You are on page 1of 4

Đề Cương Thi Học Kỳ II Năm II Môn Phật Pháp Căn Bản

1. Định nghĩa của Tứ Diệu Đế?


a. Về từ nguyên:
- Ariya có nghĩa là cao quý, cao thượng, Thánh nhân. Saccā (s:satya) là sự thật
hiển nhiên, chân lý vĩnh cửu, bất di dịch. “Ariyasaccā” có nghĩa là sự thật cao quý.
Thuật ngữ “Ariyasaccā” có hai nghĩa chính:
- Những sự thật cao quý mà chỉ có bậc trí mới hiểu được.
- Người thông đạt được bốn sự thật ấy thì trở thành vĩ nhân cao quý trong cõi Ta
bà.
b. Định nghĩa:
- Tứ Diệu Đế là bốn sự thật cao quý mà Đức Phật đã tìm ra.
- Vì là những sự thật đưa chúng sanh từ khổ đau đến an vui, nên gọi là Diệu đế.
- Vì giáo lý này giúp chúng sanh thoát khổ, chứng đắc quả vị của bậc Thánh nên
gọi là Thánh đế.
- Bốn sự thật ấy là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
2. Bố cục của Tứ Diệu Đế?
- Bố cục của Tứ Diệu Đế gồm 2 phần:
+ Tương quan nhân quả khổ đau của thế gian (Khổ Đế là quả, Tập Đế là nhân)
là tiến trình sanh tử luân hồi.
+ Tương quan nhân quả an lạc của xuất thế gian (Diệt Đế là quả, Đạo Đế là nhân)
là tiến trình giác ngộ giải thoát.
- Đức Phật đã trình bày bốn chân lý theo thứ tự:
+ Quả khổ đau: để chỉ ra thực trạng mà ai cũng có thể thấy, nghe và cảm nhận
được.
+ Nhân của khổ: là đi từ cạn đến sâu, từ dễ đến khó, từ hiện tượng đến bản chất.
+ Quả an lạc: để chúng sanh khởi tâm dũng mãnh muốn diệt khổ và được an lạc.
+ Nhân của an lạc: con đường thực hành để thoát khổ.
3. Tinh thần thiết thực của Tứ Diệu Đế?
- Trên phương diện nhận thức: Đức Phật cũng nói về khổ nhưng không mang
tính bi quan, vì đó là sự thật. Lại còn chỉ ra nguyên nhân của khổ và con đường thoát
khổ.
- Trên phương diện thực hành: Phật giáo chỉ ra con đường thoát khổ, không phải
bằng sự cầu xin mà chính nỗ lực chuyển hóa của mỗi người. Đây là nét nhân bản,
nhập thế thiết thực của Đạo Phật.
- Tứ Diệu Đế là phương pháp khoa học để áp dụng và giải quyết vấn đề trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như y học, tâm lý, đạo đức, giáo dục… trong xã hội hôm
nay.
4. Định nghĩa của Khổ đế?
- Chữ “Dukkha” thường được dịch là khổ đau, gồm 2 nghĩa như sau:
+ Về phương diện cảm giác: “Dukkha” là sự khó chịu, đau đớn (Du là khó, kha
là sự chịu đựng) trên phương diện vật chất hay tinh thần.
1
Đề Cương Thi Học Kỳ II Năm II Môn Phật Pháp Căn Bản

+ Về phương diện triết học: “Dukkha” có nghĩa là sự trống rỗng, giả tạm, không
hoàn hảo, bất toàn, không đáng để ta ưa thích (Du là xấu, thấp kém, đê tiện, hèn hạ,
kha là sự trống vắng giả dối).
5. Hai loại khổ và Oán tắng hội khổ, Ái biệt ly khổ, Ngũ uẩn khổ là gì?
- Sự khổ trong cuộc đời có thể được chia làm 2 loại như sau:
+ Khổ thật sự (khổ căn bản): Những nỗi khổ có mặt từ khi ta sanh ra đến suốt
cuộc đời gồm sanh, lão, bệnh, tử.
+ Khổ phụ thuộc (khổ đến sau, khách quan): Bốn nỗi khổ còn lại.
a. Oán tắng hội khổ:
- Nghĩa là đối diện với những thứ không ưa thích gồm có:
+ Sống chung với người mình không ưa thích
+ Gặp một con thú hay con vật làm mình khó chịu
+ Thời tiết khắc nghiệt, thức ăn không phù hợp
+ Một công việc để mưu sinh mà mình không thích
b. Ái biệt ly khổ:
- Nghĩa là đối diện với những gì mình yêu thích: cha mẹ, quyến thuộc, bạn bè,...
bị xa cách, chia ly đều là khổ.
- Cảnh sum họp trên thế gian đều là tạm bợ và đời sống cũng như sự gặp gỡ vốn
không bền bỉ lâu dài vì không hiểu được nguyên lý ấy nên sanh ra khổ đau.
c. Năm thủ uẩn là khổ:
- Năm uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là những thành phần cấu tạo nên chúng
sanh. Chúng vốn do duyên sinh nên vô thường, vô ngã. Chấp thủ vào năm uẩn xem
chúng là tôi, là của tôi, là thường hằng để rồi bám víu, dính mắc. Đó là nguyên nhân
sanh ra khổ đau.
* Sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ:
- Sầu: là nỗi khổ trong tâm
- Bi: là nỗi khổ biểu lộ ra ngoài bằng tiếng than, tiếng khóc.
- Khổ: là nỗi khổ về thân
- Ưu: là nỗi khổ về tâm
- Não: là sự ảo não, thất vọng và tuyệt vọng.
6. Nhận định về Khổ Đế?
- Tất cả mọi hình thức hiện hữu đều là bất toàn và khổ đau.
- Con người còn khổ là vì họ chấp thân này là thật, là ta, là của ta.
- Khổ đau là một yếu tố quan trọng để chúng ta nhận diện và trân quý hạnh phúc
mình đang có.
7. Định nghĩa Tập Đế?
- Tập Đế còn gọi là Tập Thánh Đế (Samudaya Ariyasacca) là sự thật chắc chắn
về nguyên nhân của khổ đau.
- Tập có nghĩa là tích tập, tập hợp, tập khởi, chỉ cho sự tích tập các phiền não tạo
động lực đưa đến khổ đau.
2
Đề Cương Thi Học Kỳ II Năm II Môn Phật Pháp Căn Bản

Trong kinh Tương Ưng III, Đức Phật dạy về Tập Đế như sau: “Thế nào là khổ
tập khởi? Chính là khát ái này đưa đến tái sinh câu hữu với hỷ tham, tìm cầu hỷ lạc
chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái và phi hữu ái.”
Đức Phật dạy rằng: “Nguồn gốc của mọi hình thái khổ đau là tham ái (Tanhā) và
vô minh (Avidyā)”.
8. Định nghĩa về Tham ái?
- Tanhā được dịch là tham ái, ái dục, khát ái..là sự ham muốn những đối tượng
mà mình yêu thích. Lòng ham muốn này mang tính vị kỉ, thấp kém.
- Con người mê muội, chấp thủ vào năm uẩn cho đó là ta, rồi sinh ra ham muốn,
khát khao v.v từ đó đưa đến khổ đau.
9. Đặc điểm của Tham ái?
- Không có điểm kết thúc, không có giới hạn càng tham càng thấy thiếu.
- Chủ thể và đối tượng của tham ái đều là giả tạm, không thật, không bền.
- Càng lún sâu vào tham ái, con người càng mê muội.
10. Ba loại tham ái?
a. Dục ái (Kāmatanhā):
- Là chạy theo trần cảnh, tham đắm ngũ dục ở trong dục giới.
- Loại tham ái này có khuynh hướng tìm kiếm những đối tượng để gia tăng và
thỏa mãn giác quan của mình.
b. Hữu ái (Bhavatanhā):
- Bhava có nghĩa là trở thành, hiện hữu, tồn tại.
- Hữu ái là chỉ cho sự mong muốn cho bản thân hay bản ngã của mình mãi
thường còn. Chính vì ham muốn này khiến con người khi bệnh tật hay hấp hối, luôn
bám víu vào sự sống, và rất sợ chết. Đây là loại tham ái phổ biến ở cõi sắc giới.
c. Phi hữu ái (Vibhavatanhā):
- Là tham ái của các hành giả chán sắc pháp, tu tập và an trú vào vô sắc giới, chỉ
muốn sống trong ý niệm, khái niệm.
* Tổng cộng ba loại tham ái trên thành 108 tham ái.
* Ba loại tham ái trên là biểu hiện của ba căn bản phiền não:
+ Dục ái (Si): là sự mê mờ, nghi hoặc, vọng tưởng về trần cảnh.
+ Hữu ái (Tham): là sự tham muốn, tham đắm đối với bản ngã.
+ Phi hữu ái (Sân): là sự chán ghét, bất mãn đối với hình tướng, sắc pháp.
11. Định nghĩa Vô minh?
- Chữ “Avijjā” được dịch là vô minh, chỉ cho sự tối tăm không sáng suốt.
- Vô minh là sự không hiểu biết về Nhân quả, Tứ đế, Duyên khởi và sự thật của
tất cả các Pháp.
* Đức Phật dạy:
“Không biết khổ, sự sanh khởi của khổ, sự chấm dứt khổ và con đường đưa đến
sự chấm dứt khổ. Đây gọi là vô minh.” (Kinh Tương Ưng).
3
Đề Cương Thi Học Kỳ II Năm II Môn Phật Pháp Căn Bản

“Thấy các pháp không đúng như thật gọi là vô minh.” (Kinh A Hàm)
* Các nghĩa khác của Vô minh:
a. Thờ ơ với sự thật: Có những chúng sanh nhờ nghe pháp, hiểu được Bốn chân
lý (Tứ đế) nhưng không thực hành pháp để chứng ngộ.
b. Nhầm lẫn: Điều tốt cho là xấu, xấu cho là tốt. Không phân biệt được thiện ác
bởi do tà kiến và vô minh.
c. Mê muội: Đồng nghĩa với si (moha), làm nền tảng cho tham (lobha), sân
(dosa).
12. Hai loại Vô minh?
a. Căn bản vô minh (vô thỉ vô minh): vô minh tiềm ẩn trong tâm đã có từ vô
thỉ kiếp, khiến chúng sanh không thấy được sự thật của các Pháp và không thấu hiểu
được Phật Pháp. Chỉ khi nào chứng đắc A-la-hán thì loại vô mình này mới chấm dứt.
b. Chi mạt vô minh: vô minh tùy dịp khởi lên do môi trường và nhân duyên
trong hiện tại khiến cho chúng sanh tạo nghiệp bất thiện đưa đến khổ đau.

You might also like