You are on page 1of 73

THƯỜNG THỨC HÁN NÔM

1.Một số tập tục lễ nghi, chế độ


Tính, danh, tự, hiệu: Người xưa, khi đã có đôi
chút học vấn, danh vị thường có cả một hệ thống
tên gọi.
Xuất thân từ dòng dõi càng phú quý, địa vị càng
cao sang, hoặc ngược lại, đường đời lắm nổi gập
ghềnh “bảy nổi ba chìm”, thì hệ thống gọi tên
này lại càng dài dòng phức tạp.
Trước hết, trong ngôn ngữ văn tự Hán, họ
(dòng họ, tông tộc) được biểu thị bằng hai từ tính
và thị.
Tính trỏ danh hiệu của tộc (họ) và thị trỏ
danh hiệu của một ngành, một chi trong tộc,
Thí dụ, theo Sử kí củaTư Mã Thiên thì thuỷ
tổ tộc Thương (sau lập ra nhà Thương, khoảng tk
17 đến tk 11 TCN) có tính là Tử, sau chia làm
nhiều thị, như Ân thị, Lai thị, Tống thị,...
Thời Chu, những quy định về tính, thị rất nghiêm
ngặt chặt chẽ. Nói chung quý tộc mới có tính, có thị; thứ dân
không có tính, thị; bách tính thoạt đầu dùng để trỏ quý tộc
chứ không phải là dân chúng..., Trong giới quý tộc, nữ giới
thì nêu tính, nam giới thì nêu thị.
Cuối Chiến quốc (tk 5 đến tk 3 TCN), tính và thị
được dùng như nhau, cùng trỏ họ; đời Hán, tính hoàn toàn
thay thế cho thị.
Từ thiên tử cho tới thứ dân đều có tính cả. Có một
điều đáng chú ý, ở Việt Nam, trong sách sử cổ ta thấy cũng
có dùng thị. Thí dụ, mở đầu Đại Việt sử kí toàn thư, phần
Ngoại kỉ, có ghi “Kỉ Hồng Bàng thị - từ năm Nhâm tuất đến
năm Quý mão”.
Tuy vậy, trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong sổ sách
hành chính, thường thấy dùng tính (họ), còn thị thị lại dùng
riêng làm chữ đệm sau họ cho nữ giơi.
Theo lệ cổ, sinh con ba được ba tháng thì cha
mẹ đặt tên cho, tên này là danh (ta thường gọi là tên
tục). Con trai 20 tuổi, theo lễ cổ thì có làm lễ gia
quan (lễ đội mũ, chứng tỏ đã trưởng thành, phải
gánh vác việc nước việc đời, và có thêm tên tự (ta
thường gọi tên chữ), Giữa danh và tự thường có liên
hệ về ý nghĩa.
Thí dụ, Khuất Nguyên là tên Bình, tự là
Nguyên: Bình và Nguyên đều có nghĩa bằng phẳng).
Ngoài danh và tự, lại còn có hiệu. Giữa danh, tự và
hiệu thường không có mối liên hệ nào về mặt ý
nghĩa. Hiệu thường nêu rõ một đặc điểm, một sở
thích, một chí hướng ý nguyện nào đó của một
người...
Ở ta, thời xưa, ngoài tên tục cũng có đặt
thêm tên tự và tên hiệu.
Thí dụ: Nguyễn Du, tự là Tố Như, hiệu là
Thanh Hiên, sau lại lấy hiệu là Hồng Sơn liệp hộ
(người đi săn dưới núi Hồng), Nam hải điếu đồ
(người đi câu ở Nam Hải), Trần Nguyên Đán
(1320 – 1390) hiệu là Băng Hồ (lấy chữ trong
câu thơ Nhât phiến băng tâm tại ngọc hồ: một
lòng trong trắng như băng tuyết trong bình ngọc)
v.v.
Trong xã hội phong kiến, vua là ngôi chí
tôn, cho nên cũng có nhiều thứ tên hơn người
thường, và cách đặt tên cũng khác thường.
Thí dụ như nhà Nguyễn ở nước ta chẳng
hạn. Gia Long họ Nguyễn Phúc, tên là Ánh,
Minh Mạng là Nguyễn Phúc Đảm. Từ Minh
Mạng trở đi, để phân biệt chi phái thế thứ, có
một loạt chữ thay cho Nguyễn Phúc như: Miên,
Hồng, Ưng, Vĩnh v.v...
Thí dụ, Thiệu Trị nối ngôi Minh Mạng là
Miên Tông; Tự Đức nối ngôi Thiệu Trị là Hồng
Nhậm, tiếp đó: Dục Đức là Ưng Châu, Thành
Thái là Bửu Lân, Duy Tân là Vĩnh San,... cuối
cùng là Nguyễn Vĩnh Thuỵ tức Bảo Đại... Những
người cũng trong hoàng tộc nhưng không được
dùng những chữ trên đây thì có một họ chung là
Tôn thất (cho nam) và Tôn nữ (cho nữ), hàng
cháu thị gọi là Công tằng tôn nữ...
Về danh xưng “tôn thất” này, ngay ở thời
Minh Mạng đã có những người cho là lố bịch.
Lê Văn Duyệt đã từng chất vấn: “Nguyễn
Phúc mà đổi thành Tôn thất, chẳng hiểu vì cớ
gì?”.
Thâm thuý hơn, còn có Nguyễn Văn Hưng,
cũng là triều thần đương thời, nhân ngày giỗ bố
Tôn Thất Dịch, bảo riêng với Dịch rằng: “Họ tên
anh vốn là Nguyễn Phúc Dịch, nay văn tế lại
xưng Tôn Thất Dịch, e rằng khi khấn khứa, bố
anh chẳng biết anh là ai đâu!”
Minh Mạng phê phán rằng: “kiến thức lũ
ấy quê mùa hẹp hòi, lại trả lời càn bậy, thật đáng
chê cười. Dòng dõi đế vương, gọi là Tôn thất,
tức là công tính, công tộc mà Kinh Thi đã nói.
Kinh điển đủ chứng thực đấy! Những kẻ nói
năng sàm bậy không đáng đếm xỉa!” (xem Đại
Nam thực lục).
Lúc đó, thế lực các công thần còn lớn,
Minh Mạng tạm cho qua, sau kiếm cớ trị tội rất
nặng.
Vua còn có thụy hiệu, miếu hiệu, tôn hiệu,
niên hiệu.
Thụy hiệu (tên thuỵ) đặt sau khi vua qua đời.
Thần dân căn cứ vào đức độ, công trạng, hành vi...
của vua lúc sinh thời mà đặt tên thuỵ, có ngụ ý khen
chê. Theo sử cũ, có một số chữ có những hàm
nghĩa cố định, được dùng để đặt tên thuỵ, như:
• Vũ: Võ công lẫy lừng, thiên hạ quy phục.
• Văn: Đức độ, tài trí, văn nhã bao trùm cả thiên hạ.
• U: ngu tối, dốt nát.
• Lệ: tàn tạ, bạo ngược,
• Ai: đáng thương xót v.v...
Lối đặt tên thuỵ nhằm ngụ ý khen chê, thời
cổ xưa chắc đã được thi hành nghiêm chỉnh, ví
vậy trong sử sách Trung Hoa thấy có Chu Văn
Vương, Chu Vũ Vương (khen), nhưng đồng thời
cũng lại có Chu U Vương, Chu Lệ Vương (chê);
Lỗ Ai Công (thương xót),...
Về sau, đạt tên thuỵ nhằm để ca ngợi tâng bốc
mà thôi, và tên thuỵ của vua nào cũng thấy hay đẹp
cả.
Ngoài vua chúa, các bậc khanh tướng, các
nhân vật nổi danh vì tài năng đức độ cũng được bà
con họ hàng, học trò, bạn bè đặt tên thuỵ cho, hoặc
được vua ban tên thuỵ.
Thí dụ như Chu Văn An, một nhân vật lỗi lạc
thời Trần, hiệu là Tiều Ẩn (người ở ẩn làm nghề
kiếm củi), sau khi qua đời được vua Trần ban cho
thuỵ hiệu là Văn Trinh (tài cao, học rộng, đức độ
trung chính) và được thờ ở Văn miếu.
Miếu hiệu, được đặt trên thuỵ hiệu. Vua sáng
lập triều đại được tôn làm Thái tổ, Cao tổ, Thế tổ;
các vua nối nghiệp là Thái tông, Thế tông v.v...
Tôn hiệu, được quần thần tiến dâng khi vua
còn sống hoặc truy tôn sau khi đã qua đời, chủ yếu
nhằm ca tụng công đức nhà vua. Tôn hiệu nhiều khi
rất dài (tỉ lệ thuận với thói tâng bốc, nịnh hót của bè
lũ trều thần gian nịnh nắm thực quyền).
Thí dụ, tôn hiệu của Minh Mạng dài tới hai
chục chữ: Thánh tổ, Thể thiên, Xương vận Chí hiếu
Thuần đức Văn Vũ Minh Đoán Sánh thuật Đại
thành Hậu trạch Phong công Nhân hoàng đế!!!
Niên hiệu, gắn với từng đời vua đang ở ngôi. Thí
dụ, Thuận Thiên là niên hiệu của vua Lý Thái Tổ (1010 -
1028).
Vua mới lên ngôi thường đổi niên hiệu (gọi cải
nguyên); năm đầu tiên, sau niên hiệu thường có hai chữ:
nguyên niên.
Một đời vua có thể có nhiều lần cải nguyên, thí dụ
như Thái Ninh, Anh Võ Chiêu Thắng, Quảng Hựu, Hội
Phong, Long phù, Hội Tường Đại Khánh, Thiên Phù Duệ
Võ, Thiên Phù Khánh Thọ đều là niên hiệu của Lý Nhân
Tông (Càn Đức).
Suốt một đời vua, dù rất dài, có khi cũng chỉ dùng
một niện hiệu, ví dụ Tự Đức là niên hiệu của ông vua thứ
tư đời nhà Nguyễn (Nguyễn Hồng Nhậm), được dùng từ
khi lên ngôi đến lúc qua đời (35 năm).
Để bảo vệ tôn nghiêm, uy quyền của vua chúa, gắn
với các loại tên, hiệu này, còn có lệ kiêng huý. Nếu tránh
không được thì phải đọc chệch âm thí dụ Đảm (tên Minh
Mạng) phải đọc là Đởm; Nhậm (tên Tự Đức) phải đọc là
Nhiệm v.v... viết chữ Hán thì phải bớt nét, đảo nét hoặc
thay hẳn bằng chữ khác.
Tên người, tên đất đai sông núi, làng xóm trùng với
tên huý cũng phải đổi. Lệ kiêng huý hiềm danh (không
nói, không viết những chữ đồng âm với tên huý hoặc có
âm đọc na ná với tên huý) cùng với lệ kiêng cả tên làng
xóm, miếu mạo, cung điện... của vua chúa là những quy
định cực kỳ chi li nghiệt ngã, gây tác hại lớn đối với sinh
hoạt văn hoá tinh thần.
Phạm huý là tội rất nặng trong xã hội phong kiến
xưa.
Khoa cử
Trước khi nói về khoa cử, cần điểm qua vài nét về việc học
hành thuở xưa. Ngôn ngữ văn tự Hán được vào Việt Nam, sau khi trải
qua quá trình Việt hoá sấu sắc, đã trở thành thứ ngôn ngữ văn tự “quan
phương chính thống” của nhà nước phong kiến.
Tuy nhiên, có một điều cần phải minh định trước tiên, đó là:
việc học tập ngôn ngữ văn tự Hán ở Việt Nam trong quá khứ lịch sử
không nhắm mục đích sử dụng thứ văn tự này như một công cụ giao tế
giữa người Việt và người Hán, cố nhiên lại không phải là một thứ ngoại
ngữ được lựa chọn để thay thế cho tiếng nói của dân tộc (như tiếng
Pháp cho một số nước châu Phi, tiếng Anh cho một số nước Bắc Mĩ
v.v.), hoặc một thứ ngôn ngữ đóng vai trò song ngữ trên địa bàn Việt
Nam. Học ngôn ngữ văn tự Hán, đối với người Việt Nam thuở xưa, là
học “đạo lý của thánh hiền” để rồi đem đạo lí đó ra mà “kinh bang tế
thế”, mà giúp nước, an dân. Chính mục đích này đã quy định nội dung
và phương pháp học tập thứ ngôn ngữ văn hoá cổ xưa ấy.
Việc học tập được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoại I: tập trung học chữ Hán về cả ba


mặt hình thể, âm đọc, ý nghĩa; tập viết chữ, tập
đặt câu, không phải là câu văn xuôi sử dụng
trong sinh hoạt hàng ngày mà thường là câu có
vần, có đối, với những nội dung tuy đơn giản
nhưng ngay từ đó mà đã thiên về mặt lễ nghĩa,
đạo lý.
Tài liệu học tập chủ yếu ở giai đoạn này là
những tập sách có tính chất nhập môn về ngôn ngữ
văn tự Hán cổ đại, về từ chương và những tập sách
giới thiệu sơ lược về những kiến thức thông thường
về các vần đề xã hội và tự nhiên (biên soạn theo
nhận thức của người xưa), lồng vào đó là những lời
giáo huấn theo quan điểm Nho gia. Những sách
thường dùng là: Tam tự kinh, Sơ học vấn tân, Ấu học
ngũ ngôn thi, Minh đạc gia huấn...
Ngoài ra còn có một số sách biên soạn theo lối
đối chiếu hai thứ tiếng Hán Việt, có ghép vần cho dễ
thuộc, như Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên
tự,...
Trong giai đoạn này, trẻ con mới bắt đầu làm
quen với sách vở đã phải học thuộc những cấu như:
“Nhân chi sơ, tính bản thiện”, hoặc “Thiên tử trọng
hiền hào, văn chương giáo nhĩ tào”...
Trước những câu chữ ấy, mới đầu chắc chắn
các em cũng chẳng hiểu gì nhiều. Nhưng rồi với bao
tháng năm cứ ê a “nhai chữ nuốt câu” mãi như thế,
nghĩa lý của những cấu chữ ấy sẽ thấm dần vào
trong tâm trí các em, kèm theo đó là thói quen xếp
chữ đặt câu theo lề lối quy định có đối có vần - một
trong những phương thức biểu đạt chủ yếu sẽ phải
sử dụng sau này khi muốn dùng văn chương để
“ngôn chí”, “thuật hoài”, để “phụng sự quê hương,
xã tắc” v.v...
Giai đoạn II: Trên cơ sở cái vốn chữ nghĩa đã
kha khá, và lúc ấy tuổi đã lớn, tâm trí đã mở
mang, người học sẽ phải đi sâu học tập thật kĩ
các sách kinh điển của Nho gia (chủ yếu là Tứ
thư, Ngũ kinh) và một số sách về phép làm văn
chương. Song song với việc “dùi mài kinh sử” ấy
là việc tập làm thơ làm văn.
Cuối cùng, người học tập trung vào việc rèn
luyện lối “văn chương cử tử” - những lề lối làm văn
làm thơ theo những thể thức nhất định, chuyên dùng
trong thi cử. Về mặt tổ chức, việc học hành dạy dỗ ở
gđ I hầu như đều do nhân dân các địa phương tự lo
liệu lấy.
Tuy nhiên, triều đình có đặt học quan ở các lộ,
phủ, huyện, tỉnh để trông coi việc học; ở một số
tỉnh, huyện có nơi có lúc cũng đặt nhà học cho con
em quan lại và học trò giỏi trong dân chúng vào
học. Thời Tây Sơn, vua Quang Trung muốn cải cách
việc học, cho thiết lập xã học đặt chức, xã giảng dụ
để dạy học ở xã..
Riêng việc học ở cấp cao thì triều đình chú
trọng tổ chức khá chu đáo.
Năm 1070, Lý Thánh Tông dựng Văn miếu,
cho hoàng tử đến học ở đó.
Năm 1076, lập Quốc tử giám. Có thể coi đó là
trường đại học đầu tiên của nước ta. Thầy dạy ở đây
là các văn quan học vấn uyên thâm, còn học trò là
con em quan lại và con em thường dân thông minh
tuấn tú. Ngoài Quốc tử giám, năm 1253, Trần Thái
Tông còn cho lập thêm Quốc học viện để giảng Tứ
thư, Ngũ kinh.
Đời Lê Thánh Tông, Quốc tử giam được chấn
chỉnh mở rộng thêm, gọi là Thái học, nơi đào tạo
nhân tài cao nhất nước.
Vua Lê Thánh Tông lại đạt chức quan bác sĩ
để chuyên giảng các sách Kinh điển, Nhà Lê, sau
hồi trung hưng (1533 trở về sau) có đặt chức tế tửu
đứng đầu Quốc tử giám và chức tư nghiệp chuyên
giảng dạy ở Quốc tử giám.
Trong các sinh hoạt học thuật đương thời, các
cuộc bình văn ở Quốc tử giám được tổ chức khá chu
đáo trọng thể. Tham dự hội đồng giám khảo hoặc
chủ trì các buổi binh văn thường là các bậc đại thần
của triều đình và phủ chúa như thái phó, tham tụng,
hành tụng, bời tụng. Bình văn mỗi tháng tổ chức
một lần gọi tiểu tập, ba tháng một lần gọi đại tập.
Để cung cấp sách vở cho việc học tập, năm
1734 Chúa Trịnh Giang cho tổ chức khắc in các
sách kinh truyện để khỏi phải nhập từ Trung Quốc.
Việc đề tựa, chú thích lại dịch ra chữ Nôm các
sách kinh điển vốn đã được tiến hành từ đời Trần.
Thời Tây Sơn, nhằm mục đích xây dựng một
nền quốc học có tính dân tộc, vua Quang Trung cho
lập Sùng Chính viện, do la sơn phu tử Nguyễn
Thiếp làm viện trưởng chuyên dịch và chú giải các
sách.
Rất đáng tiếc, viện vừa mới bắt đầu hoạt động
thì vua Quang Trung mất, công việc có tầm quan
trọng lớn lao này bị bỏ dở.
Về thi cử, từ khi nước nhà giành được quyền độc lập, trải
qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, không thấy sử sách ghi chép
việc mở khoa thi.
Mãi cho tới mùa xuân năm Ất Mão, niên hiệu Thái Ninh
năm thứ 4 (1075), vua Lý Nhân Tông mới cho mở khoa thi Tam
trường để chọn những người “minh kinh bác học”.
Có thể coi đó là khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử
Việt Nam.
Đời Lý còn mở một khoa thi nữa.
Khi nào nhà nước cần tuyển dụng nhân tài thì lại mở khoa
thi, chứ chưa có định lệ mấy năm một khoa. Đặc biệt, vào năm Ất
Mão, niên hiệu Thiên tư Gia Thụy thứ 10 đời Lý Cao Tông, triều
đình mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Đạo) để chọn nhân tài.
Điều này chứng tỏ Nho giáo lúc đó chưa
chiếm địa vị độc tôn. Các khoa thi Tam giáo còn
tồn tại mãi đến đời Trần. Khoa thi Tam giáo cuối
cùng được ghi trong sử sách là năm 1247 đời
Trần Thái Tông.
Bắt đầu từ đời Trần, thi cử dần dần đi vào
nề nếp, và thực tế đã trở thành khuôn mẫu cho
các đời sau. Về đại thể, có hai cấp thi: Thi hương
(hương thí) và Thi hội (hội thí).
Thi hương, mở tại các địa phương, cả nước
có nhiều trường thi. Khoa thi hương đầu tiên
được mở vào năm 1396, đời Trần Thuận Tông.
Người đỗ đầu thi hương gọi là giải nguyên.

Thi hội (bao gồm cả thi đình), cũng bắt đầu


từ đời Trần (khoa thi hội đầu tiên mở vào năm
1232 đời Trần Thái Tông).
Về nguyên tắc, phải đỗ cử nhân mới dự thi hội
và cả nước chỉ có một nơi thi, nói chung là trường
thi tại kinh đô, đời Trần, Lê thì tại Thăng Long, đời
Nguyễn thì tại Phú Xuân.
Thi hội cũng phải trải qua 4 kì. Trúng cả 4 kì
thì được vào thi đình, làm bài ngay trong nội điện,
đề bài thi do vua ra, và bài thi do vua và các quan
thần chấm, nếu đỗ thì được phong học vị tiến sĩ.
Đỗ đầu thi hội là hội nguyên; đỗ đầu thi đình
là đình nguyên. Đỗ đầu cả thi hương, hội lẫn đình
thì gọi là tam nguyên.
Về nội dung thi, chủ yếu các thí sinh phải làm
các loại thơ, phú, chế, biểu, kinh nghĩa, văn sách.
Về kì hạn mở khoa thi, nói chung 3 năm/ lần
hoặc 5 năm/lần, thậm chí có lúc 7năm/lần. Từ năm
1463 đời Lê Thánh Tông mới có quy định 3 năm mở
một khoa thi hương, vào các năm tý, ngọ, mão, dậu,
và sau đó một năm thì tổ chức thi hội, vào các năm
thìn, tuất, sửu, mùi.
Nhà Nguyễn, bắt đầu từ năm Gia Long thứ
sáu (1807) cũng theo quy chế trên của nhà Lê để tổ
chức khoa thi.
Về danh hiệu, học vị mỗi triều đại cũng có
những thay đổi nhất định.
Thời Trần, học vị cao nhất là thái học sinh,
đạt được khoa thi thái học sinh (kể từ năm 1232
Nhâm Thìn, hiệu Kiến Trung thứ tám đời Trần Thái
Tông. Những người đỗ khoa thái học sinh được chia
thành ba hạng đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, đệ tam
giáp. Ba người đứng đầu trong số những người
được xếp vào đệ nhất giáp được phong danh hiệu
trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa (tam khôi).
Người đứng đầu đệ nhị giáp gọi là hoàng giáp.
Năm 1374 (Giáp Dần, niên hiệu Long Khánh năm thứ
hai đời vua Trần Duệ Tông) thái học sinh đổi thành
tiến sĩ. Qua kì thi đình được tổ chức vào mùa xuân
năm ấy, Đào Sư Tích đỗ trạng nguyên, Lê Hiến Phủ
đỗ bảng nhãn, Trần Đình Thám đỗ thám hoa..., được
nhà vua ban áo mũ, cho dự tiệc yến, cho đi thăm kinh
thành và dạo chơi phố phường trong ba ngày liền, sau
đó trao cho chức quan theo thứ bậc khác nhau.
Đời Lê, những người đỗ tiến sĩ vẫn chia làm ba
hạng, vẫn đặt tam khôi. Về sau, tiến sĩ đệ nhất giáp
đổi thành tiến sĩ cập đệ; tiến sĩ đệ nhị giáp đổi thành
tiến sĩ xuất thân và tiến sĩ đệ tam giáp đổi thành đồng
tiến sĩ xuất thân.
Như đã nói trong mục thi hương, đời Trần,
học vị cao nhất của kì thi này là cử nhân; kế đó
là tú tài.
Thời Lê đổi thành hương cống và sinh đồ.
Có những người từ trẻ đến già đi thi rất nhiều
khoa nhưng chỉ đỗ đến tú tài, cho nên mới có
“danh hiệu dân gian” như “tú kép, tú mềm”...(đỗ
hai lần tú tài, ba lần tú tài v.v...).
Đời Nguyễn không lấy trạng nguyên, các
tiến sĩ cũng chia làm ba hạng (giáp) và có đặt
thêm danh hiêu phó bảng cho những người đỗ
điểm thi hội nhưng chưa đủ điểm thi đình.
Như đã nói trong mục thi hương, đời Trần,
học vị cao nhất của kí thi này là cử nhân; kế đó
là tú tài. Thời Lê đổi thành hương cống và sinh
đồ. Có những người từ trẻ đến già đi thi rất nhiều
khoa nhưng chỉ đỗ đến tú tài, cho nên mới có
“danh hiệu dân gian” như “tú kép, tú mềm”...(đỗ
hai lần tú tài, ba lần tú tài v.v...).
Đời Nguyễn không lấy trạng nguyên, các
tiến sĩ cũng chia làm ba hạng (giáp) và có đặt
thêm danh hiêu phó bảng cho những người đỗ
điểm thi hội nhưng chưa đủ điểm thi đình.
Từ khi có khoa cử, các triểu đại thường vẫn
dành cho những người đỗ đạt cao nhiều sự ưu
đãi. Bắt đầu từ thời Lê, những người đỗ tiến sĩ
lại được hưởng thêm nhiều vinh dự đặc biệt, thí
dụ vào năm 1481 niên hiệu Hồng Đức năm thứ
12 đời vua Lê Thánh Tông, nhà vua đích thân ra
đầu bài văn sách cho những người thi đình.
Kì thi này lấy 40 đỗ tiến sĩ (3 tiến sĩ cập đệ,
8 tiến sĩ xuất thân, 29 đồng tiến sĩ xuất thân).
Các tiến sĩ được vào bệ kiến trước thềm
rồng.
Vua ngự ở điện Kính Thiên. Quan hồng lô truyền
loa xướng thanh những người thi đỗ.
Bộ lại phụng lệnh vua ban ấn mệnh.
Bộ lễ bưng bảng vàng ghi tên tuổi những người thi
đỗ tiến sĩ, nổi chiêng trống nhã nhạc, rước ra ngoài cửa
Đông Hoa, treo lên cho bàn dân thiên hạ được biết. Đó là
lễ xướng danh. Và lễ yết bảng vàng.
Các vị tân khoa được vua ban yến, do Bộ lễ đứng
ra tổ chức; được dạo xem vườn hoa trong hoàng thành,
thăm phố xá kinh kì.
Sau lễ dâng biểu tạ ơn vua, các vị tân khoa được
vinh quy bái tổ, nghĩa là cho về thăm quê, với những nghi
thức đưa đón trọng thể, để tạ ơn tổ tiên, bố mẹ, xóm làng.
Trong lễ vinh quy này, vợ các vị tiến sĩ tân
khao cũng được chung hưởng phần hiển vinh,
với cái cảnh “võng anh đi trước, võng nàng theo
sau” trong đám rước mở đầu là tấm biển khắc
mấy chữ “Ân tứ vinh quy” do vua ban và lá cờ
đỏ nêu rõ danh hiệu tiến sĩ bằng chữ vàng...
Để tăng thêm phần vinh hiển và lưu danh muôn
đời, bắt đầu từ năm 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 đời
Lê Thánh Tông, nhà vua sai thượng thư Bộ Lễ là Quách
Đình Bảo đứng ra tổ chức việc dựng bia tiến sĩ, từ khoa
Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê
Thái Tông cho tới khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức
thứ 15 (1484), tổng cộng là 10 khoa. Văn bia do các đại
thần trong Hàn Lâm viện soạn và viết chữ, trên thì nêu rõ
công ơn của các vua đối với việc thi cử học hành, dưới thì
ghi họ tên, quê quán của các vị tiến sĩ...
Bộ Công theo đó tạc vào bia đá. Lệ “ghi tên bia đá”
này được thực hiện khá đều đặn qua các đời vua, kéo dài
đến tận thời Nguyễn.
Thời Lê, bia tiến sĩ dựng ở vườn Quốc tử giám tại
Thăng Long (hiện có 82 bia). Thời Nguyễn kinh đô dời
vào Phú Xuân, bia tiến sĩ được dựng ở Văn miếu (Huế).
3. Thiên văn lịch pháp, can chi
Thiên văn và lịch pháp gắn bó chặt chẽ với
mọi mặt của đời sống xã hội, cho nên thường
xuyên xuất hiện trong văn chương sách vở.
Dưới đây là một điều thường thức về môn
khoa học có lịch sử lâu đời này cần thiết cho
việc tìm hiểu các văn bản cổ.
Thất chính, thất diệu bao gồm mặt trời mặt
trăng và năm hành tinh Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Riêng năm sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ được gọi
là ngũ vị.
Sao Kim gọi là Minh tinh, Thái bạch, ví nó
sáng lấp loé như bạc; buổi sáng sớm, sao Kim mọc
ở phía đông, được gọi là Khải Minh; lúc hoàng hôn
xuất hiện ở phía tây, gọi là Trường Canh. Bài Đại
Đông trong Kinh thi có câu: “Đông hữu Khải Minh,
tây hữu Trường Canh” tuy nói đến hai sao nhưng
thực sự chỉ có một sao mà thôi.
Sao Mộc, tên cổ gọi là Tuế tinh. Người xưa
quan niệm rằng Tuế tinh cứ 12 năm thì xoay
quanh bầu trời một lần, cho nên dùng sao này để
ghi năm.
Sao Thuỷ còn có tên gọi là Thần tinh;
Sao Hoả còn có tên gọi là Huỳnh hoặc.
Sao Thổ có tên gọi là Trấn tinh.
Nhị thập bát tú: Người xưa lấy hằng nền
để quan sát sự vận hành của Thất chính. Họ chọn
28 chòm sao sánh quanh hoàng đạo (quỹ đạo mặt
trời vận hành tròn một năm do người xưa tưởng
tượng ra) và xích đạo thiên câù để làm chuẩn,
gọi là nhị thập bát tú, bao gồm:
Đông phương Thương long: Giác, Cang,
Chi, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.
Bắc phương Huyền vũ: Đẩu, Ngưu, Nữ,
Nguỵ, Thất, Bích.
Tây phương Bạch hổ: Khuê, Lâu, Mão,
Tất, Chuỷ, Sâm.
Nam phương Chu ước: Tỉnh, Quỷ, Liễu,
Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
Thương long (rồng), Huyền vũ (rùa, rắn),
Bạch hổ (hổ), Chu ước (chim) đều là hình dáng 4
động vật do 7 chòm sao ở mỗi phượng tạo nên
trong trí tưởng tượng của người xưa.
Nhị thập bát tú là đối tượng quan sát để
theo dõi sự vận hành của các hành tinh, đồng
thời cũng là đối tượng quan sát để xác định 4
mùa và thời tiết.
Nhị thập bát tú, 28 chòm sao sáng trên bầu
trời, đã được vua Lê Thánh Tông dùng để nói về
28 văn thần trong hội Tao Đàn do nhà vua sáng
lập.
Thương là một tên khác, theo truyền thuyết
cổ xưa của sao Sâm. Hai sao Sâm, Thương có vị
trí đối nhau, không bao giờ xuất hiện cùng một
lúc, được dùng để nói về cảnh xung khắc, hoặc
bất hoà, hoặc li biệt của anh em, vợ chồng.
Thập nhị thứ: để tiện quan sát sự vận hành
của hành tinh, đoán định sự chuyển vần của thời
tiết, người xưa chia khoảng không vũ trụ quanh
đường hoàng đạo ra làm 12 phần đều nhau, tính từ
tây sang đông, gọi là thập nhị thứ Mỗi thứ đếu có
một số chòm sao trong Nhị thập bát tú làm chuẩn.
Phương vị và giới hạn của nhị thập bất tú và
phương vị và giới hạn của thập nhị thứ không hoàn
toàn ăn khớp nhau. Cho nên, có trường hợp một
chòm sao nằm lan sang cả hai thứ.
Sau đây là thập nhị thứ cùng các sao trong
từng thứ:
• Tinh kỉ (Đẩu, Ngưu, Nữ)
• Huyền hiệu (Nữ, Hư, Nguy)
• Trâu tử (Nguy, Thất, Bích, Khê)
• Giáng lâu (Khuê, Lâu, Vị)
• Đại lương (Vị, Mão, Tất)
• Thực thẩm (Tất, Chuỷ, Sâm, Tinh)
• Thuần hoả (Liễu, Tỉnh, Trường)
• Thuần thủ (Tỉnh, Quỷ, Liễu)
• Thuần vĩ (Trương, Dực, Chẩn)
• Thọ tinh (Chẩn, Giác, Cang, Chi)
• Đại hoả (Chi, Phòng, Tâm, Vĩ)
• Tích mộc (Vĩ, Cơ, Đẩu)
Thập nhị thứ được vận dụng để:
1. Xác định vị trí của mặt trời trong 4 mùa,
qua đó thuyết minh sự thay đổi của thời tiết. Thí
dụ, người xưa cho rằng, mặt trời ở tính kỉ là tiết
đông chí, ở Huyền hiệu là tiết đại hàn...
2. Thuyết minh lịch trình vận hành của Tuế
tinh và để ghi năm. Thí dụ, lấy một năm nào đó
là “Tuế tại Tinh kỉ” thì năm sau là “Tuế tại
Huyền hiệu, cứ thế mà suy ra, hết lượt là 12 năm,
lại quay lại từ đầu.
Do trình độ khoa học còn bị hạn chế, thiên
văn học cổ thường gắn với chiên tinh. Thí dụ
như quan niệm về phận dã chẳng hạn.
Người xưa đã gắn sự phân chia các khu
vựa trên mặt đất với sự phân chia khu vực tinh tú
trên bầu trời, cho rằng sao này thuộc phận dã địa
phận này, sao kia ứng vào phận dã địa phận kia.
Thí dụ, sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Phận
dã tỉnh Biên Hoà, thuộc khu vự sao Dực, sao
Chẩn, tinh thứ Thuần Vĩ...”nếu không biết về
thập nhị thứ thì khó lòng hiểu nội dung nghĩa
của câu đó.
Can chi. Lich cũ của ta (âm lịch) lấy tháng tuần
trăng làm cơ sở. Chu kì tròn khuyết của mặt trăng tương
ứng với 29 -30 lần mặt trời mọc lặn, dựa vào đây người
xưa quy định hai loại tháng: tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu
29 ngày.
Một năm có 12 tháng, bao gồm 6 tháng đủ, 6 tháng
thiếu, tổng cộng là 354 ngày.
Vì con số 354 ngày chưa phù hợp với kết quả quan
sát chu kì thay đổi thời tiết và quy trình vận hành của một
số ngày trong năm có thể đạt đến 366 ngày.
Con số 366 ngày, so với cách tính chính xác của
năm dương lịch chỉ trội hơn có ¾ ngày. Lịch tính theo
tháng tuần trăng nhưng có thêm tháng nhuận, không còn
là âm lịch thuần tuý nữa, mà đã là âm dương hợp lịch.
Để ghi ngày, giờ, năm, lịch cũ dùng hệ
thống Can chi. Can là thiên can (thập can) bao
gồm: Giáp 甲, Ất 乙 , Bính 丙, Đinh丁, Mậu 卯,
Kỉ 己, Canh 庚 , Tân 辛, Nhâm 任 , Quý 癸 .

Chi là Địa chi (thập nhị chi) bao gồm: Tý


子 , Sửu 丑, Dần 寅, Mão 卯,Thìn 辰, Tỵ
巳, Ngọ 午 , Mùi 未, Thân 申, Dậu 酉, Tuất 戌 ,
Hợi 亥。 .
Mười thiên can và mười hai địa chi phối
hợp với nhau thành một hệ thống gọi là “lục thập
giáp tý” hoặc “Hoa giáp” gồm 60 đơn vị, được
sắp xếp như sau:
BẢNG LỤC THẬP GIÁP TÝ HOẶC HOA GIÁP

甲 子 乙 丑 丙 寅 丁 卯 戌 辰 己 巳 庚 午 辛 未 任 未 癸 酉.
甲 戌 乙 亥 丙 子 丁 丑 戌 寅 己 卯 庚 辰 辛巳 任午 辛 癸 .
甲申乙酉丙戌丁亥戌子己丑庚寅辛卯任 辰癸巳
甲午乙未丙申丁酉戌 戌己亥庚子辛丑任寅寅卯
甲辰乙巳丙午丁未 戌申己酉庚戌辛亥任子癸丑
甲寅乙卯丙辰 丁巳戌午己未庚申辛酉任 戌癸亥
Mỗi đơn vị trong Hoa giáp là một ngày.
Giả dụ một ngày nào đó trong một tháng là
ngày Giáp Tý thì nối tiếp theo sau là ngày Ất
Sửu... Cứ nối tiếp như vậy cho tới hết 60 ngày
thì quay lại từ đầu.
Cứ 10 ngày trong 1 tháng thì gọi là 1 tuần.
Một tháng có 3 tuần: thượng tuần; trung
tuần; hạ tuần.
Cũng có khi chỉ dùng thiên Can chi để ghi
ngày. Một số ngày trong tháng lại có tên riêng.
Ngày mồng 1 đầu tháng gọi là sóc; ngày 16 đủ,
ngày 15 tháng thiếu gọi là vọng; ngày cuối cùng
của 1 tháng gọi là hối. Hai ngày sóc và hối
thường vừa ghi sóc, hối, vừa ghi kèm theo can
chi, nhờ đó có thể tính ra được những ngày khác
chỉ ghi can chi là ngày thứ mấy trong tháng.
Mỗi ngày chia làm 12 giờ (thì thìn), cũng ghi bằng thập nhị
chi. Như vậy mỗi giờ (thì thìn) bằng 2 tiếng đồng hồ, đối chiếu
với giờ hiện dùng là như sau:
• Tý: từ 11 giờ đêm đến 01 giờ sáng
• Sửu: từ 01 giờ sáng đến 03 giờ sáng
• Dần: từ 03 giờ sáng đến 05 giờ sáng
• Mão: từ 05 giờ sáng đến 07 giờ sáng
• Thìn: từ 07 giờ đêm đến 09 giờ sáng
• Tỵ: từ 09 giờ sáng đến 11 giờ trưa
• Ngọ: từ 11 giờ trưa đến 01 giờ chiều
• Mùi: từ 01 giờ chiều đến 03 giờ chiều
• Thân: từ 03 giờ chiều đến 05 giờ chiều
• Dậu: từ 05 giờ chiều đến 07 giờ tối
• Tuất: từ 07 giờ tối đến 09 giờ tối
• Hợi: từ 09 giờ tối đến 11 giờ đêm
Mỗi giờ lại chia làm đôi, gọi tiểu thì, phân
biệt bằng sơ và chính. Thí dụ, Tí sơ là 11 giờ đêm; tí
chính là 12 giờ đêm... tổng cộng 24 tiểu thì, tương
ứng với 24 tiếng đồng hồ trong 1 ngày.
Về 12 tháng trong 1 năm, thông thường được
gọi theo số thứ tự Nhất nguyệt (hoặc Chính nguyệt);
nhị nguyệt... Thập nhị nguyệt: tháng chạp (lạp
nguyệt).
Tuy vậy, trong văn thơ, tháng thường được gọi
theo mùa. Một năm chia 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu,
Đông. Một mùa chia làm ba giai đoạn: Mạnh (đầu);
Trung (giữa); Quý (cuối). Mỗi đoạn tương ứng với 1
tháng trong mùa; ghép với tên 4 mùa thì đủ để ghi
12 tháng trong năm.
Niên; Tuế và Nhị thập tứ tiết khí.
Niên và Tuế đều được dùng để nói về năm.
Niên thông thường có nghĩa là từ tháng Giêng
cho đến hết tháng Chạp, còn tuế thì dùng để nói
về khoảng thời gian từ một tiết (tiết khí) nào đó
năm này cho tới tiết đó ở năm sau.
Một năm được chia làm 24 tiết khí, tương
ứng với sự xoay vần của thời tiết, khí hậu, mựa
nắng:
Xuân Tháng giêng Lập xuân (đầu xuân)
Vũ thuỷ (ẩm ướt)
Tháng hai Kinh trập (sâu nở)
Xuân phân (giữa xuân)
Tháng ba Thanh minh
Cốc vũ (mưa rào)
Hạ Tháng tư Lập hạ (sang hè)
Tiểu mãn (duối vàng)
Tháng năm Mang chủng (tua rua)
Hạ chí (giữa hè)
Tháng sáu Tiểu thử (nắng oi)
Đại thử (nồng nực)
Thu Tháng bảy Lập thu (đầu thu)
Xử thử (mưa ngâu)
Tháng tám Bạch lộ (nắng nhạt)
Thu phân (giữa thu)
Tháng chín Sương giáng (sương sa)
Đông Tháng mười Lập đông (sang đông)
Tiểu tuyết (hanh heo)
Tháng mười một Đại tuyết (khô úa)
Đông chí (giữa đông)
Tháng mười hai Tiểu hàn (chớm rét)
Đại hàn (giá rét).
Tuế thường mở đầu bằng tiết đông chí (từ tiết
đông chí năm nay sang tiết đông chí năm sau). Vì
vậy, trong thơ văn sách vở thuở xưa, các tác giả
cũng thường dùng nhị thập tứ tiết khí để ghi thời
gian.
Thí dụ, kết thúc bài tựa sách Đại Việt sử kí
toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: “Tiết Đông chí, năm Kỉ
hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10”. Nhờ cách ghi có
cả tiết khí, can chi, niên hiệu như thế này, người đời
sau dễ xác định rõ niên đại, (ngày, tháng, năm) cụ
thể của văn bản trong mối tương quan với dương
lịch, dựa theo các tài liệu lịch sử (như niên biểu) và
các sách công cụ đối chiếu âm lịch và dương lịch.
Quan chế, chức tước
Quan chế chức tước vốn là một vấn đề rất
phức tạp, có lịch sử lâu đời, mỗi đời đầu có thay
đổi, thêm bớt. Khó có thể trình bày cho hết, cho
đầy đủ được. Dưới đây chỉ là những nét chính
nhằm vẽ ra một sơ đồ rất giản lược về hệ thống
tên gọi các chức tước (chủ yếu ở cấp Trung
ương) thường thấy trong văn bản cổ.
Do thiếu tư liệu thành văn cho nên không thể
biết tường tận được về bộ máy quản lý đất nước của
ta thờ xa xưa, trước TK X.
Những danh xưng như vua, lạc hầu, lạc
tướng... thời Hùng Vương chắc là được chuyển dịch
về sau này.
Chúng ta biết một cách đại khái là dưới hoàng
đế (tức Lý Nam Đế) là triều đình gồm hai ban văn,
võ. Tinh Thiều là tướng văn, đứng đầu Ban Văn
Phạm Tu là tướng võ, đứng đầu Ban Võ. Triệu Túc
được cử làm thái phó; Lý Phục Man giữ chức
Tướng quân.
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), qua các
triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, nước ta bắt đầu
bước vào giai đoạn xây dựng nhà nước phong
kiến trung ương tập quyền. Đinh Bộ Lĩnh tự
xưng hoàng đế (970), có các quan văn võ giúp
việc. Chức thập đạo tướng quân do Lê Hoàn
nắm là chức vụ quan trọng, có uy quyền nhất lúc
đó, chỉ kém có nhà vua.
Lê Hoàn lên ngôi (980) xưng hoàng đế, tức
Lê Đại Hành hoàng đế nhà Tiền Lê.
Giúp việc hoàng đế có thái sư đóng vai trò
cố vấn tối cao; chức đại tổng quản tương đương
như tể tướng các đời sau.
Dưới đại tổng quản là thái uý, coi việc binh
bị; sĩ sư coi việc trị an, hình ngục; điện tiền chỉ
huy sứ, chỉ huy các lực lượng vũ trang nồng cốt
của triều đình. Chức vụ này thâu tóm nhiều
quyền lực nhất.
Lý Công Uẩn, khi chưa lên ngôi vua (Lý
Thái Tổ), đã từng giữ chức này dưới thới Tiền
Lê.
Thời Đinh, Lê, ngoài văn quan, võ quan, lại
còn có tăng quan đạo sĩ với các chức tăng thống,
đại sư, tăng lục...
Ngô Chân Lưu được phong làm đại sư, giữ
chức tăng thống, đứng đầu các nhà sư; Trương
Ma được phong làm tăng lục đạo sĩ....
Ngoài tu hành, các vị đó còn tham gia việc
triều chính.
Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý, dời đô
ra Thăng Long. Hệ thống quan chức ở trung ương
và địa phương sắp xếp lại, mở rộng thêm cho hoàn
bị.
Nhìn tổng quát, triều đình nhà Lý được tổ
chức như sau: Trên hết là hoàng đế, nắm mọi quyền
hành. Tiếp đó là các cận thần cố vấn: Tam công
(Thái sư, Thái phó, Thái bảo) với các chức phó là
Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, thiếu bảo).
Các chức vị này có khi có thực quyền như
chức Thái sư bình chương quân quốc trọng sự do Lí
Đạo Thành nắm giữ, có khi chỉ là danh hiệu được
ban phong, không có chức trách cụ thể.
Phụ trách công việc binh bị có Thái uý, Thiếu
uý; chức trách của thái uý rất lớn, kiêm quản cả
chính trị lẫn quân sự, như tể tướng; thiếu uý là
chức chỉ huy cầm binh, vốn được coi là cột trụ
của lực lượng vũ trang của nhà vua.
Triều đình còn có hai ban văn võ. Bên văn
có các chức: tả hữu tham tri chính sự, hành
khiển, thượng thư giúp nhà vua xử lý các công
việc chính sự quan trọng; đình uý, trông coi việc
tư pháp; tả hữu gián nghị đại phu có nhiệm vụ
giám sát, phê bình; Hàn lâm học sĩ, trông coi
việc soạn thảo giấy tờ, từ chương v.v... Bên võ có
các chức: Đô thống, Nguyên soái, Tổng quản,
Khu mật sứ, Thượng tướng, Đại tướng, Tướng
quân, Chỉ huy sứ .v.v.
Quan chế dưới thời Trần được mở rộng thêm trên
cơ sở quan chế đời Lý.
Ngoài tam thái, tam thiếu, còn đặt thêm tam tư: tư
đồ, coi việc chính trị, ngoại giao, lễ nghi, học hành..., tư
mã, coi việc binh bị, đánh dẹp, án kiện; tư không, coi việc
sản xuất, xây dựng, giao thông, thương mại v.v... ; tả hữu
tướng quốc, đại hành khiển, tham tri chính sự, điều hành
công việc của bách quan. Về quan võ, có đặt thêm các
chức tiết độ sứ, đô thống chế, và một chức có danh vị khá
cao, đó là Phiêu kị thượng tướng, dành riêng cho các
hoàng tử...Có lập thêm một số viện với các chức quan
chức trách như thẩm hình viện, tam ti viện, coi việc hình
ngục; Quốc sử viện, thái sử viện, lo việc biên soạn sử
sách; Quốc tử giám, Quốc học viện lo coi việc học hành
đào tạo nhân tài v.v.
Thời Lê, quyền hành tập trung vào tay nhà vua;
dưới nhà vua là tả hữu tướng quốc (tể tướng, sau
Lế Thánh Tổng bãi bỏ chức náy), Kiểm hiệu bình
chương quân quốc trọng sự, tam thái, tam thiếu,
tam tư (sau cũng bị Lê Thánh Tông bãi bỏ), rồi
đến các ban văn võ.
Tam cương?

Ngũ thường?
A. Tam cương: tam là ba, cương (cang) là giềng mối.
Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử
(cha con), phu thê (chồng vợ). Trong xã hội phong kiến,
những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên
những nguyên tắc “chết người”
1/ Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung"
nghĩa là: dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới
cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp
dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua
thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ
2/ Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là:
cha khiến con chết, con không chết thì con không có
hiếu)").
3/ Phu thê: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói, vợ
phải nghe theo
B. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải
hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
1. Nhân: (tính người) Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật
2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bằng theo lẽ phải
3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người
4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy
C. Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải
theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”
1. Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha
2. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng
3. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con
D. Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ
phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh
1. Công: làm giỏi, khéo léo trong việc làm
2. Dung: (phải trao chuốc sắc đẹp) hòa nhã trong sắc diện
3. Ngôn: dịu dàng, mềm mại trong lời nói.
4. Hạnh: nhu mì trong tính nết

You might also like