You are on page 1of 2

MỤC TIÊU VÀ TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU

 Mục tiêu
Trị liệu hiện sinh được xem như phương pháp tốt nhất giúp thân chủ nhận ra
cách thức họ đã sống không trọn vẹn và chân nhận để có thể chọn lựa điều sẽ
dẫn dắt họ trở thành những gì họ có khả năng để trở thành. Một trong những
mục tiêu trị liệu là giúp đỡ thân chủ trong những bước đi tiến tới sự chân nhận
và học cách nhận ra mỗi khi họ huyễn hoặc chính mình (van Deurzen, 2002a).
Trị liệu hiện sinh đặt mục tiêu giúp đỡ thân chủ đối diện với nỗi lo lắng và sự
cam kết trong hành động dựa trên những mục tiêu đích thực nhằm kiến tạo nên
sự hiện hữu đầy ý nghĩa.
Nhiệm vụ của trị liệu hiện sinh là hướng dẫn thân chủ lắng nghe những điều họ
đã biết về chính bản thân mình, cho dù họ có thể không chú ý đến nó. Trị liệu là
quá trình khai mở sức sống ẩn chứa trong thân chủ (Bugental, 1986).
Bugental (1990) xác định ba nhiệm vụ chính yếu của trị liệu như sau:
 Giúp đỡ thân chủ nhận thức về sự hiện hữu thiếu trọn vẹn ngay trong tiến
trình trị liệu và xem xét mô thức này trói buộc họ ngoài tiến trình trị liệu
như thế nào.
 Hỗ trợ thân chủ đối diện với những lo lắng mà họ đã cố gắng né tránh quá
lâu.
 Giúp thân chủ xác nhận lại chính mình và thế giới của bản thân theo cách
thúc đẩy họ nối kết chân thực hơn với cuộc sống.
Nâng cao nhận thức là mục tiêu chính yếu nhất của trị liệu hiện sinh, điều sẽ
cho phép thân chủ khám phá ra những lựa chọn tiềm năng mà trước đó họ
không hề biết đến sự tồn tại của chúng.
 Tiến trình trị liệu
Thân chủ sẽ
_ Được thử thách để nhận lãnh trách nhiệm cho cách họ hiện hữu trong thế giới.
Hiệu quả trị liệu không chỉ dừng lại ở mức nhận thức mà nhà trị liệu phải động
viên thân chủ hành động dựa trên cơ sở những hiểu biết mà họ đã phát triển
trong suốt tiến trình trị liệu. (Thế giới nội quan)

_ Trải nghiệm cảm giác mở cánh cửa của chính bản thân mình có thể kinh
khủng, thú vị, vui thích, trầm uất hay là tổng hợp của tất cả trạng thái đó. Khi
thân chủ quyết định dấn thân để mở những cánh cửa đóng kín, họ cũng bắt đầu
nới lỏng những xiềng xích hằng định khiến họ bị giam cầm về tâm lý. Từ từ, họ
trở nên ý thức về việc mình đã từng là ai và mình là ai bây giờ. Đồng thời, họ có
khả năng quyết định tương lai mà mình mong muốn. Thông qua tiến trình trị
liệu, các cá nhân có thể khám phá những lựa chọn khác nhau, nhằm biến những
viễn cảnh ấy thành sự thật.
Hành trình trị liệu mở ra những chân trời mới, được mô tả đầy thi vị bởi van
Deurzen (1997):
Dấn bước trên hành trình hiện sinh đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng với những
xúc cảm và rung động cho những gì chúng ta tìm thấy trên đường đi cũng như
không sợ hãi việc khám phá ra giới hạn và khuyết điểm, những cảnh giới mơ hồ
và đầy nghi hoặc. Chỉ cần có thái độ cởi mở và tự vấn về những điều bí ẩn
chúng ta chạm trán mà không thể lý giải được mỗi ngày, đưa chúng ta vượt lên
trên những mối bận tâm và khổ đau. Bằng cách đối diện với cách chết, chúng ta
tái khám phá được cuộc sống.

You might also like