộ Giáo Dục đưa những truyền
thuyết, những nét đẹp văn hóa vào chương trình giáo dục cho học
sinh từ đó tạo ra cho chúng tôi những cái nhìn toàn diện về di sản
của ông cha ta, nâng cao nhận thức, lòng biết ơn đối với những tinh
túy của “văn học”.

Chúng ta không thể phủ nhận một điều răng, mỗi vùng miền, mỗi
dân tộc anh em trên mảnh đất chữ S này đều mang trong mình riêng
những vẻ đẹp. Đó có thể là vẻ đẹp từ nhan sắc, vẻ đẹp từ trang
phục, vẻ đẹp từ nhà cửa, mà đó cũng có thể là vẻ đẹp từ những
truyền thuyết mà nơi đó lưu truyền – chúng gắn liền với hình ảnh
những người anh hùng, những người có công chăm lo sự nước, sự tộc.
Được thừa hưởng những vẻ đẹp ấy, hậu thế bây giờ cần giữ gìn và
phát huy chúng, để sau này không bị mai một đi, vẫn còn mãi với
non sông đất nước.
“Gái mường ấy người đời sau gọi/Nữ tướng là Thủ lĩnh Nàng Han".
1. Đặc sắc Lễ hội Nàng Han (laichau.gov.vn)
2. Đặc sắc Lễ hội Nàng Han (daidoanket.vn)
3. Blog Lê Phước: VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THUYẾT
(phuoctk88.blogspot.com)
4. Về quê nghe mế kể truyền thuyết Nàng Han
(baothanhhoa.vn)
5. Đền thờ nàng Han (dulichmocchau.org)
6. Nàng Han trong đời sống tâm linh của các dân tộc Tây
Bắc | baotintuc.vn
7. Người Thái (Việt Nam) – Wikipedia tiếng Việt

You might also like