You are on page 1of 3

Triết học Phật giáo thể hiện khát vọng giải thoát con người khỏi những bi kịch

của
cuộc đời. Trong bối cảnh xã hội Ấn Độ loạn lạc, điều kiện sống tinh thần của con người
không được quyết định bởi con người mà bị quyết định bởi điều kiện sống và giai cấp thống
trị, triết học Phật giáo ra đời với một mục đích to lớn hơn bao giờ hết đó chính là giúp con
người thoát khỏi những khổ đau phải chịu đựng hằng ngày bởi cuộc sống vô thường, đến
với trạng thái niết bàn. Muốn thoát khỏi khổ đau và đến với hạnh phúc, trước hết phải hiểu
được nỗi khổ là gì và chúng đến từ đâu. Điều này được thể hiện rõ nhất ở Khổ Đế và Tập
đế.

Trong Tứ diệu đế, Khổ Đế chính là đề mục đầu tiên được Đức Phật nhắc đến. Khổ Đế chính
là những nỗi khổ, niềm đau của con người trong thế giới thực tại. Quan niệm khổ đau của
Phật giáo có vai trò là kim chỉ nam dẫn lối cho con người nhận thức được sự khổ và giải
thoát khỏi những nỗi khổ mà từ khi thọ thai đến khi nhắm mắt xuôi tai con người phải gánh
nhận. Điều đó bao gồm: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán hội khổ, cầu
bất đắc khổ, ngũ uẩn khổ. Sự đau khổ của con người trong cuộc sống không có từ ngữ nào
có thể diễn tả cho hết mặc dù có khi nó được cụ thể rất ngắn gọn và súc tích trong dân gian:
“họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai” hay được Xuân Diệu nhân cách hóa rất triết lý: “Trái đất
¾ nước mắt. Đi như giọt lệ giữa không trung”.

Đối với các sự vật, hiện tượng bình thường, con người thường sẽ nghĩ theo chiều hướng
nguyên nhân rồi mới đến kết quả. Còn trong triết lý Phật giáo, Tập Đế được Đức Phật xếp
thứ hai sau Khổ Đế, tức là chỉ ra khổ đau trước rồi mới tìm đến nguyên nhân của khổ đau.
Bởi vì kể khổ thì dễ, còn tìm ra tận gốc của nỗi khổ thì khó khăn hơn nhiều. Con người
muốn hết khổ, thì phải tận diệt nó. Nhưng làm sao mà có thể diệt trừ chúng nếu chúng ta
không hiểu rõ nguyên nhân nào sinh ra cái khổ. Đây chính là giai đoạn thứ hai mà Đức Phật
đã chỉ dạy cho chúng sinh. Vậy Tập Đế là bước thứ nhì trong bộ Tứ Diệu Đế cốt tìm nguyên
nhân phát sinh ra sự khổ đau.

“Phật dạy rằng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”.
Trong đó, tham đứng hàng đầu, tuy nhiên phàm là con người ở đời, ai cũng có lòng tham.
Từ chữ tham mới nổi lên sân hận, mới khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp
ác”. Trong xã hội xa xưa và cả bấy giờ, vì con người tham muốn sự giàu có về vật chất và
cả những mong muốn cao sang về địa vị,... con người mới làm khổ chính mình và những
người khác để đạt được những thứ mà mình mong muốn. Tất cả đều bắt nguồn từ vô minh.
Chính khi con người hiểu rõ được nguyên căn của sự vật hiện tượng, con người sẽ tìm
được cách thoát ra khỏi những bấn loạn hiện hữu, tìm cách giải thoát cho chính mình.

Từ việc thấu hiểu sâu sắc vô cùng tận những nỗi khổ của chúng sinh, Đức Thế Tôn đã chỉ
ra được nguyên nhân của sự khổ đau bắt nguồn từ tham-sân-si, mà cội rễ chính là sự vô
minh. Điều này đã chứng minh được triết học Phật giáo mang đậm tính từ bi, bác ái.
Cùng với thuyết nhân quả luân hồi, ở hiền gặp lành, Phật giáo khuyến thiện, trừ ác, hiếu với
cha mẹ, tôn kính người trên, không tham lam, mong quốc thái, dân an, hòa bình, hạnh phúc.

Trong triết học Ấn Độ cổ, trung đại, Phật giáo tuy là một trong các trường triết học không
chính thống nhưng tư tưởng triết học của Phật giáo có một vị trí rất quan trọng. Đó chính là
bởi vì triết học Phật giáo có tính đạo đức sâu sắc, con người có thể tự giải thoát khỏi
khổ đau bằng con đường đức hạnh. Trong Tứ Diệu Đế, thì Diệt đế là sự kết thúc hay còn
gọi là sự chấm dứt khổ đau. Diệt là chấm dứt, là dập tắt. Diệt đế là sự chấm dứt hay sự dập
tắt phiền não, nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự chấm dứt khổ đau, cũng có nghĩa là
hạnh phúc an lạc. Diệt đế còn đồng nghĩa là Niết bàn, là sự thanh tịnh và là hạnh phúc tuyệt
đối, không bị sinh tử luân hồi khổ đau ràng buộc. Đức Phật và các vị Bồ tát, A la hán đã đạt
đến Niết bàn ngay trong đời sống này. Điều đó nghĩa là Niết bàn nằm ngay trong tầm tay
của mỗi người. Biểu hiện của Niết bàn chính là không còn tạo nghiệp và không còn tái sanh,
đạt đến sự giác ngộ thành Phật.

Phật giáo được con người tin tưởng như thế một phần vì đây là tôn giáo duy nhất chống lại
thần quyền, nêu cao sức mạnh nội tại của con người tự mình có thể chuyển hóa được các
sự việc trên cuộc đời này. Tiếp nối trên con đường dùng đức hạnh để giải thoát bản thân
khỏi đau khổ, đạt đến trạng thái Niết Bàn, Phật giáo còn hướng dẫn con người tự quyết
định cuộc sống của mình tốt đẹp hơn mà không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của
thần thánh. Những lời hướng dẫn này được thể hiện rõ nhất qua Đạo Đế.

Con đường hướng đến giác ngộ Niết bàn đã được Đức Phật vạch rõ chi tiết trong Đạo đế,
sự thật về con đường chấm dứt khổ đau, đưa đến hạnh phúc chân thật. Bát chính đạo là
những chỉ dẫn của đức Phật về cách thực hành tu tập nhằm đưa hành giả thoát khỏi mọi
bám chấp và vọng tưởng mê lầm, nó như một phương dược giúp đối trị khổ đau và hiển lộ
trí tuệ hiểu biết về bản chất chân thực của vạn pháp.
Chính kiến là sự hiểu biết, quan kiến đúng đắn
Chính tư duy là suy nghĩ đúng đắn, là thanh lọc tâm để loại trừ những tư tưởng bất thiện và
chăm bón những hạt giống thiện lành trong khu vườn tâm.
Chính ngữ vô cùng cần thiết bởi nó hỗ trợ cho sự tịnh hóa về mặt tinh thần.Không có lời nói
đúng đắn, bạn không thể thanh lọc tâm ý, trưởng dưỡng tâm linh.
Chính nghiệp là hành thiện, xa lìa ác hạnh. Chính nghiệp chỉ những tạo tác liên quan đến
hoạt động của thân.
Chính mạng là phương tiện sinh sống đúng đắn. Chính mạng dạy chúng ta phải kiếm sống
bằng những nghề nghiệp lương thiện.
Chính tinh tiến có thể coi là yếu tố vô cùng quan trọng để thực hành và thành tựu bảy chi
còn lại của Bát chính đạo. Nếu không tinh tấn, miên mật một cách đúng đắn, bạn sẽ không
thể thành tựu bất cứ chi nào và sẽ bị thoái thất hay sai lệch trong sự thực hành của mình.
Chính tinh tiến có được dựa trên sức mạnh nội tâm, chính là những năng lực của tham ái,
đố kỵ, sân hận… được chuyển hóa.
Chính niệm là tỉnh giác, chú tâm và nhận biết rõ ràng những gì đang diễn ra trong giây phút
hiện tại. Chính niệm có được bằng cách xa rời mọi vọng tưởng, mọi sự phóng chiếu nhị
nguyên, mọi so sánh đối đãi. Thông thường, chúng ta làm mọi việc trong sự thiếu tỉnh thức,
bị chi phối bởi đủ mọi xúc tình, vọng tưởng. Chính niệm giống như mỏ neo giúp ta nhận
thức mọi thứ một cách sáng rõ, quán chiếu sâu sa bên trong của sự vật hiện tượng thay vì
bị cuốn theo.
Bước cuối cùng trên con đường Bát chính đạo là Chính định - phương pháp thiền định
chân chính. Thiền định được hiểu là sự chú tâm, an định tâm vào một đề mục hay đối tượng
nhất định. Khi tâm an định, vững vàng, phiền não tạm thời lắng xuống, tâm trở nên sáng rõ,
trí tuệ dần được hiển bày. Chính định chỉ có được nhờ tinh tấn công phu thiền định. Khi đạt
được cấp độ nhuần nhuyễn nhất định, bạn có thể định tâm một cách nhậm vận trong mọi
hoàn cảnh của cuộc sống.
Như vậy, có thể thấy rằng Bát chính đạo không phải một lý thuyết xa vời mà đó là bản đồ tu
tập, kim chỉ nam cho sự thực hành trong cuộc sống của bất cứ cá nhân nào muốn hoàn
thiện bản thân, thoát khỏi sự chi phối của khổ đau hướng tới giải thoát, giác ngộ. Bát chính
đạo bao hàm cả ba khía cạnh tu tập là Giới, Định, Tuệ. Chính ngữ, Chính nghiệp và Chính
mạng thuộc về Giới. Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định thuộc về Định và Chính kiến,
Chính tư duy thuộc về Tuệ. Giới được ví như rễ cây, Định là thân cây, Trí tuệ và quả vị Niết
bàn chính là hoa trái của công phu tu tập. Đây là con đường đưa đến hạnh phúc lâu bền mà
Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta.

You might also like