You are on page 1of 17

Chương I.

Khái quát về văn tự Hán

 Nguồn gốc, diễn biến hình thể của văn tự Hán .


 Cách viết chữ Hán

I. Nguồn gốc chữ Hán

1. Truyền thuyết Thương Hiệt

Nguồn gốc chữ Hán được người Trung Quốc


tìm cách lí giải từ rất sớm bằng truyền thuyết dân
gian về vị thần có bốn mắt tên là Thương Hiệt, là sử
quan của Hoàng Đế, làm ra chữ viết1.

Trước thời Chiến quốc (475 tr.CN - 221


tr.CN) chưa có ghi chép nào về Thương Hiệt. Sách
vở sớm nhất ghi chép về việc này là Tuân Tử của
Tuân Khanh (荀卿, khoảng 313 tr.CN -238 tr.CN).
Thiên Giải tế sách này viết: “Người thích viết chữ thì nhiều, nhưng chỉ mình
Thương Hiệt truyền được tới hậu thế vì ông nhất mực chuyên tâm”2. Sau đó
các sách Lã thị Xuân thu, Hoài Nam tử cũng nhắc đến Thương Hiệt với tư
cách là người sáng tạo ra chữ viết.

1
Sách Thế bản cuối thời Chiến Quốc còn nhắc đến một nhân vật khác là Trở Tụng (沮誦), cũng làm quan
chép sử của Hoàng Đế, cùng Thương Hiệt làm ra chữ viết.
2
Nguyên văn: 好書者眾矣,而倉頡獨傳者一也 (Hiếu thư giả chúng hĩ, nhi Thương Hiệt độc truyền giả
nhất dã).
Đến đời Hán, các sách Hoài Nam Tử,
Thuyết văn giải tự… tiếp tục với nhiều thông
tin cụ thể hơn. Bài tựa sách Thuyết văn giải tự
của Hứa Thận (許慎, khoảng 58 – 147 sau
CN) viết: “Xưa, Bào Hy thị3 làm vua thiên hạ,
ngửa lên xem thiên tượng, cúi xuống xét địa
lí, quan sát vẻ hình muông thú và dáng đất,
gần thì hiểu rõ bản thân, xa thì tỏ tường muôn
vật, nhờ đó bắt đầu làm ra sách Dịch và bát
quái, dùng quái tượng để biểu thị cho người
biết điều lành dữ. Đến thời Thần Nông thị, dùng lối kết thằng4 ghi dấu sự việc
để cai trị xã hội, quản lí mọi việc. Công việc trong xã hội ngày một nhiều,
điều khuất tất dối trá bắt đầu nảy sinh. Đến thời Hoàng Đế5, quan viết sử của
Hoàng Đế là Thương Hiệt, nhìn dấu chân muông thú, nhận ra nét riêng có thể
phân biệt với nhau, từ đó bắt đầu
tạo ra chữ viết.”6

2. Những bằng chứng khảo cổ

Việc dùng lối kết thằng có


nhiều bằng chứng xác nhận. Bằng
việc thắt nút một sợi hay phối hợp
nhiều sợi, người Trung Quốc cổ

3
Theo truyền thuyết, Bào Hy thị và Thần Nông thị là các thị tộc thủy tổ của Trung Hoa.
4
Lối dùng dây thắt nút ghi việc.
5
Một vị vua trong truyền thuyết của Trung Hoa.
6
Nguyên văn: 古者庖犧氏之王天下也,仰則觀象於天,俯則觀法於地,觀鳥獸之文與地之宜,近取
諸身,遠取諸物;於是始作易八卦,以垂憲象。及神農氏,結繩為治,而統其事。庶業其繁,飾偽
萌生。黃帝史官倉頡,見鳥獸蹄迒之跡,知分理可相別異也,初造書契。
xưa đã có thể đánh dấu để ghi nhớ
sự việc. Thông thường, nút lớn ghi
lại sự kiện lớn, nút nhỏ đánh dấu
việc nhỏ, khoảng cách xa gần giữa
các nút phản ánh thời gian kế tiếp
khác nhau của các sự việc. Rõ ràng,
các nút thắt chỉ như một “nhắc nhở”
đối với cá nhân người thắt mối nút,
chứ tự thân không phải là văn tự ghi
chép một thông điệp mà ai cũng có
thể đọc.

Những kí hiệu dạng văn tự đã được tìm thấy tại nhiều di chỉ khác nhau,
có niên đại khá sớm. Tại di chỉ Trĩ Dục (thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc)
cách ngày nay khoảng 28000 năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một mảnh
xương ngựa, trên có khắc ba kí hiệu, được cho là những chữ Hán đầu tiên7.
Tại di chỉ Giả Hồ
(thuộc tỉnh Hà
Nam, Trung Quốc)
cách ngày nay
khoảng 9000, các
nhà khoa học đã
phát hiện được 17
trường hợp khế
khắc (dùng các nét khắc vạch để ghi lại thông tin). Dấu vết khế khắc còn được

7
Ba kí hiệu được lần lượt cho là các chữ: nam (nam giới), nữ (nữ giới), nhân (người). Vẫn còn nhiều ý kiến
tranh luận về ba kí hiệu này.
tìm thấy ở một số nơi khác như các di chỉ tại tỉnh Triết Giang, Sơn Đông…
Những kí hiệu sớm này có thể được dùng để ghi lại những sự việc, khái niệm,
hoặc nội dung thông tin nhất định, nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định là một
hệ thống văn tự.

Cuộc khai quật năm 1899 tại thôn Tiểu Đồn, thành phố An Dương, tỉnh
Hà Nam, Trung Quốc (vốn là kinh đô của nhà Thương) đã tìm được các mảnh
xương thú và yếm rùa có khắc chữ. Khoảng nửa số xương thú, yếm rùa tại đây
được phân tích thuộc thời vua Vũ Đinh (? – 1192 tr.CN) nhà Thương. Hàng
vạn mảnh xương thú và yếm rùa có niên đại khoảng thế kỉ XIII tr.CN được
tìm thấy tại đây đã khẳng định sự tồn tại của một hệ thống chữ viết.

Hơn 1000 mảnh xương, 8 miếng


ngọc, 7 miếng gốm có nét khắc vẽ tiếp tục
được các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy
tại các di chỉ ở Sơn Đông, Tế Nam, Hà
Nam… trong những năm 70, 80 của thế kỉ
XX, đã cung cấp thêm bằng chứng về thời
điểm ra đời chữ Hán. Phần lớn các di vật có
chứa 1 đến 5 kí hiệu, nhưng cá biệt có trường hợp ghi tới hơn 100 kí hiệu,
tổng cộng có khoảng 3000 kí hiệu, được các học giả gọi là Cốt khắc văn. Các
nghiên cứu của Lưu Phượng Quân8 đầu thế kỉ XXI đã chỉ ra các nét khắc vẽ
trên những di vật này chính là những chữ Hán được viết theo lối tượng hình,
có niên đại khoảng 3300 đến 4600 năm trước. Đây là bằng chứng sớm nhất
được phát hiện, khẳng định hệ thống văn tự Hán đã được xác lập.

8
Sinh năm 1952, Giáo sư Đại học Sơn Đông (Trung Quốc).
II. Chữ Hán ở Việt Nam

Rất có thể trước khi có sự hiện diện của văn tự Hán, người Việt cũng
từng bước xây dựng cho mình một hệ thống chữ viết riêng. Thế kỉ II trước
Công nguyên chứng kiến việc người Trung Quốc chiếm cứ đất Việt, đồng thời
mang văn tự Hán vào sử dụng trên lãnh thổ của người Việt. Những văn bản
khai quật được trong mộ của Triệu Muội (vua nước Nam Việt, cháu nội Triệu
Đà, thế kỉ II tr.CN) đã xác tín việc sử dụng chữ Hán này trên địa bàn nước
Nam Việt xưa. Tuy nhiên, chữ Hán mới chỉ được giới hạn sử dụng trong phạm
vi bộ máy thống trị người Trung Quốc. Chưa có bằng chứng nào cho thấy
người Việt đã sử dụng loại văn tự này.

Phải đến sau Công nguyên, chữ Hán mới được đem dạy cho người Việt
trong một phạm vi hạn chế. Sử sách ghi nhận vai trò quan trọng của Sĩ Nhiếp
(士燮, 137 – 226) trong việc mở trường dạy học chữ Hán cho người Việt,
được hậu thế tôn xưng là Nam Giao học tổ.

Một số tấm bia cổ từ thời Bắc thuộc hiện vẫn còn lưu giữ được ở một
số địa phương đã xác nhận việc chữ Hán được người Việt sử dụng trong đời
sống văn hóa. Tấm bia được coi là tấm bia cổ nhất Việt Nam hiện nay bảo tồn
tại nghè thôn Thanh Hoài (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc
Ninh) gồm hai mặt với hai niên đại khác nhau (do được khắc hai lần riêng rẽ):
mặt thứ nhất hiện còn khoảng 120 chữ viết theo phong cách Lệ thư ghi niên
đại “Kiến Hưng9 nhị niên cửu nguyệt” (tháng 9 năm Kiến Hưng thứ 2, tức
năm 314), mặt thứ hai còn khoảng 150 chữ viết theo phong cách Khải thư ghi
niên đại “Tống Nguyên Gia chấp thất niên” (năm Nguyên Gia10 thứ 27 nhà
Tống, tức năm 450). Ngoài ra có thể kể đến bia “Xá lợi mệnh tháp” dựng năm

9
Niên hiệu của Tấn Mẫn Đế (313 - 317) ở Trung Quốc.
10
Niên hiệu của Tống Văn Đế ở Trung Quốc, ở ngôi từ năm 424 đến năm 453.
Tân Dậu đời Tùy (tức năm 601) ở chùa Thiền Chúng (huyện Long Biên, xứ
Giao Châu), bia “Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn” khắc
niên hiệu Tùy Đại Nghiệp (niên hiệu của Tùy Dượng Đế, từ tháng Giêng năm
605 đến tháng Ba năm 618) ở làng Trường Xuân (nay là xã Đông Ninh, huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa)….

Không dừng lại ở


việc dùng chữ Hán để ghi
chép, để ghi lại ngôn ngữ
của chính mình, người Việt
đã mượn các kí hiệu văn tự
Hán để sáng tạo nên chữ
Nôm. Bởi vậy, về mặt hình
thể chữ Nôm có nhiều nét
tương đồng với văn tự
Hán. Nhưng do chữ Nôm
trực tiếp dùng để ghi ngôn
ngữ Việt, nên đọc chữ
Nôm không cần phải thông
dịch lại thì mới có thể hiểu
như khi đọc chữ Hán.

III. Diễn biến hình thể chữ Hán

Kể từ khi hình thành, văn tự Hán đã trải qua nhiều bước phát triển, từ
chỗ thoát thai từ hình vẽ, chưa thống nhất cách viết, dần hoàn chỉnh thành một
hệ thống chữ viết, với độ quy chuẩn thống nhất cao.
1. Giai đoạn vẽ thành hình

Thoát thai từ hình vẽ, ở giai


đoạn này, chữ Hán còn giữ nhiều
dấu vết của hình vẽ, chưa có hình
khối vuông, chưa ổn định về mặt
hình thể. Tiêu biểu cho giai đoạn
phát triển này là sự xuất hiện của
giáp cốt văn và kim văn.

* Giáp cốt văn (甲骨文)

Giáp cốt văn (bao gồm cả Cốt


khắc văn) xuất hiện từ khá sớm,
nhưng phát triển rực rỡ trong hậu kì
nhà Thương (khoảng thế kỉ XIII
tr.CN), là loại chữ chủ yếu được khắc trên yếm rùa (giáp) và xương thú (cốt).

Đây là giai đoạn chữ Hán còn giữ nhiều nét gần gũi với hình vẽ, cách
viết còn chưa được quy chuẩn nên cùng một chữ có thể được thể bằng nhiều
hình thể khác nhau, chữ chưa có hình khối vuông, kích cỡ chữ trong cùng một
văn bản cũng to nhỏ không thống nhất.

Số lượng Giáp cốt văn chưa nhiều, chỉ khoảng 4000 chữ, nhưng đã căn
bản định hình các phương thức cấu tạo chữ Hán, làm cơ sở cho sự phát triển
và hoàn thiện hệ thống chữ Hán ở các giai đoạn phát triển sau.
* Kim văn (金文)

Thời Ân Thương, văn tự chủ yếu được


khắc trên xương thú, yếm rùa, văn tự lưu lại
trên chất liệu đồng đã xuất hiện nhưng chưa
nhiều. Nhà Chu (thế kỉ XI tr.CN đến thế kỉ III
tr.CN), với sự phát triển mạnh mẽ của đồ
đồng, đã lưu lại chữ viết nhiều hơn trên chất
liệu đồng (chuông, khánh, đỉnh...). Do vậy,
văn tự này được gọi là Kim văn, Chung đỉnh
văn. Bên cạnh phương thức khắc tương tự như
Giáp cốt văn, Kim văn còn được lưu lại bằng
phương thức đúc.

Cũng như Giáp cốt văn, Kim văn còn giữ nhiều dấu vết của hình vẽ,
hình thể chữ chưa quy chuẩn…. Nhưng với việc sử dụng vật liệu và phương
thức lưu lại văn tự mới, Kim văn từ chỗ kế thừa hình thể Giáp cốt văn, dần cải
tiến khiến hình thể chữ ngày một thanh thoát, sáng sủa, gọn gàng, giàu tính
thẩm mĩ hơn.

Theo ghi chép trong Kim văn biên của Dung Canh, Kim văn có 3722
chữ. Kim văn là bước kế thừa của chữ Giáp cốt, ra đời vào cuối đời nhà
Thương, thịnh hành vào đời Tây Chu và vẫn xuất hiện trong thời Tần Hán.
Sau khi Tần Thủy Hoàng tiến hành thống nhất văn tự, Kim văn chỉ còn xuất
hiện lẻ tẻ trong các đồ đồng ở dân gian, dần biến mất trong đời Hán thì.

2. Giai đoạn vạch thành đường


Nhờ tìm ra sơn, việc dùng que cứng chấm sơn khiến việc viết chữ Hán
trở nên đơn giản, ít tốn sức hơn dùng vật sắc nhọn khắc chữ trên xương hay
kim loại, các nét chữ vì thế cũng trở nên mềm mại hơn.

* Trựu11 văn (籀文)

Trựu văn còn được gọi là


Trựu thư, Đại triện ra đời khoảng
cuối thời Tây Chu (1046 tr.CN –
771 tr.CN). Sách Hán thư phần
Nghệ văn chí cho rằng loại chữ
này do quan Thái sử đời Chu
Tuyên Vương (? - 783 tr.CN) làm
ra. Sách Thuyết văn giải tự cũng
xác nhận như vậy.

Hiện vật đến nay còn giữ


được sớm nhất lưu giữ loại chữ này là mười chiếc trống đá đào được ở Thiểm
Tây (Trung Quốc) có niên đại được xác định là khắc vào đời Tần Tương Công
(? – 766 tr.CN), có nội dung ca ngợi vua Tần. Trên mỗi trống đá này có khoảng
vài chục chữ có tạo hình mang phong cách của Trựu văn.

Nhưng đáng kể nhất là những chữ Trựu văn trong cuốn Sử Trựu thiên
(được cho là ra đời khoảng giữa thời Xuân thu – Chiến quốc), sau được Hứa
Thận (sống khoảng thế kỉ I-II sau Công nguyên) lưu lại 223 chữ trong cuốn
Thuyết văn giải tự. Tự dạng của những chữ này đã cho thấy quá trình thoát li
khỏi hình vẽ, với những nét vạch mềm mại.

11
Chữ Hán 籀 có âm đọc là trựu (trực hựu thiết), một số từ điển đọc là trứu.
* Tiểu triện (小篆)

Lối viết chữ Hán ở các nước chư hầu không thống nhất, cộng thêm Trựu
văn ở nhiều nước viết còn rườm rà, nhiều nét, khó viết khó nhớ. Bởi vậy, sau
khi thống nhất thiên hạ vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng
tiến hành thống nhất văn tự trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, giao Thừa tướng
Lí Tư (李斯, khoảng 284 tr.CN – 208 tr.CN) phụ trách. Lí Tư làm ra thiên

Thương Hiệt, Xa phủ lệnh Triệu Cao (赵高, ?- 207 tr.CN) làm ra thiên Viên

lịch, Thái sử lệnh Hồ Vô Kính (胡毋敬, ?-?) làm ra thiên Bác học để làm mẫu
chữ thống nhất cho cả thiên hạ, tổng cộng 3300 chữ.

Những chữ trong ba thiên sách này đều được chọn từ Trựu văn hoặc
giản hóa Trựu văn. Nhờ đó, chữ Tiểu triện (còn gọi là Tần triện) có hình thể
khá giống nhưng đơn giản hơn Trựu văn. Do có nhiều nét tương đồng nên
Trựu văn (Đại triện) và Tiểu triện được gọi chung là Triện. Nhờ có tính thống
nhất, đơn giản hơn nên Tiểu triện được dùng phổ biến. Dần dà tên gọi Triện
được gọi riêng cho Tiểu triện.

Tiểu triện thường có hình dạng chữ nhật (chiều cao bằng 3/2 chiều
ngang), các nét viết mềm mại, cân đối hài hòa.

3. Giai đoạn viết thành nét

Ở giai đoạn này, chữ Hán được thể hiện bằng các nét phân biệt, dứt
khoát. Số nét và hình thể của mỗi chữ Hán vì thế tương đối nhất quán khi được
thể hiện ở những văn bản khác nhau.

* Lệ thư (隸書)
Lệ thư xuất hiện trong thời Chiến
Quốc (475tr.CN – 221 tr.CN), tương truyền
do một người nước Tần tên là Trình Mạc (
程邈 , ?-?) tạo ra12. Thư tịch khai quật được
cuối năm 1975 ở di chỉ Thụy Hổ Địa thuộc
tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trong mộ của vị
quan đời Tần tên là Hỉ (sinh năm 262
tr.CN) gồm 1155 mảnh tre trúc lại là bằng
chứng khảo cổ sớm nhất ghi nhận sự tồn tại
của loại chữ viết này.

Lệ thư phát triển trong đời Tần (Tần


Lệ) và đời Hán (Hán Lệ) liên tục có những
cải tiến, khiến hình thể chữ được cải thiện
vuông vắn, ngay ngắn hơn. Các nét viết đã
tách bạch dứt khoát so với chữ Triện cho
thấy sự chuyển biến từ vạch thành đường
sang viết thành nét của loại chữ viết này.

* Khải thư

Cuối đời Hán, diễn biến tự thể của


Hán Lệ đã là tiền đề hình thành một tự thể
mới, Khải thư. Những tiến bộ về kĩ thuật
cũng là tiền đề thuận lợi cho chữ Khải hình
thành và phát triển, trong đó có thành tựu

12
Theo cổ sử, Trình Mạc phạm tội bị tống lao. Trong lúc rảnh rỗi, thầy cách viết Tiểu triện quá rườm ra,
bất tiện, Trình Mạc bèn sáng tạo ra loại chữ này. Tần Thủy Hoàng thấy lối viết của Trình Mạc thuận tiện,
bèn cho chính thức sử dụng trong toàn quốc. Để ban thưởng, Tần Thủy Hoàng xá tội cho Trình Mạc, đồng
thời cho làm quan chép sử.
về bút lông (tương truyền do Mông Điềm (蒙恬, 259 tr.CN - 210 tr.CN), người
đời Tần sáng tạo) và giấy (thời Tây Hán13). Có thể lấy di bút của Chung Diêu
(鐘繇, 151 – 230), người được hậu thế tôn xưng là “Khải thư tị tổ” (Vị thủy
tổ của Khải thư), trong Tuyên thị biểu, Tiến quý trực biểu làm những bằng
chứng cho sự ra đời của loại chữ này.

Với đặc điểm vuông vắn, ngay ngắn, mẫu mực, mềm mại, thanh thoát,
giàu chất thẩm mĩ, Khải thư đã được sử dụng trong suốt gần 2000 năm qua.
Bên cạnh cách viết truyền thống bằng bút lông, Khải thư còn được thể hiện
qua các phương tiện hiện đại hơn như bút máy, bút bi, phông chữ vẽ trên máy
tính…

* Giản thể tự (簡體字)

Do chữ Hán có những chữ nhiều nét nên khi bước vào thời kì hiện đại
người Trung Quốc đã tìm cách thống nhất một cách viết đơn giản hơn. Việc
giản hóa được thực hiện theo hai cách: cách thứ nhất là lựa chọn trong những
cách viết tục thể, dị thể đã được người dân sử dụng những chữ viết đơn giản
hơn, hợp lí khi đọc viết; cách thứ hai là sáng tạo ra những kí tự mới có số nét
ít hơn. Loại chữ viết quy định thống nhất viết đơn giản hơn ấy được gọi là
Giản thể tự hay còn gọi là Giản hóa tự.

13
Theo Hậu Hán thư, giấy do một người đời Đông Hán tên là Sái Luân (蔡倫, ? - 121) phát minh năm 105.
Khai quật ngôi mộ cổ thời Tây Hán (206 tr.CN – 25) ở Cam Túc (Trung Quốc), các nhà khoa học tìm thấy
một tờ giấy làm bằng chất liệu từ cây gai, là bằng chứng về việc giấy xuất hiện sớm nhất từ trước tới nay,
cho thấy giấy đã được người Trung Quốc phát minh trước Sái Luân hàng thế kỉ.
Việc giản hóa chữ viết sớm nhất
là phê chuẩn của Trung Hoa dân quốc
vào năm 1935, công nhận chính thức
325 chữ tục thể, cổ thể hoặc viết thảo
đã quen thuộc làm chữ giản hóa. Sau
đó, chữ Hán còn được tiến hành giản
hóa nhiều lần, trong đó đáng chú ý là
việc phê chuẩn của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa năm 1956 công nhận các
chữ và thiên bàng được chính thức giản
hóa14. Sau năm 1956, việc giản hóa chữ
Hán còn diễn ra vài lần nữa nhưng đều
không nhận được hưởng ứng của người
dùng. Hiện nay, Giản thể tự là văn tự
chính thức của Công hòa nhân dân
Trung Hoa.

14
Việc phê chuẩn này kèm theo 3 phụ lục: Phụ lục 1 gồm 350 chữ Hán được giản hóa (không sử dụng giản
hóa thiên bàng); Phụ lục 2 gồm 132 chữ giản hóa có thể làm thiên bàng và 14 thiên bàng được giản hóa;
Phụ lục 3 gồm 1753 chữ Hán vận dụng các thiên bàng được giản hóa (có một số chữ trùng do giản hóa
nhiều hơn 1 thiên bàng).
Lịch sử phát triển văn tự Hán còn kể đến sự hiện diện của Hành thư,
Thảo thư (bao gồm cả Cuồng thảo). Thư pháp gia đời Tống là Tô Thức từng
nhận xét “Khải như lập, Hành như hành, Thảo như tẩu” (Khải thư như đứng
thẳng, Hành thư như đi bộ, Thảo thư như chạy nhanh), nên có thể coi Hành
thư và Thảo thư như cách viết tốc độ hơn của Khải thư. Tuy nhiên, quá trình
viết nhanh đã định hình một số kí hiệu riêng, đủ để coi cách viết ấy như một
thư thể riêng biệt.

IV. Cách viết chữ Hán

1. Nét

Chữ Hán phát triển tới nay đã trải qua ba giai đoạn, từ vẽ thành hình,
vạch thành đường tới viết thành nét. Vì thế, viết chữ Hán trước tiên cần nắm
vững về nét. Kết quả của hành động viết kể từ khi đặt bút đến khi nhấc bút
được gọi là một nét.

Chữ Hán được viết bằng các nét khác nhau, nhìn chung có 7 nét cơ
bản15 sau:

Quan điểm về các nét cơ bản của chữ Hán rất đa dạng, có người cho rằng có 5 nét (gồm nét ngang(一
15

), sổ(丨), phảy(丿), chấm(丶), gấp(乛)), có người lại cho rằng có 8, hay 12… nét cơ bản.
Tên nét Cách viết Thể hiện

Ngang Nét bút đưa từ trái qua phải

Sổ Nét bút đưa từ trên xuống dưới

Chấm Nét bút đưa từ góc cao bên trái tới góc thấp
bên phải

Phẩy Nét bút đưa từ góc cao bên phải tới góc thấp
bên trái

Hất Nét bút đưa từ góc thấp bên trái tới góc cao
bên phải

Móc Kết thúc nét viết bằng cách đổi hướng và


nhấc bút tạo thành một góc nhọn

Mác Kết thúc nét viết bằng cách đổi hướng và


nhấc bút tạo thành một góc tù

Ngoài 7 nét cơ bản, còn có những nét “không cơ bản”, là sự tổ hợp của
các nét cơ bản. Ví dụ:
Nét phối hợp giữa nét ngang và nét sổ16:

Nét phối hợp giữa nét ngang và nét phảy:

Nét phối hợp giữa nét phảy và nét chấm:

Nét phối hợp giữa nét sổ, nét ngang và nét móc:

2. Quy tắc bút thuận

Quy tắc bút thuận quy định trật tự viết trước hay sau của các nét trong
một chữ Hán. Dưới đây là 7 quy tắc bút thuận cơ bản thường dùng:

Tên quy tắc Ví dụ Cách viết Ghi chú

Ngang trước, sổ 十 Áp dụng cho trường hợp


sau nét sổ cắt qua nét ngang

Phảy trước, mác 人


sau

Trên trước, dưới 三 Áp dụng cho những chữ


sau Hán có các nét (bộ phận)
phân bố trên – dưới

Trái trước, phải 川 Áp dụng cho những chữ


sau Hán có các nét (bộ phận)
phân bố trái – phải

Giữa trước, hai 小 Áp dụng cho trường hợp


bên sau chữ Hán có một bộ phận

16
Một số quan điểm gọi những nét này là nét gấp (quynh).
đóng vai trò trục đối
xứng, với các nét tương
đối cân xứng hai bên

Ngoài trước, 月 Áp dụng cho những chữ


trong sau Hán có bộ phận bao
ngoài nhưng không có
nét đóng

Vào trước, đóng 日 Áp dụng cho những chữ


sau Hán có bộ phận bao
ngoài và có nét đóng

3. Phân bố các nét trong một ô chữ

Ngoài trừ đôi trường hợp có một nét, các trường hợp chữ Hán còn lại
đều có từ hai nét trở lên.

You might also like