You are on page 1of 3

KHOA HỌC KĨ THUẬT

Sử học: được nhà nước và nhân dân quan tâm nhiều công trình được biên soạn qua các
thời kì khác nhau.
Nhà Trần thành lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán.
Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí tục biên, Đại Việt sử kí
toàn thư,
Tiêu biểu là tác phẩm đại việt sử kí toàn thư của ngô sĩ liên
Đại Việt sử ký toàn thư , đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của
Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh
Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.
Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua
Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước
đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn thành vào niên
hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới của Ngô Sĩ Liên gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt
Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến năm 1427 (khi nhà Hậu Lê được
thành lập) và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư

Địa lí: xuất hiện nhiều công trình địa chí ghi chép về ranh giới, núi sông, địa danh,
phong tục,...của đất nước và các địa phương.
Những công trình tiêu biểu có Dư địa chí (Nguyễn Trãi, thời Lê sơ), Hồng Đức bản đồ
sách (thời Lê Thánh Tông), Đại Nam nhất thống trí (Quốc sử quán triều Nguyễn)
Bản đồ Hồng Đức, tức Hồng Đức bản đồ sách, đôi khi được gọi là Hồng Đức địa dư là
một bộ bản đồ địa lý của Đại Việt được ban hành vào đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng
Đức thứ 21 (tức năm 1490). Đây được coi là bộ bản đồ địa lý đầu tiên do nhà nước phong
kiến của Việt Nam thực hiện. Bản đồ Hồng Đức được thực hiện vào năm Quang Thuận thứ
7 (1467) khi vua Lê Thánh Tông ra lệnh các thừa tuyên vẽ bản đồ từng thừa tuyên gửi về Bộ
Hộ. Bản đồ được hoàn tất và ban hành vào năm Hồng Đức thứ 21 (1490).Nhiều tài liệu cho
biết, bản đồ thời Hồng Đức được biên soạn thành 5 tập.Bản đồ Hồng Đức được xem là bản
đồ địa lý và hành chính đầu tiên do nhà nước phong kiến ở Việt Nam thực hiện và vẽ trên
giấy một cách hoàn chỉnh và khoa học.
Dư địa chí, còn gọi là Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí Đại Việt địa dư chí là sách địa
chí do Ức Trai Nguyễn Trãi, danh thần của nhà Hậu Lê, biên soạn vào năm 1435. Cuốn sách
viết bằng chữ Hán, ghi chép sơ lược về địa lý hành chính và tự nhiên của Việt Nam qua các
giai đoạn lịch sử.
Tập sách Dư địa chí hiện đang lưu truyền là bản được khắc in năm Mậu Thìn (1868),
dưới triều vua Tự Đức. Nội dung sách gồm 54 mục (không xếp thành chương hay phần),
trình bày về vị trí địa lý, hình thế sông núi, lịch sử, thổ nhưỡng, đặc sản, một số nghề thủ
công truyền thống và tập quán của cư dân các đạo. Một số mục kèm theo tên gọi (địa danh)
và một số đơn vị hành chính như: phủ, huyện, xã, thôn thuộc các đạo. Về cách viết, tác giả
theo đúng phép chính danh của Khổng Tử, tức là dùng thật ít chữ, mà từng chữ phải được
lựa chọn, cân nhắc.Tuy nhiên, bản sách ấy không còn đúng nguyên tác, vì đã được những
người đời sau sửa chữa và thêm vào nhiều lần.

Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
Đại thành toán pháp:Đại thành toán pháp, hay Toán pháp đại thành là một cuốn sách
toán học cổ của Việt Nam, được tác giả là Lương Thế Vinh biên soạn vào giữa Thế kỉ 15.
Hiện nay còn bản in Đại thành toán pháp thời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-
1719). Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Hán-Nôm còn có hai bản; bản mới nhất được chép năm
Giáp Thân, thời kì vua Bảo Đại
Đại thành toán pháp bao gồm các bài toán, thuật giải, và kết quả số. Ngoài bảng cửu
chương, sách còn nói về các số lớn: ức, triệu, kinh, thê, cai, nhương, giản, chinh, ti, cực.
Lập thành toán pháp:Lập thành toán pháp của Trạng nguyên Vũ Hữu. Cuốn sách Lập
thành Toán pháp của ông là công trình chuyên về toán học đầu tiên của nước ta. Lập thành
toán pháp cùng phương pháp đo diện tích ruộng đất nhanh chóng được phổ biến ra cả nước.

Quân sự:
đạt được nhiều thành tựu quan trọng về lí luận, kĩ thuật quân sự.
Nhà Hồ đã chế tạo được súng thần cơ. Nhà Tây Sơn chế tạo được các loại đại pháo, hỏa
pháo, các loại chiến thuyền gắn nhiều đại bác. Nhà Nguyễn xây thành quách theo kiến trúc
vô-băng với các công trình nổi bật như Kinh thành Huế, thành Hà Nội,....
Súng thần cơ (hay súng thần công) được chế tạo dưới thời Hồ, là một bước tiến mới
trong lĩnh vực quân sự của Đại Việt giai đoạn bấy giờ.
- Cấu tạo súng “thần cơ” bao gồm: Thân súng dài 44 cm, nòng súng dài 5 cm, trục quay,
thước ngắm, lỗ điểm hỏa, khối hậu. Trong đó khối hậu được đúc kín chứa thuốc nổ, nòng
súng chứa những trái đạn, trục quay để điều chỉnh góc bắn, lỗ điểm hỏa để châm ngòi và
thường được gắn thân bánh xe ở trục quay để cơ động
Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đặc sắc có "tiên phát chế nhân" (Lý Thường Kiệt), "tâm
công" (Nguyễn Trãi),...
Tác phẩm hịch tướng sĩ của trần quốc tuấn soạn cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh
Đại Nguyên–An Nam thứ nhì.
Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại
binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân
chạy về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về
Hải Dương mà phán rằng: "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn
sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?". Hưng Đạo Vương mới
tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng tông miếu xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn
hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!". Vua nghe vậy liền yên
lòng.Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 30 vạn quân Nam, thảo bài Dụ chư tì
tướng hịch văn để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ,
khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc chiến
tranh Đại Nguyên–An Nam thứ nhì.

Khoa học kĩ thuật:


Ngoài các thành tựu chế tạo súng thần cơ,hỏa pháo,xây thành lũy,đóng tàu chiến đã nêu
ở phần quân sự thì phần khoa học kĩ thuật còn có làm đồ gốm sứ.
Ở đất Việt, nghề gốm tráng men phát triển mạnh từ thời Lý, khi tiếp biến qua thời Trần,
có thêm sự du nhập thợ thuyền thời Tống với kỹ thuật làm gốm men ngọc. Thợ thủ công
Việt cũng cảm thụ được nghề, và gốm men ngọc trở thành một dòng gốm độc đáo, nổi trội
bên cạnh men hoa nâu, men trắng ngà, men hoa bưởi, men giấy, men kính…

Y học:
Tiêu biểu là các danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông.Chu Văn An
Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội
kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp
với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y
cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam,
đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc.
Tên ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: Hà Nội có phố Lãn
Ông (từ phố Hàng Đường đến phố Thuốc Bắc); thành phố Uông Bí (từ phố Tuệ Tĩnh đến
phố Hữu Nghị), thành phố Hồ Chí Minh (từ đường Võ Văn Kiệt đến Học Lạc),...
Ông được ca ngợi bởi tấm lòng nhân ái của mình, hết lòng quan tâm, giúp đỡ các bệnh
nhân.

You might also like