You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG ÔNG TẬP BẬC HÒA 2022

I. TU PHẬT HỌC PHẬT.


1. Khái niệm và nội dung:
+ Tu Phật: sửa đổi từ xấu thành tốt, cố gắng trau dồi những điều tốt đẹp theo gương Phật, y cứ
vào lời Phật dạy mà sửa đổi bản thân
+ Học Phật: là nghiên cứu học hỏi Phật pháp không cầu tư lợi, không nghiên cứu suông. Việc
học Phật là để tiến tới việc giải thoát.
2. Mỗi tương quan: Tu Phật và học Phật phải đi đôi với nhau. Tu mà không học là tu mù.
Học mà không tu là đãi đựng sách.
3. Bổn phận người Phật tử khi phát nguyện tu học (áp dụng):
+ Đối với bản thân: Bỏ dần dục vọng, tập sống đời sống tự chủ, giải thoát. Nhận rõ mọi sự
vật đều vô thường, chuyển biến và do duyên hợp.
+ Đối với xã hội: Cầu mong hóa độ tất cả chúng sanh, và có trách nhiệm xiển dương Đạo
pháp

II. PHÂN BIỆT KINH – CHÚ – KỆ QUA CÁC KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÓ VÍ
DỤ MINH HỌA.
- Kinh: thuộc về hiển giáo, là lời Phật dạy được chư Tổ trùng tuyên và ghi chép lại. vd: Kinh
Pháp Hoa, kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh A Hàm, kinh Hoa Nghiêm, kinh Bát Nhã
- Chú: thuộc về mật giáo, thường không thể diễn giảng ra được ý nghĩa, có tác dụng nhất định
nào đó. vd: chú Đại bi, chú Vãng sanh, chú Dược sư, chú Chuẩn đề, chú Phổ am.
- Kệ: là văn vần thường để tuyên dương chư Phật, để tóm lược đại ý các kinh. vd: kệ khai kinh,
kệ thủ Lăng Nghiêm, kệ tán dương kinh Pháp Hoa
III. ỨNG DỤNG TINH THẦN BI – TRÍ – DŨNG:
1. Khái niệm:
- Bi: Từ bi tức là ban vui cứu khổ. Đạo Phật là đạo của tình thương cho nên phải đặt từ bi lên
hàng đầu.
- Trí: Trí tuệ là giữ gìn thể tánh sáng suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo, tinh
tường đến nơi đến chốn không thể sai lầm. Đức Phật không phải là đấng ban vui cứu khổ, Ngài
chỉ là đạo sư chỉ đường cho chúng ta, cho nên muốn thấu triệt giáo lý đạo Phật phải thường hành
trí tuệ
- Dũng: Dũng lực cũng là sự vô úy không ngại mọi khó khăn, cản trở. Đạo Phật không phải đạo
yếm thế. Do đó dũng lực cũng là yếu tố cần thiết cùng với từ bi trí tuệ trở thành ba yếu tố cần
thiết cho một Phật tử tu tập theo Phật.
2. Áp dụng: Bi - TRí - Dũng vào chuộc sống: Là Phật tử ta nên yêu thương tất cả mọi người,
mọi loài và sẵn sàng chia sẻ những khổ đau của người khác. Cố gắng trau dồi kiến thức, học hỏi
giáo lí Phật dạy, để phát sáng trí tuệ. Tinh tấn tu tập, luôn hành thiện pháp, giữ vững ý chí để
thực hành cho được chí nguyện phụng sự đạo pháp. Hãy đem cả cuộc đời làm mọi việc lành cho
chúng sanh . Dốc lòng tu tập đạo giải thoát và giúp đỡ, khai sáng cho mọi người cùng học hỏi
như mình. Nêu cao tinh thần thực hành các pháp đối trị dục lạc, vọng tưởng, vững bước trên
đường tu tập giác ngộ
IV. QUAN NIỆM VỀ BẠN, ÂN OÁN, TỐT XẤU, THIỆN ÁC
- Bạn: những người bạn xung quanh chúng ta gồm có : thiện hữu và ác hữu.
+ Chỉ có thiện hữu giúp ta hiểu biết được điều hay lẽ phải, bỏ dữ làm lành đó mới là bạn
tốt, ân nhân.
+ Nhưng không vì vậy chúng ta xa lánh những người bạn xấu mà hãy giúp họ bỏ ác làm
lành giữ thân trong sáng tâm địa lương thiện.
- Ân oán:
+ Người Phật tử không nên sân hận, đòi hỏi những vật chất không thuộc về bản thân.
Luôn mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống với mọi người, mọi loài.
+ Người Phật tử luôn hỉ xã vui vẻ dù có gặp nghịch cảnh trở lực vẫn vui vẻ hy sinh để
giúp đỡ cứu khổ mọi loài, không để tâm ganh ghét, thù hận, oán trách.
 Người Phật tử cần học tập, rèn luyện tu dưỡng tâm căn, không phiền não oán trách số
phận, sống tốt hoàn thiện bản thân. Tâm luôn trong sáng thanh tịnh an nhiên để tiến tu
trên đường đạo.
- Tốt xấu:
+Mỗi người phải có trách nhiệm đối với bản thân và mọi người xung quanh. Mọi việc
làm của mình để ảnh hưởng đến người khác. Vì thế cần tránh tất cả điều ác mà làm
những việc tốt có lợi cho người, không làm đau khổ ai (kể cả súc vật). Không thản nhiên
trước sự đau khổ của muôn loài.
- Thiện ác:
+Thiện: điều lành, có lợi ích cho mọi người mọi loài. Việc xuất phát từ lòng từ bi do
hành động tạo tác mà tạo ra nhưng không làm một cách mù quáng, không suy nghĩ về
việc mà mình đang làm.
+ Ác: điều dữ có hại cho người và mọi loài mang đến cho người khác những đau khổ oai
trái, mất mát.
 Cần nhìn rõ phân biệt thiên ác cho đúng đắn, việc gì có hại thì quyết không làm, việc gì
có lợi thì quyết làm. Điều cốt yếu phải nhận định thiện ác nơi ý niệm chứ không phải vẻ
bên ngoài. Cần phải sáng suốt để không gây ác nghiệp làm hại đến người khác.
V. CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT PHÁP: Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Lục Hòa, Lục Độ,
Thập Thiện : Định Danh, Nguyên Tắc ứng Dụng
1. TỨ DIỆU ĐẾ:
a. Định danh:
Khái niệm: Tứ diệu đế là 4 chân lý của nhà Phật, còn gọi là Tứ thánh đế, Tứ chân đế hay
Tứ đế bao gồm: Khổ, Tập, Diệt, Đạo
Hình tướng:
- Khổ đế: chỉ chung cho trạng thái thân tâm bị bức bách khổ não, chỉ rõ mọi giả tưởng thế gian
đều là khổ.
- Tập đế: nguyên nhân sự khổ do tích luỹ từ nhiều đời, nhiều kiếp và mới tạo tác. Đây chính là
chân đế về sự sinh khởi và nguồn gốc của các khổ. Gồm 10 nguyên nhân (10 kiết sử): Tham,
sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
- Diệt đế: diệt là tịch diệt, xét rõ sự thật và đoạn trừ, chuyển hoá các khổ để đạt tự tại an vui.
Diệt đế chính là chân lý đoạn trừ và chuyển hoá khổ và tập. Thực hành rốt ráo sẽ chứng Tứ quả
Thanh văn lần lượt là: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
- Đạo đế: là con đường chân thật đưa đến cảnh giới diệt khổ. Đó là con đường tu tập để đạt đến
Niết bàn tịch tĩnh. Đạo đế gồm 37 phẩm trợ đạo, tóm lược như sau:
a. Tứ niệm xứ:
b. Tứ chánh cần:
c. Tứ như ý túc:.
d. Ngũ căn:
e. Ngũ lực:
f. Thất bồ đề phần
g. Bát chánh đạo:
b. Áp dụng Tứ diệu đế: Khi hiểu rõ tứ diệu đế, ta nhận thấy xung quanh ta mọi thứ
đều là sự khổ, từ sinh lão bệnh tử, cho đến những thứ ta muốn mà không đạt được từ công việc
cho đến vật chất,….đều đem lại cho ta sự khổ. Giúp ta hiểu rõ dược nguyên nhân của sự khổ
đó từ đâu, từ đó tránh xa được những thứ gây phiền não, đem lại sự an vui, tránh những thứ
ham muốn làm cho ta khổ và cố gắng để dứt bỏ những điều ham muốn ấy.
2. BÁT CHÁNH ĐẠO:
a. Định nghĩa và hành tướng:
- Bát Chánh Đạo là con đường tu học chân chánh gồm tám yếu tố đem lại lợi lạc trên con
đường tu tập. Đưa chúng sanh đến sự giải thoát an vui cho bản thân cũng như xã hội (0.2đ)
- Bát Chánh đạo gồm:
 Chánh tri kiến: Hiểu biết chân chánh.
 Chánh tư duy: Suy nghĩ chân chánh.
 Chánh ngữ: Lời nói ngay thẳng chân chánh.
 Chánh nghiệp: Hành động chân chánh.
 Chánh mạng: Đời sống chân chánh.
 Chánh tinh tấn: Siêng năng chân chánh.
 Chánh niệm: Nhớ nghĩ chân chánh.
 Chánh định: Tập trung định lực chân chánh.
b. Áp dụng Chánh Mạng vào đời sống xã hội: (0,5đ) phải nêu được những ý sau:
- Chọn cho bản thân 1 nghề nghiệp và môi trường làm việc lương thiện
- Trong công việc không vì lợi ích bản thân mà tạo tác nghiệp bất thiện (bao gồm cả ý
nghĩ, lời nói, việc làm)
- Phải khuyên nhũ, giải thích để mọi người trong cùng môi trường làm việc hiểu rõ và
nhận thức được giá trị của phương thức mưu sinh chân chánh
3.LỤC HÒA:
a. Định danh: là sáu phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ thể chất đến tinh thần, từ
lời nói đến việc làm nhằm mục đích làm lợi cho tất cả, gây hạnh phúc cho tất cả, trong ấy
không có so đo ta và người mà Đức Phật dạy cho hang Tăng chúng.
- Sáu phép lục hòa bao gồm:
+ Thân hòa đồng trú
+ Khẩu hòa vô tranh
+ Ý hòa đồng duyệt
+ Giới hòa đồng tu
+ Kiến hòa đồng giải
+ Lợi hòa đồng quân.
b. Ứng dụng phép Lục hòa:
- Sống trong tập thể nhỏ, quyết thấm nhuần tinh thần lục hòa và sống cho hòa hợp với
khung cảnh để phổ biến cho các thành viên khác trong tập thể
- Tự soi rọi lại mình trong cách cư xử với người trên căn bản lục hòa. Nếu là lãnh đạo
một tập thể cần phải soi rọi lại mình nhiều hơn nữa mới duy trì sự hòa hợp của tập
thể.
4. LỤC ĐỘ:
a. Định nghĩa: Độ theo tiếng Phạn là ba la mật nghĩa là vượt qua, từ mê mờ qua giác ngộ,
từ đau khổ qua an vui dẫn đến cứu cánh Niết bàn. Lục độ tức là 6 pháp ba la mật đưa
hành giả qua khỏi đau khổ, mê mờ đến an vui Niết bàn
Hình tướng:
- Bố thí Ba la mật:
- Trì giới Ba la mật:
- Nhẫn nhục Ba la mật:.
- Tinh tấn Ba la mật:
- Thiền định Ba la mật:
- Trí tuệ Ba la mật:
 Xây dựng gia đình, xã hội theo tinh thần căn bản Lục Độ:
 Cá nhân phải phát bồ đề tâm rộng lớn, thương yêu và cứu độ hết thảy chúng sanh (0,2đ)
 Gặp phiền não không thối chí mà phải tìm cách để dứt trừ (0,2đ)
 Xem thường tài sản, tính mạng cá nhân, lấy lợi ích chúng sanh làm trọng (0,2đ)
 Xem sự đau khổ của chúng sanh cũng là nỗi đau chung của mình, cần phải vượt qua (0,2đ)
 Tinh tấn tu học tất cả các pháp môn, phát nguyện đạt được đến quả vị Phật để giác ngộ bản
thân đồng thời nhiếp hóa và thoát khổ cho tất cả chúng sanh (0,2đ)
5. Kinh Thập thiện:
a. Định danh: không được sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không dối gạt, phải
luôn nói sự thật, không nói xấu người khác,không chữi thề hay nói lời độc địa, không sân si
với người khác, luôn luôn tỉnh táo tránh xa các tệ nạn xã hội.
b. Áp dụng : Lợi ích của việc thực hành 10 điều thiện:
- Được sự mến mộ của chúng sanh, đời sống bản thân an vui.
- Được nhiều người tin cậy, ít bị lừa dối gạt gẫm.
- Đoạn trừ hết những phiền não, quấy nhiễu.
- Được tiếng tốt, được nhiều người nễ phục.
- Luôn được an trú trong Chánh pháp.
VI. HIỂU Ý NGHĨA CỦA CÁC PHÁP KHÍ TRONG ĐẠO PHẬT: (Chuông, Trống, Mõ,
Bát, Tích trượng)
Chuông:
- Đại hồng chung: là loại chuông lớn, còn gọi là chuông U minh, thường đánh vào đầu hôm,
cuối đêm tối và khuya, có ý nhắc nhở mọi người tinh tấn tu hành để mau ra khỏi luân hồi,
thường đánh 108 tiếng, tiêu biểu tiêu trừ 108 phiền não của chúng sanh.
- Chuông gia trì: là loại chuông thường dùng trong các khóa lễ, đánh như chấm câu trong bài
Kinh, Sám hay báo hiệu khi bắt đầu hoặc chấm dứt buổi lễ, đồng thời cũng để điều hòa buổi lễ
nhịp nhàng, trang nghiêm, hướng mọi người vào chổ chí tâm thành kính.
- Báo Chúng chuông: là loại chuông báo tin cho Chúng Tăng nhóm họp, thọ trai, chuẩn bị khóa
lễ, khai chung… tròn các Tự viện.
Trống:
- Đại cổ (trống lớn): được đánh lên vào các lúc:
+ Trước khi đánh chuông U Minh, vào đầu hôm và cuối đêm (chuyển trống) mang ý nghĩa, vì
tiếng trống tượng trưng cho chánh Pháp, chúng sanh nghe được thì nghiệp chướng tiêu trừ, thoát
ly luân hồi sinh tử.
+ Khi thăng tòa thuyết Pháp
+ Khi cử hành các lễ lớn như: Thỉnh Tam Bảo, khai kinh, cúng ngọ… thì đánh chuông trống
Bát Nhã.
- Tiểu cổ (trống nhỏ): dùng đánh trong lúc tụng Kinh, bài Sám và các trai đàn lớn, nên gọi là
trống Kinh.
Mõ: có hai loại
- Loại hình bầu dục có chạm hình đầu cá dùng để đánh khi tụng niệm.
- Loại mõ chạm hình con cá nằm dài, hình điểu treo ở nhà trù, để báo tin giờ thọ trai.
Người đánh mõ gọi là người duyệt chúng, trong khi tụng niệm, có đánh mõ đều đặn, nhịp nhàng
mới hướng mọi người tụng nhất tâm thành kính, làm buổi lễ trang nghiêm. Duyệt Chúng phải ăn
nhịp với Duy Na người đánh chuông)
Bình Bát:
- Bình bát tiếng Phạn là Baydaka, Tàu dịch là Ứng Lượng Khí là đồ dùng đựng thức ăn vừa đủ
cho một người dùng. Làm bằng đá, sành sứ, không dùng các kim khí quý, bằng gỗ là bát của Bà
La Môn.
- Bình Bát thường dùng đi khất thực và dùng để thọ trai trong 3 tháng Hạ.
Tích Trượng:
- Có ý nghĩa Khinh – Minh – Tỉnh – Sơ, tức là nhờ có chiếc gậy đức hạnh nầy mà; phiền não
được Khinh bạt ra khỏi ba cõi của sinh tử, Trí Tuệ được minh mẫn (Minh), Tỉnh ngộ được Khổ
Không Vô Thường (Tỉnh), Sơ là không còn say đắm ngũ dục.
- Là chiếc gậy của Tỳ Kheo đi đường, cũng có ý nghĩa là Trí Tượng, Đức Tượng.
- Tích Trượng to vừa tầm tay người cầm, cao không quá đầu, trên đầu có bốn vòng (Tứ đế) và
12 khoen nhỏ (12 nhân duyên)
- Có loại Tích Trượng do Ngài Ca Diếp truyền thừa thì trên có hai vòng Chơn và Tục Đế cộng
với 6 khoen (6 pháp lục độ)
VII. Ý NGHĨA GIÁ TRỊ NGHI LỄ. TRÌNH BÀY VỀ CÁC NGHI LỄ CỦA GĐPT
1. Khái niệm:
- Nghi: là phương thức biểu lộ sự cung kính một cách trang nghiêm với Tam bảo hay với các
bậc đáng tôn kính khác.
- Lễ: là hình thức sinh hoạt tryền thống có giá trị tâm linh nhằm đánh dấu thời điểm quan trọng
trong sinh hoạt.
- Nghi lễ: là chỉ chung cho nghi thức tụng niệm cũng như phương thức hành lễ sinh hoạt trong
phạm vi tín ngưỡng một tôn giáo.
2. Ý nghĩa của nghi lễ
a. Nghi lễ biểu hiện lòng tôn kính Tam bảo
Để bày tỏ niềm tin, lòng thành kính của mình đối với Đức Phật, chánh pháp và tăng đoàn,
người Phật tử đảnh lễ cúng dường, ca ngợi Tam bảo. Niềm tin Tam bảo sâu sắc sẽ tạo
một sự chuyển hóa trong tâm hồn con người.
b. Nghi lễ nghệ thuật hóa triết lý
Nền triết lý của đạo Phật rất cao siêu nên đối với quần chúng bình dân khó thâm nhập.
Thông qua nghi lễ, đạo lý cao siêu được cảm nhận bằng trái tim hơn là bằng trí óc.
c. Nghi lễ là phương tiện độ sanh
Trong các phương tiện dẫn dắt người vào đạo, nghi lễ là một phương tiện phổ biến, hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu tinh thần tình cảm nên dễ thuyết phục quần chúng hơn những bài
thuyết pháp đầy triết lý.
d. Nghi lễ làm trang nghiêm tâm và đạo tràng
Con người rất dễ bị ngoại cảnh tác động, nên một khung cảnh trang nghiêm có nghi lễ,
quy củ, làm cho lòng người có những rung cảm và ứng xử thích hợp. Nghi lễ sẽ tạo thành
không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải
một cách tự nhiên. Đồng thời, khi tiến hành một cuộc lễ, người chủ lễ hay những người
tham dự lễ thân, khẩu, ý đều thanh tịnh, chuyên chú vào nội dung cuộc lễ. Như vậy tâm
của mọi người đều được trang nghiêm.
3. Những nghi thức và lễ lược hiện nay GĐPT đang áp dụng:
- Nghi thức: gồm 7 nghi: Tịnh độ, cầu an, cầu siêu, khánh đản, vu lan, thành đạo, phổ thông
- Lễ lược: gồm 7 lễ: sinh nhật đội chúng đoàn, chu niên, lên đoàn, phát nguyện, gắn cấp hiệu
bậc học, thọ cấp dành cho huynh trưởng, truyền đăng cho các trại huấn luyện.
VIII. Kinh báo hiếu. Nguyên nhân Phật thuyết kinh và nội dung kinh?
1. Nguyên nhân Phật thuyết kinh: Vào 1 buổi đi hoằng hóa của Đức Phật và các đại
chúng, đoàn người dùng lại trước một đống xương khô , Đức Phật sụp xuống lạy, tôn giả A
Nạn hỏi nguyên nhân Phật lạy đống xương này . Phật giải thích : lạy đây là lạy ông, bà, cha ,
mẹ nhiêu kiếp .A Nan và toàn thể đại chúng súc động trước tấm lòng hiếu thảo của Ngài và xin
Phật dạy cách báo ân sâu cha mẹ Phật đồng ý và lấy tên là"Đại báo phụ mẫu trọng ân kinh"
2. Nội dung kinh:
_ Phật dạy về ân đuc của cha mẹ sự hình thành của thai nhi , tuần tự 9 tháng khi nằm
trong bung mẹ .
_ tháng thứ nhất : như hạt sương
_ tháng thứ hai: như giọt sữa đặc
_ tháng thứ ba : là giọt máu
_ tháng thứ tư : bắc đầu tượng hình
_ tháng thứ năm : chân tay đầu óc đầy đủ
_ tháng thứ sáu : đủ sáu căn
_ tháng thứ 7: 360 đốt sương 84 ngàn lỗ chân lông
_ tháng thứ tám : ý chí ,chín khiếu
_ tháng thứ chín : chuẩn bị ra đời. Nếu là con hiếu nghĩa ra êm xuôi không làm đau
mẹ ,nếu là con bạc nghĩa sinh ngược phải mổ xẻ .Mười ăn của từ mẫu phải lo báo đap .
_ Mang nặng hơn 9 tháng
_Đau đớn tột cùng gần sinh
_ Khi sinh ,sống chết khó lường
_ Ăn đắng nhả ngot
_ Chịu ước ,nhường khô
_ Bú mớm, nuôi nấng
_ Tấm gội giặt giũ
_ Đi xa lòng mẹ nhớ thương
_ Tạo bao ác nghiệp do thương con .
3. Phương pháp báo hiếu thù thắng :
 Sao chép kinh Báo ân phổ biến cho nhiều người xem và đọc tụng. Bản thân cũng đọc
tụng để ghi nhớ ân sâu của cha mẹ.
 Sám hối, làm chay, hồi hướng công đức cầu siêu cho cha mẹ 7 đời.
 Cúng dường Tam Bảo.
 Giữ giới, bố thí, làm mọi điều lành.
IX. HIỂU Ý NGHĨA TỨ NIỆM XỨ, TỨ NHIẾP PHÁP ,LUÂN HỒI, NHÂN QUẢ,
BÁT QUAN TRAI,: ĐỊNH DANH, NỘI DUNG:
A. TỨ NIỆM XỨ:
1. Định danh: là 4 phép quán tưởng để thấy thực tướng sự vật
2. Nội dung:
- Quán thân bất tịnh: phái biết thân này là do ngũ uẩn hợp thành và do 8 thức dẫn dắt để thọ
sanh trên đời nên vốn dĩ là bất tịnh từ đó không chấp trước vào thân.
- Quán thọ thị khổ: là sự cảm nhận của thân qua 6 căn mà nhận thức thế giới. Cần phải biết có
thân phải chịu sinh lão bệnh tử, cầu không được, yêu mà phải xa nhau, oán mà phải gần nhau, sự
thịnh suy của ngũ ấm trong thân là khổ.
- Quán tâm vô thường: tâm luôn vọng động thay đổi theo từng sát na. Do đó cần phải quán chiếu
đầy đủ để chuyển tâm từ mê sáng ngộ phá trừ chấp trước.
- Quán pháp vô ngã: phải quán chiếu các pháp trên thế gian đều không có thực thể tồn tại độc
lập, không có của mình cũng không có của người. Các pháp hiện hữu là nhờ lý duyên sinh xúc
tác sự hợp thành của thất đại mà tác động đến 8 thức con người. Do đó phải hiểu để phá bỏ sự
chấp trước bản ngã.
B. Tứ nhiếp pháp:
1. Định danh Tứ nhiếp pháp là gì?
Tứ là 4; nhiếp là thu phục; pháp là phương pháp. Lợi tha là làm lợi ích cho người khác.
Tứ nhiếp pháp là 4 phương pháp lợi tha để thu phục chúng sanh quay về với Phật pháp.
2. Nội dung:
Tứ nhiếp pháp gồm 4 phương pháp là:
 Bố thí
 Ái ngữ
 Lợi hành
 Đồng sự
a. Bố thí nhiếp: là đem những gì mình có để cứu giúp người khác, cảm phục họ, để họ
thân mến mình mà quay về với đạo.
Bố thí có 3 phần: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.
- Tài thí: (tài là tiền của, vật chất) là đem tiền của, vật chất mà bố thí, để cứu giúp người
đang nghèo khổ, hoạn nạn.
Tài thí có 2 phần là ngoại tài và nội tài.
* Ngoại tài là tiền bạc, vật chất mình sở hữu.
* Nội tài là tài sản ngay nơi tự thân của chính mình, như thân thể, công sức. Người
nghèo không có tiền bố thí thì vẫn giúp đỡ được người khác bằng công sức và thân thể của
mình, như hiến máu nhân đạo, hiến xác cho khoa học, hoặc bỏ công ra đắp lại đoạn đường
hư, dắt cụ già qua đường v.v...
- Pháp thí: (Pháp là giáo pháp của Đức Phật) là đem những giáo pháp quý báu của Đức
Phật mà bố thí, giảng dạy cho chúng sanh. Hoặc đem những phương pháp làm ăn, nghề nghiệp
dạy cho người khác, giúp họ sinh sống một cách ổn định.
- Vô úy thí: (vô úy là không sợ hãi) là mang đến sự không sợ hãi cho chúng sanh, che chở,
bảo vệ, giúp họ được bình tĩnh, yên ổn.
b. Ái ngữ nhiếp là gì?
Ái ngữ nhiếp là khéo léo dùng lời hòa nhã, an ủi, khuyên lơn, làm cho chúng sanh mến phục,
rồi từ đó họ mới theo ta về với đạo.
c. Lợi hành nhiếp là gì?
Lợi hành nhiếp là làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói, hay hành động, khiến người sinh
lòng cảm mến mà theo ta học đạo.
Thí dụ: đắp đường, bắc cầu, đẩy giúp cỗ xe nặng, giới thiệu giúp công ăn việc làm, xây nhà
mồ côi, viện dưỡng lão, nấu cơm từ thiện cho bệnh viện...
d. Đồng sự nhiếp là gì?
Đồng sự nhiếp là tạo điều kiện cùng làm chung một công việc, xem công việc như một
phương tiện để gần gũi, giúp đỡ cho những người làm công việc ấy, để họ cảm phục ta mà về với
đạo.
Đồng sự nhiếp là phương pháp hiệu quả nhất vì chúng ta có thể làm thường xuyên mỗi ngày,
và nhờ ta chung đụng với họ trong cùng một môi trường công việc nên hiểu tâm tư, ước muốn
của họ hơn, có thể giúp đỡ một cách thiết thực hơn. Và mỗi ngày ta đều nêu tấm gương tốt của
người Phật tử cho họ nhìn thấy, họ sẽ rất cảm kích.
C. Luân hồi:
1. Định nghĩa:
Luân là bánh xe. Hồi là quay tròn.
Hình ảnh bánh xe quay tròn là hình ảnh rõ ràng nhất mà Đức Phật dùng để hình dung cho ta
thấy sự lên xuống, xuất hiện của mỗi chúng sanh trong 3 cõi, 6 đường.
2. Nội dung:
a. Sự luân hồi trong mọi sự vật và con người.
 Đất luân hồi
 Nước luân hồi

 Gió luân hồi


 Lửa luân hồi

 Cảnh giới luân hồi


 Thân người luân hồi

 Tinh thần luân hồi


b. Luân hồi theo nhân quả.
- Chúng sanh lúc sanh tiền tạo nhân gì thì khi chết nghiệp lực dẫn dắt tinh thần đến
chổ nó thọ báo không sai. Vì vậy con người khi thác sanh sẽ vào cảnh giới sau:
 3 cõi: Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới
 6 đường: Thiên – Nhân – A tu la – Súc sanh – Ngạ quỷ - Địa ngục.
D. Bát quan trai giới:
1. Định nghĩa: Bát là 8; quan là cánh cửa đóng lại; trai là thanh tịnh; giới là những
điều răn cấm; Bát quan trai giới là một phép tu hành dành cho người tại gia trong
thời gian một ngày một đêm (24 giờ), nhằm làm cho thân tâm thanh tịnh bằng
cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi, có nghĩa là thọ trì 8 giới thật nghiêm túc. Dù chỉ tu
trong một ngày một đêm nhưng công đức rất lớn.
2. Nội dung
a. . Không sát sanh: Vì lòng từ bi đối với các con vật bị giết. Chẳng những không
đích thân mình giết, mà cũng không sai bảo người khác giết, không sanh tâm hoan
hỷ khi thấy người khác giết hại loài vật, ngược lại còn phải khuyên can, ngăn cản
họ.
b. Không trộm cắp: Cũng vì lòng từ bi không muốn người khác đau khổ khi tài sản
bị mất mát. Và còn khuyên can khi thấy người khác có ý trộm cắp.
c. Không dâm dục: Dâm dục là nghiệp nhân gây sanh tử luân hồi, nên người tu phải
dứt trừ hẳn. Người Phật tử giữ Ngũ giới thì không tà dâm, nhưng khi thọ bát quan
trai giới thì phải giữ thân tâm thanh tịnh, dứt hẳn sự dâm dục.
d. Không nói dối: Kể cả không nói lời thêu dệt, hai chiều, hung ác, tục tĩu. Lòng
chân thật sẽ được những quả báo lớn lao.
e. Không uống rượu: Kể cả không uống bia, hút thuốc, đánh bài, đánh đề, ma túy xì
ke, cá độ, đua ngựa... Tóm lại là những thứ làm say mê điên đảo và gây nghiện.
f. Không trang điểm, thoa dầu thơm: mọi tội lỗi, sai lầm trong đời sống đều xuất
phát từ sự chấp ngã, luôn vun đắp, ôm ấp cái bản ngã không thật, nên giữ giới này
là sự nhắc nhở ta quay lại quán xét tính hư dối của bản ngã mà không chạy theo
nuông chiều nó nữa.
g. Không múa hát và xem múa hát: Bởi năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là
năm cửa ngõ có thể dẫn tới Niết-bàn hay địa ngục. Nếu nghe những điều hay lẽ
phải, ngửi mùi thơm tinh khiết, thấy những điều thiện lành thì con đường giải
thoát không xa. Ngược lại, nếu nghe tiếng du dương của dục vọng, thấy cảnh trụy
lạc, ngửi mùi say nồng kích thích... thì dễ đọa vào đường ác. Ngày thường, Phật tử
có thể tiếp xúc với nghệ thuật chân chính, nhưng ngày thọ Bát quan trai thì tuyệt
đối không.
h. Không nằm ngồi trên giường cao rộng, đẹp đẽ: vì thân thể dễ bị mơn trớn bởi
chăn êm nệm ấm mà sanh tâm bất chính. Nên tập đức tính giản dị noi gương Đức
Phật.
Ngoài ra, việc không ăn quá giờ ngọ là tập theo nếp sống của người xuất gia, dù chỉ trong
một ngày, sẽ có những điều lợi ích như: ít móng tâm sai quấy, ít buồn ngủ, dễ nhất tâm, ít
sanh bệnh.
E. Nhân quả:
1. Định nghĩa: Nhân là nguyên nhân, Quả là kết quả. Nhân là năng lực phát động còn
Quả là sự hình thành của năng lực phát động đó. Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp
nối nhau, tương quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà có.
2. Đặc tính Nhân Quả:
a. Nhân Quả là định luật hiện thật: Đức Phật không phải là người sang chế đạo lý
Nhân Quả, Ngài chỉ là người đã giác ngộ sự tương quan, tương duyên giữa nguyên
nhân và kết quả của sự vật.
b. Nhân Quả chi phối tất cả: Mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo bởi nghiệp
Nhân và Quả, không thiên vị, không bênh vực một ai, không ai phủ nhận hoặc sửa
đổi được.
c. Nhân Quả là một định luật rất phức tạp: Sự liên hệ, tương quan, tương duyên,
tương phản giữa nhân và quả thường tạo nên phức tạp và khó hiểu. Chính vì vậy
nếu không hiểu hết dễ ngộ nhận về Lý Nhân Quả.
3. Sự tương quan giữa Nhân và Quả:
a. Một nhân không thể sinh ra quả: Sự vật được hình thành giữa vũ trụ này đều
do sự tổng hợp của nhiều nhân duyên.
b. Nhân nào Quả nấy: Nhân thế nào thì kết quả cũng như vậy chứ không bao giờ
tương phản, mâu thuẩn nhau.
c. Trong Nhân có Quả, trong Quả có Nhân: Nhân, chính nó cũng là quả đồng thời
của sự thuần thục của nhiều nhân duyên trước nó. Quả, chính nó cũng là nhân
đồng thời cho sự phát sinh của quả khác.
4. Sự liên hệ giữa nhân và quả qua thời gian:
a. Nhân Quả một thời: Nhân Quả nối liền nhau, nghĩa là vừa tạo nhân, quả liền phát
khởi.
b. Nhân quả trong hiện tại: Tạo nhân đời này thì kết quả cũng trong đời này.
c. Nhân quả trong hai đời: Nhân tạo đời trước, đời này mới có kết quả, nhân tạo
đời này đến đời sau mới có kết quả.
d. Nhân quả trong nhiều đời: Nhân tạo từ các đời trước đến đời này mới có kết
quả. Nhân tạo đời này, đến nhiều đời sau mới có kết quả.
5. Lợi ích đem lại cho chúng ta do sự hiểu biết và áp dụng luật nhân quả:
- Luật nhân quả tránh cho chúng ta những mê tín dị đoan, những tin tưởng sai lầm
vào thần quyền.
- Luật nhân quả đem lại long tin tưởng vào chính mình.
- Luật nhân quả làm cho chúng ta không chán nản, không trách mốc.
- Người hiểu luật nhân quả chỉ lo Nhân lành và nghĩ đến kết quả trước khi hành
động.
6. Thực hành:
- Ăn chay, giữa Thân – Khẩu – Ý thanh tịnh
- Xa lìa các việc ác.
- Làm những việc thiện.
- Thường xuyên Niệm Phật, học theo các hạnh của chư Phật, chư Bồ tát.
F. Trên nền tảng giáo lý đạo Phật mà quý anh chị đã được huân tập, Hãy trình bày
phương pháp tu dưỡng của thanh niên theo giáo lý Phật đà? 

 Giáo lý Phật giáo đã thuyết lập phương pháp tu dưỡng thanh niên qua hai giai đoạn cụ
thể: đó là nỗ lực phát triển tự thân và phát bồ đề tâm rộng lớn)
1. Thanh tịnh hóa bản thân: bằng cách thực hành giữ gìn rốt ráo ngũ giới
- Không giết hại mà tôn trọng sự sống của muôn loài
- Không trộm cướp mà bố thí tài sản cho mọi người
- Không tà dâm mà sống đời lễ tiết
- Không nói dối mà tôn trọng sự thật
- Không say xưa mà trao dồi trí huệ
2. Gạn lọc tâm hồn và điêu luyện ý trí: Tu tâm là phép quán tưởng để diệt trừ những ý niệm
xấu xa, nguyên nhân của tội lỗi, mê mờ
- Quán thân bất tịnh để diệt trừ những dục vọng, tham đắm thấp kém
- Quán thọ thị khổ để thực tập đời sống thanh đạm, biết đủ
- Quán tâm vô thường để gạt bỏ sự cố chấp, ngã mạn
- Quán pháp vô ngã để đạt được tự tại, an nhiên trước mọi sự thay đổi của thế gian
3. Phải có thật học: để có được sự thành tựu trong việc học phải áp dụng văn – tu – tư
- Văn: Nghe đọc những gì cần hiểu biết với tinh thần phân tích, với sự nhận định sáng
suốt
- Tư : Suy nghiệm, thí nghiệm những gì đã hiểu biết để có sự nhận thức chính xác nhất
- Tu: Thực hành, áp dụng những điều hiểu biết vào cuộc sống
4. Giúp người thiếu thốn: Dù ở địa vị nào và hoàn cảnh nào cũng có thể giúp đỡ mọi người,
luôn giữ gìn ý muốn cao đẹp, đem vui cứu khổ
5. Gieo rắc chánh pháp: Dù bất kể nơi đâu, bằng tất cả khả năng của người con Phật, (tác
phong bên ngoài, đạo đức bên trong), mỗi cá nhân phải có trách nhiệm góp phần xiễn
dương chánh pháp

You might also like