You are on page 1of 6

PHÂN TÍCH MỘT VÀI TÁC PHẨM VĂN HỌC PHẬT THỜI LÝ TRẦN.

- Chiến thắng của Ngô Quyền đã đưa đất nước ta vào kỷ nguyên độc lập tự chủ, phục
hưng văn hóa, dân tộc được tự do, cắm cái mốc cho văn học phát triển.
- Các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Trần nối tiếp xây dựng đất nước, bảo
tồn và phát triển văn hóa dân tộc.
- Giặc Minh xâm lược vào đầu thế kỷ thứ 15, với chính sách hủy diệt văn hóa nên các tư
liệu văn học thời Lý Trần bị chúng hủy hoại gần hết, chỉ còn lại vài phần trong trăm
ngàn phần mà thôi.

A. VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ:


- Căn cứ vào tư liệu văn bản còn lại thì văn học hai đời Ngô, Đinh không còn. Có chăng
là những mảnh vụn còn sót lại mà thôi.
- Đời Lê, thời vua Lê Đại Hành có hai tác phẩm nổi tiếng, cắm cái mốc cho dòng văn học
đậm tư tưởng yêu nước và giàu tính nhân văn
- Hai bài thơ đó là: Quốc Tộ của Thiền sư Pháp Thuận và Ngọc Lang Quy của Thiền sư
Khuông Việt.

BÀI 1: QUỐC TỘ ( THIỀN SƯ PHÁP THUẬN)


“ Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các ,
Xứ xứ tức đao binh.”

I. TÁC GIẢ:

- Thiền sư Pháp Thuận ( 914-990), Sư tên thật là Đỗ Pháp Thuận, Là thiền sư đời thứ 10
của dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Trụ trì chùa Cổ Sơn, làng Thừ, kinh đô Thanh Ải.
Không biết Sư quê quán ở đâu, xuất gia từ nhỏ và thờ thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ
làm thầy. Sau khi đắc pháp, Sư nói ra lời nói nào cũng phù hợp với Sấm ngữ. Đang lúc
nhà Tiền Lê mới dựng nước, Sư được mời vào trù kế hoạch định sắc lược. Đến khi
thiên hạ thái bình, Sư không nhận phong thưởng vì thế vua Lê Đại Hành càng thêm
kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Đỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư
giao phó cho Sư.
- Niên hiệu Hưng Thống thứ 2 ( năm 990), Sư không bệnh mà thị tịch, thọ 76 tuổi.
- Tác phẩm còn để lại cho đời: Bồ Tát Hiệu Sám Hối Văn, Hai câu thơ tiếp đãi sứ thần
Lý Giác và Quốc Tộ.

II. Nội dung tác phẩm:

1.Bối cảnh ra đời tác phẩm Quốc Tộ:


- Lúc bấy giờ Hoàng Nhân Bảo là người nhà Tống đem quân đóng ở biên giới nước Đại
Cồ Việt, chuẩn bị lực lượng xâm lược nước ta. Trước tình hình nguy cấp đó, vua Lê Đại
Hành cho mời hai vị Thiền sư vào triều để tư vấn, hỏi thăm, nhận lời khuyên của hai
Ngài là Ths. Pháp Thuận và Ths. Vạn Hạnh, hỏi Ths. Vạn Hạnh về tình hình giặc Tống
đóng quân ở biên giới như thế nào? Nguy cơ ra sao? Ngài đáp rằng: “ Nội trong ba bảy
ngày giặc sẽ tan” đây là lời tiên tri dự đoán của Ngài. Và đúng như thế trong khoảng
thời gian này Hoàng Nhân Bảo đã rút lui, bởi vì thấy nước ta lực lượng hùng hậu, tri
thức rất lớn, không dễ gì xâm lược. Tiếp đến vua hỏi Ths. Pháp Thuận rằng: “ Vận
nước của chúng ta dài ngắn như thế nào? Thì Ngài đáp bằng bài thơ Quốc Tộ này.
2. Các từ quan trọng cần lưu ý:
- Quốc tộ: vận nước, mệnh nước, và ý sâu bên trong là ngôi vua, bởi vì thời phong kiến
đánh đồng vận nước với ngôi vua là một.

- Đằng lạc: dây mây quấn, nó không phải là dạng cây thân gỗ mà là dây leo, và khi ra
nhánh thì nương gá, bện chặt, chằng chéo vào nhau, đan xen với nhau để không bị gãy,
bền vững lâu dài, để phát triển. Đây là đặc tính quan trọng của nó. Một dây thì dễ gãy
dễ đứt, không sống được, không phát triển được, mà nhiều dây đan xen, nương tựa lẫn
nhau ,chắc chắc, bền vững, lâu dài và phát triển.

- Nam thiên: nước Nam, trời Nam, là nước Đại Cồ Việt .Vì Nam thiên (Đại Cồ Việt)
khác với Bắc thiên (nhà Tống) là nơi nước Đại Cồ Việt, dân tộc Việt ở chứ không phải
dân tộc nước Tống ở => liên quan đến vấn đề khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Lý: bên trong, chỗ, nơi.

- Vô vi: không làm.( Chữ này xuất hiện trong hệ thống tư tưởng của Lão giáo, có câu là:
“ Vô vi nhi vô bất vi”
-> không là mà không việc gì mà không là, nghĩa là việc gì cũng làm nhưng không bị
dính mắc, dính kẹt vào trong đó
-> đây là nội hàm vô vi theo học thuyết Lão Tử). Trong tác phẩm này vô vi được
hiểu theo nhà Phật vì Ngài Pháp Thuận là một tu sĩ Phật giáo, là bậc đại thiện tri thức
lớn, là một vị thiền sư đắc đạo, chứ không phải là một nhà Nho, bài thơ này là tác phẩm
mở đầu cho nền văn học viết của văn học Việt Nam từ lúc dành lại được nền độc lập
dân tộc nên có tầm quan trọng rất lớn trong lịch sử văn học. Nội hàm Vô vi ở đây chính
là những giá trị đạo đức Phật là tư tưởng từ bi, tri tuệ vô ngã vị tha trong nhà Phật chứ
không phải là tư tưởng Lão học.

- Điện các: là cung điện, nơi vua ngự, nơi các quan quan trọng của triều đình cùng vua
hoạch định sách lược, chính sách cai trị dân tộc phát triển đất nước.

- Xứ xứ: nơi nơi chốn chốn, khắp mọi nơi.

- Tức: dứt, chấm dứt.

*Dịch nghĩa:
“Vận nước như mây dây leo quấn quýt
Ở cõi trời Nam [ mở ra] cảnh thái bình
[ Ứng dụng tư tưởng] Vô vi nơi cung điện vào việc cai trị đất nước
[ Thì] Khắp mọi nơi đều dứt hết đao binh.”
*Dịch thơ:
“Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh”.

3. Tựa đề Quốc Tộ:


- Bài thơ vốn không có tựa đề, Quốc tộ ấy là đo đời sau đặt ra.
- Quốc tộ là khái niệm chỉ cho vận mệnh đất nước, vận mệnh đó do vua nắm giữ và chi
phối toàn bộ cuộc sống của nhân dân. Quốc tộ còn gọi là quốc vận nước nhà, cũng được
hiểu là ngôi vua.
- Hỏi về Quốc tộ nghĩa là vua muốn bậc thiện trí, bậc bác học, nhà tiên tri cố vấn cho
vua biết đất nước này, ngôi vị này đang tốt hay xấu có biến cố gì không, đang yên hay
nguy, đang thịnh hay suy.

4. Đặc điểm nội dung:


-> Hai câu đầu:
“ Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình”
( Vận nước như mây dây leo quấn
Ở cõi trời Nam [ mở ra ] cảnh thái bình)
- Mượn hình ảnh thiên nhiên dây mây leo quấn, một loại thực vật không phải là thân gỗ,
mà sự tồn tại của dạng thực vật này là phải nương tựa vào nhau, quấn bện vào nhau, tạo
ra sự vững chắc, lâu dài và phát triển vươn lên để diễn tả ví von so sanh với vận nước.
Một khái niệm trừu tượng vô hình ( vận nước) và một hình ảnh cụ thể sóng động ( dây
mây) được câu thơ đồng đẳng ví von nhau, làm cho tửng tri bùng phát liên tưởng và biết
được vận nước, ngôi vua, triều đại đương thời. Vận nước ấy, triều đại ấy, ngôi vua ấy là
bền vững lâu dài và đang phát triển thịnh vượng.
- Thể hiện niềm tin, hoài bão, sự kỳ vọng, sự tiên tri, dự đoán của tác giả thông qua hình
ảnh nương gá vào nhau của dây mây, dụ cho đất nước hưng thịnh. Đây chính là niềm tin
của tác giả cũng chính là niềm tin của quốc gia dân tộc.
- Niềm tự hào kín đáo, sâu sắc của tác giả, của dân tộc về một quốc gia mới dành lại độc
lập chủ quyền sau ngàn năm dài bị đô hộ, thấy được niềm tự hào ấy qua hình ảnh Nam
thiên khác với Bắc thiên kia, Nam quốc khác với Bắc quốc ấy. Mỗi nơi mỗi bờ cõi đều có
chủ ngự, là nơi dân chúng của quốc gia ấy sinh sống.
- Ôi niềm tự hào của ông cha, ôi niềm tự hào của các bậc tiền nhân đầy hào sảng làm sao,
mà mỗi khi bài thơ vang lên chúng ta những người con đất Việt lại thấy lâng lâng, ngấn
lệ khó tả biết chừng nào.

- Hai câu thơ cuối:


“ Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh”
[ Ứng dụng tư tưởng] vô vi ở nơi cung điện ( vào việc cai trị đất nước)
[ Thì] khắp mọi nơi đều dứt hết đao binh.
- Một đường lối chính trị, trị quốc cho đấng quân vương: dùng đức trị. Đức trị ấy
thông qua ứng dụng những giá trị đạo đức Phật, những tư tưởng từ bi, trí huệ, vô
ngã, vị tha của Phật vào việc vận hành đất nước, cai trị quốc gia dân tộc. Ngồi nơi
cung điện mà thái bình thịnh trị, dân chúng tuân phục trăm quan văn võ vâng theo.
Đó mới là vô vi, mới là đức trị.

 Tóm lại:
- Lời khuyên , lời tư vấn của thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận
nước dài ngắn như thế nào.Vua phải làm được hai điều:
+ Một là đoàn kết toàn dân.
+ Hai là ứng dụng những giá trị đạo đức tư tưởng Phật giáo vào trong việc cai trị quốc
gia dân tộc.
- Được như vậy đất nước sẽ thái bình lâu dài phát triển vững bền; khắp nơi nơi dứt
trừ đao binh khói lửa chiến tranh.
CÁO TẬT THỊ CHÚNG
(Ts. Mãn Giác)
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
I.TÁC GIẢ:
Thiền sư Mãn Giác, tên tục là Nguyễn Tường, đời thứ 8 dòng thiền Vô Ngôn Thông.
Thân phụ là Hoài Tổ làm đến chức Trung Thơ Viên Ngoại Lang.
Thiếu thời, vua Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn
Tường nhờ nghe nhiều nhớ kỹ nên thông cả Nho Thích.
Sau những lúc làm việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào thiền học. Sau đó ông
dâng biểu xin xuất gia học với Thiền sư Quảng Tín. Khi được ấn chứng, sư vân du khắp
nơi, học chúng theo học rất đông. Sau xem Đại tạng kinh, được Vô sư trí, là bậc lãnh hội
được pháp môn. Vua Lý Nhân Tông và hoàng hậu hết sức kính nể, cho dựng chùa Giáo
Nguyên thỉnh sư về trụ trì.
Cuối tháng 11/1096, sư cáo bệnh dạy chúng:
Xuân khứ bách hoa lạc,
...
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Nói kệ xong, sư ngồi kiết già thị tịch, thọ 45 tuổi, được 19 tuổi hạ.

II. NỘI DUNG TÁC PHẨM:


1. Các từ cần lưu ý:
- Lạc: là rơi rụng.
- Trục: là đuổi rượt, đuổi theo.
- Mạc:là chớ, đừng.
- Lạc: tận là rụng hết, rơi hết.
- Tạc dạ: tạc là hôm qua, đã qua; dạ là đêm. Tạc dạ là đêm hôm qua, đêm đã qua.
- Chi mai: là cành mai.

2. Bối cảnh ra đời:


- Khi công hạnh viên mãn, trước lúc từ giã cõi đời, Thiền sư Mãn Giác gọi đệ tử vào dạy và
nói kệ thị tịch.
3. Tựa đề:
- Bài thơ vốn không có tựa đề, tựa đề “Cáo Tật Thị Chúng” ấy do Lê Quý Đôn đặt [cách 7
TK]
- Tựa đề bài thơ Cáo Tật Thị Chúng hay còn có tên là kệ Thị Tịch nếu là CTTC thì nghĩa
là báo bệnh dạy chúng đệ tử còn Thị Tịch là lời dạy trước lúc viên tịch. Dù tựa đề là TT
hay CTTC đều bao hàm một ý nghĩa là lời dạy bảo, lời di ngôn cuối cùng của một vị thiền
sư đối với đệ tử mình trước lúc từ giã cõi trần. [ xem thêm bài thơ Thị Tịch của Thiền sư
Vạn Hạnh]
*Dịch nghĩa:
Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa nở.
Việc đời theo nhau trôi qua trước mắt,
Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết,
Đêm qua một cành mai đã nở trước sân.
*Dịch thơ:
Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một cành mai. (Ngô Tất Tố dịch)
4. Đặc điểm nội dung:
a) Hai câu thơ đầu:
“Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.”
[ Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.]
Mở đầu bài thơ ta bắt gặp hình ảnh thiên nhiên hiện ra trước mắt với vẻ đẹp nên thơ,
hiền dịu và hết sức tinh tế.
Xuân đến xuân đi là một thực tế hiện hữu là quy luật tự nhiên của đất trời khi xuân đến
thì trăm hoa đua nhau nở rộ khoe sắc và xuân đi thì trăm hoa úa tàn, rơi rụng.
Các cặp từ khứ-đáo, lạc-khai kết hợp với nhau một cách hài hòa làm bật lên hình ảnh
đối đãi nhị nguyên trong đời sống.
Với con mắt hiện quán một tâm hồn ung dung tự tại thấy rõ sự biến đổi tuần hoàn của
vạn pháp. Trong đất trời một năm có bốn mùa khi xuân đến thì trăm hoa khoe sắc khi xuân
qua thì ngàn hoa rơi rụng. Quy luật ấy tuần hoàn sinh diệt đều đặn diễn ra rất khách quan và
âm thầm.
b) Hai câu thơ giữa:
“Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.”
[Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.]
Câu thơ dịch gợi lên trong tâm ra một nỗi buồn man mác như một tiếng thở dài “việc đi
mãi”, “già đến rồi”. Như Khổng Tử đã từng than rằng: “Thể giả như tư phù bất xả trú dạ.”
[Trôi chảy mãi thế ư ngày đêm không dừng]
Dòng sinh hóa bất tận luân chuyển mãi tạo nên muôn ngàn sự hiện hữu sai khác, khi đủ
duyên thì hình thành hết duyên thì tan hoại.
Như khi hiện quán về nội sắc vạn vật đổi thay sinh hóa theo bốn mùa thành trụ hoại
không và sắc nội cũng vậy sanh già bệnh chết cũng đổi thay sanh diệt mà thôi.
Chỉ 2 câu thơ vỏn vẹn 10 con chữ mà thiền sư thi sĩ đã làm nổi bật được lẽ vô thường
biến đổi của kiếp nhân sinh.
[nơi dòng sông sanh diệt đổi thay, kiếp nhân sinh và vạn vật thân xác hôm nay vừa không
phải là thân xác hôm qua, nhưng cũng không không phải thân xác hôm qua (A1 vừa không
phải là A, nhưng cũng không phải là phi A) và vạn hữu cũng thế.]
* Tóm lại: bằng trực giác thiền hiện quán các pháp hiện lên và vận hành như chính nó.
Tâm thế thiền sư ung dung tự tại trạm nhiên bất động, không lo âu không hoảng hốt hay nuối
tiếc buồn phiền.

c) Hai câu thơ cuối:


“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền, tạc dạ, nhất chi mai”.
[Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một cành mai.]
Nhịp thơ thay đổi, bốn câu thơ đầu với nhịp thơ 2/3 được lặp đi lặp lại đều đặn tuần
hoàn thì hai câu thơ cuối ( câu 5 và 6) đã thay đổi. Nhịp thơ câu 5 đi suốt một mạch là lời cảnh
tỉnh nhắc nhở.
Nhịp thơ câu 6: 2/2/3 chậm rãi nhẹ nhàng êm ả gồm cả không gian là “đình tiền”, thời
gian “tạc dạ”, và vạn vật “nhất chi mai” để diễn bày khai thị cho chúng nhân đừng sợ hãi.
Trên dòng sông sinh diệt đổi thay vô cùng ấy có “một cành mai” vẫn hiện hữu băng qua thời
gian, băng qua không gian với cái nhìn biện chứng thiền.
Sự sống ấy là bất diệt trong dòng sanh diệt “anh tồn tại/ không bằng tên tuổi mà như
tro bụi/ như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.”
Hình ảnh “nhất chi mai” là biểu tượng cho bản thể chơn như bất diệt như vầng trăng
trên bầu trời kia hiện tượng thì thấy trăng có lặn có mọc nhưng vầng trăng ấy ở đó không
mọc không lặn bao giờ
“Hà sa cảnh thị Bồ-đề cảnh”
“Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh/ bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.”

You might also like