You are on page 1of 24

ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC PHẬT GIÁO

PHÂN TÍCH MỘT VÀI TÁC PHẨM VĂN HỌC PHẬT THỜI LÝ TRẦN
(phần in nghiêng là tốc ký ạ).
- Chiến thắng của Ngô Quyền đã đưa đất nước ta vào kỷ nguyên độc lập tự chủ, phục hưng văn
hóa, dân tộc được tự do, cắm cái mốc cho văn học phát triển.
- Các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Trần nối tiếp xây dựng đất nước, bảo tồn và
phát triển văn hóa dân tộc.
- Giặc Minh xâm lược vào đầu thế kỷ thứ 15, với chính sách hủy diệt văn hóa nên các tư liệu
văn học thời Lý Trần bị chúng hủy hoại gần hết, chỉ còn lại vài phần trong trăm ngàn phần
mà thôi.

A. VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ:


- Căn cứ vào tư liệu văn bản còn lại thì văn học hai đời Ngô, Đinh không còn. Có chăng là
những mảnh vụn còn sót lại mà thôi.
- Đời Lê, thời vua Lê Đại Hành có hai tác phẩm nổi tiếng, cắm cái mốc cho dòng văn học đậm
tư tưởng yêu nước và giàu tính nhân văn
- Hai bài thơ đó là: Quốc Tộ của Thiền sư Pháp Thuận và Ngọc Lang Quy của Thiền sư
Khuông Việt.

BÀI 1: QUỐC TỘ ( THIỀN SƯ PHÁP THUẬN)


“ Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các ,
Xứ xứ tức đao binh.”

I.TÁC GIẢ:
Ở Việt Nam từ khởi thủy đến nhà Ngô, từ nhà Ngô đến đời Trần và về sau đến hết thời kì
phong kiến thì nước ta gồm có bốn dòng thiền gồm: Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường
và Trúc Lâm Yên Tử. Tuy nhiên thời kì Bắc thuộc một ngàn năm đã xuất hiện hai dòng thiền. Dòng
thiền đầu tiên là Tỳ-ni-đa-lưu-chi do một vị thiền sư người Ấn Độ ( Nam Ấn) sang Việt Nam hành
đạo sáng lập ra, thứ hai là dòng thiền Vô Ngôn Thông do Thiền sư Vô Ngôn Thông là người Trung
Hoa truyền đạo vào Việt Nam sáng lập. Đến đời Lý có dòng thiền Thảo Đường, và đời Trần có
dòng thiền Trú Lâm Yên Tử => tổng cộng có 4 dòng thiền.
Trong giai đoạn này, Thiền sư Pháp Thuận thuộc dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi đời thứ 10. Là một
nhà bác học, một đại tri thức, một nhà tiên tri. Cho nên từ khi thành lập đại vua Lê Đại Hành đã
mời Thiền sư Pháp thuận vào triều để hoạch định sách lược phát triển quốc gia dân tộc, nên đây là
vị thiền sư rất quan trọng trong giai đoạn này. Những việc gì thuộc về quốc gia dân tộc đều có sự
tham sự của Ngài. Trong xã hội Đại Việt lúc bấy giờ có 3 vị thiền sư nổi lên là cây đa cây đề là bác
học, đại thiện tri thức, nhà tiên tri gồm: Ths. Pháp Thuận, Ths. Khuông Việt, Ths. Vạn Hạnh (người
quan trọng hình thành nhà Lý) => những việc trọng đại trong triều đình đều có mặt ba vị thiền sư
này.
 Tại sao trong giai đoạn này các triều đại phong kiến Ngô, Đinh, Tiền Lê chọn tư tưởng Phật
giáo là hệ tư tưởng quan trọng của quốc gia dân tộc. ???
Vì: Suốt 1000 năm Bắc thuộc nhà Hán dùng mọi cách để đồng hóa văn hóa người Việt của
chúng ta trong lúc này, dùng mọi cách truyền bá tư tưởng Nho học vào Việt Nam của chúng
ta, từ chỗ đó tổ tiên ta đã ý thức rõ vấn đề này nên trong giai đoạn này chỉ mượn sử dụng chữ
Hán nhưng không phát âm theo người Hán, sử dụng chữ Hán ghi lại tiếng nói của tổ tiên dân
tộc mình, viết bằng ngữ pháp tiếng Việt. Trong giai đoạn này đã manh nha hình thành chữ
Nôm để đến nhà Lý, nhà Trần hoàn thiện về chữ Nôm và sáng tác văn học. Khi Ngô Quyền
dành lại quốc gia dân tộc và tiếp nối các triều đại khác, lúc này đã ý thức rất rõ nên đã chọn
hệ tư tưởng Phật giáo để khác đi với hệ thống tư tưởng Nho học của nhà Hán, nhà Tống.
 Tại sao trong giai đoạn này chọn các nhà sư là những người phò trì cho quốc gia dân
tộc????
Vì: - trong giai đoạn này các nhà sư Phật giáo là đại tri thức của xã hội, để hiểu được kinh
Phật, triết lý sâu xa của Đức Phật chỉ dạy ứng dụng vào trong cuộc sống tu tập thì người ấy
phải nỗ lực, kiên trì, cố gắng, không bỏ cuộc giữa đường để học tập. Từ chỗ đó hình thành
nên một lớp tu sĩ Phật giáo trong giai đoạn này và vì các nhà sư gần gũi với quần chúng
nhân dân => từ chỗ đó thời đại phong kiến này chọn các nhà sư phò trì để thống nhất tòa
dân để nắm toàn bộ lực lượng quần chúng này.

Lúc bấy giờ nhà Tống sai sứ thần Lý Giác đi sứ sang nước Đại Cồ Việt nước ta thì vua Lê
Đại Hành nói rằng: Ta xem khắp tỏng triều ngoài triều không có ai đủ khả năng tiếp đãi sư
thần, chỉ có hai vị Thiền sư là Ths.Pháp Thuận và Ths. Khuông Việt mới đủ khả năng tiếp đãi
sư thần.” Từ đó vua mời hai vị thiền sư vào triều, một vị sẽ giả dạng thường dân làm người
chèo đò để đưa sứ thần Lý Giác sang sông và một vị ở trong triều đại diện cho vua, cho
nước Đại Cồ Việt tiếp đãi sư thần Lý Giác => nên thấy được tầm quan trọng của các vị thiền
sư trong giai đoạn này.
Khi đưa sứ thần Lý Giác đi trên dòng sông Lăng Lãng êm đềm, xanh đẹp, có nhiều con
ngỗng bơi thì Lý Giác tức cảnh sinh tình đọc hai câu thơ: “ Nga nga lưỡng nga nga, Ngưỡng
diện hướng thiên nha” ( Sông sông ngỗng một đôi, Ngưỡng mặt chầu trời quoe) thì lão chèo
đò đưa khách sang sông đọc tiếp hai câu:” Bạch mao phô lục thủy, Hồng trạo bãi thanh ba”
( Lông trắng phơi dòng biếc, Sóng xanh chân hồng bơi), đã làm cho sứ thần giật mình, hoảng
hốt vì tri thức vĩ đại, nhạy bén của lão chèo đò, thì huống chi các bậc tri thức trong triều còn
vĩ đại như thế nào nữa. Quả đúng như vậy, khi vào triều gặp Thiền sư Khuông Việt ( Thái sư
Ngô Chân Lưu), chính sự lịch thiệp, tri thức của thiền sư đã làm cho Lý Giác càng thêm kính
phục, quý mến hơn. Nên ông đã làm một bài thơ bày tỏ tấm lòng của mình, trong đó có câu
thơ rất quan trọng là: “ Thiên ngoại hữu thiên ưng diễn chiếu” ( Ngoài trời lại có trời soi
sáng) ý bài thơ là sứ thần đã sánh vua Lê Đại Hành ngang hàng với vua nhà Tống. Tuy rằng
tức cảnh sinh tình, đọc bâng quơ nhưng thâm ý thật sự của sứ thần là nước Tống là một nước
lớn mang tầm quốc tế, còn nước ta chỉ là một nước nhỏ bé, mà con ngỗng vô tri vô giác bơi
trên dòng sông xanh biếc kia còn ngưỡng mặt chầu về thiên triều, huống hồ chi nước Đại Cồ
Việt nhỏ bé kia. Tuy nhiên lão chèo thuyền cũng không thua kém gì nói “ Lông trắng phơi
dòng biếc, sóng xanh chân hồng bơi” chẳng có ý gì chầu thiên triều cả, màn đối đáp rất nhạy
bén, rất nhanh nhảu, rất hay của thiền sư. Kết hợp cả bốn câu tạo thành một bài thơ rất hay:
“ Nga nga lưỡng nga nga, ngưỡng diện hướng thiên nha, bạch mao phô lục thủy, hồng trạo
bãi thanh ba”. Thấy được tài ngoại giao tiếp đãi sư thần của các bậc tri thức là thiền sư lúc
bấy giờ. Đây là bài thơ đánh dấu móc quan trọng trong nền văn học chữ Hán nước ta khi
dành lại độc lập chủ quyền thì bài thơ Ngọc Lang Quy ( Th.s Khuông Việt) chính là bài thơ
mở đầu cho nền văn học ngoại giao, văn học chính trị rất quan trọng của nước ta. Th.s Pháp
Thuận là tu sĩ đầu tiên của nước ta giả dạng thường dân vi hành vì việc lớn, vì quốc gia dân
tộc.

- Thiền sư Pháp Thuận ( 914-990), Sư tên thật là Đỗ Pháp Thuận, Là thiền sư đời thứ 10 của
dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Trụ trì chùa Cổ Sơn, làng Thừ, kinh đô Thanh Ải. Không biết
Sư quê quán ở đâu, xuất gia từ nhỏ và thờ thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi
đắc pháp, Sư nói ra lời nói nào cũng phù hợp với Sấm ngữ. Đang lúc nhà Tiền Lê mới dựng
nước, Sư được mời vào trù kế hoạch định sắc lược. Đến khi thiên hạ thái bình, Sư không
nhận phong thưởng vì thế vua Lê Đại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ
gọi Đỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho Sư.
- Niên hiệu Hưng Thống thứ 2 ( năm 990), Sư không bệnh mà thị tịch, thọ 76 tuổi.
- Tác phẩm còn để lại cho đời: Bồ Tát Hiệu Sám Hối Văn, Hai câu thơ tiếp đãi sứ thần Lý Giác
và Quốc Tộ.

II. Nội dung tác phẩm:

1.Bối cảnh ra đời tác phẩm Quốc Tộ:


- Lúc bấy giờ Hoàng Nhân Bảo là người nhà Tống đem quân đóng ở biên giới nước Đại Cồ
Việt, chuẩn bị lực lượng xâm lược nước ta. Trước tình hình nguy cấp đó, vua Lê Đại Hành
cho mời hai vị Thiền sư vào triều để tư vấn, hỏi thăm, nhận lời khuyên của hai Ngài là Ths.
Pháp Thuận và Ths. Vạn Hạnh, hỏi Ths. Vạn Hạnh về tình hình giặc Tống đóng quân ở biên
giới như thế nào? Nguy cơ ra sao? Ngài đáp rằng: “ Nội trong ba bảy ngày giặc sẽ tan” đây
là lời tiên tri dự đoán của Ngài. Và đúng như thế trong khoảng thời gian này Hoàng Nhân
Bảo đã rút lui, bởi vì thấy nước ta lực lượng hùng hậu, tri thức rất lớn, không dễ gì xâm lược.
Tiếp đến vua hỏi Ths. Pháp Thuận rằng: “ Vận nước của chúng ta dài ngắn như thế nào? Thì
Ngài đáp bằng bài thơ Quốc Tộ này.

2. Các từ quan trọng cần lưu ý:


- Quốc tộ: vận nước, mệnh nước, và ý sâu bên trong là ngôi vua, bởi vì thời phong kiến đánh
đồng vận nước với ngôi vua là một.
- Đằng lạc: dây mây quấn, nó không phải là dạng cây thân gỗ mà là dây leo, và khi ra nhánh
thì nương gá, bện chặt, chằng chéo vào nhau, đan xen với nhau để không bị gãy, bền vững
lâu dài, để phát triển. Đây là đặc tính quan trọng của nó. Một dây thì dễ gãy dễ đứt, không
sống được, không phát triển được, mà nhiều dây đan xen, nương tựa lẫn nhau ,chắc chắc, bền
vững, lâu dài và phát triển.
- Nam thiên: nước Nam, trời Nam, là nước Đại Cồ Việt .Vì Nam thiên (Đại Cồ Việt) khác với
Bắc thiên (nhà Tống) là nơi nước Đại Cồ Việt, dân tộc Việt ở chứ không phải dân tộc nước
Tống ở => liên quan đến vấn đề khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Lý: bên trong, chỗ, nơi.
- Vô vi: không làm.( Chữ này xuất hiện trong hệ thống tư tưởng của Lão giáo, có câu là: “ Vô
vi nhi vô bất vi” -> không là mà không việc gì mà không là, nghĩa là việc gì cũng làm nhưng
không bị dính mắc, dính kẹt vào trong đó -> đây là nội hàm vô vi theo học thuyết Lão Tử).
Trong tác phẩm này vô vi được hiểu theo nhà Phật vì Ngài Pháp Thuận là một tu sĩ Phật giáo,
là bậc đại thiện tri thức lớn, là một vị thiền sư đắc đạo, chứ không phải là một nhà Nho, bài
thơ này là tác phẩm mở đầu cho nền văn học viết của văn học Việt Nam từ lúc dành lại được
nền độc lập dân tộc nên có tầm quan trọng rất lớn trong lịch sử văn học. Nội hàm Vô vi ở đây
chính là những giá trị đạo đức Phật là tư tưởng từ bi, tri tuệ vô ngã vị tha trong nhà Phật chứ
không phải là tư tưởng Lão học
- Điện các: là cung điện, nơi vua ngự, nơi các quan quan trọng của triều đình cùng vua hoạch
định sách lược, chính sách cai trị dân tộc phát triển đất nước.
- Xứ xứ: nơi nơi chốn chốn, khắp mọi nơi
- Tức: dứt, chấm dứt.

*Dịch nghĩa:
“Vận nước như mây dây leo quấn quýt
Ở cõi trời Nam [ mở ra] cảnh thái bình
[ Ứng dụng tư tưởng] Vô vi nơi cung điện vào việc cai trị đất nước
[ Thì] Khắp mọi nơi đều dứt hết đao binh.”
*Dịch thơ:
“Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh”.

3. Tựa đề Quốc Tộ:


- Bài thơ vốn không có tựa đề, Quốc tộ ấy là đo đời sau đặt ra.
- Quốc tộ là khái niệm chỉ cho vận mệnh đất nước, vận mệnh đó do vua nắm giữ và chi phối
toàn bộ cuộc sống của nhân dân. Quốc tộ còn gọi là quốc vận nước nhà, cũng được hiểu là
ngôi vua.
- Hỏi về Quốc tộ nghĩa là vua muốn bậc thiện trí, bậc bác học, nhà tiên tri cố vấn cho vua biết
đất nước này, ngôi vị này đang tốt hay xấu có biến cố gì không, đang yên hay nguy, đang
thịnh hay suy.

4. Đặc điểm nội dung:


-> Hai câu đầu: “ Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình”
( Vận nước như mây dây leo quấn
Ở cõi trời Nam [ mở ra ] cảnh thái bình)
- Bài thơ thuộc thể loại Ngũ ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm của thơ là hàm súc, cô đọng ( thơ Thất
ngôn tứ tuyệt hay thơ Hai cư) sử dụng rất ít ngôn ngữ, là “ý tại ngôn ngoại” nghĩa là những
điều nhà muốn nói nằm ngoài ngôn ngữ, ngoài chữ viết -> cũng giống như nghệ thuật thủy
mặc phương đông. Thủ pháp sử dụng thơ này là nghệ thuật chân không nghĩa là theo quan
niệm của nhà Phật thì chân không này không phải là không có gì hết là chân không diệu hữu,
thấy được những vấn đề trong cái không này, nên sử dụng nghệ thuật này để diễn tả, truyền
đạt ý đồ của mình.
 Mượn hình ảnh thiên nhiên dây mây leo quấn, một loại thực vật không phải là thân gỗ, mà
sự tồn tại của dạng thực vật này là phải nương tựa vào nhau, quấn bện vào nhau, tạo ra sự
vững chắc, lâu dài và phát triển vươn lên để diễn tả ví von so sanh với vận nước. Một khái
niệm trừu tượng vô hình ( vận nước) và một hình ảnh cụ thể sóng động ( dây mây) được
câu thơ đồng đẳng ví von nhau, làm cho tửng tri bùng phát liên tưởng và biết được vận
nước, ngôi vua, triều đại đương thời. Vận nước ấy, triều đại ấy, ngôi vua ấy là bền vững
lâu dài và đang phát triển thịnh vượng.
 Thể hiện niềm tin, hoài bão, sự kỳ vọng, sự tiên tri, dự đoán của tác giả thông qua hình
ảnh nương gá vào nhau của dây mây, dụ cho đất nước hưng thịnh. Đây chính là niềm tin
của tác giả cũng chính là niềm tin của quốc gia dân tộc.
 Niềm tự hào kín đáo, sâu sắc của tác giả, của dân tộc về một quốc gia mới dành lại độc lập
chủ quyền sau ngàn năm dài bị đô hộ, thấy được niềm tự hào ấy qua hình ảnh Nam thiên
khác với Bắc thiên kia, Nam quốc khác với Bắc quốc ấy. Mỗi nơi mỗi bờ cõi đều có chủ
ngự, là nơi dân chúng của quốc gia ấy sinh sống.
( Nếu so sánh thì ta thấy Quốc tộ là bài thơ khẳng định chủ quyền, niềm tựu hào của quốc gia
dân tộc trong thời bình, còn bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ khẳng định độc lập chủ
quyền dân tộc trong thời chiến. Cho nên khi đọc bài thơ sẽ thấy được niềm han hoan vô cùng,
hào sản của tổ tiên , của các bậc tiền nhân đi trước, hân hoan đến ngấn lệ biết bao).
 Ôi niềm tự hào của ông cha, ôi niềm tự hào của các bậc tiền nhân đầy hào sảng làm sao,
mà mỗi khi bài thơ vang lên chúng ta những người con đất Việt lại thấy lâng lâng, ngấn lệ
khó tả biết chừng nào.

- Hai câu thơ cuối: “ Vô vi cư điện các


Xứ xứ tức đao binh”
[ Ứng dụng tư tưởng] vô vi ở nơi cung điện ( vào việc cai trị đất nước)
[ Thì] khắp mọi nơi đều dứt hết đao binh.
- Đây là một tư vấn, một lời khuyên của bậc thiện trí của một nhà bác học đối với quân vương.
Để vận hành và cai trị quốc gia dân tộc này hãy sử dụng phương pháp “ Đức trị” không
dùng pháp trị, sử dụng những tư tưởng giá trị đạo đức từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha để làm an
lòng dân, để cho mọi người tuân phục và vâng theo, thì lúc ấy ngồi nơi cung vua điện các mà
tất cả trăm quan văn võ đều tuân phục. Đó chính là vô vi, là đức trị.
 Một đường lối chính trị, trị quốc cho Đáng quân vương. Dùng đức trị, đức trị ấy thông qua
ứng dụng những giá trị đạo đức Phật, những tư tưởng từ bi, trí huệ, vô ngã, vị tha của Phật
vào việc vận hành đất nước, cai trị quốc gia dân tộc. Ngồi nơi cung điện mà thái bình
thịnh trị, dân chúng tuân phục trăm quan văn võ vâng theo. Đó mới là vô vi, mới là đức
trị.
 Tóm lại:
Lời khuyên , lời tư vấn của thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước dài
ngắn như thế nào.
 Vua phải làm được hai điều”’
- Một là đoàn kết toàn dân.
- Hai là ứng dụng những giá trị đạo đức tư tưởng Phật giáo vào trong việc cai trị quốc gia dân
tộc
 Được như vậy đất nước sẽ thái bình lâu dài phát triển vững bền; khắp nơi nơi dứt trừ đao
binh khói lửa chiến tranh.

BÀI 2: NGỌC LANG QUY ( THIỀN SƯ KHUÔNG VIỆT)


“ Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
Thần tiên phục đế hương
Vạn trùng sơn thủy thiệp thương lương
Cửu thiên quy lộ trường.

Tình thảm thiết


Đối ly trường
Phan luyến sứ tinh lang.

Nguyện tương thâm ý vị biên cương


Phân minh tấu ngã hoàng.”
I.TÁC GIẢ:
(Thiền sư Khuông Việt (933-1011) có gốc gác rất hiển hách, tên thật là Ngô Chân Lưu, cháu nội
của Ngô Quyền, nhưng không làm chính trị bỏ xuất gia tu hành. Lúc còn trẻ có tướng mạo phi
phàm, tính tình điềm đạm, bình thản, cho nên khi 40 tuổi đã vang danh chốn tòng lâm, nên được
vua Đinh Tiên Hoàng mời vào triều hỏi việc nước, Ngài trình bày rất rành rẽ, khúc chiết, làm vua
kính phục, được phong làm Tăng thống. Ông là vị Tăng thống đầu tiên của PGVN nước ta. Năm
971 phong cho Ngài làm Khuông Việt Thái sư, là vị làm khuôn mẫu, mô phạm cho nước Đại Cồ
Việt, nên Ngài đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử nước ta. Từ đó về sau tất cả nhưng việc
trong triều đình đều có sự tham gia, tư vấn của Ngài.)
 Thiền sư Khuông Việt (933-1011), thuộc đời thứ tư dòng thiền Vô Ngôn Thông. Trước tên là
Ngô Chân Lưu dòng dõi của nhà Ngô. Sư người Cát Lợi, huyện Thường Lạc (nay là Vệ Linh,
Sóc Sơn, Hà Nội). Sư dáng mạo khôi ngô, ý chí lỗi lạc, tính tình bình thản. Thuở nhỏ theo
nghiệp Nho lớn lên trở về với Phật. Sư thọ giáo với Thiền sư Vân Phong, ở chùa Khai Quốc,
thấu tột yếu chỉ thiền và đọc khắp các kinh điển
Năm 40 tuổi Sư vang danh khắp chốn tòng lâm, vua Đinh Tiên Hoàng mời vua vào cung hỏi
việc đạo, Sư ứng đối rành rẽ vuua rất nể phục, phong chức Tăng thống. Năm sau 971, vua lại
phong Khuông Việt Thái sư.
Đời vua Lê Đại Hành sư càng được kính trọng, nhưng việc binh, việc nước vua đều mời vào hỏi.
Sau Sư viện lẽ già yếu xin từ quan về quê làng Cát Lợi dựng chùa Phật Đà trên núi Du Hý rồi trụ
trì ở đó. Học giả bốn phương tụ họp về học đạo rất đông.
Năm thứ 2 niên hiệu Thuận Thiên triều Lý (1011) ,ngày rằm tháng 2 Sư gọi đệ tử là Đa Bảo nói
kệ rồi ngồi kiết già viên tịch thọ 79 tuổi.
Tác phẩm còn để lại cho đời: Ngọc Lang Quy, Nguyên Hỏa. 1.
II.NỘI DUNG TÁC PHẨM:
1. Các từ cần lưu ý:
- Tường quang: tường là tốt, là lành [ tường vân là mây lành, tường thụy là điềm lành] nghĩa
là trời trong.
- Phong hảo: gió đẹp.
- Cẩm phàm trương: cẩm là gấm vóc, phàm: cánh buồm, trương: căng, giương lên, nghĩa là
cánh buồm gấm căng lên.
- Thần tiên: bậc thoát trần, có nhiều phép lạ, có tính cách tốt, sướng hơn người phàm.
- Vạn trùng: muôn trùng.
- Thiệp thương lương: thiệp là lội nước, thương là biển mênh mông, lương là lãng là con
sóng, nghĩa là vượt biển nước mênh mông.
- Cửu thiên: trời xa.
- Lộ trường: đường dài.
- Đối ly trường: trường là chén rượu, ly là biệt ly, nghĩa là uống chung rượu giã từ, chén giã
từ.
- Phan luyến: phan là vịn , là vịn tay kéo lại [ phan chi: vịn cành cây, phan thụ: leo cây], nghĩa
là vấn vương, núi giữ bịn rịn, không nỡ rời.
- Sứ tinh lang: xe của sứ.
- Biên cương: ranh giới cuả quốc gia
- Ngã hoàng: vua ta, vua chúng ta, vua của ta.

 Dịch:
“ Trời trong gió đẹp gấm buồm giương
Thần tiên về đế hương
Muôn trùng non nước biển mênh mông
Trời xa bao dặm đường.
Tình quyến luyến
Chén đau lòng
Tiễn người bao vấn vương.
Nguyện cùng thâm ý giữ biên cương
Tấu trình lên Thượng hoàng.”’

2. BỐI CẢNH RA ĐỜI BÀI THƠ:


- Sau khi chứng kiến tài năng đối đáp nhanh nhẹn và thông thái của người chèo đò nước Nam
qua bài thơ đôi ngỗng, Lý Giác tỏ ra trân trọng đất nước và con người Đại Cồ Việt.
- Lý Giác được làm bài thơ thất ngôn trình bày quan điểm tôn trọng Việt Nam của mình, trong
đó có câu: “ Ngoài trời còn có trời soi tỏ, Vầng nguyệt trong in ngộn sóng đầm” ( Thiên
ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu, Khê đàm ba tịnh kiến thiềm thu.)
Được Khuông Việt giải thích với vua bài thơ này có ý tôn trọng bệ hạ cùng với đế vương
nhà Tống của ông ta không khác.
Khi sứ thần về nước, vua sai Thiền sư Khuông Việt làm bài từ để tiễn sư thần Lý Giác nhà
Tống.

3. Tựa đề:
- Vì là một khúc điệu được ca sướng, một bài từ tiêu chuẩn thì dựa trên một từ khúc đã có sẵn
nhưng không phải nhất thiết phải có đề từ.
- Khúc điệu của bài từ là niêm luật bắt buộc, theo đó tác giả tạo ra các ca từ thích hợp với bối
cảnh, thể hiện trữ tình qua cách tả tình
- Thiền uyển tập anh có hai khắc bản: Thiền uyển tập anh thời nhà Lê có tựa đề là Ngọc Lang
Quy, khắc bản thời nhà Nguyễn có tựa đề là Vương Lang Quy.
- Đại Việt sử ký toàn thư có tựa đề là Vương Lang .
- Về thể loại Tống từ, không có từ điệu nào tên là Ngọc Lang Quy hay Vương Lang Quy. Mà
từ điệu phổ biến nhất của Tống từ là Nguyễn Lang Quy.
- Thiền sư Khuông Việt là một nhà thơ lỗi lạc, nên Ngọc Lang Quy hay Vương Lang Quy đều
không phải tựa đề của Thiền sư Khuông Việt đặt. Nó là một từ khúc mà Thiền sư đã cố tình
không đặt tựa đề.
- Ngọc Lang là tình nhân, là chồng. Thiền sư viết từ khúc này để đưa tiễn sứ thần Lý Giác với
mục đích ngoại giao chứ không phải đưa tiễn người yêu của mình.
- Vương Lang: nếu Vương là họ của chàng trai thì Vương Lang nghĩa là chàng trai họ Vương,
thì cung không phù hợp với ngữ cảnh đưa tiễn Lý Giác [ Nó phải là Lý Lang].
4. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG:
a. Ý nghĩa ngoại giao: (Bài từ khúc này là do Thiền sư Khuông Việt phụng lệnh vua Lê Đại
Hành làm để tiễn sứ thần Lý Giác làm công tác ngoại giao).
- Giá trị trọng tâm của bài từ này là ý nghĩa ngoại giao, góp phần tăng cường vào tình hữu nghị
giữa hai nước VN và TQ lúc bấy giờ.

 Đoạn 1: “ Tường quang....quy lộ trường” -> miêu tả phong cảnh hữu tình với núi non trùng
điệp, biển nước mênh mông, phương trời đãng.
- Ba mỹ từ trong câu thơ đầu đã rất khéo léo: “ quang” là sáng sủa, quang đãng, trong xanh,
“hảo” là tốt lành, thuận lợi, ở đây là thuận buồm xuôi gió, “ cẩm” là gấm vóc, quý giá, sang
trọng.
 Ngầm ám chỉ cho một tương lai bang giao hòa bình và tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai
nước. Thay thế cho một bên là cố tình xâm lăng và một bên là nỗ lực vệ quốc.
- Đế hương: là đế đô, là quê hương của bậc đế vương, rất thích hợp với vị thế quốc tế thực tiễn
của nhà Tống thời ấy. Vừa thể hiện sự tôn trọng, vừa thích ứng với đất nước cường thịnh.
- Thần tiên: việc Khuông Việt đề cao Lý Giác như thần tiên, không phải là dua nịnh quá đáng
để lấy lòng khách mà trong mạch văn ngầm ám chỉ người Trung Quốc trở về sống ở Trung
Quốc đế đô của mình, thì còn gì hạnh phúc bằng, như thần tiên vậy. -> Lời khen đẹp ở đây
đóng vai trò nhắc nhở về tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

 Đoạn 2: “ Tình thảm thiết....tinh lang”.


Tình cảm đôi bạn tri kỷ, kẻ ở người đi sâu đậm, quyến luyến không nguôi.Tiễn biệt với chén
rượu làm ấm lòng khách biết bao và nỗi biệt ly lại càng dâng trào khô xiết.
-Ca ngâm từ khúc Nguyễn Lang Quy trong ngữ cảnh này quả thật làm nổi bật được tình
người da diết trong lúc chia tay. Dù không phải là vợ chồng, tình nhân mà cái vấn vương của
tình hữu nghị của chuyến ngoại giao còn đọng mãi trong tâm trí của sứ thần nhà Tống và thần
dân nước Việt.
* Đoạn 3: “ Nguyện tương....ngã hoàng” -> lời nhắn nhủ lưu tâm của người đưa tiễn.
- Ngã hoàng: từ chính trị quan trọng trong bài từ, lối chơi chữ khéo léo hay nghĩa ngoại giao
rộng nhất: vua chúng ta tức bao gồm vua nhà Tống và vua Lê Đại Hành của nước Việt lúc
bấy giờ, thể hiện hòa khí để làm đẹp lòng Lý Giác. Ở ngữ cảnh tinh xảo thì chỉ ám chỉ cho
vua nước Đại Cồ Việt mà thôi.
- Vị biên cương: người đưa tiễn thỉnh sứ thần trình tấu lại với đại đế Trung Quốc về mối
quan tâm về biên giới và ồn cũng làm việc tương tự trình tấu với vua Đại Cồ Việt. Tại đây
văn chương đóng vai trò chính trị qua công tác ngoại giao vì mục đích lợi ích cho hai nước.
-> Bài từ thâm thúy, nhẹ nhàng, lịch sự giúp cho người được gợi ý tôn trọng biên cương hai
bên mà không cảm thấy ngượng.

b. Tinh thần nhập thế phò vua giúp nước:


Ths. Khuông Việt có gốc gác rất hiển hách, lúc nhỏ học Nho để kế thừa trị quốc, sau này mến
mộ tư tưởng Phật giáo nên xuất gia tu hành. Ngài là mô típ phò vua giúp nước của những vị
mộ tòng Nho mộ Thích. Trong giai đoạn Ngô, Đinh, Lê thì mô tiếp phò vua giúp nước chỉ ở
mức độ này, sang đời Lý Trần đến các thế hệ sau thì phò vua giúp nước theo mô típ “ Thiền
sư- Nhà vua” ( Trần Nhân Tông,.. vừa là những vị uyên thâm về thiền học, Phật pháp vừa
làm vua trị nước), sau này xuất hiện thêm mô típ khác là “ Thiền sư- Tăng quan ( Trần Hưng
Đạo, Lý Thường Kiệt, Tuệ Trung Thượng sĩ đều là các nhà sư, uyên thâm Phật học vừa làm
quan phò vua. Đây là mô típ nhập thế của PGVN từ xưa và tiếp nối tinh thần nhập thế ấy cho
đến hôm nay là mô tiếp “ Thiền sư- Đại biểu quốc hội” đây là điểm đặc biệt của PGVN khác
biệt với Phật giáo các nước khác. Tinh thần nhập thế ấy được kế thừa từ truyền thống tư
tưởng tổ tiên đi trước hình thành nên Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với tinh thần là “ Hộ
quốc an dân” kéo dài đến ngày nay là “ Đạo pháp -dân tộc”

- Bài từ thể hiện tinh thần nhập thế dung thông vô ngại của Thiền sư Khuông Việt qua
khuynh hướng “ tòng Nho- mộ Thích”. Nhưng chưa rõ nét như mô típ “ Thiền sư- nhà vua”, “
Thiền sư- Tăng quan”
- Hình ảnh Thiền sư Khuông Việt là nhân vật nhập thế về chính trị xã hội, có nhiều đóng góp
to lớn cho nền chính trị văn hóa Việt Nam trong giai đoạn Đại Cồ Việt.
- Hành xử của thiền sư Khuông Việt rất phương tiện và linh động. Có khi đóng vai là Thiền
sư cốt cách phi phàm, có lúc đóng vai Tăng thống hướng dẫn tâm linh trong Phật giáo toàn
quốc. Và cũng đôi khi tham gia triều chính quân sự và các việc quan trọng khác cuả quốc gia.
- Đọc Thiền sư Khuông Việt để thấy tinh thần nhập thế của PGVN thời xưa nói riêng và đặc
biệt để tiếp nối tinh thần đạo pháp dân tộc trong bối cảnh đất nước hiện nay nói chung.

VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÝ


( TK XI- TKXIII, 1009-1225).
I. Bối cảnh xã hội thời Lý:
Cuối đời nhà Lê, Lê Long Đỉnh ( Lê Ngọa Triều) bạo ngược, hoang dâm đã chết sau bốn năm
trị vì, triều thần bị biến loạn làm cho đất nước suy yếu nên tôn vinh Tả Điện Chỉ Huy sứ Lý
Công Uẩn lên ngôi vào tháng 11năm 1009 tại Hoa Lư, Ninh Bình, lấy hiệu lầ Lý Thái Tổm
mở đầu cho triều đại nhà Lý.
Đầu năm 1010 Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô. Tháng 7 năm 1010, nhà vua cho dời đô từ Hoa
Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.
Triều đại nhà Lý Phật giáo phát triển mạnh, là quốc giáo, là triều đại phong kiến thuần từ, có
nhiều vị thiền sư lỗi lạc, học vấn uyên thâm, phò vua giúp nước.
Triều nhà Lý kéo dài 215 năm, có tám đời vua ( Lý Thái Tổ.....Lý Chiêu Hoàng).

II. Khuynh hướng văn học Phật giáo Thiền Tông:


1. Khái niệm văn học Phật giáo thiền tông: khái niệm này dùng để chỉ bộ phận văn học
được viết dưới ánh sáng tư tưởng Phật giáo Thiền.
2. Lực lượng sáng tác: tác giả của bộ phận văn học này chủ yếu là những thiền sư vua
chúa quý tộc quan lại các nhà Nho có tu thiền chịu ảnh hưởng tư tưởng thiền. Con só
thống kê cho thấy thiền sư có 40 vị, vua chúa qúy tộc có 4 vị, quan lại Nho sĩ có 6 vị,
khuyết danh có 13 vị. Như vậy lực lượng sáng tác VHPG là chủ yếu lên đến 80-90 %.
3. Thể loại: bộ phận văn học này chủ yếu sử dụng các thể loại đặc thù của Phật giáo như:
sấm thi, kệ, thơ, ngữ lục, truyện truyền đăng, bi ký, minh văn,..
4. Đề tài: đề tài và nội duung phản ánh trực tiếp
Hay gián tiếp tư tưởng giáo lý nhà Phật mang cảm quan cảm hứng thiền hay viết về
Phật, về thiền, về chùa, hay các nhà sư.
5. VHPG nước ta từ trước đến đời Lý hiện còn là nhờ sách Thiền uyển tập anh ngữ lục
lưu giữ. Thông qua việc ghi chép sử truyền đăng của các thế hệ thiền sư thuộc hai dòng
thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông.

III. Phân tích một vài tác phẩm:


PHÂN TÍCH BÀI THỊ TỊCH ( TS. VẠN HẠNH).
“ Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”
i. Tác giả:
Thiền sư Vạn Hạnh (?-1025) thế hệ thứ 12 thuộc dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư gốc họ Lý,
sau đổi thành họ Nguyễn, tên Khánh Văn, quê ở làng Cổ Pháp ( nay là xã Tân Hồng, huyện Tiên
Sơn- tỉnh Bắc Ninh). Từ nhỏ Sư thông minh khác thường, thông cả Nho-Lão-Phật và đọc hết trăm
bộ luận.
Năm 21 tuổi xuất gia với Thiền sư Thiền Ông ở chùa Lục Tổ. Sau khi Th.sư. Thiền Ông viên tịch,
sư chuyên tâm tu tập kinh Tổng trì Tam ma địa. Bấy giờ sư nói ra điều gì thiên hạ cũng xem là sấm
ngữ.
Vua Lê Đại Hành đặc biệt tôn kính sư. Năm 981 Hầu Nhân Bảo nhà Tống đem quân xâm lược ta,
đóng quan ở núi Giáp Lãng, vua cho mời vào triều và hỏi tình thế “ Nếu đánh thì thắng bại thế nào”
Sư đáp “Nội trong ba bảy ngày thì giặc sẽ tự tan” sau đúng như vậy.
Khi vua Lê Đại Hành muốn đi đánh Chiêm Thành nhưng vẫn còn do dự thì Sư nói đây là cơ hội tốt
đừng để mất, đúng như lời nói trận này quân ta toàn thắng.
Trong cuộc vận động Lý Công Uẩn lên ngôi, sư đã tác động quần chúng bằng những lời sấm truyền
của mình rất hiệu quả, lời sấm và tiên tri của sư có nhiều dạng không thể kể xiết.
Ngày rằm tháng 5 năm Thuận Thiên thứ 9 ( 30/06/1225) khi công hạnh viên mãn sư gọi đồ chúng
lại đọc kệ :” Thân như điện ảnh hữu hoàn vô/ Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô/ Nhậm vận thịnh suy
vô bố úy/ Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”. Rồi sư lại bảo với đệ tử :”Các con muốn đi đâu? Thầy
không lấy chỗ trụ mà trụ cũng chẳng dựa vào chỗ vô trụ mà trụ”

Lát sau sư viên tịch thọ 95 tuổi. Vua Lý Thái Tông cùng các vua quan dân làm hỏa táng, thỉnh xá
lợi xây tháp ở chùa Tiêu Sơn, Bắc Ninh. Sau này vua Lý Nhân Tông có kệ tán thán rằng:
“Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm cơ
Hương quang danh Cổ Pháp
Trụ tích chấn vương kỳ”.

Dịch: “ Vạn Hạnh thông ba cõi


Thật hiệp lời sấm xưa
Quê hương làng Cổ Pháp
Chống gậy trấn kinh vua”.
II. NỘI DUNG TÁC PHẨM:
1. Các từ cần lưu ý:
- Điện ảnh: bóng chớp [ điện là sáng, ảnh là hình bóng].
- Vinh: tươi tốt.
- Nhậm vận: mặc kệ sự xoay vần, mặc cho sự xoay vần [ nhậm là mặc kệ, vận là xoay vần,
dời đổi]
- Bố úy: sợ sệt, sợ hãi [ bố là thông báo, bày ra, nói ra, úy là sợ hãi]
- Lộ: hạt móc, hơi nước gần mặt đất gặp khí lạnh ngưng lại dính bám lên cây cảnh.
- Phô: bày ra, phơi bày ra.
- Dịch: “ Thân như cây cối có rồi không
Cây cối mùa xuân thì tươi tôt, mùa thu thì khô héo úa tàn.
Mặc cho cuộc xoay vần thịnh suy đừng sợ hãi
Vì sự thịnh suy ấy [ cũng vô thường mong manh] như hạt sương trên đầu ngọn cỏ
bày ra phía trước mà thôi]

- Dịch thơ: “ Thân như bóng chớp có rồi không,


Cây cỏ xuân tươi, thu héo vàng.
Theo vận thịnh suy không sợ hãi,
Thịnh suy ngọn cỏ hạt sương phơi”.

2. Bối cảnh ra đời bài thơ:


- Khi công hạnh viên mãn, trước khi từ giã cõi đời Th.s. Vạn Hạnh gọi đệ tử vào dạy và nói kệ
Thị tịch
- Thị tịch ra đời vào những năm đầu TK XI, đầu nhà Lý và giai đoạn được xem là tính chất mở
đầu đặt nên móng cho VHVN trên 3 phương diện: chữ viết, văn tự và tư duy nghệ thuật.

3. Tựa đề:
- Bài kệ là bài thơ Thị tịch của Thiền sư vốn không có tựa đề, tựa đề ấy do người đời sau đặt
mà thôi.
- Tựa đề bài thơ Thị tịch hay còn có tên là Thị đệ tử. Nếu là Thị đệ tử thì nghĩa là lời dạy đệ tử;
còn Thị tịch thì là lời dạy trước lúc viên tịch. Dù tựa đề Thị tịch hay Thị đệ tử đều bao hàm ý
nghĩa lời dạy bảo lời di ngôn cuối cùng của một tu sĩ, một thiền sư đối với đệ tử của mình
trước lúc viên tịch.
- Kệ Thị tịch được xem là chân lý tối hậu đúc kết từ kinh nghiệm một đời tu hành của một
thiền sư trao truyền lại cho thế hệ sau.
- Kệ Thị tịch của mỗi Thiền sư có khác nhau nói lên chỗ liễu ngộ sâu xa nhất của mỗi người và
cũng là điều cốt tủy nhất mà người thầy muốn nhắc nhở lưu tâm học trò.

4. Đặc điểm nội dung:


- Thị tịch gồm 4 câu 28 chữ, là một thi phẩm toàn bích. Nó được hiểu là một bài thi kệ được
một vị thiền sư, 1 đại tri thức, 1 nhà tiên tri làm ra trước lúc viên tịch rời xa cõi đời này, là
một lời di ngôn nói lên tâm chứng của một thiền sư về lẽ sống chết về thân phận con người,
về nhân sinh và sự đổi thay hoàn toàn vạn vật thế sự thời cuộc.
- Thị tịch là một đúc kết triết lý hành động mà suốt đời Thiền sư Vạn Hạnh theo đuổi.

a. Câu thơ đầu: “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô”
( Thân như bóng chớp có rồi không)
Chữ điện ảnh nghĩa là tia chớp, bóng chớp là hiện tượng vật lý, khi có điện âm, điện
dương được tích tụ ở các dạng đám mây gặp nhau tạo ra hiện tượng lửa xẹt sáng lên và tắt. Sự
chớp nháy đó rất nhanh.
Chữ thân trong bài thơ này, kaya có nhiều nghĩa: thân tâm sở, thân sắc, danh thân...Tuy
nhiên chúng ta hiểu theo nghĩa đơn giản là cái thân tập hợp theo đất, nước, gió, lửa, cái thân mặc
áo ăn cơm, thân Phật dạy có 32 thể trược, là kiếp người, đời người, kiếp nhân sinh.
+ Thân là nơi tập hợp của bốn đại, thân ấy trải qua vòng tuần hoàn sanh, lão, bệnh tử trong
vòng mấy chục năm, 100 năm mà thôi.
- Vậy chẳng phải thân như điện ảnh là gì?
+ Sâu thêm chút nữa, ngữ nghĩa trầm tích của thân. Thân là sắc thân theo sự phân chia ngũ
uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hay sự phân chia theo danh và sắc
- Tuổi thọ của sắc pháp hữu vi thời gian tồn tại trong vòng 7 sát na. Sanh khởi kéo dài 1 sát
na, an trụ, lụi tàn kéo dài 15 sát na; hủy hoại kéo dài 1 sát na. Một nháy mắt = 90 sn; 1s = 75
sn, 1sn=0,01333s
+ Sự sanh diệt sắc pháp như vậy là đã khủng khiếp nhưng vẫn chưa nhanh khủng khiếp
bằng loại sắc pháp tượng hình đầu tiên khi thức tái sinh tìm gặp tinh cha huyết mẹ tính = tiểu
sn. 1 sn=3 tiểu sn. Tiểu sn đầu tiên do nghiệp sinh, tiểu sn thứ 2 do thời tiết sinh (sự nóng
lạnh trong bụng mẹ)
+ Sự sanh diệt tương tục của sắc tạo nên dòng sông sự sống. Sự vận động ấy là nội tại do
điện âm, điện dương chứ không do một tác nhân nào khác bên ngoài [ đến đây thượng đế, trời
Phạm thiên đã chết]
+ Bằng tuệ quán thâm sâu Phật dạy sự vận động nên tại ấy là không tính, là duyên khởi
nên không. Vì không tính nên vạn vật vận động, vận hành. Có rồi không, không rồi có tương
tục, miên viễn, nhưng ở sát na này không giống ở sát na kia. Tự thân biến đổi nhanh vô cùng,
nhanh đến độ sợ hãi kinh hoàng.
- Chữ hữu hoàn vô:
+ nghĩa là có rồi không, nói trở lại không cũng có thể hiểu là trước cái có ấy (hữu) là cái
không (vô). Sự vận động của Sắc là từ không tính sanh ra có, rồi có trở về không.
+ Chúng ta có thể diễn tả bằng sơ đồ vận động của sắc:
........không-> có -> không
[ Chúng ta có thể diễn dịch bằng lời là từ cái không (của không tính), khi nhân duyên hội tụ
đầy đủ sẽ xuất hiện (biểu hiện) sinh ra cái thân này cái có. Rồi lần lần đi đến già bệnh, và đi
đến cái chết (không) trở về với cái không].
b. Câu thứ hai: “ Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô (Cây cỏ xuân tươi thu héo vàng).
- Sau khi hiện quán thấy được sắc thân này sanh diệt điện ảnh chớp nháy, rồi tác giả muốn bổ
túc thêm, muốn nói rộng ra cho mọi người hiểu.
- Không phải chỉ nơi xác thân sanh diệt mà thiên nhiên mọi vật cũng vậy. Bản chất cảu pháp
vận hành theo quy luật tự nhiên, thiên nhiên của pháp, mùa xuân thì cây cối sinh trưởng, tươi
tốt nhưng đến mùa thu thì khô héo úa tàn. Xuân vinh thu hựu khô là quy luật của đất trời.
- Nếu hiện quán sắc thân thấy được sự vận hành của nó theo qquy luật sanh lão bệnh tử thì hiện
quán về vạn vật đất trời theo quy luật sanh, trụ hoại không. Đây là quy luật vận hành của nội
sắc và ngoại sắc. Thấy đúng như vậy không giữ cũng không xả.
- Hãy để pháp vận hành tự nhiên khách quan theo quy luật của chúng. Quy luật khách quan ấy
không tuân thủ theo ý chí chủ quan ấy đến mức lạnh lùng, rợn người “ Thiên địa bất nhân
như xô cẩu ( chó rơm)
- Tóm lại hai câu thơ đầu tác giả hiện quán về thân và vạn vật như nó đương là sự hình thành
và đổi thay theo quy luật tự nhiên của nó.
c. Câu thứ 3: “ Nhậm vận thịnh suy vô bố úy” (Theo vận thịnh suy không sợ hãi).
- Chữ “nhậm” và chữ “ vận”
+ Chữ nhậm. Nhiệm đều giống nhau về ngữ nghĩa; nghĩa là gánh vác, chịu đựng, đảm đương,
mặc kệ.
+ Chữ vận là chuyên chở, dời đi, xoay vần.
- Khi đã hiện quán các pháp vận hành như vậy rồi. Sự vô thường sanh diệt là một thực tại, thì
cuộc thịnh suy trên cuộc đời này cũng là một thực tại. Chúng ta cũng ngắm nhìn hiện quán nó
mà thôi, đừng sợ hãi.
- Đừng vì thịnh suy mà vui mừng hay buồn phiền sợ hãi. Bởi sự thịnh suy của cuộc đời nó vận
hành theo duyên nghiệp, cộng nghiệp của từng cá nhân của từng tập thể quyết định.
- Hiểu được quy luật phải chủ động có trách nhiệm gánh vác lấy trong tay mình mà hoạt dụng,
mà quyền biến, làm việc tùy theo thời tùy theo duyên.
- Đây là triết lý hành động tinh thần nhập thế tích cực của Th.s Vạn Hạnh, cốt lõi của tư tưởng
hòa quang đồng Trần tích cực của Thiền tông Lý-Trần.
- Mặc dầu thân vô thường sanh diệt, cảnh vô thường sanh diệt và thế cuộc thịnh suy biến đổi
nhưng Vạn Hạnh vẫn phò vua giúp nước, vẫn dạy dỗ đồ chúng mà không dính mắc sợ
hãi.Tâm của Thiền gia vô bố úy trạm nhiên bất động, một trạng thái quân bình tuyệt hảo.
d. Câu thứ 4: “ Thịnh suy như lộ thảo đầu phô” ( Thịnh suy ngọn cỏ hạt sương phơi).
- Chữ lộ là hạt móc, nhưng hạt hơi nước rơi xuống lúc ban là đêm trời mát, hơi nước gần mặt
đất đem bám vào cây cỏ, gặp khí lành tụ lại từng giọt là mốc. Như vậy móc khác với sương,
móc thì tụ lại còn sương thì bay đi.
- Nói thịnh suy giống như hạt mốc phô trên đầu ngọn cỏ là cái nhìn trạm nhiên thanh tịnh như
hiện thực đương là. Chúng sao nói vậy [chứ không đẹp ( sương hồng)cũng chưa có ý định nói
nó rơi (sương rơi đầu cành)].
- Nhìn hạt móc trên đầu ngọn cỏ, chúng có đấy nhưng mỏng manh làm sao. Nó có đấy nhưng
không biết rơi rụng lúc nào. Thịnh có đó, suy có đó nhưng cũng thoáng chốc, cũng mong
manh vô thường như hạt móc kia.
- Tóm lại hai câu thơ cuối với tâm trạm nhiên bất động không sợ hãi là hành động nhập thế phò
vua giúp đời của Ths. Vạn Hạnh.
 Kết lại: Ôi tầng ngữ nghĩa ẩn giấu trong 4 câu thơ gồm 28 con chữ mà dạy cho hậu thế
nhiều điều đến thế. Chỉ với cái thân chớp nhoáng mà thiền sư nói được toàn bộ pháp bảo,
đồng thời đưa ra một triết lý hành động nhập thế tích cực của mình.
 Tri và hành, ngôn giáo và thân hành suốt đời của Ths. Vạn Hạnh, từ chỗ thấy thân chớp
nháy theo quy luật vận hành của vạn pháp để thoát khỏi khổ đau rồi tùy thời tùy duyên
giáo hóa chúng sanh, làm kiến trúc sư vĩ đại xây dựng triều Lý, phụng sự ba đời vua, đưa
xã hội thành một xã hội thuần từ, hiền thiện nhất giai đoạn phát triển Việt Nam chúng ta .
 Bốn câu kệ của Ths Vạn Hạnh không những có giá trị văn học, thiền học, mỹ học mà còn
hơn thế nữa, là cả một nền tảng tâm linh cho người học Phật và thế gian nương nhờ.

PHÂN TÍCH BÀI: NGƯ NHÀN (THS. KHÔNG LỘ)


“ Vạn lý thanh giang vạn lý thiên
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên
Ngư ông thụy trước vô nhân hoán
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền”
I. TÁC GIẢ:
- Sư họ Dương tên Không Lộ thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông đời thứ 9, không rõ sinh năm
nào, quê ở làng Hải Thanh, tỉnh Nam Định ngày nay.
- Tổ tiên Sư làm nghề chài lưới đến đời Sư thì bỏ nghề đi tu với thiền sư Lôi Hà Trạch. Sư làm
bạn với các thiền sư như Giác Hải Từ Đạo Hạnh. Phong cách sư phóng khoáng thoát tục ăn
mặc thế nào cũng được, không vướng mắc vật chất thường tình. Chỉ chuyên thiền định, trải
qua cả thân mình.
- Sau khi đắc đạo Sư có thể bay trên không hoặc đi trên mặt nước, cọp thấy phải cúi đầu, rồng
thấy phải nép phục. Những pháp thuật thần bí của Sư không thể lường hết được. Sư viên tịch
vào ngày 3/6/1119 đời vua Lý Nhân Tông. Môn đồ hỏa táng thu xá lợi, xây tháp ở chùa
Nghiêm Quang, nay thuộc tỉnh Thái Bình.
2. TÁC PHẨM: để lại cho đời 2 tác phẩm là Ngôn Hoài và Ngư Nhàn.
II. NỘI DUNG TÁC PHẨM:
1. Các từ cần lưu ý:
- Lý: đơn vị đo chiều dài thời xưa, 1 lý= 1,85 km, 1 dặm=1,62 km.
- Vạn: đơn vị đếm thời xưa; 1 vạn=10.000.
- Tang: cây dâu lá dùng nuôi tằm; giá là cây giá (chá), một thứ cây cũng giống như cây dâu
dung lá làm thức ăn nuôi tằm.
- Yên: khói mây; lam là khí núi bốc lên, hơi núi bốc lên.
- Thụy: giấc ngủ; trước là ham thích, thụy trước là ngủ say, sâu
- Hoán: gọi to, kêu to.
- Tỉnh lai: thức dậy.
- Tuyết mãn thuyền: thuyết đầy thuyền.
2. Dịch nghĩa:
“ Ngàn dặm dòng sông trong xanh [có] ngàn dặm trời mây [in bóng],
Một thôn làng [trồng cây] dâu giá [nuôi tằm], một thôn làng khói mây [bay quyện tỏa].
Ngư ông [trong không gian thanh bình yên ắng], ngủ say tít, không người gọi,
Quá trưa [ngư ông mới] thức dậy, tuyết rơi đầy [cả khoang thuyền].
Dịch thơ: “ Muôn dặm sông dài muôn dặm trời,
Một làng dâu giá, một làng hơi.
Ông chài mê ngủ không người gọi,
Tỉnh giấc quá trưa tuyết đầy thuyền.”
(HT.Thanh Từ dịch)
“ Trời xanh nước biếc muôn trùng,
Một thôn sương khói, một vùng dâu đay.
Ông chài ngủ tít ai lay,
Quá trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền.”
(Kiều Thu Hoạch dịch)
3. Bối cảnh và đại ý bài thơ: miêu tả cảnh miền quê sông nước của Đồng bằng Bắc Bộ êm ả
thanh bình qua trực giác con mắt thiền.
4. Tựa đề bài thơ:
- Ngư nhàn là một trong bốn tư liệu quan trọng thơ xưa sử dụng gồm: ngư, tiều, canh, mục.
- Ngư, ngư ông, ông lão đánh cá, ông lão chài lưới là thi liệu quen thuộc trong thơ Đường.
- Bộ tứ bình trong thi liệu xưa gồm: ngư (người đánh cá), tiều (người đốn củi), canh (người
làm rẫy), mục (người chăn nuôi).
- Bốn nghề này là cách chọn hưởng thú nhàn thanh cao của các bậc ẩn sĩ thời xưa.
- Các bậc ẩn sĩ xưa chia làm ba hạng: đại ẩn tại triều, trung ẩn tại thị, tiểu ẩn tại long tuyền..
5. Đặc điểm nội dung:
a. Hai câu thơ đầu: “Vạn lý thanh giang vạn lý thiên
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.”
 Câu thơ đầu: “Vạn lý thanh giang vạn lý thiên”.
[Dòng dông nước trong xanh dài vạn dặm có vạn dặm trời mây in bóng].
Câu thơ miêu tả thiên nhiên sông nước trong lành, nơi ấy có cái xa xăm vạn dặm của
dòng sông xanh trong mát, và mênh mông bát ngát của bầu trời.
Vị Tăng sĩ có lẽ đang đặt tầm nhìn quan sát của mình vào một nơi vô cùng cao xa, nơi
mà tác giả có thể ngắm nhìn vạn dặm nước trong sông hiện lên vạn dặm trời.
Câu thơ có hai điệp từ “vạn lý” và hai đối từ giang- thiên, để miêu tả một bức tranh có
dòng sông xanh, bầu trời cũng xanh ngát, nêu bật lên sự êm ả thanh bình, bao la, bát
ngát của vùng đồng bằng sông nước Bắc Bộ.
 Câu thơ thứ hai: “Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên’.
[làng trồng dâu, trồng giá nuôi tằm thì khói mây lãng đãng, mờ ảo thôn xóm].
Qua cái nhìn cận cảnh của chủ thể trữ tình, hình ảnh một thôn làng trồng dâu nuôi tằm hiện
lên xanh tươi, với cái (nét) đẹp khỏe khoắn, trù phú của cảnh sống nơi trần thế ở đó có màu
xanh của lá, có cuộc sống bình yên, êm ả của một vùng thôn dã.
Đối xứng với một thôn dâu giá là một thôn khói mây qua cái nhìn viễn cảnh. Vẫn là bóng
hình của cuộc sống đó thôi, một thôn làng quen thuộc nhưng đã mờ ảo khói mây.
Hai câu thơ với hình ảnh thơ đẹp lung linh, huyền ảo của một bức tranh thủy mặc. Mang âm
hưởng thơ cổ điển thấm đẫm vị thiền.
Cái hữu hạn như hòa vào cái vô hạn, khó lòng phân biệt được: dòng sông, thôn làng trồng
dâu giá là cái hữu hạn, còn bầu trời, khói mây là cái vô hạn. Cái có, cái không trong sắc sắc,
không không là vô phân biệt.
Cuôc đời tươi đẹp, đáng yêu với cái nhìn tươi mới của trực giác thiền, yên tĩnh, sáng soi các
pháp hiện lên nhiệm màu như vốn dĩ nó đương là.
“Vạn lý thanh giang”: là hình ảnh một tâm hồn vắng lặng, tự tại, trạm nhiên, chiếu rọi bóng
hình vạn pháp, là trời mây bát ngát trôi “vạn lý thiên”.
b. Hai câu thơ cuối:
“Ngư ông thụy trước vô nhân hoán,
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.”
 Câu thứ ba: “ Ngư ông thụy trước vô nhân hoán”
[một làng quê yên ắng, thanh bình nên] người đánh cá ngủ rất sâu, say tít và không có ai gọi
ông dậy.
Trên nền không gian bao la, bát ngát, thơ mộng tuyệt đẹp, con người hiện lên rất hồn
nhiên, tĩnh tại, an nhiên, không vội vã, không lăng xăng, không bận bịu.
Con người, ông chài ấy không mang một dáng hình cụ thể nào, dường như cái thân xác
(hữu hạn này) đã hòa vào thiên nhiên, trở về với thiên nhiên bao la, vô ngã. Ngư ông
quên chèo, quên thả câu đánh lưới.
Mọi sự tính đếm của thời gian, không gian đã bị sự an nhiên của ngư nhàn làm rạn vỡ.
“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”; hành giả thiền cần phải biết điều phục tâm, am tâm,
trụ tâm để thành tựu sự an lạc, giải thoát. Không Lộ đã bộc lộ được tư tưởng đó trong
cái nhìn tinh tế qua hình tượng ngư ông.
 Câu thơ bốn: “Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền”.
[Khi trời ] quá trưa, ông chài thức dậy thì tuyết rơi đầy cả khoang thuyền].
Đây là câu thơ duy nhất trong bài thơ xuất hiện hiện tượng thơ động, nhưng cái động đó khẽ
khàng, không đủ để làm động tâm hồn thi sĩ trong không gian tĩnh mịch kia.
Với phong thái an nhiên, tự tại, trong sự yên lặng, tĩnh mặc của thiên nhiên, bản lĩnh thơ trác
việt của hồn thơ đã kết tinh để đánh thức lương tri nhân loại đang rong ruổi theo sự ràng buộc
của thế gian quay cuồng, quay trở về chính với bản tâm của mình.
Ngư ông tỉnh giấc và thuyền phủ đầy tuyết là hiện tượng đặc sắc của một người trực giác bổn
tâm, là giây phút viên mãn của tâm thức thiền.

Phân tích CƯ TRẦN LẠC ĐẠO


( Trần Nhân Tông).
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
I. TÁC GIẢ xem sgk
II. NỘI DUNG TP
1. Những từ cần lưu ý:
- Duyên: nói đủ là nhân duyên.
- Thả: là bỏ ra thả ra.
- Cơ; là cơ hàn cơ cực .
- Xan: là ăn là bữa là cơm (thức ăn, đồ ăn).
- Khốn: là khổ sở là gian nan.
- Miên: là ngủ.
- Mích: còn có âm là mịch là xích mích.
- Mạc: là chớ là đừng.
2. Bối cảnh ra đời bài thơ:
- Bài thơ này ở trong hội thứ 10 của bài “Cư trần lạc đạo phú”, được vua Trần Nhân Tông sáng tác
trong thời gian làm TTH, lúc còn làm cư sĩ.
3. Tựa đề:
- Tựa đề bài thơ được lấy từ tên tựa đề bài phú Cư Trần Lạc Đạo Phú.
- Cư trần lạc đạo là ở đời vui đạo. Tuy thân vẫn là người cư sĩ nhưng đã vui với đạo, nghĩa là
thân chưa xuất gia màtâm đã vào đạo “mình ngồi thành thị nết dụng sơn lâm.”

4. Đặc điểm nội dung:


-Trong quá trình hình thành và phát triển PG Đại Việt Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã gắn
chặt với tâm tư tình cảm của nhân dân, thể hiện đạo lý tình người và tạo ra sức mạnh chiến
thắng giặc ngoại xâm. Quan trọng hơn thiền phái trúc lâm còn để lại cho hậu thế một giá trị
văn hóa tư tưởng, triết lý sâu xa, đạo đức nhân sinh đi vào lòng dân tộc.
-Một trong những đại biểu khai sáng và định hình tư tưởng cho dòng thiền này là Sơ Tổ Điều
Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
- Trong lịch sử, Trần Nhân Tông được tôn vinh là anh hùng, nhà văn hóa của Dân tộc. Ông
sinh ra trên quê hương Đại Việt hào hùng vào những năm tháng cha ông đã làm nên những
chiến công lừng lẫy đánh Tống bình Nguyên. Cuộc đời của ông gắn liền với hai cuộc chiến
công thần thánh chống quân Nguyên Mông, và khi xuất gia tu hành thì thành lập dòng thiền
Trúc Lâm được nhân dân tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng. Ông là vua anh hùng, là thiền
sư và là thi sĩ.

a) Hai câu thơ đầu:


“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.”
[sống đời vui đạo hãy tùy duyên,
đói đến thì ăn mệt ngủ liền.]
 Câu thơ 1: “cư trần lạc đạo thả tùy duyên”.
- Cư trần là ở đời. Cho ta thấy đạo Phật không trốn chạy với thực tại mà dạy con người bản
lĩnh nhìn lại những gì đã diễn ra xung quanh để tìm ra nguyên nhân của nó, thấy bản chất của
đời sống.
- Lạc đạo vui với đạo. Niềm vui với đạo dựa trên nền tảng 4 chữ:”Hiện tại lạc trú” hay “Hiện
pháp lạc trú”; tức vun trồng hạnh phúc ngay giờ phút hiện tại và ở đây. Đừng mơ tưởng thiên
đường sau khi chết, đừng để tâm chạy về quá khứ không còn nữa. Hãy phấn đấu trong thực
tại bằng phương pháp và tinh thần trách nhiệm.
- Ở đời vui đạo chứ không phải là ở đời vui đời.
- Người ở đời vui đạo nghĩa là người “ Mình ngồi thành thị nết dụng sơn lâm”.
- “Thả tùy duyên”: hãy tùy duyên, đây là học thuyết nhập thế về phương diện Xã hội, là một
phần ứng dụng thuyết Bồ tát đạo trong PG.
- Sống tùy duyên khác với sống buông thả sống ba phải, sống cuốn theo chiều gió, nắng bên
nào che bên đó, lục bình trôi riu ríu, chạy theo duyên...
- Tùy duyên ở đây là sống không cố chấp, vướng mắc không dính kẹt hai bên.

 Câu thơ thứ 2: “Cơ tắc xan hề khốn tắc miên”.


- “ Khát uống đói ăn, mệt ngủ” thường bị hiểu lầm như chủ nghĩa thực dụng của triết học hiện
sinh phương tây. Trong chủ nghĩa hiện sinh có 3 yếu tố: ăn, mặc, ngủ được xem là trọng tâm.
Người theo học thuyết này có khuynh hướng hưởng thụ, tương lai như thế nào không quan
trọng mà quan trọng là sống như thế nào có ý nghĩa.
- “ Ăn mặc ngủ” của thiền Phật giáo hay của Phật giáo với người tại gia là để vui với đạo chứ
không phải vui với đời đầy đắm nhiễm.
- Ăn uống trong Phật giáo là một sự thực tập chứ không phải là để hưởng thụ,

b) Hai câu thơ cuối:


“Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”
[trong nhà có báu thôi tìm kiếm
đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.]
 Câu thơ thứ 3: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mích.”
- Là tiến trình nhận thức giúp ta quay về bên trong thay vì tìm kiếm bên ngoài.
- Gia tài có hai loại: gia tài vật chất và gia tài tinh thần. Gia tài vật chất thì chỉ tô bồi đời sống
vật dục nhưng có khả năng mang lại phước báu và sự thuận lợi .
- Thái độ thôi tìm kiếm nêu trong bài là nhằm khẳng định rằng: mỗi người có sẵn nguồn tuệ
giác hay Phật tính bên trong, không phải nhọc tìm mà chỉ cần nhận diện và bắt gặp và sống
an lạc.
-“Gia trung hữu bảo”: hay là của báu sẵn trong nhà ám chỉ cho kho tàng tâm, mình đã có sẵn
những gia tài đó, vấn đề ở đây là có niềm tin hay không.[Khi tin được rồi thì niềm tin là chìa
khóa vạn năng mở ra cho chúng ta sử dụng kho báu này].

 Câu thứ 4: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”


- Vô tâm là thiền nên vô tâm trước cảnh là lời giải đáp về bản chất thiền của PG.

 Tóm lại:
Bài kệ Cư Trần Lạc Đạo của Giác Hoàng Trần Nhân Tông, là tiến trình nhập thế tích cực nhẹ
nhàng và hiệu quả cao. Sự thực tập đó là tư tưởng cốt lõi của sự thực tập dòng Thiền Trúc
Lâm Yên Tử:
1/Hãy sống hòa mình với đời, không câu chấp;
2/ Hành động tùy duyên, tức làm việc cần làm;
3/ Tự tin vào chính mình, trở về khởi động tiềm lực của chính mình, không tìm cầu tha lực;
4/ Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dầu đó là thiền hay Phật.

Phân tích bài:


CÁO TẬT THỊ CHÚNG
(Ts. Mãn Giác)
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
I.TÁC GIẢ:
Thiền sư Mãn Giác, tên tục là Nguyễn Tường, đời thứ 8 dòng thiền Vô Ngôn Thông. Thân
phụ là Hoài Tổ làm đến chức Trung Thơ Viên Ngoại Lang.
Thiếu thời, vua Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Tường
nhờ nghe nhiều nhớ kỹ nên thông cả Nho Thích.
Sau những lúc làm việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào thiền học. Sau đó ông dâng biểu
xin xuất gia học với Thiền sư Quảng Tín. Khi được ấn chứng, sư vân du khắp nơi, học chúng theo
học rất đông. Sau xem Đại tạng kinh, được Vô sư trí, là bậc lãnh hội được pháp môn. Vua Lý Nhân
Tông và hoàng hậu hết sức kính nể, cho dựng chùa Giáo Nguyên thỉnh sư về trụ trì.
Cuối tháng 11/1096, sư cáo bệnh dạy chúng:
Xuân khứ bách hoa lạc,
...
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Nói kệ xong, sư ngồi kiết già thị tịch, thọ 45 tuổi, được 19 tuổi hạ.
II. NỘI DUNG TÁC PHẨM:
1. Các từ cần lưu ý:
- Lạc: là rơi rụng.
- Trục: là đuổi rượt, đuổi theo.
- Mạc:là chớ, đừng.
- Lạc: tận là rụng hết, rơi hết.
- Tạc dạ: tạc là hôm qua, đã qua; dạ là đêm. Tạc dạ là đêm hôm qua, đêm đã qua.
- Chi mai: là cành mai.
2. Bối cảnh ra đời: Khi công hạnh viên mãn, trước lúc từ giã cõi đời, Thiền sư Mãn Giác gọi đệ tử
vào dạy và nói kệ thị tịch
3. Tựa đề: Bài thơ vốn không có tựa đề, tựa đề “Cáo Tật Thị Chúng” ấy do Lê Quý Đôn đặt [cách 7
TK]
Tựa đề bài thơ Cáo Tật Thị Chúng hay còn có tên là kệ Thị Tịch nếu là CTTC thì nghĩa là
báo bệnh dạy chúng đệ tử còn Thị Tịch là lời dạy trước lúc viên tịch. Dù tựa đề là TT hay CTTC
đều bao hàm một ý nghĩa là lời dạy bảo, lời di ngôn cuối cùng của một vị thiền sư đối với đệ tử
mình trước lúc từ giã cõi trần. [ xem thêm bài thơ Thị Tịch của Thiền sư Vạn Hạnh]
*Dịch nghĩa:
Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa nở.
Việc đời theo nhau trôi qua trước mắt,
Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết,
Đêm qua một cành mai đã nở trước sân.
*Dịch thơ:
Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một cành mai. (Ngô Tất Tố dịch)
4. Đặc điểm nội dung:
a) Hai câu thơ đầu:
“Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.”
[ Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.]
Mở đầu bài thơ ta bắt gặp hình ảnh thiên nhiên hiện ra trước mắt với vẻ đẹp nên thơ, hiền dịu
và hết sức tinh tế.
Xuân đến xuân đi là một thực tế hiện hữu là quy luật tự nhiên của đất trời khi xuân đến thì
trăm hoa đua nhau nở rộ khoe sắc và xuân đi thì trăm hoa úa tàn, rơi rụng.
Các cặp từ khứ-đáo, lạc-khai kết hợp với nhau một cách hài hòa làm bật lên hình ảnh đối đãi
nhị nguyên trong đời sống.
Với con mắt hiện quán một tâm hồn ung dung tự tại thấy rõ sự biến đổi tuần hoàn của vạn
pháp. Trong đất trời một năm có bốn mùa khi xuân đến thì trăm hoa khoe sắc khi xuân qua thì ngàn
hoa rơi rụng. Quy luật ấy tuần hoàn sinh diệt đều đặn diễn ra rất khách quan và âm thầm.
b) Hai câu thơ giữa:
“Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.”
[Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.]
Câu thơ dịch gợi lên trong tâm ra một nỗi buồn man mác như một tiếng thở dài “việc đi mãi”,
“già đến rồi”. Như Khổng Tử đã từng than rằng: “Thể giả như tư phù bất xả trú dạ.”
[Trôi chảy mãi thế ư ngày đêm không dừng]
Dòng sinh hóa bất tận luân chuyển mãi tạo nên muôn ngàn sự hiện hữu sai khác, khi đủ
duyên thì hình thành hết duyên thì tan hoại.
Như khi hiện quán về nội sắc vạn vật đổi thay sinh hóa theo bốn mùa thành trụ hoại không và
sắc nội cũng vậy sanh già bệnh chết cũng đổi thay sanh diệt mà thôi.
Chỉ 2 câu thơ vỏn vẹn 10 con chữ mà thiền sư thi sĩ đã làm nổi bật được lẽ vô thường biến
đổi của kiếp nhân sinh.
[nơi dòng sông sanh diệt đổi thay, kiếp nhân sinh và vạn vật thân xác hôm nay vừa không phải là
thân xác hôm qua, nhưng cũng không không phải thân xác hôm qua (A1 vừa không phải là A,
nhưng cũng không phải là phi A) và vạn hữu cũng thế.]
* Tóm lại: bằng trực giác thiền hiện quán các pháp hiện lên và vận hành như chính nó. Tâm
thế thiền sư ung dung tự tại trạm nhiên bất động, không lo âu không hoảng hốt hay nuối tiếc buồn
phiền.
c) Hai câu thơ cuối:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền, tạc dạ, nhất chi mai”.
[Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một cành mai.]
Nhịp thơ thay đổi, bốn câu thơ đầu với nhịp thơ 2/3 được lặp đi lặp lại đều đặn tuần hoàn thì
hai câu thơ cuối ( câu 5 và 6) đã thay đổi.
Nhịp thơ câu 5 đi suốt một mạch là lời cảnh tỉnh nhắc nhở.
Nhịp thơ câu 6: 2/2/3 chậm rãi nhẹ nhàng êm ả gồm cả không gian là “đình tiền”, thời gian
“tạc dạ”, và vạn vật “nhất chi mai” để diễn bày khai thị cho chúng nhân đừng sợ hãi. Trên dòng
sông sinh diệt đổi thay vô cùng ấy có “một cành mai” vẫn hiện hữu băng qua thời gian, băng qua
không gian với cái nhìn biện chứng thiền.
Sự sống ấy là bất diệt trong dòng sanh diệt “anh tồn tại/ không bằng tên tuổi mà như tro bụi/
như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.”
Hình ảnh “nhất chi mai” là biểu tượng cho bản thể chơn như bất diệt như vầng trăng trên bầu
trời kia hiện tượng thì thấy trăng có lặn có mọc nhưng vầng trăng ấy ở đó không mọc không lặn bao
giờ
“Hà sa cảnh thị Bồ-đề cảnh”
“Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh/ bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.”

You might also like