You are on page 1of 5

TỰ DO VÀ CHỌN LỰA NỀN TẢNG

1. Quan điểm về Tự do trong GLHTCG và CĐ Va-ti-ca-nô II


2. Quan điểm về Tự do nền tảng và Tự do chọn lựa
3. Quan điểm về Chọn lựa nền tảng

I. Quan điểm về Tự do trong GLHTCG và CĐ Va-ti-ca-nô II


1. Quan điểm về Tự do trong GLHTCG (Mục 3 – sự tự do của con người)
 Số 1730: Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người có lí trí, khi ban cho họ phẩm giá của
một ngôi vị, có khả năng khởi xướng và điều khiển các hành vi của mình.
 Số 1731: Tự do là khả năng bắt nguồn từ lý trí và ý chí, để hành động hay không hành
động, làm việc này hoặc làm việc khác, và như vậy, tự mình làm những hành động có ý
thức trách nhiệm
 Số 1734: Vì có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình theo mức
độ các hành vi này do chính họ muốn
 Số 1749: Sự tự do làm cho con người thành một chủ thể luân lí… Các hành vi nhân linh,
nghĩa là, các hành vi đã được lựa chọn cách tự do theo phán đoán của lương tâm, đều
có tính luân lí.
2. Quan điểm về Tự do trong Hiến chế Mục vụ (Gaudium et Spes) của Công đồng Va-ti-ca-
nô II
 Tự do đích thực là dấu chỉ cao cả nhất của hình ảnh Thiên Chúa trong con người. Bởi vì
Thiên Chúa đã muốn để con người tự định liệu, hầu con người tự mình đi tìm Ðấng Tạo
Dựng và nhờ kết hợp với Ngài con người tiến tới sự hoàn thiện trọn vẹn và hạnh phúc.
 Phẩm giá của con người đòi họ phải hành động theo sự chọn lựa ý thức và tự do, nghĩa
là chính con người được thúc đẩy và hướng dẫn tự bên trong, chứ không do bản năng
mù quáng hay cưỡng chế hoàn toàn bên ngoài.
Như vậy: Theo lối nhìn luân lí của Giáo hội về tự do:
 Tự do là khả năng Thiên Chúa ban cho con người để hành động hay không hành
động, để làm việc này hay làm việc khác, và như vậy, tự mình làm những hành động
có ý thức. Tự do hướng đến sự hoàn hảo khi quy hướng về Thiên Chúa, Đấng là sự
thiện tối thượng và là hạnh phúc của chúng ta. Tự do cũng bao hàm khả năng lựa
chọn giữa điều tốt và điều xấu.
 Vì có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình theo mức độ
các hành vi này do chính họ muốn, cả khi việc quy trách và trách nhiệm về một hành
động có thể bị giảm thiểu hoặc đôi khi bị loại bỏ, vì lý do không biết, không chú ý, do
áp lực, do sợ hãi, do quá gắn bó, hoặc do các thói quen.
II. Tự do nền tảng và Tự do chọn lựa (theo Richard M. Gula “Reason Informed By
Faith”)
 Tự do là một yếu tố thiết yếu của con người để làm một hành động luân lí
 Để phân biệt với hành vi bản năng (con vật)
 Các hành vi của con người được thực hiện với đầy đủ sự tự do thì mới được xem là hành
vi mang tính luân lí
 Đề cao tự do, khả năng chịu trách nhiệm và đến khả năng phán đoán hành vi
 Trong những tình huống mà tự do của một con người bị giới hạn (bị kiểm soát) khi làm
điều gì đó, thì khả năng chịu trách nhiệm về hành vi luân lí của người đó cũng bị giảm
bớt
 Trường hợp những người có vấn đề về cảm xúc, thể lí, nghiện….
 Hai bậc của tự do về mặt luân lí:
 Tự do nền tảng
 Tự do chọn lựa
1. Tự do nền tảng (Tự do tự quyết)
 Con người có tự do để quyết định chính mình (cả hiện tại lẫn tương lai) trong một giới
hạn và khả năng nhất định
 Tuy nhiên, con người không có một sự tự do hoàn toàn tuyệt đối bởi vì sự giới hạn về
thể lí, không gian, thời gian (chúng ta là những hữu thể hữu hạn)
 Sự tự do của con người ảnh hưởng bởi di truyền và những điều kiện văn hóa xã hội, tuy
nhiên chúng không thể khẳng định (xác định, quyết định con người của mình muốn trở
thành là)
 Tuy nhiên, sự tự do của con người có thể vượt qua những ảnh hưởng đó (di truyền hay
những điều kiện VH-XH), những điều đã “khuôn”, đã định hình lối nhìn (worldview).
 Tuy nhiên, tự do được xem khi chúng ta nhận biết những giới hạn của chính mình, của
những thứ xung quanh mình đề rồi không ngừng cố gắng, nỗ lực hết khả năng có thể
trong tự do của mình.
 Chúng ta không được thỏa hiệp (sell out) với những khuynh hướng tiền định
 Nếu chúng ta thỏa hiệp, chúng ta đồng ý rằng chúng ta không phải chịu trách nhiệm với
bất cứ điều gì chúng ta làm.
 Mục đích của tự do tự quyết chính là xây dựng nên con người mà chúng ta muốn trở
thành một cách chủ động mang tính cá nhân.
 Sự tự do này cho cho phép chúng ta hội nhập với một “số phận phũ phàng”, một thế
giới mà chúng ta sinh ra không phải ở vạch đích.
 Qua đó, chính sự tự quyết đó cũng đưa chúng ta tới những kinh nghiệm tốt – xấu, từ đó
giúp chúng ta hình thành nên tính cách của một người sống tốt hơn và can đảm hơn.
 Chính tự do tự quyết cũng giúp con người không ngừng nỗ lực để vượt qua những vật
cản trong cuộc sống để trưởng thành hơn như:
 Chống cự lại cám dỗ
 Chịu đựng đau khổ, vượt qua sợ hãi
 Vượt qua những vấn đề thể lí và cảm xúc
 Giữ niềm hi vọng dẫu phải đối mặt với muôn vàn khó khăn
 Chấp nhận yêu thương dẫu chẳng được đền đáp
 Chấp nhận tha thứ cho những người làm tổn thương mình
 Trong thần học, các thần học gia gọi là Tự Do Nền Tảng
 Là tự do hướng chúng ta đến mối tương quan yêu thương với Thiên Chúa, đến
cùng đích của đời sống chúng ta
 Vì chúng ta không thể kinh nghiệm TC một cách trực tiếp mà phải qua trung gian.
Đó chính là những hành động, những chọn lựa cụ thể trong cuộc sống của chúng
ta
 Những hành động đó sẽ hiện thực hóa niềm tin, căn tính con người chúng ta ra
bên ngoài.
 Những chọn lựa đó phải được khởi đi (liên kết) với toàn thể (như vòng xoắn ốc)
2. Tự do chọn lựa
 Tự do chọn lựa, tự do hành động chính là sự hiện thực hóa (thể hiện) của tự do nền
tảng
 Tự do chọn lựa thể hiện khả năng của mình qua việc chọn lựa.
 Loại tự do này không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố di truyền của các khuynh hướng cơ
bản của con người, mà còn bị hạn chế bởi các yếu tố như động cơ vô thức, áp lực, đam
mê, nỗi sợ hãi, thói quen mù quáng hay truyền thông đại chúng.
 Tuy nhiên, nếu chúng ta càng nhận thức rõ về những yếu tố ảnh hưởng trên thì chúng ta
có thể vượt qua nó hoặc ít nhất là sống một cách tự do trong những giới hạn mà chúng
ta không thể vượt qua.
 Khi chúng ta ý thức về những giới hạn và cố gắng vượt qua, điều này giúp chúng ta
mạnh mẽ hơn, ý chí hơn và có trách nhiệm với cuộc sống của mình hơn
 Đây chính là một sự nỗ lực mang tính luân lí: Tự do và trách nhiệm
 Chúng ta có tự do chọn lựa, tự do hành động trong những giới hạn của mình và đi đôi
với đó là trách nhiệm (tôi làm điều này vì tôi là con người có trách nhiệm)
 Bên cạnh đó, sự tự do để chọn cái này hoặc cái kia - ngay cả trong giới hạn - về cơ bản là
tự do chọn một căn tính, để trở thành một loại người nhất định.
 Chúng ta không thể làm mọi thứ hoặc vừa trở thành loại người này vừa muốn trờ thành
loại người kia.
 Tuy nhiên, chúng ta có thể đổ dồn hết mình vào những gì chúng ta muốn trở thành,
phấn đấu cho điều chúng ta muốn làm.
 Như vậy, tự do mang tính luân lí là một hành động tự quyết, một hành động, thông qua
những lựa chọn cụ thể, chọn con người mà chúng ta muốn trở thành, chọn cách mở ra
hay khép kín con người mình trước những huyền nhiệm của cuộc sống.
III. Chọn lựa nền tảng
 Thuyết chọn lựa nền tảng bắt nguồn từ thần học tín điều (dogmatic theology): Bàn về ân
sủng. Lúc đầu thuyết này xem xét những phạm vi, hành động của con người để ân sủng
được triển nở một cách trọn vẹn nơi con người nhất.
 Khi được áp dụng vào thần học luân lí, thuyết này được xem là “bản năng” của ân sủng
điều mà phóng chiếu con người hướng về Thiên Chúa như một sự tròn đầy của những
ước mong của con người
 Chọn lựa nền tảng giúp định hướng những hành động của con người ngang qua những
hành động, những quyết định cụ thể và mang tính cá nhân
 Nó cũng hướng sự tự do của con người tới điều thiện, tới một đời sống có nhân đức
hơn
 Mục đích của Thuyết Chọn Lựa Nền Tảng:
1. Cung cấp một bối cảnh phù hợp và mang tính cá nhân để phân tích những hành
động luân lí của con người
2. Cung cấp cho con người một sự hiểu biết hơn về bản chất của sự thật (the truth)
– sự thật mang tính đạo đức
3. Giúp con người hiểu hơn về tự do: Nó không chỉ đơn thuần là tự do chọn lựa,
nhưng nó còn là một khả năng để đạt tới điều thiện luân lí ngang qua những
chọn lựa để có một cuộc sống xứng đáng và nhân đức hơn
4. Định hướng cho những chọn lựa của con người

 Chọn lựa nền tảng là sự lựa chọn khởi đi từ chiều sâu cá nhân mang ý nghĩa định hướng
nền tảng cơ bản cho cuộc sống
 Để được xem là 1 chọn lựa nền tảng:
 Chọn lựa phải được “bén rễ”, “khởi đi” từ một sự hiểu biết sâu sắc về bản
thân mình
 Có sự tự do

 Thông qua lựa chọn nền tảng, con người thể hiện sự tự do cơ bản của mình về quyền tự
quyết để dấn thân trọn vẹn vào một lối sống nhất định trong thế giới.
 Bernard Haring cho rằng "những quyết định lớn lao" là những khoảnh khắc đặc biệt
trong cuộc sống mà nó thể hiện lựa chọn nền tảng.
 Những chọn lựa nền tảng ảnh hưởng đến định hướng cơ bản của cuộc sống của chúng
ta không nên được đưa ra một cách nhanh chóng, hay quá dễ dàng.
 Nó được xem là hạt nhân của tất cả những quyết định đạo đức của chúng ta
 Hướng sự tự do chọn lựa của con người tới sự thiện, sự trọn hảo
 Hơn nữa những chọn lựa nền tảng nó cũng ảnh hưởng bởi chính những mối tương quan
của chúng ta trong cuộc sống. Chính vì thế, những quyết định cơ bản của chúng ta phải
được thực hiện trong trách nhiệm với thế giới xung quanh mình.
 Trong lối nhìn thần học luân lí về chọn lựa nền tảng
 Đó có thể là định hướng để vươn lên, để trưởng thành trong sự hiệp thông, trong mối
tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân hoặc với thế giới.
 Cũng có thể là một sự định hướng đưa tới một sự sai lạc, dẫn họ xa rời Thiên Chúa, xa
rời tương quan với con người với con người hay giữa họ với các thọ tạo
 Chính những chọn lựa, những hành động của con người nó được thúc đầy bởi chính
chọn lựa nền tảng
 Khi những chọn lựa, những hành động phù hợp đúng đắn với chọn lựa nền tảng thì nó
giúp cho chọn lựa nền tảng còn trở nên vững chắc
 Và ngược lại, nếu chúng ta có những hành động, những chọn lựa không phù hợp, không
chính xác, nó khiến chúng ta đi xa dần chọn lựa nền tảng (sự mất định hướng)
 Tuy nhiên, chọn lựa nền tảng có thể thay đổi: (một cách từ từ hoặc dứt khoát)
 Từ hành vi tốt  xấu hoặc từ xấu  tốt (từ từ)
 Từ có đức tin  chối bỏ đức tin hoặc từ không có đức tin  có đức tin (dứt
khoát)
 Điều cốt lõi của chọn lựa nền tảng:
 Giúp chúng ta có một cái nhìn rõ ràng hơn về các mối tương quan (tội và ân
sủng)
 Cho thấy được những hành vi cá nhân của một người trong mối tương quan
cá vị của người đó với Thiên Chúa gắn bó hay hờt hợt ra sao
 Nó cũng giúp chúng ta phân biệt tội theo các chiều kích như tội trọng, tội
nhẹ, hoặc các mức độ nghiêm trọng của tội.

You might also like