You are on page 1of 5

Lương Thế Vinh sinh ngày 1 tháng 8 năm 1441(Tân Dậu) tại làng Cao

Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng
học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng,
thả diều, câu cá, bẫy chim.
Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh
(trạng nguyên) khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4, đời Lê Thánh Tông.[1]
Vua Lê Thánh Tông ban tặng Cờ hoa Tam Khôi cho ba vị đỗ đầu:
Trạng nguyên Lương Thế Vinh
Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh
Thám hoa Quách Đình Bảo
Thiên hạ cộng tri danh - (Thiên hạ đều biết tên)
Các năm sau đó, ông làm quan với các chức Trực học sĩ, Thị thư và Chưởng
viện sự ở viện Hàn lâm.
Khi ông qua đời, Vua Lê Thánh Tông rất mực thương tiếc và viết một bài
thơ khóc Trạng.
Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua
Gióng khách chương đài kiếp tại nhà
Cẩm tú mấy hàng về động ngọc
Thánh hiền ba chén ướt hồn hoa
Khí thiên đã lại thu sơn nhạc
Danh lạ còn truyền để quốc gia
Khuất ngón tay than tài cái thế
Lấy ai làm Trạng nước Nam ta
Giai thoại
Có nhiều giai thoại về Lương Thế Vinh.
Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần
trong lúc đang chơi bóng với các bạn, quả bóng lăn xuống một hố hẹp và sâu,
tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bóng lên bằng
việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bóng nổi trên nước để lấy lại quả bóng.
Về phong cách học tập của Lương Thế Vinh, có giai thoại so sánh ông
với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn
Nam (Ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình,
Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư
giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi
Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông
(1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám
hoa (đỗ thứ 3).
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu
chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh,
không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên
thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi
đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá
hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là
đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố
ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần
đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt
lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!".
Lương Thế Vinh cũng được gắn với một vài giai thoại với vua quan nhà Lê.
Các giai thoại này cho thấy ông ứng đáp thông minh với vua, có các lời khuyên
hợp lý cho vua và răn dạy các quan dưới cấp bỏ thói hách dịch nhân dân.
Lương Thế Vinh nổi tiếng với tài năng toán học. Quyển Đại thành toán
pháp của ông được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo
dục Việt Nam. Ông cũng được xem là người chế ra bàn tính gẩy cho người Việt,
lúc đầu làm bằng đất rồi bằng trúc, bằng gỗ, sơn mầu khác nhau, đẹp và dễ tính, dễ
nhớ. Các chuyện truyền miệng dân gian còn cho biết tài năng của ông được thể
hiện từ khi nhỏ tuổi. Ông được nhân dân gọi tên là Trạng Lường sau khi đỗ trạng
nguyên.
Ngoài công việc hàn lâm trong triều, Lương Thế Vinh còn được vua giao
việc thảo những văn thư ngoại giao với nhà Minh. Triều Minh thường khen ngợi
những văn thư ngoại giao này.
Dù là một nhà nho lỗi lạc, Lương Thế Vinh cũng sáng tác văn Nôm. Ông
được cho là tác giả của Thập giới Cô hồn Quốc ngữ văn, còn gọi là Phật kinh Thập
giới. Đây là áng văn Nôm cổ gồm đoạn mở đầu và 10 đoạn nói về 10 giới cô hồn:
Thiền tăng, đạo sĩ, quan liêu, nho sĩ, thiên văn-địa lý, lương y, tướng quân, hoa
nương, thương cổ và đãng tử. Mỗi đoạn có một bài tán và kết thúc bằng bài kệ 8
câu. Vì sáng tác Phật kinh Thập giới, Lương Thế Vinh bị các bạn đồng nghiệp chê
và ông không được ghi tên trong văn miếu Khổng Tử.
Tuy nhiên, Nhất Hạnh cho rằng Lương Thế Vinh không viết bài này vì bài
kệ của đoạn về Thiền tăng có giọng đùa bỡn, không phù hợp với một người có
nhiều cảm tình với Phật giáo như Lương Thế Vinh. Theo Lê Mạnh Thát, Thập giới
cô hồn văn là một tác phẩm của vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497).
Lương Thế Vinh cũng quan tâm nghiên cứu về âm nhạc dân gian, như hát chèo.
Ông được vua Lê Thánh Tông giao cho cùng Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận chế
định ra các lễ nhạc của triều đình.
Lương Thế Vinh được nhận định là có tính cách bình dị, mến dân, trung thực và
khả năng châm biếm khôi hài trong việc răn dạy từ vua đến quan
Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]
Đương thời[sửa | sửa mã nguồn]
Học giả đương thời là Lê Quý Đôn khen Lương Thế Vinh là "người tài hoa
danh vọng bậc nhất".[1] Trong bài văn điếu Lương Thế Vinh, vua Lê Thánh Tông
đã viết: "Khuất ngón tay than tài cái thế/Lấy ai làm Trạng nước Nam ta". [24]
Thời hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]
Trong cuốn Thần đồng xưa của nước ta, tác giả Quốc Chấn khen ngợi khả
năng tính toán xuất chúng của Lương Thế Vinh: "Ngày nay, cách tính chiều cao
của cây mà Lương Thế Vinh áp dụng chắc học sinh không lấy gì làm lạ. Nhưng
cách đây gần 5 thế kỷ thì việc Lương Thế Vinh tính được tỷ lệ chiều cao của cây
và chiếc gậy bằng tỷ lệ bóng của chúng trên mặt đất là một sáng tạo, thể hiện nước
ta ở thế kỷ 15 đã có nhà toán học đầy tài năng".[25][26] Trong cuốn Những người
thầy trong sử Việt, tác giả Nguyễn Huy Thắng ví Lương Thế Vinh là "người thầy
khác mọi thầy", cho rằng quan điểm giáo dục của ông không giống những người
bạn đồng tráng lứa. Ông chủ trương để học trò học tập chuyên tâm, song cũng
khuyến khích kết hợp với giải trí thoải mái, gần gũi với người dân, hòa mình với
thiên nhiên và phải tìm mọi cách vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
[26]
Trong cuốn sách thiếu nhi Trạng nguyên Việt Nam - đạo học của người xưa,
nhóm tác giả Ban Mai cho rằng Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi và Mạc Hiển
Tích là những người đặt nền móng cho nền toán học Đại Việt: "Qua những phép
tính với số 0, Trạng nguyên Lương Thế Vinh khẳng định thế gian có những vật
toàn mãn thực sự... Nhiều Trạng nguyên đã phát triển và bổ sung những tư tưởng
toán học này tạo nên một trường phái toán học Đại Việt."[27]
Năm 2011, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định tại Hội thảo khoa học
"Trạng nguyên Lương Thế Vinh – Thân thế và sự nghiệp": hình ảnh trạng nguyên
Lương Thế Vinh còn sống mãi trong tâm thức mọi người bằng truyền thuyết và
giai thoại về cuộc đời, sự nghiệp, tài đức và lòng yêu nước, yêu dân của ông.
[28]
Trong cuốn Danh nhân Hà Nội (2004), tác giả kiêm nhà sử học Vũ Khiêu đã
nhận định văn thơ của Lương Thế Vinh "nhìn chung thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu
nước, thương dân, căm ghét bọn quan lại tham nhũng, thích cuộc sống thanh cao,
gần gũi với dân quê".[12] Trong Việt Nam Phật giáo sử lược, học giả và nhà nghiên
cứu Phật học Nguyễn Lang ghi nhận Lương Thế Vinh là tác giả Phật giáo duy nhất
ở thế kỷ 15,[29] và ca ngợi ông là "nhà trí thức cự phách nhất của thời đại Lê Thánh
Tông".[30]
Biệt danh "Trạng Lường"[sửa | sửa mã nguồn]
Nhờ giỏi đo lường và tính toán, Lương Thế Vinh đã được mệnh danh là
Trạng Lường.[26][31] Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tâm, nguyên giám đốc Thư viện Viện sử
học Việt Nam từng lý giải về biệt danh "Trạng Lường" của ông: "Người ta gọi
Lương Thế Vinh là 'Trạng Lường' vì thứ nhất, ông giỏi tính toán và đo lường, thế
nên chữ 'Lường' nghĩa là đo lường. Mặt khác, chữ "Lường" có nghĩa là họ Lương,
thế nên khi nhắc đến 'Trạng Lường', ai cũng nghĩ tới Lương Thế Vinh, trạng
nguyên của thời Lê Thánh Tông".[32]
Di sản và ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: Danh sách địa điểm được đặt tên theo Lương Thế Vinh

Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh tại quê


nhà Nam Định.
Ngày nay, nhiều đường phố và trường học khắp Việt Nam được đặt theo tên
Lương Thế Vinh.[24] Qua nhiều triều đại phong kiến, đền thờ Lương Thế Vinh tại
Vụ Bản, Nam Định (quê hương ông) được nhiều nhà khoa bảng đến thăm viếng, đề
thơ ca ngợi, làm câu đối cúng, như Đỗ Quang Dần, Phạm Đạo Phú, Phạm Văn
Nghị, Nguyễn Khuyến; người dân Nam Định gọi nơi đây là đền "cụ Trạng".
[24]
Năm 1990, đền thờ được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia.[26][33]
Nhân kỷ niệm 570 năm ngày sinh Lương Thế Vinh, ngày 28 tháng 8 năm
2011, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Ban liên lạc họ Lương Việt Nam đã phối
hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Trạng nguyên Lương Thế Vinh – Thân thế và sự
nghiệp" tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội với sự tham gia của đông đảo
thành viên họ Lương và giới sử học trên khắp Việt Nam.[28][34][35] Cuốn Đại thành
Toán pháp do ông biên soạn là cuốn sách giáo khoa toán đầu tiên ở Việt Nam,
[9]
được sử dụng làm sách dạy toán cho người Việt đến tận thế kỷ 19.[36][37] Ngoài ra
ông còn là người chế ra chiếc bàn tính đầu tiên của Việt Nam.[24][34][37] Cuốn Lịch sử
Việt Nam, tập 1 (1971) đã ghi nhận Hý phường phả lục của Lương Thế Vinh xuất
bản năm 1501 "có thể coi là tác phẩm lý luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ
truyền. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm và nêu lên những nguyên tắc có tính chất
lý luận về nghệ thuật biểu diễn, diễn viên, múa hát và đánh trống."[9]
Tác phẩm
Về toán học, Lương Thế Vinh đã để lại
 Đại thành Toán pháp
 Khải minh Toán học
Về lịch sử hát chèo:
 Hỷ phường Phổ lục
Về Phật học:
 Thiền môn Khoa giáo (còn gọi là Thích điển Giáo khoa)
 Bài tựa sách [[Nam Tông Tự Pháp Đồ]] (sách lịch sử đạo Phật Việt
Nam do thiền sư Thường Chiếu, tịch năm 1203, viết ra)

You might also like