You are on page 1of 38

Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey

Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

CHƯƠNG 7 –
TRỊ LIỆU NHÂN VỊ-TRỌNG TÂM

DẪN NHẬP.................................................................................................................................................. 3
BỐN GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TIẾP CẬN ................................................................................ 5
CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHÂN VĂN .......................................................................................... 7
NHỮNG NỘI CHUNG CHÍNH ................................................................................................................ 8
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI ......................................................................................... 8
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU ............................................................................................................................ 9
MỤC ĐÍCH TRỊ LIỆU ............................................................................................................................. 9
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ TRỊ LIỆU ............................................................................ 10
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU ....................................................................... 11
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ ................................................................... 12
ỨNG DỤNG: NHỮNG KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU ..................................................... 16
NHẤN MẠNH BAN ĐẦU VỀ SỰ PHẢN ÁNH CẢM XÚC ............................................................... 16
SỰ TIẾN TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP NHÂN VỊ TRỌNG TÂM.................................................... 16
VAI TRÒ CỦA ĐÁNH GIÁ .................................................................................................................. 18
ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA TIẾP CẬN NHÂN VỊ TRỌNG TÂM ............................................. 19
ỨNG DỤNG TRONG CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG ........................................................................ 19
ỨNG DỤNG TRONG THAM VẤN NHÓM ......................................................................................... 20
TRỊ LIỆU NGHỆ THUẬT NHÂN VỊ TRỌNG TÂM........................................................................... 21
NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA TRỊ LIỆU BẰNG NGHỆ THUẬT ........................................................ 22
SÁNG TẠO VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN TRẢI NGHIỆM KÍCH THÍCH .................................................... 23
ĐIỀU GÌ NGĂN CHÚNG TA LẠI? ...................................................................................................... 24
ĐÓNG GÓP CỦA NATALIE ROGERS................................................................................................ 24
TRỊ LIỆU NHÂN VỊ TRỌNG TÂM TRONG BỐI CẢNH ĐA VĂN HÓA ....................................... 25
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ................................................................................................... 25
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ......................................................................................... 26
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ ................................................................................................................ 28
ĐÓNG GÓP CỦA TIẾP CẬN NHẬN VỊ TRỌNG TÂM ..................................................................... 28
NHỮNG GIỚI HẠN VÀ PHÊ BÌNH TIẾP CẬN NHÂN VỊ TRỌNG TÂM ........................................ 31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

ÁP DỤNG TRỊ LIỆU NHÂN VỊ-TRỌNG TÂM VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN ........................ 32
TIẾP THEO: BẠN TIẾP TỤC LÀ NHÀ TRỊ LIỆU NHÂN VỊ TRỌNG TÂM CỦA STAN ............... 33
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO ......................................................................................................................... 35
KHUYẾN ĐỌC ......................................................................................................................................... 37

2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

DẪN NHẬP
Tiếp cận Nhân vị trọng tâm dựa trên những khái niệm của Tâm lý học nhân văn, phần lớn những khái
niệm ấy được xây dựng bởi Carl Rogers vào đầu những năm 40 (1940). Trong số những người tiên phong
đặt nền móng cho tiếp cận trị liệu, theo tôi Rogers nổi bật lên như là một hình tượng có ảnh hưởng nhất
trong vấn đề cải cách định hướng lý thuyết thực hành tham vấn. Ý kiến của tôi đã được ủng hộ bởi một
cuộc khảo sát vào năm 2006 do Psychotherapy Networker tiến hành (“The Top 10,” 2007), theo đó nhận
định Carl Rogers như là Tâm lý gia có ảnh hưởng nhất trong một phần tư thế kỷ qua. Rogers đã được biết
đến như là một “Nhà Cách mạng âm thầm”, người đóng góp tất cả cho sự phát triển của Học thuyết và
những đóng góp ấy tiếp tục định hình cho việc thực hành tham vấn ngày nay (xem Rogers & Russell,
2002).

Tiếp cận Nhân vị trọng tâm chia sẻ rất nhiều khái niệm và giá trị với quan điểm Hiện sinh được nói đến ở
Chương 6. Những giả thuyết nền tảng của Rogers đó là con người về bản chất là đáng tin cậy, rằng họ có
tiềm năng lớn lao để hiểu chính mình và giải quyết vấn đề của họ mà không cần sự can thiệp định hướng
của nhà trị liệu cũng như, họ có khả năng tự định hướng phát triển nếu được đặt vào trong một mối quan
hệ trị liệu đặc biệt. Từ đầu, Rogers đã nhấn mạnh rằng chính thái độ và đặc điểm tính cách nhà trị liệu
cũng như chất lượng của tương quan Thân chủ - Nhà trị liệu là điều tiên quyết đối với kết quả quá trình
điều trị. Ông quả quyết đưa những vấn đề như sự am hiểu về lý thuyết và kĩ thuật của nhà trị liệu xuống
hàng thứ yếu. Lòng tin vào khả năng của thân chủ trong việc tự hàn gắn này đối lập với nhiều học thuyết
khác cho rằng nhà trị liệu là nhân tố mạnh nhất mang đến sự thay đổi (Tallman & Bohart, 1999). Rõ ràng,
Rogers đã làm một cuộc Cách mạng trên lĩnh vực tâm lý trị liệu thông qua đề xuất một Học thuyết mà
việc đặt trọng tâm nơi Thân chủ chính là điều kiện chính để tự thay đổi (Bozarthh, Zinring, & Tausch,
2002).

Thuyết Nhân vị trọng tâm đương đại là kết quả của một quá trình cách mạng vẫn đang tiếp tục được duy
trì thay đổi và gạn lọc (xem Cain & Seeman, 2002). Rogers đã không đặt thuyết Nhân vị trọng tâm như là
tiếp cận nhằm sửa đổi và hoàn thiện việc trị liệu. Ông hi vọng mọi người có thể xem học thuyết của mình
như là sự thiết lập những nguyên tắc mang tính thử nghiệm gắn liền với việc làm thế nào để phát triển tiến
trình trị liệu chứ không mang phải tính giáo điều. Rogers mong muốn mô hình của mình sẽ được phát
triển, mở rộng và tiếp thu thay đổi.

trong hơn một nửa thế kỷ. Ông thể hiện một

C
arl Rogers (1902 – 1987), người
phát ngôn lớn cho tâm lí học nhân quan điểm thăm dò, một sự cởi mở sâu sắc để
văn, đã có một cuộc sống dựa trên thay đổi, một dũng khí để đối đầu với những
những ý tưởng mà ông phát triển giới hạn không được biết đến vừa như là một
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

con người vừa như là một chuyên gia. Trong tác (Hepper, Rogers, & Lee 1984). Ông cũng
phẩm viết về tuổi thơ ông, Rogers (1961) đã gọi khuyến khích thân chủ phản ánh kinh nghiệm
bầu không khí gia đình mình là tiêu biểu cho của mình. Một học thuyết thường phản ánh cuộc
những mối quan hệ gần gũi, ấm áp nhưng sùng sống cá nhân của thuyết gia, và tất cả những ý
đạo. Việc vui chơi bị cấm cản và giáo lí của đạo tưởng này đều bắt nguồn từ chính cuộc đời của
Tin Lành được ngợi ca. Tuổi thơ của ông là gì Rogers.
đó cô đơn và chạy theo những giải thưởng thay
Suốt mười lăm năm cuối đời, Rogers đã cống
vì hòa nhập vào xã hội. Rogers là một người
hiến tiếp cận Nhân vị trọng tâm cho hòa bình thế
khép kín, và dành nhiều thởi gian để đọc cũng
giới thông qua việc huấn luyện những chính trị
như gắn bó với những hoạt động mang tính
gia, những nhà hành động và các nhóm xung
tưởng tượng và phản ánh. Suốt những năm học
đột. Có lẽ niềm đam mê lớn nhất của ông đã
cao đằng, sở thích và công việc giảng dạy của
được định hướng hướng đến việc giảm xung đột
ông chuyển từ nông nghiệp sang lịch sử, sau đó
chủng tộc và nỗ lực cho hòa bình thế giới, vì
là tôn giáo và cuối cùng là tâm lí học lâm sàng.
điều này mà ông đã được đề nghị cho giải
Rogers giữ rất nhiều vị trí giảng dạy tại các thưởng Nobel Hòa bình thế giới. Đánh giá về
trường đại học khác nhau và có những đóng góp ảnh hưởng của Rogers, Cain (1987b) đã viết về
ý nghĩa ở một số vị trí giảng dạy trong đó bao một nhà trị liệu, tác giả và con người trong cùng
gồm đại học Ohio, đại học của Chicago và đại một người đàn ông. Rogers đã sống một cuộc
học Wisconsin. Rogers thu thập hiểu biết khắp đời theo đúng học thuyết của mình trong cách cư
thế giới để sáng tạo và phát triển hoạt động nhân xử với những con người đa dạng thuộc các bối
văn trong tâm lí trị liệu, đi đầu trong nghiên cứu cảnh khác nhau. Lòng tin vào con người ảnh
tâm lí trị liệu, viết sách về lí thuyết và thực hành hưởng sâu sắc đến sự phát triển học thuyết của
tâm lí trị liệu, và ảnh hưởng đến tất cả những ông và cách thức mà ông kết nối tất cả những
lĩnh vực liên quan đến hỗ trợ chuyên nghiệp. điều này với những ai mà ông tiếp xúc. Rogers
biết mình là ai, cảm thấy thoải mái với niềm tin
Trong một cuộc phỏng vấn Rogers được hỏi
của mình và không giả dối. Ông không sợ phải
rằng ông muốn cha mẹ ông biết gì về những
đảm nhận một vị trí lớn và thử thách uy tín trong
đóng góp này nếu có thể chia sẻ với họ. Ông trả
suốt sự nghiệp chuyên môn của mình.
lời rằng ông không thể tưởng tượng việc ông nói
chuyện với mẹ mình về bất cứ điều ý nghĩa nào Giới thiệu chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của
vì ông chắc chắn bà sẽ phán xét tiêu cực. Thật Carl Rogers, xem CO – Rom Crl Rogers: A
thú vị, một vấn đề cốt lõi trong học thuyết của Daughter’s Tribute, được nói rõ ở phần sau của
ông chính là sự cần thiết của việc lắng nghe chương này.
không phán xét và chấp nhận thân chủ thay đổi

4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

Và cũng xem Carl Rogers: The Quiet Becominh Carl Rogers (Firschenbaum, 1979).
Revolutionary (Rogers & Russell, 2002) và On

BỐN GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TIẾP CẬN


Lần theo dấu vết những bước ngoặt quan trọng trong tiếp cận của Rogers, Zimring cùng Raskin (1992) và
Bozarth cùng đồng sự (2002) đã nhận thấy có bốn giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn thứ nhất, trải dài
suốt thập niên những năm 1940, Rogers đã phát triển một kỹ thuật được biết đến với tên gọi Tham vấn
không định hướng, cung cấp một lựa chọn khác đầy quyền lực và tân tiến cho tiếp cận trị liệu không định
hướng và giải thích theo sau đó là thực hành. Khi đang là giáo sư của đại học Ohio, Rogers (1942) đã xuất
bản cuốn sách Tâm lý trị liệu và Tham vấn: Một khái niệm mới trong thực hành, mô tả những Lý thuyết
và thực hành Tham vấn không định hướng. Học thuyết của Rogers nhấn mạnh đến vào việc tham vấn
viên xây dựng một môi trường chấp nhận và không định hướng. Ông đã tạo ra một “làn sóng xôn xao”
(furor) khi thách thức những giả định nền tảng đã được chấp nhận trước đó đó là “Tham vấn viên biết rõ
nhất”. Rogers cũng thách thức những phương thức trị liệu phổ biến vẫn thường được sử dụng như cho lời
khuyên, đề nghị, hướng dẫn, thuyết phục, giáo dục, chẩn đoán và giải thích. Dựa trên việc kết án rằng các
nội dung và quy trình chẩn đoán là không đầy đủ, gây phương hại và thường được sử dụng sai, Rogers đã
loại chúng ra khỏi tiếp cận của mình. Tham vấn viên trong tham vấn không định hướng tránh việc chia sẻ
nhiều về bản thân với thân chủ mà thay vào đó, tập trung chủ yếu vào việc phản ánh và làm rõ những giao
tiếp ngôn từ và phi ngôn từ của thân chủ, nhằm giúp thân chủ ý thức được và đạt được sự thấu hiểu chính
mình.

Ở giai đoạn hai, vào những năm 1950, Rogers (1951) đã viết cuốn Liệu pháp thân chủ trọng tâm và đổi
tên tiếp cận của mình thành Liệu pháp thân chủ trọng tâm, cho thấy sự nhấn mạnh của nó vào thân chủ
hơn là vào phương pháp không định hướng, và thêm vào đó, Rogers đã thành lập một Trung tâm tham
vấn tại đại học Chicago. Giai đoạn này đặc trưng bởi sự chuyển từ việc làm sáng tỏ cảm xúc sang tập
trung vào thế giới mang tính hiện tượng học xung quanh thân chủ (phenomenologycal world of client).
Rogers cho rằng điểm thuận lợi nhất để hiểu về hành vi con người xuất phát từ khung tham chiếu bên
trong của họ. Ông tập trung thẳng vào khuynh hướng hiện thực hóa như là động lực nền tảng cho sự thay
đổi của thân chủ.

Giai đoạn thứ ba, bắt đầu vào cuối những năm 1950 và phát triển rộng sang thập niên 1970, cho thấy sự
cần thiết và thích đáng của liệu pháp này. Rogers (1957) đã khởi đầu một giả thuyết là kết quả của ba thập
niên nghiên cứu. Một xuất bản quan trọng, Tiến trình thành nhân (On Becoming a person) (Rogers,
1961), chỉ ra bản chất trở thành đúng như là mình. Rogers đã công bố công trình này trong suốt thời gian
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

diễn ra những cuộc tọa đàm giữa các Khoa nghiên cứu Tâm lý và tâm thần học thuộc đại học Winconsin.
Trong cuốn sách ông mô tả quá trình trải nghiệm sự Trở thành của một người, đặc trưng bởi một sự cởi
mở với trải nghiệm, một lòng tin vào trải nghiệm của người đó, một sự đánh giá bên trong, và sự sẵn sàng
bước vào tiến trình. Suốt thập niên 60, Rogers và những trợ lý của ông tiếp tục kiểm tra những giả thuyết
nền tảng của tiếp cận Thân chủ trọng tâm bằng cách hướng việc nghiên cứu vào cả quá trình lẫn kết quả
trị liệu. Ông tập trung vào việc làm thế nào để quá trình trị liệu tâm lý của một người được tốt nhất, và
ông nghiên cứu chất lượng mối quan hê thân chủ - nhà trị liệu như là tác nhân dẫn đến sự thay đổi. Trên
cơ sở nghiên cứu, tiếp cận được chắt lọc và mở rộng (Rogers, 1962). Một ví dụ, lý thuyết Thân chủ trọng
tâm đã được ứng dụng vào trong giáo dục và được gọi là Giáo dục học sinh trọng tâm (Rogers &
Freiberg, 1994). Tiếp cận cũng được áp dụng đối với các nhóm (encounter groups) (Rogers, 1970).

Thời kì thứ tư, kéo dài những năm 1980 và 1990, được đánh dấu bởi sự mở rộng đáng kể trong lĩnh vực
giáo dục, sản xuất, nhóm, phân tích xung đột, và nghiên cứu vì hòa bình thế giới. Vì phạm vi ảnh hưởng
của Rogers được mở rộng, hướng vào việc lý giải làm thế nào mà con người thành đạt, chiếm hữu, chia
sẻ, chi phối và điều khiển người khác cũng như chính mình, học thuyết của ông lại được biết đến vối tên
gọi tiếp cận Nhân vị trọng tâm. Sự thay đổi ở giai đoạn này phản ánh việc mở rộng ứng dụng của tiếp cận.
Mặc dù tiếp cận Nhân vị trọng tâm được ứng dụng chủ yếu trong tham vấn cá nhân và nhóm, nó cũng
vươn xa hơn đến các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, đời sống gia đình, lãnh đạo và quản lý, quan
hệ quốc tế. Suốt thập niên 1980, Rogers nỗ lực để hướng Tiếp cận Nhân vị trọng tâm vào lĩnh vực chính
trị, đặc biệt là vì hòa bình thế giới.

Quan sát toàn diện nghiên cứu về liệu pháp Con người trọng tâm xuyên suốt 60 năm, Bozarth và đồng sự
(2002) đúc kết lại như sau:

 Vào những năm đầu của tiếp cận, thân chủ là người đảm đương chứ không phải nhà trị liệu. Kiểu
trị liệu không định hướng này được kết hợp với sự tăng cường việc hiểu, khám phá bản thân
nhiều hơn và cải thiện cách nhìn của bản thân.
 Sau đó là sự chuyển từ việc làm sáng tỏ cảm xúc sang việc tập trung vào khung tham chiếu của
thân chủ. Nhiều giả thuyết của Rogers đã được xác nhận, và có bằng chứng thuyết phục cho thấy
rằng giá trị của mối quan hệ trị liệu và năng lực của thân chủ là điểm then chốt cho trị liệu thành
công.
 Cùng với sự vươn xa của liệu pháp Nhân vị trọng tâm, nghiên cứu tập trung vào những điều kiện
cốt lõi được cho là cần và đủ cho trị liệu thành công. Thái độ của nhà trị liệu - sự thấu cảm thế
giới của thân chủ và khả năng chia sẻ trên quan điểm không phán xét thân chủ - được cho là điều
cơ bản mang tới kết quả trị liệu thành công.

6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHÂN VĂN


Những năm 1960 và 1970 nổi lên một mối quan tâm giữa những nhà tham vấn về “lực lượng thứ ba”
trong trị liệu như là một hướng thay thế cho tiếp cận Phân tâm và Hành vi. Dưới tiêu đề Trị liệu Hiện sinh
(Chương 6), tiếp cận Nhân vị trọng tâm và trị liệu Gestalt (Chương 8), cả ba đều được hướng vào trải
nghiệm và quan hệ.

Một phần bắt nguồn từ mối liên hệ trong quá khứ cũng như một phần do giữa những người đại diện cho
lối tư duy Hiện sinh và Nhân văn luôn không phân biệt quan điểm rõ ràng mà sự nhập nhằng giữa Chủ
nghĩa Hiện sinh và Nhân văn có xu hướng gây nhầm lẫn cho người nghiên cứu cũng như Nhà trị liệu. Có
hai quan điểm chung nhất cũng chính là sự khác biệt ý nghĩa nhất giữa chúng. Hai học thuyết này đều chú
trọng vào trải nghiệm chủ quan của thân chủ, vào sự độc đáo và tính cá nhân ở mỗi thân chủ cũng như tin
tưởng vào khả năng của thân chủ trong việc lựa chọn một cách tích cực và xây dựng. Chúng đều nhấn
mạnh vào những khái niệm như tự do, chọn lựa, giá trị, trách nhiệm cá nhân, tự quản lý, mục đích và ý
nghĩa. Cả hai Tiếp cận đều không đặt nặng vai trò của kỹ thuật trong quá trình trị liệu mà thay vào đó
nhấn mạnh sự quan trọng của cuộc gặp gỡ chân thực (genuine encounter). Chúng khác nhau ở điểm
những nhà Hiện sinh cho rằng chúng ta đối mặt với lo âu về việc phải chọn lựa để xây dựng một nhân
dạng trong thế giới mà thiếu ý nghĩa thực sự. Những nhà Nhân văn, ngược lại, cho rằng phần nào có ít lo
âu hơn vì mỗi chúng ta có tiềm năng hiện thực hóa và thông qua đó tìm ra ý nghĩa cuộc sống. Nhiều nhà
Trị liệu Hiện sinh đương đại muốn mình là những người thực hành chủ nghĩa Nhân văn - Hiện sinh hơn,
cho thấy cái gốc của họ là lý thuyết Hiện sinh nhưng có sự kết hợp với nhiều khía cạnh thuộc Liệu pháp
tâm lý Nhân văn Bắc Mĩ (Cain, 2002a).

Quan điểm nền tảng của tâm lý học Nhân văn có thể được ví von như việc một trái cây, nếu được cung
cấp đủ điều kiện thích hợp, sẽ “tự động” lớn lên, trở thành cây lớn. Ngược lại, đối với những nhà Hiện
sinh thì không có cái gọi là chúng ta “là”, không có cái “vốn có” bên trong mà chúng ta trông chờ. Chúng
ta luôn luôn phải đối diện với việc lựa chọn cái gì trong từng hoàn cảnh. (about what to make of this
condition). Lý thuyết nhân văn mà trên đó Tiếp cận Nhân vị trọng tâm xây dựng nhắm vào những thái độ
và hành vi tạo nên môi trường thúc đẩy sự trưởng thành. Theo Rogers (1986), sự tồn tại của thuyết này đã
giúp con người phát triển khả năng cũng như thúc đẩy thay đổi mang tính xây dựng. Cá nhân có quyền và
họ có thể dùng quyền lực này cho sự thay đổi cá nhân và xã hội.

Sẽ được làm rõ trong chương này, Tiếp cận Hiện sinh và Nhân vị trọng tâm có những nội dung song song
cho thấy mối quan hệ Thân chủ - Nhà trị liệu là điều cốt lõi trong trị liệu. Hiện tượng học được nhấn
mạnh là nền tảng của tiếp cận Hiện sinh và cũng là căn bản trong liệu pháp Nhân vị trọng tâm. Cả hai tiếp
cận đều tập trung vào nhận thức của Thân chủ và xem nhà trị liệu là người khám phá thế giới chủ quan
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

của thân chủ, cũng như chúng đều xem trọng khả năng của thân chủ trong việc tự nhận thức và tự hàn
gắn.

NHỮNG NỘI CHUNG CHÍNH


QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Một chủ đề gốc rễ được chia sẻ từ những bài viết đầu tiên và tiếp tục mở rộng trong các công trình khác
của Rogers đó là nền tảng ý thức tin tưởng vào khả năng của Thân chủ để vận hành hướng tới một cuộc
sống xây dựng khi tồn tại những điều kiện khuyến khích sự phát triển. Kinh nghiệm chuyên môn mách
bảo ông rằng nếu một người có thể nắm bắt được cái cốt lõi bên trong một cá nhân, người đó có thể tìm
thấy điểm đáng tin, tích cực (Rogers, 1987a). Rogers khẳng định rằng con người là đáng tin tưởng, tiềm
năng, có khả năng tự hiểu biết và tự định hướng, có thể thay đổi một cách xây dựng cũng như sống hiệu
quả và có ích. Khi nhà trị liệu có thể trải nghiệm và trao đổi thực tế của họ, giúp đỡ, quan tâm và không
phán xét, những thay đổi ý nghĩa nơi thân chủ sẽ có thể diễn ra.

Rogers không đồng tình với những cách tiếp cận xây dựng trên quan điểm cho rằng cá nhân không thể
được tin tưởng mà thay vào đó cần sự hướng dẫn, động viên, chỉ bảo, thưởng, phạt, điều khiển và quản lý
bởi một người cấp cao hơn, tinh thông hơn. Ông cho rằng có ba thuộc tính của nhà trị liệu tạo nên một
môi trường khuyến khích sự phát triển mà trong đó cá nhân có thể tiến bộ và trở thành những gì họ muốn:
(1) sự đồng đẳng (chân thật, hoặc thực tế), (2) quan tâm tích cực vô điều kiện (chấp nhận và quan tâm), và
(3) sự thấu cảm chính xác (một khả năng nắm bắt sâu sắc thế giới chủ quan của người khác). Theo
Rogers, nếu nhà trị liệu giao tiếp với những thái độ này, người được giúp đỡ sẽ giảm đi sự phòng thủ
cũng như cởi mở hơn trong việc bộc lộ bản thân và nội tâm của mình, và sẽ hành động theo hướng xây
dựng, vì cộng đồng. Rogers khẳng định sâu sắc rằng “con người vốn là một thực thể vận hành tiến lên
hướng đến hoàn thiện bản chất xây dựng vốn có cũng như mưu cầu lòng tin và sự công nhận của xã hội”
(Thorne, 1992, tr.35). Nỗ lục cơ bản để hoàn thiện hàm ý rằng con người sẽ hoạt động vì sự khỏe mạnh
nếu họ thấy lối đi có vẻ rộng mở cho họ để làm điều đó. (199)

Broadley (1999) viết về khuynh hướng hiện thực hóa, một quá trình nỗ lực định hướng nhằm đạt đến sự
hiện thực, hoàn thiện, tự chủ, tự quyết và hoàn hảo. Sức mạnh lớn dần bên trong chúng ta cung cấp nội
lực để hàn gắn, nhưng nó không có nghĩa là vượt ra khỏi những mối quan hệ, phụ thuộc, kết nối và xã hội
hóa. Cái nhìn lạc quan về bản chất con người rất có ý nghĩa trong việc thực hành trị liệu. Vì lòng tin rằng
cá nhân vốn có khả năng thoát khỏi sự điều chỉnh sai lạc và hướng đến sức khỏe tinh thần, nhà trị liệu đặt
trách nhiệm đầu tiên nơi thân chủ. Tiếp cận Nhân vị trọng tâm bác bỏ vai trò của nhà trị liệu như là một

8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

chuyên gia hiểu biết nhất và việc thân chủ chỉ thụ động tuân theo mệnh lệnh của nhà trị liệu. Liệu pháp
đặt mấu chốt vào khả năng ý thức và tự hướng dẫn của thân chủ trong việc thay đổi thái độ và hành vi.

Liệu pháp Nhận vị trọng tâm tập trung vào bản chất xây dựng của con người, vào cái mà con người cho là
đúng và vào những vốn quý mà cá nhân mang lại cho việc điều trị. Nhấn mạnh vào việc làm thế nào để
thân chủ tương tác với những người khác trong xã hội, làm thế nào họ có thể hướng tới những định hướng
mang tính xây dựng, và việc họ vượt qua những trở ngại (từ cả bên trong lẫn bên ngoài) bằng cách nào
khi chúng ngăn cản họ phát triển. Nhà thực hành theo chủ nghĩa Nhăn văn khuyến khích ở thân chủ
những thay đổi mang đến một cuộc sống trọn vẹn và đích thực, với việc ý thức rằng kiểu tồn tại như thế
đòi hỏi sự đấu tranh không ngừng. Con người không bao giờ đến được cái đích của việc hiện thực hóa
bản thân; hơn thế, họ gắn bó liên tục với quá trình đó.

TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU


MỤC ĐÍCH TRỊ LIỆU
Mục đích của Trị liệu Nhân vị trọng tâm khác với những cách tiếp cận truyền thống khác. Tiếp cận Nhân
vị trọng tâm hướng tới việc thân chủ đạt được mức độ tự tin và hòa nhập cao hơn. Nó tập trung vào con
người chứ không phải vào vấn đề hiện tại của họ. Rogers (1977) không tin rằng mục đích của trị liệu là
nhằm giải quyết vấn đề. Mà đúng hơn, đó là sự hỗ trợ thân chủ trong tiến trình trưởng thành và nhờ đó họ
có thể đối phó tốt hơn với những vấn đề hiện tại và tương lai.

Rogers (1962) viết về điều mà người tham gia trị liệu tâm lý thường hỏi đó là: “Làm thế nào để tôi có thể
khám phá con người thật của tôi? Làm thế nào để tôi có thể đạt được cái mà sâu xa tôi mong muốn trở
thành? Bằng cách nào tôi có thể nhận ra cái ẩn giấu bên trong tôi và trở thành chính tôi?” Mục đích sâu xa
của trị liệu là cung cấp một môi trường có lợi để giúp cá nhân trở thành một con người với đầy đủ chức
năng. Trước khi thân chủ có thể hoạt động cho mục đích đó, đầu tiên họ phải cởi bỏ lớp mặt nạ mà họ
đang đeo, lớp mặt nạ mà họ phát triển thông qua quá trình xã hội hóa. Thân chủ trở nên nhận thức được
rằng khi sử dụng mặt nạ chính là lúc họ mất liên hệ với chính mình. Trong một môi trường trị liệu an
toàn, họ cũng có thể nhận ra rằng có những khả năng khác.

Khi bộ mặt bên ngoài được lột bỏ trong quá trình trị liệu, con người nào sẽ thể hiện ra? Rogers (1961) mô
tả một người đang trong quá trình hiện thực hóa sẽ có (1) một trải nghiệm cởi mở, (2) một lòng tin vào
chính mình, (3) một khả năng tự đánh giá và (4) một sự sẵn lòng để tiếp tục phát triển. Khuyến khích
những biểu hiện này là mục đích căn bản của trị liệu Nhân vị trọng tâm.
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Bốn đặc trưng trên cung cấp một khung chung nhất cho việc định hướng hoạt động trị liệu. Nhà trị liệu
không đưa ra những mục đích đặc biệt cho thân chủ. Nền tảng của trị liệu Nhân vị trọng tâm là xem thân
chủ trong một mối quan hệ với nhà trị liệu biết tạo điều kiện có khả năng vạch rõ và làm sáng tỏ mục đích
của họ. Nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm đồng ý với việc không đặt ra những mục đích về cái mà thân chủ
cần thay đổi, điều này khác với việc làm cách nào để giúp cho thân chủ đạt được mục đích của họ một
cách tốt nhất.

VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ TRỊ LIỆU


Vai trò của nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm bắt nguồn từ cách sống cũng như thái độ, không phải từ những
kỹ thuật được thiết kế cho thân chủ để “làm gì đó”. Nghiên cứu về trị liệu Nhận vị trọng tâm chỉ ra rằng
chính những thái độ của nhà trị liệu, hơn là kiến thức, lý thuyết hay kỹ thuật, tạo ra sự thay đổi nhân cách
nơi thân chủ (Rogers, 1961). Một cách căn bản, nhà trị liệu dùng chính mình làm công cụ cho sự thay đổi.
Khi họ đối diện trước thân chủ với tư cách người - người, “vai trò” của họ là chính là không có vai trò gì
cả. Họ không bị lạc vào trong vai trò chuyên môn. Chính thái độ và lòng tin vào năng lực bên trong thân
chủ của nhà trị liệu tạo ra một môi trường trị liệu cho sự trưởng thành (Bozarth et al., 2002).

Thorne (2002a) đã củng cố về tầm quan trọng của cách thức mà nhà trị liệu đối diện với thân chủ như là
người với người, đó là phản đối việc quá tuân thủ theo hợp đồng chuyên môn. Ông cảnh báo về việc đứng
trên một lập trường chuyên môn mang tính hình thức được đặc trưng bởi sự hiện diện của một hợp đồng
chi tiết với thân chủ, sự quan sát cứng nhắc trong giới hạn, và sự trông cậy vào những phương pháp có giá
trị thực nghiệm. Ông cho rằng việc tập trung nhiều vào chuyên môn này là nhằm bảo vệ nhà trị liệu khỏi
sự dính líu quá mức với thân chủ, thường gây ra hậu quả là mất kết nối với họ. Thorne nói rõ: “Không
một cam kết nào có thể bù đắp cho sự thiếu năng lực của nhà trị liệu và không một lời nói khôn khéo về
phương pháp cũng như mục đích nào có thể che giấu đi sự bất tài của nhà trị liệu trong việc đối diện với
thân chủ như là một con người với một con người” (tr. 36).

Trị liệu Nhân vị trọng tâm cho rằng chức năng của nhà trị liệu là hiện diện và tiếp cận thân chủ cũng như
tập trung vào trải nghiệm ngay lúc ấy. Trước tiên và quan trọng nhất, nhà trị liệu phải sẵn sàng chân thực
trong quan hệ với thân chủ. Bằng cách bình đẳng, chấp nhận, và thấu cảm, nhà trị liệu trở thành tác nhân
cho sự thay đổi. Thay vì nhìn vào những dạng triệu chứng đã định trước nơi thân chủ, nhà trị liệu xem xét
họ trên một nền tảng trải nghiệm liên tục và gia nhập vào thế giới của họ. Qua thái độ quan tâm bình
đẳng, tôn trọng, chấp nhận, giúp đỡ và thấu hiểu, thân chủ có thể nới lỏng những phòng vệ và nhận thức
cứng nhắc, bước lên một tầng chức năng nhân cách cao hơn. Khi nhà trị liệu có những thái độ như trên,
thân chủ được tự do để mổ xẻ những khía cạnh trong cuộc sống mà họ đã từng từ chối ý thức hoặc bóp
méo.

10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

Broadley (1997) tuyên bố rằng nhà trị liệu không hướng đến mục đích quản lý, tổ chức, điều chỉnh hay
điều khiển thân chủ: “Đa phần những giai đoạn cụ thể của liệu pháp Thân chủ trọng tâm không có ý chẩn
đoán, xây dựng kế hoạch điều trị, tổ chức chiến lược, đưa ra kỹ thuật điều trị, hoặc đặt trách nhiệm vào
thân chủ theo bất cứ cách nào” (tr. 39). Trị liệu Nhân vị trọng tâm cũng tránh những chức năng này: Họ
thường không nhắc đến quá khứ, họ tránh những câu hỏi yêu cầu dẫn dắt và thăm dò ý kiến, họ không
giải thích hành vi của thân chủ, họ không đánh giá ý kiến hoặc dự định của thân chủ, và họ không quyết
định cho thân chủ về tần suất cũng như độ dài công việc trị liệu (Broadley, 1997).

TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU


Sự thay đổi phương thức điều trị phụ thuộc vào nhận thức của thân chủ cả về trải nghiệm trong trị liệu của
họ và về thái độ nền tảng của tham vấn viên. Nếu tham vấn viên tạo được một môi trường có lợi cho việc
tự khám phá, thân chủ sẽ có cơ hội để tìm hiểu rất nhiều về những trải nghiệm của họ, bao gồm cảm xúc,
niềm tin, hành vi và thế giới quan. Những gì theo sau đó là một phác thảo về trải nghiệm của thân chủ
trong trị liệu.

Thân chủ đến với tham vấn viên trong tình trạng bất hợp lý; tức là, tồn tại sự khác biệt giữa sự tự nhận
thức về chính bản thân họ và trải nghiệm thực tế. Ví dụ, Leon, một sinh viên, thấy mình trong tương lai là
một bác sĩ, nhưng trình độ thấp hơn mức trung bình của cậu có thể ngăn cậu vào học trường Y. Sự không
giống nhau giữa điều Leon thấy về mình (tự định nghĩa) hoặc cậu ấy mong muốn thấy mình như thế nào
(tự định nghĩa lý tưởng) và thực tế về sức học kém của cậu có thể gây ra lo âu và tổn thương nhân cách,
là đó có thể là lý do đưa cậu đến với trị liệu. Leon phải nhận thức rằng có một vấn đề đang tồn tại hoặc ít
ra là cậu phải cảm thấy không đủ thoải mái với sự điều chỉnh tâm lý hiện tại để mong muốn tìm kiếm
những khả năng cho thay đổi.

Một lý do đưa thân chủ đến với nhà trị liệu chính là cảm giác thiếu sự giúp đỡ căn bản, bất lực và không
có khả năng quyết định hoặc định hướng hiệu quả cho cuộc sống của họ. Có lẽ họ hi vọng tìm ra “lối đi”
nhờ sự hướng dẫn của nhà trị liệu. Trong khuôn khổ quan điểm Nhân vị trọng tâm, dù vậy, thân chủ
nhanh chóng biết rằng họ có thể chịu trách nhiệm về mình trong mối quan hệ và học được cách để tự do
hơn thông qua việc dùng mối quan hệ để tích lũy nhiều hơn những hiểu biết về bản thân.

Cùng với tiến trình tham vấn, thân chủ có thể khám phá rất nhiều những niềm tin và cảm xúc (Rogers,
1987c). Họ có thể bộc lộ nỗi sợ hãi, lo âu, tội lỗi, xấu hổ, căm thù, giận dữ và những cảm giác khác mà họ
đã từng cho là quá tiêu cực để có thể chấp nhận cũng như hợp nhất vào trong cấu trúc cái tôi của họ. Bằng
trị liệu, việc bóp méo giảm đi và bước sang một sự chấp nhận hơn cũng như hòa hợp những cảm xúc mâu
thuẫn và xáo trộn. Ở họ có sự tăng cường việc khám phá những khía cạnh nội tâm từng bị giấu kín. Khi
thân chủ cảm thấy được thấu hiểu và chấp nhận, họ ít phòng vệ hơn và cởi mở hơn với trải nghiệm. Vì họ
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

cảm thấy an toàn hơn và bớt yếu đuối, họ trở nên thực tế hơn, nhận thức đúng đắn hơn về người khác,
cũng như có thể hiểu và chấp nhận người khác tốt hơn. Những cá nhân trong trị liệu đánh giá đúng hơn về
bản thân, và hành vi của họ linh hoạt hơn, sáng tạo hơn. Họ quan tâm ít hơn đến những kì vọng của người
khác và như thế họ bắt đầu hành động theo cách đúng với chính mình. Những cá nhân này tự định hướng
cuộc đời mình thay vì nhìn ra bên ngoài và thực hiện theo. Họ đi theo sự hướng dẫn liên quan nhiều hơn
với những trải nghiệm ngay lúc ấy, ít bị giới hạn bởi quá khứ, ít xác định trước, tự do trong quyết định và
tin tưởng nhiều hơn vào khả năng tự quản lý cuộc sống của mình. Một cách ngắn gọn, trải nghiệm của họ
trong trị liệu giống với việc vứt bỏ đi những xiềng xích giam hãm tinh thần mà chính họ đã tự mang lấy.
Tự do hơn, họ trở nên chín chắn và hiện thực hơn.

Theo Tallman và Bohart (1999), lý thuyết Nhân vị trọng tâm được xây dựng trên giả định rằng chính thân
chủ là người hàn gắn cho mình, chính họ làm cho mình trưởng thành, và là tác nhân cho sự thay đổi. Mối
quan hệ trị liệu cung cấp một cấu trúc hỗ trợ giúp hoạt hóa khả năng tự chữa lành của thân chủ. Tallman
và Bohart khẳng định: “Thân chủ là những “phù thủy” với năng lực chữa lành đặc biệt. Nhà trị liệu dựng
lên pháp đài và phục vụ như là một người trợ lý tạo điều kiện cho phép thuật được phát huy” (tr. 118).

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ


Rogers (1957) đặt ra giả thuyết của mình như là “những điều kiện cần và đủ cho sự thay đổi nhân cách
trong trị liệu” dựa trên chất lượng của mối quan hệ: “Nếu tôi có thể cung cấp một mối quan hệ vững chắc,
người kia sẽ khám phá bên trong chính anh ta hoặc cô ta khả năng sử dụng mối quan hệ ấy để trưởng
thành và thay đổi, và sự phát triển nhân cách sẽ diễn ra” (Rogers, 1961, tr. 48). Rogers (1967) đặt giả
thuyết xa hơn rằng “sự thay đổi nhân cách mang ý nghĩa tích cực sẽ không xảy ra bên ngoài mối quan hệ”
(tr. 94). Luận điểm này được hình thành trên cơ sở nhiều năm kinh nghiệm hành nghề của Rogers, và nó
vẫn giữ nguyên như thế cho đến ngày nay. Giả thuyết này (trích trong Cain 2002a, tr. 43) như sau:

1. Hai người đặt trong mối liên hệ tinh thần.


2. Đầu tiên, người mà chúng ta gọi là Thân chủ, ở trong tình trạng bất hợp lý, dễ tổn thương hoặc lo
âu.
3. Người thứ hai, người mà chúng ta gọi là nhà trị liệu, thì bình đẳng (thực tế hoặc thành thật) (203)
trong mối quan hệ.
4. Nhà trị liệu trải nghiệm sự quan tâm tích cực vô điều kiện với thân chủ.
5. Nhà trị liệu trải nghiệm một sự thấu hiểu về khung tham chiếu của thân chủ và nỗ lực chia sẻ trải
nghiệm này với thân chủ.
6. Chia sẻ giữa thân chủ và nhà trị liệu về sự thấu hiểu của thân chủ cũng như sự quan tâm tích cực vô
điều kiện là mức tối thiểu để thành công.

12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

Rogers đặt giả thuyết rằng không có những điều kiện nào khác là cần thiết. Nếu những điều kiện trị liệu
cốt lõi kéo dài trong một thời gian, sự thay đổi cấu trúc nhân cách sẽ diễn ra. Những điều kiện cốt lõi
không thay đổi tùy vào kiểu thân chủ. Hơn thế, chúng là cần và là đủ cho thay đổi mang tính trị liệu diễn
ra.

Theo quan điểm của Rogers, tương quan thân chủ - nhà trị liệu được đặc trưng bởi sự bình đẳng. Nhà trị
liệu không giữ kiến thức của mình như một bí mật hoặc nỗ lực làm cho quá trình trị liệu trở nên bí ẩn.
Quá trình thay đổi nơi thân chủ phụ thuộc rất lớn vào mức độ chất lượng của mối quan hệ bình đẳng này.
Khi thân chủ trải nghiệm được sự lắng nghe tự phía nhà trị liệu một cách chấp nhận, họ dần dần học được
cách làm thế nào để lắng nghe theo cách chấp nhận chình mình. Khi họ tìm thấy sự quan tâm và trân
trọng từ nhà trị liệu (thậm chí đối với những khía cạnh đã bị che giấu và được cho là tiêu cực), thân chủ
bắt đầu nhìn thấy giá trị và trân trọng bản thân. Khi họ trải nghiệm sự chân thật của nhà trị liệu, thân chủ
cởi bỏ những vẻ giả tạo và trở nên chân thật với chính mình cũng như với nhà trị liệu.

Tiếp cận này có lẽ là được đặc trưng nhất bởi một cách thức hiện hữu và bởi một hành trình chia sẻ mà
với nó nhà trị liệu và thân chủ bộc lộ tính nhân văn của họ và dấn thân vào một trải nghiệm trưởng thành.
Nhà trị liệu có thể hướng dẫn trong hành trình này vì anh ta hoặc cô ta thường có nhiều kinh nghiệm hơn
và có tâm lý trưởng thành hơn thân chủ. Điều đó có nghĩa là nhà trị liệu có nhiệm vụ chia sẻ những trải
nghiệm trong cuộc đời và sẵn lòng làm gì đó để đào sâu vốn hiểu biết của mình. Thorne (2002b) nhắn
nhủ: “Nhà trị liệu không thể liều lĩnh dẫn dắt thân chủ đi xa hơn cuộc hành trình mà họ đã từng đi, nhưng
đối với nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm thì phẩm chất, chiều sâu và tính liên tục của những trải nghiệm họ
có trở thành năng lực nên tảng mà họ mang đến cho hoạt động chuyên môn của mình” (tr. 171).

Rogers thừa nhận học thuyết của ông rất thu hút và cấp tiến. Quan điểm của ông phát sinh những tranh cãi
lớn, khi ông nhận định rằng các điều kiện mà những nhà trị liệu khác đều xem là cần thiết cho trị liệu hiệu
quả là không cốt lõi. Những điều kiện cốt lõi của một nhà trị liệu bao gồm sự bình đẳng, quan tâm tích
cực vô điều kiện và thấu hiểu không phán xét sau đó đã được rất nhiều trường học đi theo như là điều
kiện cốt lõi cho sự thay đổi trong trị liệu. Phẩm chất của nhà trị liệu, cùng với sự thể hiện của họ, kết hợp
tạo nên một môi trường an toàn cho sự học hỏi diễn ra (Cain, 2008). Bây giờ chúng ta bước vào thảo luận
chi tiết về việc làm thế nào mà những điều kiện cốt lõi kể trên lại là một phần không thể thiếu trong mối
quan hệ trị liệu.

Tương thích, hay Xác thực Bình đẳng hàm ý rằng nhà trị liệu là chân thật, tức là, họ xác thực, thống
nhất và đích thực trong suốt thời gian trị liệu. Họ không giả tạo, trải nghiệm bên trong của họ và sự biểu
lộ bên ngoài về những trải nghiệm đó là khớp nhau, và họ có thể hiện một cách cởi mở những cảm xúc,
suy nghĩ, phản ứng và thái độ mà họ có trong mối quan hệ với thân chủ. Chất lượng của sự hiện hiện chân
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

thật chính là mấu chốt cho trị liệu thành công, được Mearns và Cooper (2005) tóm lại như sau: “Khi hai
người đến với nhau theo cách hoàn toàn chân thực, cởi mở và hòa hợp, chúng ta có thể nói rằng họ đều
đang hiện diện trọn vẹn” (tr. 53).

Thông qua việc là đích thực nhà trị liệu phục vụ như là một hình mẫu của một người đấu tranh hướng đến
sự chân thực. Là tương thích đòi hỏi việc thể hiện sự giận dữ, thất vọng, thích thú, thú hút, quan tâm,
buồn chán, phiền nhiễu, và vô số những cảm xúc khác trong mối quan hệ. Điều này không có nghĩa là nhà
trị liệu nên hấp tấp chia sẻ tất cả những phản ứng của họ, sự bày tỏ này cũng phải thích hợp và đúng lúc.
Điều nguy hiểm là tham vấn viên có thể quá cố gắng để trở nên chân thực. Chia sẻ một điều vì nghĩ rằng
nó có ích cho thân chủ, mà không chân thật trong việc hướng tới thể hiện một điều gì đó được cho là
mang tính cá nhân, có thể là không thích hợp. Trị liệu Nhân vị trọng tâm nhấn mạnh rằng việc tham vấn
sẽ bị mất tự nhiên nếu như tham vấn viên cảm nhận về thân chủ như thế này nhưng lại thể hiện như thế
khác. Vì thế, nếu người thực hành tham vấn không thích và phản đối thân chủ nhưng lại giả vờ như chấp
nhận, việc trị liệu sẽ không khả thi.

Quan điểm của Rogers về sự hợp lý không hàm ý rằng chỉ khi nhà trị liệu hiện thực hóa chính mình một
cách trọn vẹn thì việc tham vấn mới hiệu quả. Bởi vị nhà trị liệu là con người, họ không thể được trông
mong là chính mình hoàn toàn. Nếu nhà trị liệu tương thích trong tương quan với thân chủ, dù thế nào đi
nữa, lòng tin sẽ nảy nở và quá trình trị liệu sẽ diễn ra. Sự tương thích tồn tại một cách liên tục hơn là trên
nền tảng tất cả - hoặc - không, là một trong ba đặc trưng.

Quan tâm tích cực vô điều kiện và sự chấp nhận Thái độ thứ hai mà nhà trị liệu cần để giao tiếp chính
là sự quan tâm sâu sắc và chân thực đến thân chủ như là một con người, hay chính là điều kiện quan tâm
tích cực vô điều kiện. Sự quan tâm là không ích kỷ và nó không bị phá hỏng bởi việc đánh giá và phán
xét cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ là tốt hay xấu. Nếu sự quan tâm của nhà trị liệu xuất phát từ
nhu cầu được yêu mến và đánh giá cao, sự thay đổi cấu trúc nơi thân chủ sẽ bị kìm hãm. Những nhà trị
liệu quý trọng và chấp nhận thân chủ một cách nhiệt thành mà không đặt ra điều kiện. Đó không phải là
thái độ của “Tôi sẽ chấp nhận bạn khi…”; hơn thế, đó là “Tôi sẽ chấp nhận bạn như bạn là.” Nhà trị liệu
giao tiếp bằng cử chỉ trân trọng thân chủ của mình như họ là và từ đó thân chủ được tự do cảm nhận và
trải nghiệm mà không phải đối mặt với nguy cơ mất đi sự chấp nhận tự phía nhà trị liệu. Sự chấp nhận là
sự nhận thức về quyền của thân chủ được có những niềm tin và cảm nhận; nó không phải là sự tán thành
mọi hành vi. Tất cả những hành vi công khai không cần được ủng hộ hay chấp nhận. (204)

Theo nghiện cứu của Rogers (1977), mức độ quan tâm, khuyến khích, chấp nhận và quý trọng thân chủ
mà không đòi hỏi càng lớn, cơ hội trị liệu thành công càng cao. Ông cũng nêu rõ rằng việc nhà trị liệu

14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

luôn đạt tới sự chấp nhận chân thật và quan tâm vô điều kiện trong suốt thời gian là không thể. Dù vậy,
nếu nhà trị liệu ít tôn trọng thân chủ của mình hay tỏ hành động không thích hoặc căm phẫn, sẽ gần như
không có khả năng cho việc điều trị đạt hiệu quả.

Sự thấu cảm đúng đắn Một nhiệm vụ chính của nhà trị là hiểu được những trải nghiệm và cảm xúc của
thân chủ một cách nhạy bén và đúng như chúng được bộc lộ trong thời điểm mà sự tương tác với diễn ra.
Nhà trị liệu nỗ lực để tiếp thu những trải nghiệm chủ quan của thân chủ, đặc biệt là tại đây và bây giờ.
Mục đích là để thúc đẩy thân chủ đến gần hơn với họ, để cảm nhận sâu sắc và nhiều hơn, và để nhận thức
cũng như xóa bỏ sự không tương thích tồn tại giữa họ.

Thấu cảm là một sự hiểu sâu và khách quan của nhà trị liệu với thân chủ, Thấu cảm không phải là đồng
cảm hay thương hại thân chủ. Nhà trị liệu có thể tiếp cận thế giới nội tâm của thân chủ bằng cách chuyển
hướng những cảm xúc của mình giống với cảm xúc của thân chủ. Song nhà trị liệu không được đánh mất
cái riêng của mình. Rogers xác định khi mà nhà trị liệu có thể nắm bắt thế giới riêng của thân chủ đúng
như thân chủ nhìn và cảm nhận – mà không đánh mất nhân dạng riêng của mình - sự thay đổi cấu trúc có
khả năng diễn ra. Thấu cảm giúp thân chủ (1) chú ý và trân trọng trải nghiệm của họ; (2) nhìn những trải
nghiệm trước đó theo những cách khác; (3) điều chỉnh những nhận thức về chính mình, về người khác, và
thế giới; (4) tự tin hơn trong việc lựa chọn cũng như trong việc theo đuổi tiến trình hành động.

Thấu hiểu chính xác ngụ ý rằng nhà trị liệu sẽ tiếp nhận những cảm xúc của thân chủ như thể họ là
người ấy mà không bị lạc vào những cảm xúc đó. Điều quan trong cần phải hiểu đó là thấu cảm chính xác
vượt ra khỏi việc nhận thức những cảm xúc hiển hiện để đến với một sự tiếp nhận những cảm xúc không
được trải nghiệm rõ ràng của thân chủ. Một phần của thấu hiểu là khả năng phản ánh trải nghiệm của thân
chủ từ nhà trị liệu. Sự thấu cảm này dẫn giúp cho thân chủ tự hiểu mình cũng như làm sáng tỏ những
niềm tin và thế giới quan của họ.

Thấu cảm chính xác là nền tàng của tiếp cận Nhân vị trọng tâm (Bohart & Greenberg, 1997). Đó là cách
để nhà trị liệu nghe thấy ý nghĩa điều thân chủ bộc lộ mà những điều ấy thường nằm ngoài ý thức của họ.
Thấu cảm bao hàm sâu hơn sự lĩnh hội những gì thân chủ nói. Theo Watson (2002), thấu cảm trọn vẹn đòi
hỏi việc hiểu ý nghĩa và cảm xúc trong trải nghiệm của thân chủ. Thấu cảm là một hoạt động góp phần
vào sự thay đổi mà nó tạo điều kiện cho quá trình tự nhận thức và tự điều chỉnh cảm xúc nơi thân chủ.
Watson phát biểu rằng 60 năm nghiên cứu cung cấp bằng chứng vững chắc cho thấy thấu cảm là yếu tố
chủ yếu trong sự tiến bộ của thân chủ. Bà đưa ra thách thức cho tham vấn viên như sau: “Việc trị liệu vừa
cần có khả năng đáp ứng hòa hợp với thân chủ vừa cần hiểu cảm xúc cũng như nhận thức của họ. Khi
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

thấu cảm hoạt động trên ba mức độ - tương tác cá nhân, hiểu biết và xúc động - nó là công cụ mạnh nhất
để nhà trị liệu sử dụng” (tr. 520-521).

ỨNG DỤNG: NHỮNG KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU


NHẤN MẠNH BAN ĐẦU VỀ SỰ PHẢN ÁNH CẢM XÚC

Những nhấn mạnh căn bản của Rogers hướng vào việc nắm bắt thế giới của thân chủ và phản hồi. Quan
điểm về trị liệu tâm lý của ông phát triển, tuy nhiên, sự tập trung của ông đã vượt xa khỏi lập trường
không định hướng và nhấn mạnh vào mối quan hệ nhà trị liệu – thân chủ. Rất nhiều người theo Rogers
chỉ đơn giản noi theo phong cách phản ánh của ông, và liệu pháp nhân vị trọng tâm thường được nhận
dạng đầu tiên với kỹ thuật phản ánh mặc dù quan điểm của Rogers rằng những thái độ và cách thức cơ
bản của nhà trị liệu trong tương tác với thân chủ mới chính là trọng tâm của quá trình thay đổi. Rogers và
những người đóng góp cho sự phát triển của tiếp cận Nhân vị trọng tâm bị chỉ trích vì cách nhìn cứng
nhắc khi mà tiếp cận của họ chỉ đơn giản căn cứ vào những điều thân chủ nói.

SỰ TIẾN TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP NHÂN VỊ TRỌNG TÂM

Trị liệu Nhân vị trọng tâm ngày nay được cho là kết quả của một quá trình phát triển kéo dài hơn 65 năm
và vẫn còn tiếp tục được tiếp thu thay đổi, tinh lọc. Một trong những đóng góp lớn nhất của Rogers trên
lĩnh vực tham vấn chính là quan điểm về chất lượng của mối quan hệ trị liệu, ngược lại với các kỹ thuật,
là tác nhân cơ bản cho sự trưởng thành của thân chủ. Khả năng thiết lập một liên kết mạnh mẽ của nhà trị
liệu với thân chủ là điều kiện then chốt quyết định cho kết quả tham vấn thành công.

Theo Natalie Rogers, những từ như “kỹ thuật”, “chỉ đạo”, và “phương pháp” rất ít khi được sử dụng trong
tiếp cận Nhân vị trọng tâm (N.Rogers, Giao tiếp con người, 9/2/2006). Bà hướng người học đi xa khỏi
những tử như “can thiệp” và “trị liệu” và thay vào đó là dùng những cụm từ như “lý thuyết Nhân vị trọng
tâm” hoặc “nguyên tắc Nhân vị trọng tâm.” Không có kỹ thuật hay đường lối nào là cơ bản cho việc thực
hành trị liệu Nhân vị trọng tâm; mà hiệu quả của thực hành là dựa trên những trải nghiệm và thái độ chia
sẻ (Thorne, 2002b). Theo Bohart (2003), quá trình đồng hành với thân chủ và bước vào thế giới quan
điểm và cảm xúc của họ là đủ để mang đến sự thay đổi. Điều quan trọng là nhà trị liệu phản ứng một cách
tự nhiên trước những gì diễn ra giữa họ và thân chủ. Bohart nêu rõ rằng nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm
không bị ngăn cấm khi đề xuất các kỹ thuật, nhưng việc những đề nghị này được đưa ra như thế nào mới
là điều quan trọng.

16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

Lý thuyết Nhân vị trọng tâm dựa trên giả định rằng thân chủ có khả năng hoạt động tích cực mà không
cần tham vấn viên đảm đương vai trò chủ động, hướng dẫn. Điều cốt lõi cho tiến bộ của thân chủ chính là
sự hiện diện của nhà trị liệu, nó đề cập đến việc nhà trị liệu gắn bó và bị lôi cuốn hoàn toàn vào mối quan
hệ với thân chủ. Nhà trị liệu tập trung sự thấu cảm vào thân chủ và bình đẳng trong quan hệ. Xa hơn, nhà
trị liệu sẵn lòng tập trung sâu sắc vào thân chủ để hiểu đượcthế giới bên trong của người đó (Broadley,
2000). Sự hiện diện này có sức mạnh hơn nhiều so với bất kỳ kỹ thuật nào mà nhà trị liệu có thể dùng để
tạo thay đổi. Những phẩm chất và kỹ năng như lắng nghe, chấp nhận, tôn trọng, hiểu và phản hồi phải
được nhà trị liệu thể hiện một cách chân thực. Như đã trao đổi ở chương 2, tham vấn viên cần thể hiện
như giữa những con người với nhau chứ không chỉ nhằm đạt được nhiệm vụ của chiến lược trị liệu.

Một trong những cách chính đưa Trị liệu Nhân vị trọng tâm tiến triển đó là tính đa dạng, sự cách tân và cá
nhân hóa trong thực hành (Cain, 2002a). Khi tiếp cận này phát triển, có một sự mở rộng về phạm vi cho
nhà trị liệu trong việc chia sẻ phản ứng, trong đối diện với thân chủ một cách quan tâm, cũng như tham
gia vào quá trình trị liệu một cách năng động và trọn vẹn (Bozarth et al., 2002). Sự thẳng thắn, hay việc
chỉ rõ cái gì đang xảy ra giữa thân chủ và nhà trị liệu, là điều được đánh giá cao trong tiếp cận này. Sự
phát triển này khuyến khích mở rộng tính đa dạng của các phương pháp và cho phép rất nhiều kiểu phong
cách trị liệu khác nhau (Thorned, 2002b). Việc đạt đến sự chân thực cho phép nhà trị liệu Nhân vị trọng
tâm thực hành theo cách linh hoạt hơn và chiết trung phù hợp với nhân cách của họ cũng như có sự linh
hoạt trong xây dựng những mối quan hệ tham vấn sao cho phù hợp với các thân chủ khác nhau (Bohart,
2003).

Tursi và Cochran (2006) đã đề nghị thống hợp những kỹ thuật hành vi nhận thức vào cơ cấu của Nhân vị
trọng tâm. Họ khẳng định rằng những bài tập hành vi nhận thức diễn ra một cách tự nhiên trong tiếp cận
Nhân vị trọng tâm, rằng lý thuyết hành vi nhận thức có thể làm tăng sự thấu cảm, rằng những kỹ thuật
hành vi nhận thức có thể được áp dụng một cách tỉ mỉ bên trong của khung Nhân vị trọng tâm, và như vậy
nhà trị liệu có trình độ tự phát triển bản thân ở mức cao không bị đòi hỏi phải thống hợp những kỹ năng
và kỹ thuật này. Từ ưu điểm này, can thiệp nhận thức được sử dụng hiệu quả nhất là sau khi mối quan hệ
trị liệu đã được thiết lập và sau khi tham vấn viên hiểu rõ khung tham chiếu của thân chủ.

Cain (2002a, 2008) tin rằng rất quan trọng đối với nhà trị liệu trong việc điều chỉnh phong cách trị liệu
của họ sao cho phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi thân chủ. Nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm được tự do sử
dụng những phương án và phương pháp hỗ trợ thân chủ đa dạng; một câu hỏi dẫn dắt mà nhà trị liệu cần
hỏi đó là: “Nó có phù hợp không?” Cain, một cách lý tưởng, cho rằng nhà trị liệu cần liên tục giám sát
xem liệu những gì họ đang làm là có phù hợp, đặc biệt là xem lối trị liệu của họ có tương thích với cách
thân chủ của họ nhìn nhận và hiểu vấn đề. Cain (2008) tranh cãi rằng liệu pháp Nhân vị trọng tâm cần
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

phải được chỉnh sửa khi nó không phù hợp với nhu cầu của cá nhân đang ngồi trước nhà trị liệu. Trong
tác phẩm về cuộc hành trình của mình như là một nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm, Cain (2008) nói, “tư duy
của tôi đã tiến bộ và bây giờ nó bao gồm một sự thống hợp của Nhân vị trọng tâm, Hiện sinh, Gestalt,
những trải nghiệm và đáp ứng trong trị liệu, cũng như việc sử dụng cái tôi khi tôi có khả năng bộc lộ
chính mình theo những cách sẽ cho phép một cuộc gặp gỡ hay đối diện đầy ý nghĩa với thân chủ” (tr.
193). Một minh họa cho công việc của bác sĩ David Cain với ca làm việc với Ruth theo phong cách Nhân
vị trọng tâm, xem Case Approach to Couseling and Psychotherapy (Corey, 2009, chap. 5).

Ngày nay, những người thực hành tiếp cận Nhân vị trọng tâm làm việc theo rất nhiều cách đa dạng cho
thấy những tiến bộ trong lý thuyết và thực hành cũng như nhiều phong cách cá nhân. Một sự thỏa đáng và
may mắn khi không ai trong chúng ta có thế cạnh tranh với phong cách của Carl Rogers và nó vẫn đúng
với chúng ta. Nếu chúng ta cố gắng bắt chước Rogers, và nếu phong cách ấy không phù hợp với chúng ta,
chúng ta sẽ không là chính mình và không hoàn toàn bình đẳng. Nhà trị liệu bình đẳng là cơ sở để xây
dựng lòng tin và sự an toàn đối với thân chủ, và quá trình trị liệu gần như sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu nhà trị
liệu không hoàn toàn là đúng như họ là.

VAI TRÒ CỦA ĐÁNH GIÁ

Việc đánh giá luôn được xem như là điều kiện tiên quyết cho quá trình điều trị. Nhiều tổ chức sức khỏe
tinh thần sử dụng rất nhiều các thủ tục đánh giá, bao gồm chẩn đoán, nhận định tình hình sức khỏe và
nguy cơ của thân chủ, và những bài test đa dạng. Có vẻ như kỹ thuật đánh giá khá là xa lạ đối với tiếp cận
Nhân vị trọng tâm. Dù thế nào thì điều quan trọng không nằm ở chỗ tham vấn viên đánh giá thân chủ như
thế nào mà là ở việc thân chủ tự đánh giá. Theo quan điểm Nhân vị trọng tâm, sự hiểu biết lớn nhất về
thân chủ chính là nằm ở bản thân thân chủ. Ví dụ, một số thân chủ yêu cầu những trắc nghiệm tâm lý nào
đó như là một phần của quá trình tham vấn. Việc tham vấn viên làm theo chỉ dẫn của thân chủ là điều
quan trọng trong cam kết trị liệu. (Ward, 1994).

Ở giai đoạn đầu trong phát triển trị liệu không định hướng, Rogers (1942) đưa ra cảnh báo về việc sử
dụng công cụ đo lường tâm lý hoặc dùng hồ sơ tiểu sử khi mới bắt đầu cuộc tham vấn. Nếu mối quan hệ
tham vấn bắt đầu với một bộ trắc nghiệm và một hồ sơ tâm lý chi tiết, ông tin rằng thân chủ có thể có cảm
giác nhà tham vấn sẽ cung cấp những giải pháp cho vấn đề của họ. Sự đánh giá dường như rất quan trọng
trong trị liệu ngắn hạn đối với hầu hết các tổ chức tham vấn và là rất cần thiết khi thân chủ được đặt trong
một quá trình hợp tác để đưa ra quyết định trọng tâm của việc điều trị. Ngay nay, vấn đề không nằm ở
việc kết hợp đánh giá vào trong thực hành trị liệu mà là làm thế nào để đặt thân chủ vào quá trình đánh
giá và điều trị cho chính họ một cách trọn vẹn nhất có thể.

18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA TIẾP CẬN NHÂN VỊ TRỌNG TÂM

Tiếp cận thân chủ trọng tâm được ứng dụng trong làm việc với cá nhân, nhóm và gia đình. Bozarth,
Zimring, và Tausch (2002) dẫn ra những nghiên cứu đã thực hiện vào thập niên 1990, cho thấy hiệu quả
của trị liệu Nhân vị trọng tâm trên rất nhiều những vấn đề của thân chủ bao gồm rối loạn lo âu, nghiện
rượu, vấn đề căng thẳng thần kinh, chứng sợ đám đông, khó khăn trong quan hệ liên nhân cách, trầm cảm,
ung thư, và rối loạn nhân cách. Liệu pháp Nhân vị trọng tâm cho thấy khả năng tồn tại tương đương với
những liệu pháp có định hướng mục đích. Vượt xa hơn, kết quả của một nghiên cứu được tiến hành năm
1990 cho thấy rằng việc điều trị hiệu quả là dựa trên nền tảng mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu kết hợp
với những tiềm năng bên trong và bên ngoài của thân chủ (Hubble, Duncan & Miller, 1999). Thân chủ
chính là điều kiện then chốt quyết định kết quả trị liệu: “Căn cứ vào dữ liệu kết quả, điều quan trọng là
nẳm ở thân chủ: năng lực của thân chủ, sự tham gia, đánh giá về mối liên kết, và nhận thức về vấn đề
cũng như cách để giải quyết nó. Kỹ thuật của chúng ta hóa ra chỉ có ích nếu như thân chủ nhìn bản thân
một cách đúng đắn và tin tưởng” (tr. 485).

Lý thuyết nền tảng của tiếp cận Nhân vị trọng tâm được ứng dụng vào trong giáo dục – từ cấp cơ sở đến
cấp cao. Điều kiện cốt lõi của mối quan hệ trị liệu có liên quan đến bối cảnh giáo dục. trong Freedom and
Learn, Rogers và Freiberg (1994) đã mô tả những quá trình được thực hiện bởi các giáo viên khác nhau,
họ đã chuyển mình từ nhà quản lý điều khiển thành người hỗ trợ học tập. Những giáo viên này đã khám
phá ra con đường đến với tự do. Theo Rogers và Freiberg, cả nghiên cứu và thực nghiệm đều chỉ ra rằng
có nhiều hơn sự học hỏi, sự giải quyết vấn đề và sáng tạo được tìm thấy ở các lớp học có môi trường
Nhân vị trọng tâm. Trong môi trường như thế học viên có thể tăng cường tự định hướng, chịu trách nhiệm
hơn về kết quả lựa chọn của họ, và có thể học hỏi nhiều hơn so với lớp học truyền thống.

ỨNG DỤNG TRONG CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG

Tiếp cận Nhân vị trọng tâm được ứng dụng đặc biệt đối với những khủng hoảng như mang thai ngoài ý
muốn, mắc bệnh, sự kiện thảm khốc, mất đi người yêu thương. Những người thuộc các lĩnh vực hỗ trợ
chuyên nghiệp (chăm sóc, thuốc, giáo dục và tôn giáo) thường hiện diện đầu tiên tại hiện trường thảm họa
và có thể giúp đỡ được nhiều nếu họ áp dụng những cử chỉ thái độ cơ bản được nêu trong chương này.
Khi con người gặp khủng hoảng, bước đầu tiên là cho họ cơ hội thể hiện bản thân trọn vẹn. Lắng nghe
tinh tế, nghe và hiểu là cốt lõi ở đây. Tấm lòng và sự thông cảm giúp nâng đỡ người bị khủng hoảng, xoa
dịu cơn hỗn loạn trong họ, giúp họ có những quyết định rõ ràng hơn và đưa ra quyết định tốt hơn. Mặc dù
sự khủng hoảng của một người không được giải quyết chỉ bằng một hoặc hai mối liên hệ với người giúp
đỡ, nhưng những liên hệ đó có thể mở đường cho việc đón nhận sự giúp đỡ sau đó. Nếu một người trong
cơn khủng hoảng không cảm thấy được hiểu và chấp nhận, anh ta hoặc cô ta dường như đánh mất đi hi
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

vọng được “trở lại bình thường” và có thể sẽ không còn tìm kiếm sự giúp đỡ trong tương lai. Sự ủng hộ
chân thành, quan tâm và nhiệt tình không cần đáp trả có thể giúp cho việc tiến xa trên con đường thúc đẩy
người ta làm gì đó để vượt qua và giải quyết khủng hoảng. Chia sẻ với một sự thấu hiểu sâu sắc thường
nên đi trước những can thiệp giải quyết vấn đề khác.

Mặc dù sự hiện diện và mối liên hệ tâm lý với người chăm sóc có thể đưa đến việc chữa lành, đối với can
thiệp khủng hoảng nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm có lẽ cần cung cấp cấu trúc và định hướng nhiều hơn so
với những trường tham vấn khác. Đề xuất, hướng dẫn, thậm chí định hướng có thể được cần đến khi thân
chủ không còn khả năng hoạt động hiệu quả vì cơn khủng hoảng. Ví dụ, trong những trường hợp nào đó,
cần thiết để đưa thân chủ nhập viện khi người này đang có ý định tự sát để bảo vệ thân chủ khỏi việc tự
hủy hoại.

Tiếp cận Nhân vị trọng tâm được ứng dụng rộng rãi trong huấn luyện chuyên gia và trợ lý, những người
làm việc với con người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tiếp cận này nhấn mạnh vào việc đồng hành
bên cạnh thân chủ, ngược lại với việc dẫn dắt họ bằng các can thiệp. Do đó, điều này sẽ là an toàn hơn so
với những mô hình trị liệu trong đó đặt nhà trị liệu ở vị trí định hướng để diễn giải, chẩn đoán, phát hiện
vô thức, phân tích giấc mơ, và hướng đến thay đổi nhân cách triệt để.

Người không được giáo dục tâm lý có thể có ích bằng việc chuyển những điều kiện trị liệu như chân thực,
thấu cảm, và quan tâm tích cực vô điều kiện vào trong cả đời sống cá nhân và nghề nghiệp. Những nội
dung nền tảng dễ hiểu và dễ lĩnh hội, và chúng khuyến khích việc xác định năng lực của con người hơn là
phát triển một cấu trúc cứng nhắc trong đó sự tự chủ và năng lực bị chối bỏ. Những kỹ năng cốt lõi này
cung cấp một nền tảng căn bản cho gần như tất cả những hệ thống trị liệu khác được nêu ra trong cuốn
sách này. Nếu tham vấn viên thiếu những kỹ năng liên hệ và giao tiếp này, họ sẽ không thành công trong
việc thực hiện chương trình trị liệu cho thân chủ.

Tiếp cận Nhân vị trọng tâm đỏi hỏi rất nhiều ở nhà trị liệu. Một nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm thành công
phải nâng đỡ, đặt trọng tâm, chân thành, hiện diện, tập trung, nhẫn nại, và chấp nhận một cách trưởng
thành. Không có cách sống xem con người là trọng tâm, những kỹ năng ứng dụng gần như là vô nghĩa.
Như Natalie Rogers (giao tiếp con người, 9/2/2006) nói, “Tiếp cận Nhân vị trọng tâm là một cách sống dễ
nắm bắt được, nhưng rất khó để thực hành.”

ỨNG DỤNG TRONG THAM VẤN NHÓM

Tiếp cận Nhân vị trọng tâm nhấn mạnh vai trò đặc trưng của tham vấn viên nhóm như là người hỗ trợ hơn
là người dẫn dắt. Chức năng cơ sở của người hỗ trợ là tạo dựng một môi trường an toàn và kết nối – một

20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

nơi mà những thành viên của nhóm có thể tương tác một cách chân thành và ý nghĩa. Trong môi trường
này các thành viên được hiểu rõ hơn và tin tưởng bản thân như là chính họ cũng như có thể hướng đến
việc tự định hướng và nắm quyền. Cơ bản, các thành viên nhóm thực hiện những lựa chọn của mình và tự
mang đến sự thay đổi cho bản thân. Với sự hiện diện của người hỗ trợ và sự giúp đỡ của những thành viên
khác, người tham gia nhận ra rằng họ không phải đấu tranh một mình và các nhóm được xem như là
những tập thể tồn tại cho sự thay đổi của chính họ.

Rogers (1970) tin chắc rằng các nhóm sẽ có xu hướng tiến lên nếu người hỗ trợ bày tỏ một lòng tin sâu
sắc vào những thành viên và hạn chế sử dụng các kỹ thuật hoặc bài tập để thúc đẩy nhóm. Người hỗ trợ
nên tránh việc đưa ra những bình luận diễn giải vì những bình luận như thế có khuynh hướng làm cho
nhóm tự nhận thức và làm chậm quá trình. Quá trình quan sát nhóm nên đến từ các thành viên theo quan
điểm học thuyết của Roger về việc đặt trách nhiệm định hướng nhóm lên trên các thành viên. Theo
Rasking, Rogers và Witty (2008), các nhóm hoàn toàn có khả năng đặt ra và theo đuổi mục đích. Ông cho
rằng, “khi những điều kiện trị liệu có ở trong nhóm và khi nhóm được tin tưởng sẽ tìm được cách thức tồn
tại, các thành viên trong nhóm có khuynh hướng phát triển một quá trình đúng với họ nhằm giải quyết
xung đột trong khung cảnh thời gian cho phép” (tr. 170).

Bỏ qua định hướng về lý thuyết của người lãnh đạo nhóm, điều kiện cốt lõi được mô tả ở đây chính là
tính ứng dụng cao đối với bất kì phong cách lãnh đạo nào trong việc hỗ trợ nhóm. Chỉ khi người dẫn dắt
có khả năng tạo dựng một môi trường Nhân vị trọng tâm thì sự hoạt động bên trong nhóm mới diễn ra.
Tất cả những học thuyết được bàn đến trong cuốn sách này đều xem chất lượng của mối quan hệ trị liệu là
nền tảng. Như bạn thấy, tiếp cận hành vi nhận thức trong làm việc nhóm nhấn mạnh đến việc tạo dựng
một mối quan hệ làm việc gắn bó và hợp tác. Theo cách này, những tiếp cận hiệu quả nhất trong làm việc
nhóm chia sẻ các nhân tố cốt lõi của thuyết Nhân vị trọng tâm. Cho những bàn luận chi tiết hơn về tham
vấn nhóm theo Nhân vị trọng tâm, xem Corey (2008, chap. 10).

TRỊ LIỆU NGHỆ THUẬT NHÂN VỊ TRỌNG TÂM


Natalie Rogers (1993) tiếp bước cha cô, Carl Rogers, sáng tạo ra lý thuyết dùng việc thể hiện nghệ thuật
để thúc đẩy sự trưởng thành nhân cách của cá nhân và nhóm. Tiếp cận của Rogers, được biết đến là Trị
liệu thể hiện nghệ thuật, hướng tiếp cận Nhân vị trọng tâm đến việc thể hiện sự sáng tạo một cách tự
nhiên, biểu tượng hóa những trạng thái cảm xúc, cảm nhận sâu xa và khó nắm bắt. Tham vấn viên được
đào tạo về nghệ thuật Nhân vị trọng tâm đưa ra cho thân chủ của họ những cơ hội để tạo ra các hoạt động,
quan sát nghệ thuật, viết nhận ký, âm thanh và âm nhạc để thể hiện cảm xúc và đạt tới sự thấu hiểu. Trị
liệu nghệ thuật Nhân vị trọng tâm tiêu biểu cho một hướng đi khác với những tiếp cận truyền thống mà
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

việc tham vấn dựa vào ý nghĩa của ngôn từ và có thể mang lợi ích đặc biệt đối với những thân chủ có trải
nghiệm bị khóa lại trong trí óc (Sommers-Flanagan, 2007).

NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA TRỊ LIỆU BẰNG NGHỆ THUẬT

Trị liệu bằng thể hiện nghệ thuật sử dụng nhiều loại nghệ thuật đa dạng – vận động, vẽ, sơn, điêu khắc,
âm nhạc, viết và ngẫu hứng - hướng đến sự trưởng thành, hàn gắn và tự khám phá. Đó là một tiếp cận đa
phương thức thống hợp tinh thần, cơ thể, cảm xúc và những nguồn năng lượng bên trong. Các phương
pháp trong trị liệu nghệ thuật dựa trên những nguyên tắc nhân văn tương đồng, nhưng ở dạng đầy đủ hơn
sáng tạo của Carl Rogers. Những nguyên tắc này như sau (N. Rogers, 1993):

 Tất cả mọi người đều có khả năng sáng tạo tiềm ẩn.
 Quá trình sáng tạo biến đổi và chữa lành.
 Sự trưởng thành nhân cách và đạt đến trạng thái nhận thức cao hơn thông qua việc tự nhận thức,
tự hiểu biết và thấu suốt.
 Tự nhận thức, hiểu và thấu suốt là kết quả của việc đào sâu những cảm xúc thương tiếc, giận dữ,
đau đớn, sợ hãi, vui mừng và hạnh phúc.
 Cảm xúc và cảm nhận của chúng ta là nguồn năng lượng có thể được truyền tải vào trong những
tác phẩm nghệ thuật để phóng thích và biến đổi.
 Sự thể hiện nghệ thuật dẫn dắt chúng ta vào vô thức, nhờ đó giúp chúng ta bộc lộ những khía
cạnh thầm kín cũng như mang lại những thông tin và nhận thức mới.
 Một dạng nghệ thuật này kích thích và nuôi dưỡng một dạng khác, đem chúng ta đến với cái cốt
lõi hay bản chất bên trong đó chính là năng lượng sống của chúng ta.
 Có một kết nối tồn tại giữa động lực sống của chúng ta – cốt lõi bên trong tâm hồn chúng tà – với
bản chất của mọi sự hiện hữu.
 Cùng với hành trình vào bên trong để khám phá bản chất và sự trọn vẹn, chúng ta khám phá ra
mối liên hệ giữa bản thân với thế giới bên ngoải, và cái bên trong và bên ngoài trở thành một.

Những phong cách nghệ thuật đa dạng có mối liên hệ với cái mà Natalie Rogers gọi là Sự kết nối sáng
tạo. Khi chúng ta hoạt động, nó ảnh hưởng đến những gì chúng ta viết hoặc vẽ. Khi chúng ta viết hoặc vẽ,
chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận và suy nghĩ.

Tiếp cận của Natalie Rogers có nền tảng là học thuyết Nhân vị trọng tâm đối với cá nhân và nhóm.
Những điều kiện tương tự mà Carl Rogers và đồng sự của ông tìm ra tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy mối
quan hệ thân chủ - tham vấn viên cũng như khuyến khích sáng tạo. Sự trưởng thành nhân cách diễn ra
trong một môi trường an toàn, hỗ trợ được tạo dựng bởi tham vấn viên hoặc những người hỗ trợ chân

22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

thành, nhiệt tình, thấu cảm, cởi mở, trung thực, bình đẳng, và quan tâm – là những phẩm chất được nắm
bắt tốt nhất trong trải nghiệm ban đầu. Dành thời gian phản ánh và đánh giá những trải nghiệm này cho
phép sự thống hợp nhân cách ở nhiều mức độ - trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần.

SÁNG TẠO VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN TRẢI NGHIỆM KÍCH THÍCH

Theo Natalie Rogers (1993), niềm tin sâu sắc vào xu hướng bẩm sinh của cá nhân để trở thành con người
trọn vẹn là cơ sở cho việc sử dụng Nghệ thuật Nhân vị trọng tâm. Cá nhân có khả năng tự hàn gắn rất lớn
bằng cách sáng tạo trong môi trường phù hợp. Khi một người cảm thấy được đánh giá đúng, được tin
tưởng, và ủng hộ trong việc bản thân mình phát triển một kế hoạch, xây dựng dự án, viết lách hoặc được
là chính mình, thử thách sẽ lôi cuốn, kích thích và tạo ra cảm giác bản thân rộng mở. N. Rogers tin rằng
khuynh hướng hiện thực hóa và trở thành một người giàu năng lực, bao gồm cả năng lực sáng tạo bẩm
sinh, bị đánh giá thấp, xem nhẹ và luôn bị kiềm hãm trong xã hội của chúng ta. Chế độ giáo dục truyền
thống có xu hướng khuyến khích sự tuân thủ hơn là tư duy độc đáo và quá trình sáng tạo.

Những điều kiện bên ngoài cũng thúc đẩy và khuyến khích cho những điều kiện bên trong của việc sáng
tạo đã đề cập ở trên. Carl Rogers (1961) nêu ra hai điều kiện chính: sự an toàn tâm lý bao gồm việc chấp
nhận cá nhân một cách vô điều kiện, cung cấp một môi trường không tồn tại những đánh giá bên ngoài,
cùng với sự thấu hiểu. Điều kiện thứ hai là sự tự do tâm lý. Natalie Rogers (1993) thêm vào một điều kiện
thứ ba: tạo điều kiện cho những trải nghiệm mang tính kích thích và thử thách. Sự an toàn và sự tự do tâm
lý chính là đất và dinh dưỡng cho việc sáng tạo, nhưng hạt giống cần phải được gieo trồng. Cái mà N.
Rogers thấy thiếu khi làm việc với cha mình chính là những trải nghiệm thúc đẩy và cho phép con người
thời gian và không gian để tham gia sáng tạo. Từ khi nền văn hóa của chúng ta hướng vào việc diễn đạt
bằng lời, sự khuyến khích thân chủ là cần thiết thông qua việc tạo cho họ cơ hội trải nghiệm thách thức.
Những trải nghiệm được lên kế hoạch cẩn thận hoặc được thiết kế đòi hỏi thân chủ phải thể hiện nghệ
thuật, giúp cho họ tập trung vào quá trình sáng tạo. Dùng việc vẽ, sơn, và điêu khắc để thể hiện cảm xúc
về một sự kiện hoặc con người tạo ra sự khuây khỏa rất lớn và một góc nhìn mới. Những biểu tượng cũng
mang những thông điệp vượt xa ý nghĩa của ngôn từ.

Trị liệu nghệ thuật Nhân vị trọng tâm sử dụng nghệ thuật cho việc thể hiện óc sáng tạo khi nó biểu tượng
hóa những trạng thái cảm xúc, cảm nhận sâu thẳm và đôi khi không thể diễn tả. Những điều kiện thúc đẩy
việc sáng tạo diễn ra bên trong người tham gia và trong cả nhóm. Những điều kiện này hỏi sự chấp nhận
của cá nhân, không phán xét, thấu cảm, tâm lý tự do, và sẵn sàng cho việc trải nghiệm những kích thích
và thử thách. Trong môi trường như thế, các điều kiện thuận lợi bên trong thân chủ được khuyến khích và
thúc đẩy một sự cởi mở không phòng vệ để trải nghiệm, tiếp nhận sự đánh giá bên trong mà không bận
tâm quá mức đến phản ứng của người khác.
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

N. Rogers tin rằng hầu hết mọi người đều từng trải qua việc nỗ lực sáng tạo trong một môi trường không
an toàn. Họ được cung cấp vật liệu để vẽ trong lớp học hay xưởng nơi mà giáo viên nói hoặc hàm ý về
cách thức đúng/sai để thực hiện. Hoặc họ nhảy múa hay hát chỉ vì để chỉnh sửa, đánh giá, xếp loại. Sẽ là
một trải nghiệm khác hoàn toàn, đối với hầu hết mọi người, khi được giành cho cơ hội để khám phá và
trải nghiệm với những chất liệu đa dạng trong một không gian hỗ trợ, không phán xét. Bối cảnh như vậy
mang đến việc chấp nhận là chính mình, sáng tạo, hồn nhiên và trải nghiệm sâu sắc.

ĐIỀU GÌ NGĂN CHÚNG TA LẠI?

Trong quá trình làm việc của Natalie Rogers (1993), có nhiều câu chuyện từ các thân chủ, những người
nhớ được chính xác thời điểm họ ngưng việc sử dụng nghệ thuật, âm nhạc hoặc nhảy múa để thỏa mãn và
thể hiện bản thân. Một giáo viên cho họ điểm thấp, những người khác thì chế giễu khi họ nhảy, hoặc một
vài người bảo họ là họ đang nói thay vì hát. Họ cảm thấy bị hiểu sai và phán xét tiêu cực. Những ý niệm
còn lại là, “Tôi không thể vẽ,” “Tôi không phải nhạc sĩ’” “Điều đó chẳng buồn cười chút nào.” Âm nhạc
và vẽ trở thành những ca khúc trong phòng tắm và những nét nguệch khoạc trên trang vở. N. Rogers tin
rằng chúng ta đang lừa dối chính mình khỏi niềm vui và sự trọn vẹn của việc sáng tạo nếu chúng ta cứ
bám lấy ý tưởng rằng chỉ một họa sĩ mới là người duy nhất có thể bước chân vào vương quốc sáng tạo.
Nghệ thuật không chỉ dành cho những người phát triển cao hơn hay trội hơn mức trung bình. Tất cả
chúng ta đều có thể tham gia vào các hình thức nghệ thuật khác nhau để thể hiện bản thân và trưởng thành
nhân cách.

ĐÓNG GÓP CỦA NATALIE ROGERS

Tóm tắt đoạn này một cách rõ ràng, Natalie Rogers đã góp phần xây dựng liệu pháp Nhân vị trọng tâm và
kết hợp với thể hiện và sáng tạo nghệ thuật như là nền tảng cho sự trưởng thành nhân cách. Sommers –
Flanagan (2007) lưu ý rằng Trị liệu bằng nghệ thuật Nhân vị trọng tâm có lẽ là giải pháp cho những thân
chủ bị mắc kẹt vào lối sống thẳng đều và cứng nhắc. Ông khẳng định: “Bằng tình yêu sáng tạo và nghệ
thuật của chính cô kết hợp với liệu pháp nổi tiếng của cha mình, Natalie Rogers đã phát triển một dạng
liệu pháp hướng tham vấn Nhân vị trọng tâm sang một lĩnh vực mới và thú vị” (tr. 149). Rogers tiếp tục
đời sống chuyên môn năng động của cô, tiến hành những hội thảo tại Hòa Kì, châu Âu, Nhật Bản, Mĩ La
tinh và Nga. Cuối chương là một số nguồn dành cho những ai hứng thú với việc đào tạo về tiếp cận Nhân
vị trọng tâm trong trị liệu bằng thể hiện nghệ thuật.

24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

TRỊ LIỆU NHÂN VỊ TRỌNG TÂM TRONG BỐI CẢNH ĐA VĂN HÓA
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN

Một trong những lợi thế của tiếp cận Nhân vị trọng tâm chính là sự ảnh hưởng của nó lên các mối quan hệ
con người thuộc những nhóm văn hóa khác nhau. Carl Rogers đã có một tác động lên toàn cầu. Công
trình của ông vươn tới hơn 30 quốc gia, và những tác phẩm được dịch ra 12 thứ tiếng. Lý thuyết và thực
hành Nhân vị trọng tâm ngày nay được nghiên cứu ở một số nước châu Âu, Nam Mĩ, và Nhật Bản. Sau
đây là một vài ví dụ về cách mà tiếp cận này được kết hợp ở các quốc gia và nền văn hóa đa dạng.

 Ở một số nước Châu Âu, những khái niệm về Nhân vị trọng tâm có ảnh hưởng ý nghĩa trong thực
hành tham vấn cũng như trong giáo dục, giao tiếp xuyên văn hóa, cũng như trong giảm thiểu các
vấn đề chủng tộc, chính trị. Trong thập niên 1980, Rogers (1987b) đã nói rõ hơn về lý thuyết
giảm tình trạng căng thẳng giữa các nhóm đối lập mà ông phát triển từ năm 1948.
 Những năm 1970 Rogers và các trợ lý bắt đầu hướng dẫn những hội thảo bàn về giao tiếp xuyên
hóa. Bước vào thập niên 1980 ông đã dẫn dắt những hội thảo lớn ở nhiều nơi trên thế giới. Việc
giao lưu quốc tế đã mang đến các nhóm tham gia với những trải nghiệm văn hóa đa dạng.
 Nhật Bản, Úc, Nam Mỹ, Mexico, và Anh đều đã tiếp nhận tốt những nội dung trong Nhân vị
trọng tâm và chỉnh sửa việc thực hành cho phù hợp với văn hóa của họ.
 Không lâu trước khi mất, Rogers đã chỉ đạo một hội thảo chuyên sâu cùng với các chuyên gia của
nước Liên Bang Nga cũ.

Cain (1987c) tổng kết về tầm với của tiếp cận Nhân vị trọng tâm tới các nền văn hóa đa dạng: “Gia đình
quốc tế chúng tôi gồm có hàng ngàn người trên toàn cầu mà cuộc sống của họ chịu ảnh hưởng bởi các tác
phẩm của Carl Rogers và họ đã nỗ lực như là những người đồng sự của ông, mang đến rất nhiều vùng
miền trên trái đất những tư duy và chương trình đổi mới” (tr. 176).

Thêm vào sự ảnh hưởng mang tính toàn cầu, việc nhấn mạnh vào những điều kiện cốt lõi làm cho tiếp cận
Nhân vị trọng tâm trở nên có ích đối với việc nhìn nhận một cách hiểu biết về sự đa dạng của thế giới.
Triết lý căn bản của Trị liệu Nhân vị trọng tâm dựa trên tầm quan trọng của việc lắng nghe những thông
điệp sâu xa từ thân chủ. Thấu hiểu, hiện diện, và tôn trọng các giá trị là những thái độ và kỹ năng cốt lõi
trong tham vấn thân chủ đến từ các nền văn hóa khác nhau. Sự thấu cảm của nhà trị liệu đã tiến xa khỏi
việc “phản ánh” đơn thuần, và các nhà lâm sàng ngày nay đã rút ra hàng loạt những phương thức phản hồi
thấu cảm (Bohart & Greenberg, 1997). Thấu cảm có thể được bày tỏ và trao đổi một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp.
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Một số bài viết cho rằng Trị liệu Nhân vị trọng tâm là ý tưởng phù hợp nhất đối với sự đa dạng thân chủ
trên thế giới. Cain (2008) xem tiếp cận này là một cách hiệu quả trong làm việc với các cá nhân đến từ
nhiều nền văn hóa vì những điều kiện cốt lõi mang tính phổ biến. Bohart (2003) tuyên bố rằng lý thuyết
của Nhân vị trọng tâm làm cho tiếp cận này đặc biệt thích hợp trong làm việc với thân chủ đa văn hóa vì
nhà tham vấn không phải đảm nhận vai trò của một chuyên gia, người áp đặt “lối sống đúng” lên thân
chủ. Thay vào đó, nhà trị liệu như là một “người đồng tham hiểm” khi nỗ lực để hiểu thế giới hiện tượng
của thân chủ một cách hứng thú, chấp nhận, và cởi mở cũng như cùng với thân chủ kiểm tra nhằm xác
nhận quan điểm của nhà trị liệu là đúng đắn.

Glauser và Bozath (2001) nhắc nhở chúng ta chú ý đến việc xác định nền văn hóa bên trong thân chủ.
Nhà trị liệu phải chờ đợi cho bối cảnh văn hóa của thân chủ nổi lên và chúng cảnh báo nhà trị liệu ý thức
về “tưởng tượng đặc trưng” (214), chỉ ra hướng điều trị đặc trù được cho là tốt nhất đối với những nhóm
người khác biệt. Thông điệp chính của Glauser và Bozarth là tham vấn viên trong bối cảnh đa văn hóa
phải đưa ra những điều kiện cốt lõi liên quan tới tất cả tham vấn hiệu quả: “Tham vấn Nhân vị trọng tâm
bỏ qua điều cốt lõi của cái gì là quan trọng nhất cho việc trị liệu thành công trong tất cả mọi tiếp cận tham
vấn. Mối quan hệ tham vấn viên – thân chủ và việc sử dụng tiềm năng của thân chủ là trọng tâm trong
tham vấn đa văn hóa” (tr. 173).

KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN

Mặc dù tiếp cận Nhân vị trọng tâm mang những đóng góp ý nghĩa cho việc tham vấn thân chủ đa dạng về
cả xã hội, chính trị, văn hóa, nó vẫn tồn tại những điểm hạn chế trong bối cảnh này. Nhiều thân chủ đến
với phòng khám sức khỏe tinh thần cộng đồng hoặc điều trị ngoại trú muốn nhận được nhiều đóng góp
hơn từ tiếp cận. Một số thân chủ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp để đối đầu với khủng hoảng, giảm
bớt những triệu chứng căng thẳng thần kinh, và để học những kỹ năng đối phó với các vấn đề hằng ngày.
Vì những thông điệp văn hóa nào đó, khi thân chủ đã tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp, đó có thể là
phương sách cuối cùng. Họ mong đợi một tham vấn viên định hướng và họ có thể bị lãng tránh bởi một
người không đủ khả năng.

Hạn chế thứ hai của tiếp cận Nhân vị trọng tâm là rất khó để chuyển những điều kiện trị liệu cốt lõi thành
thực hành thực tế trong những nền văn hóa cụ thể. Việc trao đổi những điều kiện cốt lõi này phải phù hợp
với khung văn hóa của thân chủ. Sự quan tâm, ví dụ, là việc thể hiện sự bình đẳng và thấu cảm của nhà trị
liệu. Thân chủ quen với sự trao đổi không thẳng thắn có thể không thấy thoải mái với những biểu lộ thấu
cảm một cách trực tiếp hoặc với việc tự bộc lộ được xem là một phần trong trị liệu. Đối với một số thân
chủ, cách phù hợp nhất để thể hiện sự thấu cảm chính là cho nhà trị liệu bày tỏ nó một cách gián tiếp

26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

thông qua việc tôn trọng nhu cầu về khoảng cách của họ và thông qua việc đề xuất những can thiệp nhiệm
vụ - tập trung (Bohart & Greenberg, 1997).

Hạn chế thứ ba trong áp dụng tiếp cận Nhân vị trọng tâm cho những thân chủ đến từ các nền văn hóa khác
nhau liên quan đến thực tế đó là tiếp cận này đề cao giá trị của sự đánh giá nội tâm. Trong tập hợp các nền
văn hóa, thân chủ gần như bị ảnh hưởng mạnh bởi những mong đợi xã hội chứ không chỉ đơn giản bị thúc
đẩy bởi những sở thích cá nhân. Việc tập trung vào phát triển tự quản lý cá nhân và trưởng thành nhân
cách được xem là ích kỷ trong một nền văn hóa chú trọng vào lợi ích cộng đồng. Cain (2008) khẳng định
“nhiều cá nhân cả trong nền văn hóa cá nhân hay văn hóa tập thể đều ít được định hướng vào việc tự hiện
thực hóa bản thân mà hướng nhiều hơn tới tinh thần nhân ái và kết nối với người khác cũng như hướng
tới cái gì là tốt cho cộng đồng và cho lợi ích chung” (tr. 250).

Lupes, một thân chủ người Latinh đã đặt hạnh phúc gia đình lên trên những sở thích cá nhân. Theo quan
điểm Nhân vị trọng tâm, cô ấy có thể được xem như là đang ở trong nguy cơ “Đánh mất nhân dạng” vì
quá chú trọng đến vai trò của cô vào việc chăm sóc các thành viên khác trong gia đình. Thay vì thuyết
phục cô ấy nên ưu tiên cho những gì mình muốn, tốt hơn, nhà tham vấn sẽ tìm hiểu về những giá trị văn
hóa của Lopes cũng nhứ mức độ cam kết với các giá trị ấy của cô. Sẽ là không phù hợp khi tham vấn viên
áp đặt quam điểm về một kiểu phụ nữ mà cô ấy nên là (Vấn đề này được thảo luận bao quát hơn ở
Chương 12).

Mặc dù có thể có những hạn chế đặc thù trong việc thực hành đơn lẻ quan điểm Nhân vị trọng tâm, nó
không chỉ ra rằng tiếp cận này không phù hợp trong làm việc với thân chủ đến từ những nền văn hóa đa
dạng. Trong bất kỳ một nhóm người nào cũng có sự đa dạng rất lớn, và như thế có chỗ cho những phong
cách trị liệu khác nhau. Theo Cain (2008), sự cứng nhắc của phong cách không định hướng trong tham
vấn với mọi thân chủ, bỏ qua nền tảng văn hóa của họ hoặc sở thích cá nhân, được xem là một sự áp đặt
không phù hợp với những nhu cầu bên trong thân chủ. Tham vấn cho thân chủ thuộc những nền văn hóa
khác nhau đòi hỏi nhiều hoạt động và kết cấu hơn so với những ca áp dụng Nhân vị trọng tâm thông
thường, nhưng khả năng ảnh hưởng tích cực của một tham vấn viên, người có những phản hồi thấu cảm
với thân chủ đa dạng văn hóa, không thể nhận được đánh giá quá cao. Thông thường, thân chủ chưa từng
gặp một ai giống như tham vấn viên, người có khả năng lắng nghe chân thành và thấu hiểu. Tham vấn
viên sẽ gặp phải thách thức nhất định để thấu hiểu thân chủ, những người có những trải nghiệm cuộc sống
khác nhau.
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ


Liệu pháp Nhân vị trọng tâm dựa trên lý thuyết về bản năng con người, quy định một sự nỗ lực vốn có để
hiện thực hóa bản thân. Xa hơn, cái nhìn về bản năng con người của Rogers mang tính hiện tượng học, đó
là, chúng ta kiến thiết bản thân theo nhận thức của chúng ta về thực tại, Chúng ta được thúc đẩy để hiện
thực hóa bản thân trong thực tại mà chúng ta nhận thức.

Học thuyết của Rogers dựa trên quan điểm rằng thân chủ có thể hiểu những nhân tố nào trong cuộc sống
gây ra bất hạnh cho họ. Họ cũng có khả năng tự định hướng và thay đổi nhân cách một cách xây dựng.
Thay đổi sẽ xảy ra nếu một nhà trị liệu bình đẳng tạo ra liên kết tâm lý với thân chủ đang trong tình trạng
lo âu hoặc không cân bằng. Điều cần thiết cho nhà trị liệu chính là xây dựng một mối quan hệ mà thân
chủ cho là chân thành, bình đẳng và hiểu biết. Tham vấn trị liệu dựa trên một mối quan hệ I/Thou hay
người với người, mối quan hệ an toàn và chấp nhận giúp thân chủ cởi bỏ những phòng vệ và trở nên chấp
nhận, hợp nhất những khía cạnh mà họ đã từng chối bỏ hoặc bóp méo. Tiếp cận Nhân vị trọng tâm nhấn
mạnh mối quan hệ liên cách giữa thân chủ và nhà trị liệu. Thân chủ được khuyến khích dùng mối quan hệ
này để giải phóng tiềm năng phát triển bên trong họ và đến gần hơn với con người mà họ muốn trở thành.

Tiếp cận này đặt trách nhiệm định hướng trị liệu hàng đầu nơi thân chủ. Trong bối cảnh trị liệu, cá nhân
có cơ hội để quyết định cho chính mình và phát huy tiềm lực bản thân. Mục đích chính của trị liệu là trở
nên cởi mở hơn với trải nghiệm, đạt được sự tự tin, phát triển năng lực đánh giá nội tâm, và sẵn sàng tiếp
tục trưởng thành hơn. Những mục đích đặc biệt không được áp đặt vào thân chủ mà hơn thế, thân chủ tự
chọn giá trị và mục đích cho mình. Ứng dụng hiện nay của liệu pháp nhấn mạnh hơn vào sự tham gia chủ
động của nhà trị liệu hơn trước đây. Nhà trị liệu được cho phép nhiều phạm vi hơn trong thể hiện những
giá trị, phản ứng và cảm xúc của họ phù hợp với những gì diễn ra trong quá tình trị liệu. Tham vấn viên
có thể là một con người trọn vẹn trong mối quan hệ.

ĐÓNG GÓP CỦA TIẾP CẬN NHẬN VỊ TRỌNG TÂM

Khi Rogers đề ra tham vấn không định hướng hơn 65 năm trước, có rất ít những mô thức trị liệu khác.
Tuổi thọ của tiếp cận này là một nhân tố chắc chắn để cân nhắc trong đánh giá ảnh hưởng của nó. Cain
(2002b) cho rằng bằng chứng nghiên cứu chắc chắn ủng hộ hiệu quả của tiếp cận Nhân vị trọng tâm: “60
năm phát triển lý thuyết, thực hành và nghiên cứu đã chứng minh rằng tiếp cận nhân văn trong tâm lý trị
liệu là hiệu quả và hiệu quả hơn những liệu pháp phổ biến khác”. Cain (2008) bổ sung: “một số lượng lớn
nghiên cứu đã được thực hiện và cung cấp những ủng hộ cho tính hiệu quả của liệu pháp Nhân vị trọng
tâm trên rất nhiều thân chủ và trên các vấn đề thuộc mọi lứa tuổi” (tr. 248).

28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

Rogers đã có, và liệu pháp của ông tiếp tục có, một ảnh hưởng lớn trên lĩnh vực tham vấn và trị liệu. Khi
ông giới thiệu ý tưởng của mình vào thập niện 1940s, ông đã cung cấp một lựa chọn mạnh mẽ và triệt để
so với phân tâm học và so với tiếp cận định hướng theo sau là thực hành. Rogers là người tiên phong
trong việc chuyển trọng tâm của trị liệu từ nhấn mạnh vào kỹ thuật và tin tưởng vào quyền lực của nhà trị
liệu sang mối quan hệ trị liệu. Theo Farber (1996), những lưu ý của Rogers liên quan tới thấu cảm, chủ
nghĩa bình đẳng, vai trò quyết định của mối quan hệ trị liệu, và giá trị của những nghiên cứu hầu hết được
chấp nhận bởi các thực hành gia và được sáp nhập vào những định hướng lý thuyết với đôi chút sự thừa
nhận cội nguồn của họ. Cho dù những ảnh hưởng to lớn của Rogers vào thực hành tâm lý trị liệu, đóng
góp của ông đã bị bỏ qua trong những chương trình tâm lý học lâm sàng. Đối với Tham vấn học đường và
những chương trình tham vấn khác, chương trình của Rogers đã không nhận được sự trân trọng xứng
đáng (Farber, 1996) và có rất ít những chương trình đào tạo Nhân vị trọng tâm ở Hoa Kỳ hiện nay.

Thorne (2002b) thuật rằng có một sự xuống dốc trong hứng thú phát triển tiếp cận Nhân vị trọng tâm ở
Mỹ kể từ khi Rogers mất vào năm 1987. Dù vậy tiếp cận Nhận vị trọng tâm vẫn hiện diện mạnh mẽ tại
châu Âu, và tiếp tục có sự quan tâm đến tiếp cận này ở cả Nam Phi và xa hơn về phía Đông. Tiếp cận
Nhân vị trọng tâm đã xây dựng chỗ đứng vững chắc ở các trường Đại học. Một số những trường huấn
luyện chuyên sâu cho các nhà tham vấn Nhân vị trọng tâm nằm ở Anh Quốc (Natalie Rogers, giao tiếp cá
nhân, 9/2/2006). Thêm vào đó, những giải thưởng của Anh bao gồm Fairhurst (1999), Keys (2003), Lago
và Smith (2003), Mearns và Cooper (2005), Means và Thorne (1999, 2000), Natello (2001), Thorne
(2002a, 2002b), và Watson (2003) tiếp tục mở rộng tiếp cận này.

Như chúng ta thấy, Natalie Rogers đã làm nên một đóng góp ý nghĩa cho ứng dụng tiếp cận Nhân vị trọng
tâm bằng việc kết hợp sử dụng thể hiện nghệ thuật như là một phương tiện khám phá nhân cách, thường
là đối với nhóm. Bà đã góp phần vào phát triển tiếp cận Nhân vị trọng tâm thông qua sử dụng phương
pháp phi ngôn từ để làm cho cá nhân có khả năng chữa lành và phát triển. Nhiều cá nhân khó khăn trong
thể hiện bản thân bằng lời nói có thể tìm thấy những khả năng mới trong việc tự thể hiện thông qua kênh
phi ngôn ngữ (Thorne, 1992).

Nhấn mạnh vào nghiên cứu Một trong những đóng góp của Rogers cho lĩnh vực tâm lý trị liệu là việc
sẵn lòng xem các khái niệm của mình như là những giả thuyết có thể kiểm tra và đưa vào nghiên cứu.
Ông thực sự đã mở ra một lĩnh vực mới cho nghiên cứu. Ông là người tiên phong trong việc đưa các ghi
chép về các buổi trị liệu trở thành đối tượng kiểm tra đánh giá cũng như áp dụng kỹ thuật nghiên cứu
trong đối thoại giữa tham vấn viên và thân chủ (Combs, 1988). Giả thuyết nền tảng của Rogers đã làm
tăng rất nhiều số lượng nghiên cứu và tranh cãi trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, có lẽ nhiều hơn so với bất kì
trường phái trị liệu nào khác (Cain, 2002a). Thậm chí những người chỉ trích đã tín nhiệm ông vào việc chỉ
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

đạo và thúc đẩy người khác tiến hành nghiên cứu các quá trình và kết quả tham vấn. Rogers đã đặt ra
thách thức cho tâm lý học trong việc thiết kế những mô hình nghiên cứu một cách khoa học về khả năng
đối diện với trải nghiệm chủ quan bên trong của con người. Các lý thuyết trong trị liệu và thay đổi nhân
cách của ông có tác dụng khám phá to lớn và mặc dù tồn tại những tranh cãi xung quanh tiếp cận này,
công trình của ông đã đặt ra thách thức cho các lý thuyết gia và thực hành gia trong việc đánh giá niềm tin
và phong cách trị liệu của chính họ. Phần lớn dựa vào nỗ lực nghiên cứu của Rogers và đồng sự của ông,
“những tiến bộ thực sự trong lý thuyết và tinh hoa trong thực hành đã hình thành trong hơn 25 năm qua”
(Cain, 2002b, tr. xxii).

Sự quan trọng của thấu cảm Một trong số những đóng góp lớn của tiếp cận Nhân vị trọng tâm liên quan
đến thấu cảm trong thực hành tham vấn. Nhiều hơn bất kỳ tiếp cận nào khác, liệu pháp Nhân vị trong tâm
đã được chứng minh rằng nhà trị liệu thấu cảm đóng vai trò sống còn trong việc tạo điều kiện cho sự thay
đổi mang tính xây dựng nơi thân chủ. Quan sát toàn diện của Watson (2002) về những tài liệu nghiên cứu
sự thấu cảm trong trị liệu đã chứng minh một cách hợp lý rằng nhà trị liệu thấu cảm là sự báo trước chắc
ăn nhất cho sự tiến bộ của thân chủ trong trị liệu Thật vậy, thấu cảm là thành phần cốt lõi để thành công
trong bất kì mô thức trị liệu nào.

Nghiên cứu Nhân vị trọng tâm được tiến hành phần lớn trên lý thuyết về những điều kiện cần và đủ trong
thay đổi nhân cách mang tính trị liệu (Cain, 1986, 1987b). Hầu hết những tiếp cận tham vấn khác được kể
đến trong cuốn sách này kết hợp sự quan trọng trong thái độ và hành vi nhà trị liệu vào việc xây dựng mối
quan hệ trị liệu cho phép sử dụng các kỹ thuật của họ. Một trường hợp, tiếp cận Hành vi – Nhận thức đã
phát triển một hệ thống chiến lược được thiết kế để giúp thân chủ đối mặt với những vấn đề riêng, và họ
nhận thức rằng mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu tin tưởng và chấp nhận là cần thiết cho việc áp dụng
thành công các quy trình của họ. Ngược lại với tiếp cận Nhân vị trọng tâm, dù thế nào đi nữa, những nhà
trị liệu Hành vi – Nhận thức cho rằng mối quan hệ làm việc là không đủ để tạo ra sự thay đổi. Những quy
trình chủ động, kết hợp với mối quan hệ hợp tác, là cần thiết để mang đến thay đổi.

Đổi mới trong học thuyết Nhân vị trọng tâm Một trong những sức mạnh của tiếp cận Nhân vị trọng
tâm là “sự phát triển những sáng kiến và phương pháp sáng tạo, sự phức tạp trong làm việc với những khó
khăn, sự đa dạng và phức tạp đối với các dạng cá nhân, cặp đôi, gia đình và nhóm tăng lên” (Cain, 2002b,
tr. xxxii). Có một số người làm đã nên những tiến bộ ý nghĩa phù hợp với các giá trị cũng như nội dung
cốt lõi của Nhân vị trong tâm. Bảng 7.1 mô tả về một số nhà đổi mới, những người đóng vai trò trong cải
cách liệu pháp Nhân vị trọng tâm.

30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

Rogers trước sau phản đối sự thể chế hóa của cái gọi là Trường phái Nhân vị trọng tâm. Cũng như vậy,
ông chống lại ý tưởng thành lập học viện, cấp chứng chỉ và tiêu chuẩn cho các thành viên. Ông sợ rằng
việc thể chế hóa sẽ làm tăng việc nhận thức hạn hẹp, cứng nhắc và giáo điều. Nếu Rogers (1987a) có một
lời khuyên dành cho những học viên đang được huấn luyện, đó sẽ là: “Chỉ có một trường phái trị liệu tốt
nhất, đó là trường phái mà bạn phát triển cho chính mình dựa trên sự liên tục kiểm tra đánh giá tính hiệu
quả trong lối cư xử của bạn với người khác” (tr. 215).

NHỮNG GIỚI HẠN VÀ PHÊ BÌNH TIẾP CẬN NHÂN VỊ TRỌNG TÂM

Mặc dù tôi hoan nghênh những nhà trị liệu Nhân vị trong tâm về sự sẵn lòng cống hiến các giả thuyết và
quy trình của họ cho việc xem xét bằng thực nghiệm, một số nhà nghiên cứu đã chỉ trích những lỗi về
phương pháp luận trong một vài nghiên cứu này. Những kết luận về hạn chế về mặt khoa học bao gồm
việc sử dụng chủ thể đối chứng không thích hợp cho trị liệu, thất bại trong dùng nhóm đối chứng chưa
được điều trị, sai lầm trong tính toán hiệu quả của giả dược, tin tưởng vào tự báo cáo của thân chủ như là
cách chính để quyết định thành bại của trị liệu, và dùng những quy trình thống kê không thích hợp.

Có một giới hạn giống nhau ở tiếp cấp cận Nhân vị trọng tậm và tiếp cận Hiện sinh (gọi chung là các tiếp
cận trải nghiệm). Cả hai phương thức tiếp cận này đều không nhấn mạnh vai trò của kỹ thuật như là yếu
tố dẫn đến sự thay đổi hành vi của thân chủ. Những đề xuất thực hành hay những phương pháp điều trị
trong thực hành đối với các rối loạn cụ thể cho thấy giới hạn nghiêm trọng của tiếp cận trải nghiệm đến từ
việc thiếu chú trọng vào các kỹ thuật và chiến thuật đã được chứng minh. Những người có trách nhiệm
giải trình thông qua bằng chứng thực hành trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần đã hoàn toàn chỉ trích các
tiếp cận trải nghiệm.

Một giới hạn tiềm tàng của tiếp cận này là các học viên được huấn luyện và những thực hành gia theo
định hướng Nhân vị trọng tâm có khuynh hướng giúp đỡ thân chủ mà không cho họ thử thách. Trong số
những hiểu lầm của họ về nội dung căn bản của tiếp cận, một số đã làm giới hạn hàng loạt các phản hồi
và phong cách tham vấn trong việc phản ánh và lắng nghe thấu cảm. Mặc dù lắng nghe, phản ánh cũng
như hiểu thân chủ là có giá trị, việc tham vấn đòi hỏi nhiều hơn thế. Tôi tin rằng những điều kiện trị liệu
cốt lõi là cần thiết cho trị liệu thành công, song tôi không xem chúng như là những điều kiện đủ cho sự
thay đổi của mọi thân chủ vào mọi thời điểm. Những thái độ nền tảng là cơ sở mà trên đó tham vấn viên
phải xây dựng những kỹ năng can thiệp trị liệu.

Một thử thách có liên quan cho những nhà trị liệu sử dụng tiếp cận này là sự ủng hộ thân chủ chân thành
trong việc tìm kiếm lối đi. Tham vấn viên đôi khi gặp phải khó khăn khi cho phép thân chủ quyết định
những mục tiêu trị liệu cụ thể. Rất dễ dẫn tới việc đưa ra nhận xét về hướng đi mà thân chủ tìm ra, nhưng
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

thực tế cần rất nhiều sự tôn trọng thân chủ và lòng tin vào vai trò của nhà trị liệu trong việc khuyến khích
thân chủ lắng nghe bản thân cũng như làm theo định hướng của chính mình, đặc biệt là khi những định
hướng ấy không phải là lựa chọn mà nhà trị liệu hi vọng.

Có lẽ giới hạn lớn của những tiếp cận dựa vào trải nghiệm chính là những giới hạn nhân cách của nhà trị
liệu (Thorne, 2002b). Bởi vì mối quan hệ trị liệu có vai trò quan trọng đối với kết quả của quá trình trị
liệu, có một sự trông đợi rất lớn vào nhà trị liệu như là một con người. Từ quan điểm của Bohart (2003),
những lỗi chính mà nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm và Hiện sinh có thể phạm phải chính là kết quả của sự
“không nhiệt tình, thấu cảm, và chân thực, buộc thân chủ chấp nhận vấn đề, hoặc không thể nối kết trong
suốt quá trình” (tr. 150). Những giới hạn về mặt lý thuyết không nhiều như trong thực hành.

Nhiều hơn bất kỳ những phẩm chất nào khác, sự trung thực của nhà trị liệu quyết định sức mạnh mối
quan hệ trị liệu. Nếu nhà trị liệu giấu đi nhân dạng riêng và phong cách của mình một cách chủ động và
không định hướng, họ có thể sẽ không làm tổn thương thân chủ, nhưng đồng thời họ cũng không có
quyền lực ảnh hưởng tới thân chủ. Nhà trị liệu là chính mình và bình đẳng là điều quan trọng trong tiếp
cận này khi mà những người thực hành phải cảm thấy như thế một cách tự nhiên và phải tìm được cách
nào đó thể hiện phản ứng của mình với thân chủ. Nếu không, khả năng có thể dẫn đến đó là trị liệu Nhân
vị trọng tâm sẽ trở thành một tiếp cận nhạt nhẽo, dè dặt và không hiệu quả.

ÁP DỤNG TRỊ LIỆU NHÂN VỊ-TRỌNG TÂM VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA
STAN
Tự thuật của Stan cho thấy rằng anh nhận thức rõ về điều anh muốn cho cuộc đời mình. Nhà trị liệu Nhân
vị trọng tâm dựa vào tự thuật cuộc đời của anh theo cách anh nhìn nhận cuộc đời mình hơn là dựa vào sự
đánh giá hay chẩn đoán chính thức. Bà được lưu tâm nhờ việc hiểu theo khung tham chiếu của anh. Stan
đã nói ra những mục đích ý nghĩa cho mình. Anh được thúc đẩy để thay đổi và dường như có đủ khao
khát để làm việc nhằm hướng đến những thay đổi mong muốn. Tham vấn viên Nhân vị trọng tâm có lòng
tin vào khả năng của Stan trong việc tìm ra cách của chính mình và tin tưởng rằng anh có năng lực cần
thiết để trưởng thành nhân cách. Bà khuyến khích Stan nói tự do về sự bất nhất giữa con người mà anh
nhận thấy mình là và con người anh muốn mình trở thành; về những cảm nhận về sự sai lầm, không hoàn
hảo, về nỗi sợ và hoang mang của anh, cũng như nỗi thất vọng của anh vào lúc đó. Bà nỗ lực tạo ra một
bầu không khí tự do và an toàn nhằm khuyến khích Stan khám phá những khía cạnh nguy cơ trong anh.

Stan tự đánh giá thấp giá trị bản thân. Mặc dù anh thấy rất khó tin rằng người khác thật sự thích mình, anh
vẫn muốn cảm thấy được yêu thương. (“Tôi hy vọng tôi có thể học để yêu ít nhất là vài người, nhất là phụ

32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

nữ.”). Anh muốn cảm thấy bình đẳng với người khác và không cảm thấy có lỗi vì sự tồn tại của mình, hầu
hết thời gian anh dùng là để nhận thức nỗi mặc cảm. Bằng cách tạo một bầu không khí hỗ trợ, tin tưởng
và khuyến khích, nhà trị liệu có thể giúp đỡ Stan học cách chấp nhận chính mình, cả mặt mạnh lẫn giới
hạn. Anh có cơ hội bộc lộ cởi mở nỗi sợ đối với phụ nữ, từ việc anh không thể làm việc với con người,
cũng như cảm giác không hoàn hảo và ngu ngốc. Anh có thể khám phá cảm giác bị đánh giá bởi cha mẹ
và bởi những người cấp trên là như thế nào. Anh có cơ hội để thể hiện tội lỗi của mình – đó chính là
những cảm nhận khi anh không sống đúng với những kỳ vọng của gia đình và khiến cho họ cũng như
chính bản thân anh tụt dốc. Anh có thể cũng liên hệ tới cảm giác đau đớn khi chưa từng được yêu thương
và cần đến. Anh ấy có thể thể hiện sự cô đơn và lạc lõng mà anh thường cảm thấy, cũng như nhu cầu lãng
quên nó bằng rượu và ma túy.

Stan sẽ không còn cô đơn lâu nữa, khi anh đã mạo hiểm cho phép nhà trị liệu bước chân vào thế giới cảm
nhận của riêng mình. Stan dần dần có được sự tập trung đúng vào những trải nghiệm cũng như có thể làm
rõ cảm nhận và thái độ mình có. Anh thấy mình có khả năng đưa ra quyết định. Ngắn gọn, mối quan hệ trị
liệu giải phóng anh khỏi thói tự bại. Vì sự quan tâm và tin tưởng mà anh trải nghiệm từ nhà trị liệu, Stan
có thể tăng thêm niềm tin và tự tin nơi bản thân. Những phản hồi thấu cảm từ nhà trị liệu hỗ trợ Stan trong
việc lắng nghe chính mính và chấp nhận bản thân ở mức độ cao hơn. Stan dần trở nên nhạy cảm hơn với
những mách bảo trong lòng mình và bớt phụ thuộc vào nhận định của những người xung quanh. Kết quả
quá trình trị liệu, Stan khám phá ra một con người trong cuộc đời mà anh có thể phụ thuộc – chính anh.

TIẾP THEO: BẠN TIẾP TỤC LÀ NHÀ TRỊ LIỆU NHÂN VỊ TRỌNG TÂM CỦA
STAN

Dùng những câu hỏi sau để giúp bạn nghĩ về việc bạn sẽ tham vấn cho Stan như thế nào bằng tiếp cận
Nhân vị trọng tâm:

 Bạn sẽ phản hồi như thế nào đối với cảm nhận tự nghi ngờ bản thân sâu sắc của
Stan? Bạn có thể bước vào khung tham chiếu của anh ấy và phản hồi theo cách
thấu cảm nhằm cho Stan biết rằng bạn nghe thấy nỗi đau và sự đấu tranh của anh
ấy mà không cần đưa ra lời khuyên hay đề nghị không?
 Bạn mô tả những mâu thuẫn sâu xa của Stan như thế nào? Bạn cảm nhận gì về thế
giới của anh ấy?
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

 Phạm vi nào mà bạn nghĩ rằng mối quan hệ bạn phát triển với Stan sẽ giúp anh ấy
hướng đến một định hướng tích cực? Điều gì, trong tất cả, là cách có thể cho bạn
và cả anh ấy thiết lập một mối quan hệ trị liệu.

Bảng 7.A Những nhà trị liệu đóng góp cho sự tiến bộ của học thuyết Nhân vị trọng tâm

Người đổi mới Đóng góp


Natalie Rogers (1993, 1995) Tiến hành hội thảo và giáo dục về liệu pháp thể hiện nghệ
thuật Nhân vị trọng tâm
Virginia Axline (1964, 1969) Có những đóng góp ý nghĩa cho trị liệu thân chủ trọng tâm
đối với trẻ em và chơi trị liệu
Eugene Gendline (1996) Phát triển những kĩ thuật mang tính kinh nghiệm, như tập
trung, là cách để nâng cao trải nghiệm của thân chủ.
Laura Rice (Rice & Grenberg, 1984) Hướng dẫn nhà trị liệu liên tưởng nhiều hơn đến việc tại
tạo trải nghiệm chủ yếu đang tiếp tục quấy rầy thân chủ.
Peggy Natiello (2001) Làm việc trên hợp tác năng lực và vấn đề giới.
Art Combs (1988, 1989, 1999) Phát triển tâm lý học tri giác.
Leslie Greenberg và đồng sự (Greenberg, Tập trung vào sự quan trọng của những điều kiện thay đổi
Korman, & Paivio, 2002; eenberg, Rice, & cảm xúc trong trị liệu cũng như thúc đẩy học thuyết và
Elliott, 1993) phương pháp nhân vị trọng tâm.
David Rennie (1998) Cung cấp một cái nhìn thoáng qua hoạt động bên trong của
quá trình trị liệu.
Art Bohart (2003; Bohart & Greenerg, 1997; Đóng góp vào sự hiểu biết sâu sắc của thấu cảm trong thực
Bohart & Tallman, 1999) hành trị liệu.
Jeanne Watson (2002) Chứng minh rằng khi thấu cảm hoạt động trên mức độ nhận
thức, tác động, và tương tác cá nhân, nó là công cụ mạnh
nhất cho nhà trị liệu.
Dave Mearns và Brian Thorne (1999, 2000) Đóng góp vào việc hiểu những lĩnh vực mới trong lý thuyết
và thực hành tiếp cận Nhân vị trọng tâm và là những hình
tượng ý nghĩa trong giáo dục và quản lý tại Anh quốc.
C. H. Patterson (1995) Chỉ ra rằng trị liệu thân chủ trọng tâm là một hệ thống phổ
quát của tâm lý trị liệu.
Mark Hubble, Barry Duncan, và Scott Chứng minh rằng mối quan hệ thân chủ trọng tâm là cốt lõi

34
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

Miller (1999) đối với tất cả các tiếp cận trị liệu.

HƯỚNG ĐI TIẾP THEO


Trong CD-ROM cho Tham vấn thống hợp, bạn sẽ thấy một minh chứng cụ thể cho việc làm thể nào tôi
cũng xem mối quan hệ trị liệu là nên tang cho công việc của chúng ta. Đặc biệt Phiên 1 (“Bắt đầu tham
vấn”), Phiên 2 (“Mối quan hệ trị liệu”), và Phiên 3 “Thiết lập những mục đích trị liệu”) đưa ra minh
chứng cho cách thực tôi ứng dụng dung những nguyên tắc của tiếp cận Nhân vị trong tâm vào ca làm việc
của tôi với Ruth.

Hiệp hội Phát triển tiếp cận Nhân vị trọng tâm, Inc. (ADPCA)

P. P. Box 3876

Chicago, IL 60690-3876

Email: enquiries@adpca.org

Website: www.adcp.org

Biên tập viên tạp chí: jonmrose@aol.com

Hiệp hội phát triển tiếp cận Nhân vị trọng tâm (ADPCA) là một tổ chức học thuật và quốc tế bao gồm
một mạng lưới các cá nhân ủng hộ việc phát triển và ứng dụng tiếp cận Nhân vị trọng tâm. Tư cách thành
viên bao gồm một đăng ký dài hạn cho Tạp chí Nhân vị trọng tâm, bản tin của hiệp hội, hướng dẫn thành
viên, và thông tin về hội nghị hàng năm. ADPCA cũng cung cấp thông tin về giáo dục liên tục và giám
sát huấn luyện trong tiếp cận nhân vị trọng tâm. Thông tin về Tạp chí Nhân vị trong tâm, liên hệ biên tập
viện (Jon Rose).

Hiệp hội Tâm lý học Nhân văn

1516 Oat Street #320A

Alamenda, CA 94501 – 2947

Điện thoại: (510) 769 – 6495


Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Fax: (510) 769 – 6433

Email: AHPOffice@aol.com

Website: www.ahpwed.org

Website Tạp chí: http://jhp.sagepub.com

Hiệp hội tâm lý học nhân văn (AHP) dàng trọn vẹn cho việc khuyến khích tính toàn vẹn nhân cách, học
tập sáng tạo, và hành động trách nhiệm trong việc nhìn nhận những thách thức tồn tại của con người lúc
này. Thông tin về Tạp chí Tâm lý học Nhân văn có sẵn trong Hiệp hội Tâm lý học nhân văn hoặc tại
website cộng đồng.

Carl Rogers: Một tặng phẩm từ con gái

Website: www.nrogers.com

CD-ROM về Carl Rogers là một thành tựu đẹp đẽ và cuối cùng trong cuộc đời và sự nghiệp của người
khai sang tấm lý học nhân văn, Nó bao gồm những đoạn trích từ 16 cuốn sách của ông, hơn 120 tấm ảnh
thể hiện cuộc đời của ông, và video cảnh chiến thắng giải thưởng của hai cuộc gặp nhóm và những phiên
tham vấn đầu tiên của Carl. Nó là nguồn chính cho người nghiên cứu, giáo viên, các thư viện, và trường
đại học. Nó là sự tôn kính sâu sắc dành cho một trong số những nhà tư tưởng quan trọng nhất, tâm lý gia
có ảnh hưởng nhất và nhà hoạt động vì hòa bình của thế kỉ 20. Được phát triển cho Natalie Rogers, tiến
sĩ, bời Mindgarden Media, Inc.

Trung tâm nghiên cứu con người

1150 Silverado, Suite #112

La Jolla, CA 92037

Telephone: (858) 459-3861

Email: ceterpoftheperson@yahoo.com

Website: www.centerfortheperson.org

Trung tâm nghiên cứu Con người (CSP) đưa ra những hội thảo, huấn luện se6nimar, những nhóm thực
nghiệm nhỏ, và chia sẻ học tập trong các buổi gặp gỡ giao lưu. Dự án học tập khoảng cách và Viện Carl

36
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân

Rogers cho Đào tạo tâm lý trị liệu và Giám sát cung cấp sự huấn luyện mang tính trải nghiệm và mô
phạm và sự giám sát giành cho những giáo sư hứng thú với việc phát triển định hướng Nhân vị trọng tâm
của họ.

Saybrook Graduate School

Email: admissions@saybrook.edu

Website: www.nrogers.com

Cho việc huấn luyện liệu pháp thể hiện nghệ thuật, bạn có thể tìm đến Natalie Rogers, Tiến sĩ, và Shellee
Davis, MA, chuyên về chương trình cấp chứng chỉ về Saybrook Graduate School trong khoa học của họ,
“Thể hiện nghệ thuật đối với Hàn gắn và thay đổi mang tính xã hội: Một tiếp cận Nhân vị trong tâm.”
Một chương trình cấp chứng chỉ 16 phần bao gồm 6 tuần chia ra trong vòng 2 năm tại một trung tâm phục
hồi phía bắc San Francisco. Rogers và Davis đề ra những môn nghệ thuật bên trong một khung tham vấn
nhân vị trọng tâm. Họ dùng tham vấn chứng minh, thực hành các phiên tham vấn, đọc, thảo luận, tài liệu,
và một dự án sáng tạo để dạy những phương pháp dựa trên kinh nghiệm và lý thuyết.

KHUYẾN ĐỌC
On becoming a Person (Rogers, 1961)1 là một trong những nguồn cơ bản để đọc thêm về trị liệu Nhân vị
trọng tâm. Đây là một sưu tầm những bài báo của Rogers về quá trình trị liệu tâm lt1, kết quả của nó, mối
quan hệ trị liệu, giáo dục, cuộc sống gia đình, giao tiếp, và bản chất của con người khỏe mạnh.

A Way of Being2 (Rogers, 1980) chứa một loạt những bài viết về những trài nghiệm và quan điểm cá nhân
của Rogers, cũng như những chương về nền tảng và ứng dụng của tiếp cận Nhân vị trọng tâm.

The Creative Connection: Expressive Arts as Healing (N. Rogers, 1993) là một cuốn sách thực hành, ý
nghĩa được minh họa bằng những bức ảnh song động và màu sắc và đầy ý tưởng kích thích sự sáng tạo, tự
thể hiện, hàn gắn, và chia sẻ. Natalie Rogers kết hợp lý thuyết của cha cô với thể hiện nghệ thuật để đẩy
mạnh giao tiếp giữa thân chủ và nhà trị liệu.

Humanistic Psychotherapies: Handbook of Research and Practice (Cain & Seeman, 2002) cung cấp một
thảo luận hữu ích, bao quát về trị liệu Nhân vị trọng tâm, trị liệu Gestalt, và trị liệu Hiện sinh. Cuốn sách
này bao gồm nghiên cứu chứng minh cho lý thuyết Nhân vị trọng tâm.

1
Nhóm dịch có ebook của quyển sách này, xin vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết
2
Xin liên hệ để biết thêm chi tiết về ebook
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

The Carl Rogers Reader (Kirschenbaum & Henderson, 1989) chứa rất nhiều sách về Carl Rogers cho
sinh viên lựa chọn.

On Becoming Carl Rogers (Kirschenbaum, 1979) là một tiểu sự của Carl Rogers.

Freedom to Learn (Rogers & Freiberg, 1994) chỉ ra những giá trị cần thiết để đưa nền giáo dục truyền
thống vào trong các trường học có tiềm năng trở thành những trung tâm đề cao sự tự do torng học tập.
Cuốn sách này chỉ ra cách thức những điều kiện cốt lõi có thể được ứng dụng vào trong quá trình dạy và
học.

38

You might also like