You are on page 1of 16

CHƯƠNG 1.

NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG


THỜ MẪU
I. Khái niệm
1. Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một phương diện quan trọng trong đời sống tinh thần của con người, đồng
thời nó còn là một nét văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ước vọng của con người
từ xưa đến nay. Theo từ điển Hán-Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải
thích: “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” 1. Tương tự,
trong Từ điển Tiếng Việt, tín ngưỡng nghĩa là: “Tin vào một tôn giáo: Tự do tín
ngưỡng’’2. Và như vậy, ở nghĩa từ nguyên, tín ngưỡng chính là niềm tin tôn giáo ở mỗi
con người.
Tín ngưỡng là một hình thức văn hóa phi vật thể độc đáo, nó đóng góp trong việc hình
thành nên các giá trị truyền thống văn hóa của cả một dân tộc, kết nối cộng đồng lại với
nhau. Ở Việt Nam, việc giao lưu và hội nhập với nhiều nền văn hóa trên thế giới là một
đặc trưng rất quan trọng của văn hóa nước ta. Và ở nước ta có rất nhiều tín ngưỡng bản
địa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của dân tộc ta từ xưa đến nay. Một trong những tín
ngưỡng bản địa nổi bật nhất của Việt Nam thì không thể không nhắc đến Tín ngưỡng Thờ
Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.
2. Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay còn được gọi là Đạo Mẫu ( 道母), thờ Thánh Mẫu,
thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Thờ Mẫu ở miền Bắc). Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh
mang tính nữ, nhưng giữa việc thờ nữ thần, thờ Thánh Mẫu, Thánh Cô, thờ Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ lại không hoàn toàn đồng nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu được hình thành và
phát triển dựa trên một tín ngưỡng bản địa, người dân tin rằng việc tôn thờ Mẫu thần với
sự ban phát các quyền năng sinh sôi của Mẫu; họ mong muốn Mẫu sẽ là người bảo trợ và
che chở con người, là cứu cánh của mọi khổ đau bất hạnh.Tín ngưỡng này đã đề cao vai
trò của phụ nữ, giới tính hóa mang khuôn hình người Mẹ; là nơi mà ở đó người phụ nữ
Việt Nam gửi gắm những ước vọng giải thoát khỏi những định kiến đầy hà khắc và sự
ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến.

II. Nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu


Cho đến nay tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta chưa xác định được chính xác có từ khi nào.
Theo những gì đã nghiên cứu, tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam xuất hiện vào khoảng thế
kỷ thứ II hoặc thứ III trước Công nguyên và Đạo Mẫu có nguồn gốc ở miền Bắc.
Các vị Mẫu được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện; đặc biệt là có Thánh Mẫu Liễu
Hạnh được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng là Phủ: Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ. Vào đến

1
Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán- Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 283.
2
Văn Tân (chủ biên) (1991), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 1209.
miền Nam, “Ðạo” này đã hoà nhập “Mẫu” với các nữ thần trong tín ngưỡng địa phương:
Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Huế), Thánh Mẫu Linh Sơn (Tây Ninh).
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt khởi đầu từ khi con người cư trú ở những vùng rừng
núi. Với hình ảnh đầu tiên là Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Sơn Lâm. Trong quá
trình di cư xuống những vùng thấp hơn, tín ngưỡng thờ mẫu dần dần xuất hiện ở những
vùng đồng bằng. Vì thế trong các buổi hầu đồng, hầu bóng tái hiện Mẫu Thượng Ngàn,
thường là những bà người Dao, Tày, Nùng. Và nơi thờ thiêng liêng của Mẫu giai đoạn sơ
khai thường là các “phủ” nhỏ, sau này khi Đạo Mẫu dần trở thành một tín ngưỡng phổ
biến thì Mẫu Tam phủ, Tứ phủ có các Điện thờ, các Đền thờ, Miếu thờ riêng.
 Ví dụ:
- Ninh Bình: có 415 di tích lịch sử văn hóa thờ và phối thờ Mẫu, 3tiêu biểu như: Đền
Dâu, đền Quán Cháo, phủ Đồi Ngang, Đền Sòng Sơn , Đền Cửu Tỉnh, phủ Châu Sơn,
chùa Bái Đính cổ, đền Quèn Thạch, đền Thung Lá, đền Mẫu Thượng...
- Lạng Sơn: Đền Mẫu Sơn, Đền Công Đồng Bắc Lệ, Đền Mẫu Đồng Đăng, đền Mẫu
Thượng Ngàn, Đền Suối Lân, Đền Giám Sát, Đền Chầu Lục, Đền Đồng Mỏ,…

Nét đặc trưng trong tín ngưỡng thờ Mẫu là nghi thức hầu đồng (hầu bóng). Với 36 giá
đồng, Mẫu đã hoá thân vào tất thẩy để giúp cho người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, Đạo Mẫu còn tích hợp những giá trị văn học dân gian, nghệ thuật diễn xướng,
tạo hình mà ít có tín ngưỡng nào có được. Đạo Mẫu sản sinh ra thức diễn xướng riêng,
mang sắc thái dân gian độc đáo – hát chầu văn. GS.TS Ngô Đức Thịnh đã viết: “ Từ
nhân lõi tôn giáo tín ngưỡng này, đạo Mẫu đã sản sinh và tích hợp nhiều yếu tố, giá trị
văn hoá: Văn học đạo Mẫu, diễn xướng đạo Mẫu (âm nhạc, múa, hát chầu văn, sân
khấu), kiến trúc và nghệ thuật trang trí, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng gắn với đạo
Mẫu”4. Có tới hàng trăm bài văn chầu được dân gian sáng tác, được ví như những truyền
thuyết bằng thơ với nội dung mô tả cảnh, ca ngợi công đức những người có công với
nước với dân, răn dạy người đời…

III. Đặc trưng của tín ngưỡng thờ mẫu và nghi lễ hầu đồng
3
Hội thảo tư vấn phản biện "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình" giai đoạn 2019-2025
4
Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội,
trang 765.
1. Đặc trưng của tín ngưỡng thờ mẫu
1.1. Hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ thờ các vị Mẫu thần, Nữ thần mà còn tôn thờ cả hệ
thống các vị Thánh.
a) Phụ vương đại thánh
Trong các đền, phủ của Đạo Mẫu, có rất nhiều khu vực thờ các vị thần, thánh. Trước tiên
phải kể đến vị thần có vị trí tối cao nhất là Ngọc Hoàng Đại Đế. Mặc dù vậy, khi thỉnh
đồng, người Việt Nam ta không thỉnh Ngọc Hoàng Đại Đế mà chỉ thỉnh hai vị quan ở hai
bên ngài là Nam Tào và Bắc Đẩu, tiếp đến là Vua Cha Bát Hải Động Đình cùng hai bà
hầu hai bên. Các vị Phụ vương đại thánh gồm:
+ Ngọc Hoàng thượng đế ( Thiên phủ)
+ Bát hải Long vương ( Thoải phủ)
+ Tản viên Sơn thánh ( Nhạc phủ)
+ Thập diện Minh vương ( Địa phủ)

b) Bảo hộ dân quốc Thánh mẫu


Bốn vị Thánh Mẫu là bốn vị Thánh tối cao nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, khi thực hiện
nghi lễ hầu đồng phải thỉnh bốn vị Thánh Mẫu đầu tiên rồi mới đến các vị khác. Có một
điều đặc biệt là khi thỉnh mẫu người hầu đồng sẽ không bao giờ mở khăn phủ diện mà chỉ
đảo bóng rồi sau đó xa giá - đó là quy định không thể làm trái (thường gọi là “hầu tráng
mạn”, các cụ đồng cao tuổi gọi là “Trải qua xem rạng”).
Sau khi giá Mẫu, từ hàng Trần Triều trở đi mới được phép mở khăn hầu đồng, theo sách
cổ vì bốn giá Mẫu lại hóa thân vào bốn giá Chầu Bà từ Chầu Đệ Nhất đến Đệ Tứ, nên
xem như Bốn giá Chầu Bà là hóa thân của Bốn giá Mẫu.
+ Mẫu đệ nhất (Thiên phủ) hiệu Thanh vân công chúa
+ Mẫu đệ nhị (Địa phủ) hiệu Liễu hạnh công chúa
+ Mẫu đệ tam (Thoải phủ) hiệu Xích lân công chúa
+ Mẫu đệ tứ (Nhạc phủ) hiệu Sơn lâm công chúa

Bảo hộ dân quốc Thánh Mẫu

c) Ngũ vị tôn quan


- Quan Lớn đệ nhất thượng thiên: cai quản Thiên phủ trên trời, tạo mưa làm gió, làm
quan trong cung điện của Ngọc hoàng Đại Đế, mặc áo đỏ.
- Quan Lớn đệ nhị Thượng ngàn: cai trị vùng rừng núi Lâm cung, lên rừng xuống
biển dâng tấu về Bát hải long vương, là vị thần tiên phong giám sát trước để đánh trận,
mặc áo xanh.
- Quan Lớn đệ tam thoải phủ: con của vua Bát hải long vương, mặc áo trắng đi cùng
song kiếm xông pha quỷ thế tà giới.
- Quan lớn đệ Tứ Khâm Sai: là thần linh cai quản đất bằng, có trọng trách đi khâm
sai các vùng dân, giữ an lành non sông, mặc áo vàng.
- Quan Lớn đệ Ngũ Tuần Tranh: là một vị quan lớn, mặc áo xanh biển cùng thanh
đao thanh long to lớn.
Ngũ vị tôn quan

d) Tứ phủ Chầu Bà
Tứ vị Thánh bà (Tứ Vị Chầu Bà) được xem là hóa thân phục vụ cho Tứ Vị Thánh Mẫu.
Mặc dù gọi là Tứ vị Thánh bà nhưng số lượng của các vị thánh Chầu có thể tăng tới tận
12. Tuy nhiên, những Chầu bà từ Đệ Nhất tới Chầu Lục và Chầu bé thường giáng đồng,
họ có nơi thờ phụng riêng, trái lại, các vị thánh khác ít khi giáng đồng và được rất ít người
biết đến.
- Chầu Đệ Nhất (thánh Thượng Thiên ) thuộc Thiên phủ.
- Chầu Đệ Nhị (hiệu Ngôi kiều công chúa) thuộc Nhạc phủ.
- Chầu Đệ Tam (Mẫu Thoải ) (hiệu Thủy Điện công chúa) thuộc Thoải phủ.
- Chầu Thác Bờ thuộc Thoải phủ và Nhạc phủ.
- Chầu Đệ Tứ khâm sai Tứ phủ (hiệu Chiêu dung công chúa) thuộc Địa phủ, nơi thờ
Chiêu dung công chúa Lý Ngọc Ba là Đình Cốc Thượng.
- Chầu Ngũ (hiệu Suối Lân công chúa) thuộc Nhạc phủ, bà được tôn thờ ở Suối Lân,
tỉnh Lạng Sơn.
- Chầu Lục (hiệu Lục cung công chúa) thuộc Nhạc phủ.
- Chầu Bảy ( hiệu Tân la công chúa) thuộc Nhạc phủ.
- Chầu Bát (hiệu nữ tướng Bát nàn) thuộc Nhạc phủ, được thờ ở Tiên La, tỉnh Thái
Bình.
- Chầu Cửu ( Cửu Huyền Thiên Nữ) thờ tại Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Chầu Mười (hiệu nữ tướng Đồng mỏ Chi lăng) thuộc Nhạc phủ, thờ tại Đồng Mỏ,
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Chầu bé ở Bắc Lệ (hiệu Chầu bé Bắc lệ) thuộc Nhạc phủ.
- Chầu bà Bản đền (hiệu Thủ Điện công chúa).
Tứ phủ Chầu Bà

e) Thập vị thuỷ tế
Tương tự như hàng Quan Lớn, các Ông Hoàng đều là những vị hoàng tử hoặc danh tướng
vừa có tài vừa có đức, thương dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng rất nhiều.
Hàng Ông Hoàng gồm:

- Ông Hoàng Cả (hiệu Đông Hải Đại Vương) thuộc Thiên phủ.
- Ông Hoàng Đôi ( Người Mán ) thuộc Nhạc phủ.
- Ông Hoàng Bơ thuộc Thoải cung.
- Ông Hoàng Tư (hiệu ông Hoàng khâm sai) thuộc Thoải phủ.
- Ông Hoàng Năm
- Ông Hoàng Lục Thanh Hà
- Ông Hoàng Bảy ( hiệu ông Hoàng Bảo Hà) thuộc Nhạc phủ.
- Ông Hoàng Bát quốc (hiệu Ông Đệ bát đồng bằng sông Diêm) thuộc Thoải phủ.
- Ông Chín Cờn (hiệu ông Cờn môn) thuộc Thiên phủ.
- Ông Hoàng Mười (hiệu ông Nghệ An) thuộc Địa phủ.

Thập vị thuỷ tế
f) Tứ phủ Tiên Cô
Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm những nàng tiên hầu cận Thánh Mẫu, Chúa Mường và
Chầu Bà. Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang, gương liệt nữ, cũng có công với
giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng. Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
- Cô Cả Thượng Thiên (Thiên phủ).
- Cô Đôi Thượng Ngàn (Nhạc phủ).
- Cô Bơ Hàn Sơn (Thoải phủ) tức cô bơ bông, cô bơ Tây hồ.
- Cô Tư Ỷ La (Địa phủ).
- Cô Năm Suối Lân (Nhạc phủ).
- Cô Sáu Lục cung (Nhạc phủ).
- Cô Bảy Kim Giao (Nhạc phủ).
- Cô Tám Đồi Chè (Nhạc phủ).
- Cô Chín Thượng Ngàn.
- Cô Chín Giếng (cô Chín Sòng ).
- Cô Mười Đồng Mỏ (Nhạc phủ).
- Cô Bé: + Cô Bé Thượng Ngàn
+ Cô Bé Đông Cuông (Nhạc phủ)
+ Cô Bé Suối Ngang (Hữu lũng ) (Nhạc phủ)
+ Cô Bé (Thoải phủ)
+ Cô Bé Tân An (Lào Cai)
+ Cô Bé Chí Mìu
+ Cô Bé Cây xanh (Bắc Giang)
+ Cô Bé Nguyệt hồ (Bắc Giang)
+ Cô Bé Cây Xanh (Tuyên Quang)
+ Cô Bé Minh Lương (Tuyên Quang)
+ Cô Bé Thác Bờ ( Hòa Bình) (Thoải phủ)
+ Cô Bé Den ( Cô Bé Sóc ) (Nhạc phủ)
+ Cô Bé Mỏ Than (Tuyên Quang)
- Cô Bé Thoải Cung
Cô Cả Thượng Tiên

Cô Tư Ỷ La

g) Thập Vị Triều Cậu


Tứ phủ Thánh Cậu là những đứa trẻ khi chết từ 1- 9 tuổi, hiển linh thành các cậu bé
Thánh. Con người không biết rõ đầy đủ mọi thông tin về 10 hay 12 vị hàng Cậu, chỉ biết
họ là phụ tá của các Ông Hoàng. Những lần lên đồng thường sẽ có giá Cậu Bơ và Cậu Bé
- những giá đồng có tính cách tinh nghịch, lời nói ngọng nghịu như trẻ con, quần áo thì kỳ
cục, kèm theo đó là các làn, các điệu múa lân hay múa hèo vô cùng sôi nổi. Tứ phủ Thánh
Cậu gồm:
- Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy (Thiên phủ)
- Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn
- Cậu Hoàng Đôi (Nhạc phủ)
- Cậu Hoàng Bơ (Thoải phủ)
- Cậu Hoàng Tư
- Cậu Hoàng Năm
- Cậu Hoàng Bé Đồi Ngang ( hay Cậu Hoàng Quận ) Nhạc phủ
Bên cạnh đó, ở mỗi bản hay mỗi đền đều sẽ có một cậu bé trông coi gọi là cậu bé bản đền
như: Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông,…

Thập vị Triều Cậu

h) Ngũ Hổ và ông Lốt


- Ngũ Hổ
Trong đền thờ tín ngưỡng thờ Mẫu có thờ Ngũ Hổ, tượng trưng cho Sơn thần, trấn giữ
Ngũ Phương. Tượng Ngũ Hổ thường được thờ ở Hạ Ban (bàn thờ phía dưới Công Đồng).
Lễ vật dâng Ngũ Hổ thường sẽ là thịt sống, có khi là trứng vịt. Ngũ Hổ gồm:
+ Hắc Hổ trấn phương Bắc
+ Bạch Hổ trấn phương Tây
+ Hoàng Hổ trấn trung tâm
+ Thanh Hổ trấn phương Đông
+ Xích Hổ trấn phương Nam
Ngũ Hổ

- Ông Lốt (thần Rắn)


Tượng trưng cho Thuỷ Thần, thường xuất hiện với cặp Bạch Xà (rắn trắng) và Thanh Xà
(rắn xanh), tượng của lưỡng xà nằm vắt ngang ở phía trên ban thờ của Công Đồng.
+ Thanh Xà Đại tướng quân
+ Bạch xà Đại tướng quân

Ông Lốt

1.2. Đặc trưng tín ngưỡng thờ Mẫu


- Thứ nhất, tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian bản địa, mang
đậm nét đặc trưng của dân cư vùng nông nghiệp. Thông qua hình tượng người phụ nữ sở
hữu sức mạnh và quyền năng có thể sinh sôi, nảy nở, tạo ra vạn vật, muôn loài, trong đó
có chính con người chúng ta, tín ngưỡng thờ Mẫu đã đề cao yếu tố tính nữ. Việc tôn thờ
và đề cao vai trò của người phụ nữ chính là giá trị cốt lõi đầu tiên cho sự hình thành và
phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ thực tiễn đời sống của dân cư vùng nông nghiệp, với
khát khao hướng tới những điều tốt đẹp, an lành, từ thuở sơ khai, người Việt đã luôn tôn
vinh, đề cao người phụ nữ, người mẹ.

- Thứ hai, tín ngưỡng thờ Mẫu chính là một loại tín ngưỡng đa thần. Tồn tại trong
Đạo Mẫu là sự đan xen, giao hoà giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống tín ngưỡng, tôn
giáo ở nước ta. Đầu tiên phải kể đến các vị nữ anh hùng hào kiệt của nước ta ( hai chị em
Trưng Trắc, Trưng Nhị, Bà Triệu, Nguyên phi Ỷ Lan...), tiếp đến là các bà mẹ Việt Nam
anh hùng, người vợ của các chiến sĩ đấu tranh vì độc lập Tổ quốc (vì họ đã có công lao
giúp chồng, con lập nên sự nghiệp, là hậu phương vững chắc cho chồng con). Thêm vào
đó, trong các điện thờ Mẫu có cả Đức Thánh Trần và Phật. Với kết cấu “tiền Phật hậu
Thánh”, tượng Mẫu được thờ cúng trong khuôn viên của nhiều đền, chùa với một nhà
hoặc một gian. Ngoài thánh Mẫu, ở nhiều địa phương còn thờ các loài vật thiêng được
nhân hóa và các vị thần linh có tính địa phương riêng trong phủ Mẫu như ông Lốt, ông
Hổ...
- Thứ ba, Đạo Mẫu chứa đựng sâu sắc triết lý nhân sinh, hướng về cội nguồn của dân
tộc, đất nước; thể hiện một khía cạnh vô cùng căn bản trong đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” của người Việt Nam: biết ơn người phụ nữ đã có công giúp dân, giúp nước vượt qua
khó khăn, góp phần bảo vệ non sông Tổ quốc. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn hướng đến đời
sống của con người với bao mong ước về sức khỏe, tài lộc, may mắn…Con người cầu
nguyện những vị thần linh giúp họ vượt qua khó khăn, “tai qua nạn khỏi”, giúp ho ̣đạt tới
phúc -lộc - thọ, có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây là một nhu cầu tâm linh của
người Việt. Tất nhiên, Mẫu cũng dạy con người hãy có cái tâm, cái hồn trong sáng, sống
hướng đến điều thiện, điều lành, biết đối nhân xử thế để có các mối quan hệ tốt đẹp, thờ
phụng ông bà tổ tiên cho xứng hàng con cháu và phải biết ơn những người có công với
nhân dân, đất nước.
- Thứ tư, thờ Mẫu không chỉ là một loại tín ngưỡng hay tôn giáo, mà còn là văn hóa.
Nghi lễ lên đồng cũng như phong tục, lễ hội, trang phục gắn liền với việc thờ Mẫu thể hiện
lối sống, tư tưởng, ước mong của người Việt xưa và nay. Ở thờ Mẫu, người đi lễ sẽ cầu
những điều thiết thực trong cuộc sống: cầu tài lộc, cơ thể khoẻ mạnh, luôn gặp may mắn...
Và sau nghi lễ hầu đồng, người đi lễ sẽ được ban lộc. Đến với tín ngưỡng thờ Mẫu, dù giàu
sang hay hèn mọn, nam hay nữ, dù già yếu, bệnh tật hay trẻ trung mạnh khoẻ, mọi người
đều bình đẳng như nhau, không phân biệt tầng lớp và địa vị xã hội . Điều này như có điểm
tương đồng với lễ chùa hái lộc của Đạo Phật trong đời sống của người Việt.
- Thứ năm, những hình thức thờ Mẫu tại Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng,
thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là điển hình nhất, tập trung một cách đầy đủ bản sắc văn hóa
của người Việt Nam ta. Nhiều truyền thuyết, thần tích về các Mẫu gắn bó sâu sắc với tổ
tiên của người Việt và in đậm dấu ấn lịch sử dân tộc. “Đạo Mẫu không phải là một hình
thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, mà nó là một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít
nhất bao gồm ba lớp thờ khác nhau, nhưng có quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là
lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ”5

2. Nghi lễ hầu đồng


1.1. Nghi lễ hầu đồng là gì?
“Hầu đồng, hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín
ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân
tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam.”6
Hầu đồng có tính thiêng vô cùng cao, bản chất của nghi lễ này là các vị thánh, vị thần sẽ
nhập vào người hầu đồng để chữa bệnh, ban lộc, phán truyền... Tại thời điểm đó, các ông
đồng, bà đồng chính là hiện thân của vị thần linh đã nhập vào họ. Theo Ban Tôn giáo

5
Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong
đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 179
6
Nguyễn Hương, “Hầu đồng là gì? Có phải mê tín dị đoan không?”, Luật Việt Nam, [https://luatvietnam.vn/linh-
vuc-khac/hau-dong-la-gi-883-90694-article.html] (truy cập ngày 12/04/2023)
Chính phủ, hầu đồng thuộc tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ phủ, nghi lễ này hàm chứa các đặc
điểm cũng như sắc thái rất độc đáo và điều này được thể hiện trong việc thờ các vị thánh
trong đền, phủ.
Hiện nay không có bất cứ định nghĩa cụ thể nào về nghi lễ hầu đồng mà chỉ là khái niệm
chung chỉ một trạng thái tâm linh khi có thần, thánh “nhập” vào người hầu đồng, thông qua
thân thể của ông đồng, bà đồng thể hiện lên lời nói, ý muốn truyền đạt.

1.2. Thời điểm và lễ tiết tổ chức nghi lễ hầu đồng


“Có 4 tiết lễ chính do các đồng đền, đồng điện thay mặt con nhang tổ chức trong một
năm. Tiết lễ Hầu thượng nguyên (tháng Giêng) –cầu an cho cả năm. Tiết lễ hầu vào hè
(tháng tư) cầu mát, tránh ôn dịch. Hầu ra hè (tháng Bảy) cầu bình an khang thái. Hầu tất
niên tạ Phật Thánh đã phù trợ trong một năm qua.”7
7
tamlinh.org, “Hướng dẫn cách hầu đồng và các nguyên tắc chung trong nghi thức hầu đồng”, Đồ đồng Đông Sơn,
[https://dodongdongson.vn/huong-dan-cach-hau-dong-va-cac-nguyen-tac-chung-trong-nghi-thuc-hau-dong] (truy cập
Thêm vào đó, nghi lễ hầu đồng còn được tiến hành vào dịp đản nhật, hóa nhật của các vị
Tiên, vị Thánh. Hầu Thánh Mẫu Thần Chủ diễn ra vào ngày rằm tháng tám, hầu Đức
Thánh Trần diễn ra ngày 20 tháng 8, hầu tiệc Mẫu Tuyên Quang sẽ là ngày ngày 12 tháng
2 âm lịch,…Cách thức và quy mô thực hiện sẽ phụ thuộc vào tâm linh, hoàn cảnh và kinh
tế của mỗi thanh đồng. Nghi lễ này mang ý nghĩa chúc Thánh thọ vô cương đồng thời cầu
bình an cho gia đình và xã hội. Còn một trường hợp hầu đồng nữa là hầu đột xuất, được tổ
chức khi mà đền hoặc thanh đồng khánh tán lạc thành, lập điện, xây phủ, trước hoặc sau
việc hiếu, hỷ hầu trình hay hậu tạ Tiên, Thánh.
1.3. Trình tự và nghi thức cần có trong vấn hầu
a) Trình tự vấn hầu
- Cúng trước khi hầu đồng: Khi đã đầy đủ lễ, pháp sư sẽ thỉnh Phật Thánh, thanh
đồng chỉnh túc cân y.
- Trước khi vào hầu, thanh đồng mời thủ nhang, đồng thầy, đồng đền, pháp sư một
cách thật lịch sự, trang nghiêm và dâng những vật dụng cần thiết đã được sắp xếp đầy đủ.
- Tiếp đến là phủ khăn, nếu hầu lần đầu tiên cần phải có đồng thầy mở phủ đi cùng
thì tân đồng cần thỉnh thầy hầu vài giá đại diện chứng. Trình tự hầu đầu tiên là tráng bóng
Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ vị Tôn Quan đến Tứ phủ Chầu Bà,… rồi sau đó mở khăn phủ
diện để hầu các giá đồng.

b) Nghi thức cần có trong vấn hầu


- Ra tay dấu: Các thánh nam ra tay trái, thánh nữ thì là tay phải. Sau khi đã ra tay
dấu, tráng bóng rồi sẽ tung khăn hồi dương ngự đồng.
- Theo ra tay dấu, hầu dâng lên y phục còn cung văn dâng văn cho giá hầu. Với giá
đầu tiên, trước khi hành lễ bắt buộc tổng khẩu bằng rượu.
- Hành lễ: các vị Thánh nam sẽ lên, xuống gối ba lần và dùng khăn tấu hương. Các vị
Thánh nữ thì dùng quạt và hương để quỳ lễ.
- Khai quang: thể hiện quyền uy tối cao của thần linh, soi từ đền phủ, lễ vật đến lòng
thành của chúng đệ tử.
- Làm việc quan: thể hiện qua các vũ đạo tùy giá đồng. Khi tiến hành các loại vũ đạo,
người múa không được quay lưng vào bàn thờ, cũng không được đưa kiếm xiên lên hướng
đến bàn thờ. Nam phải đúng chất Thánh nam, Nữ phải có khí chất Thánh nữ, đảm bảo vừa
xinh đẹp, nhẹ nhàng vừa tôn nghiêm.
- Tọa ngự, hiến rượu và trầu cau, chấp ngôn tấu đối, thưởng cung văn, truyền phán
nội dung, chứng giám lòng thành, phù trợ quốc gia an bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Cuối cùng là phát lộc.

1.4. Ý nghĩa của nghi lễ hầu đồng

ngày 16/04/2023)
“Nghi thức hầu đồng như chiếc chìa khóa mở cánh cửa tìm tới chiếc gương phản chiếu để
hoàn thiện mình”8
Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm dấu ấn của dân tộc Việt Nam. Thanh
Đồng chính là người tiếp xúc trực tiếp với các vị thần thánh, Thanh Đồng dùng ý niệm của
mình khẩn cầu các vị thần ban phát bình an, tài lộc, may mắn, sức khỏe tốt cho bản thân và
nhân dân. Ngoài ra, nghi lễ này cũng nói lên giá trị văn hóa, nghệ thuật được dân gian đúc
kết vẫn được người Việt Nam ta gìn giữ và phát triển, lưu truyền từ bao đời nay.

Tín ngưỡng thờ Mẫu được lưu truyền

8
“Hầu đồng là gì? Ý nghĩa và văn hóa hầu đồng của người Việt”, Trúc Chỉ Hà Nội,
[https://www.trucchihanoi.vn/hau-dong-la-gi-y-nghia-va-van-hoa-hau-dong-cua-nguoi-viet.html] (truy cập ngày
16/04/2023)

You might also like