You are on page 1of 21

Table of Contents

Câu 1: Tìm bài báo khoa học quốc tế thuộc ngành truyền thông, làm rõ khung lý
thuyết của bài báo này (các lý thuyết được sử dụng), cách ứng dụng khung lý
thuyết mà nhóm tác giả đã triển khai trong bài báo đó như thế nào? ..................... 1
Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết/ học thuyết, nêu rõ các trường
phái/ phiên bản lý thuyết khác nhau theo lịch đại? ................................................... 2
I. Khái niệm về công chúng và sự tiếp nhận .................................................... 2
II. Các trường phái, phiên bản lý thuyết khác nhau theo lịch đại ................... 2
III. Tổng quan về tác giả, thời gian ra đời của lý thuyết .................................... 3
IV. Nội dung ........................................................................................................... 3
V. Quá trình tiếp nhận và tâm lý tiếp nhận của công chúng với sản phẩm
truyền thông. .............................................................................................................. 4
1. Quá trình tiếp nhận 4
2. Tâm lý tiếp nhận của công chúng 6
VI. Hạn chế của lý thuyết tiếp nhận của công chúng ......................................... 9
VII. Kết luận ............................................................................................................ 9
Câu 3 : Vận dụng lý thuyết cơ bản này để phân tích các nghiên cứu trường hợp
cụ thể trong lĩnh vực truyền thông .............................................................................. 9
I. “Black lives matter” sau sự ra đi của George Floyd ....................................... 9
II. Phong trào “Anti-work” và cách tiếp nhận khác nhau của công chúng .... 12
Câu 1: Tìm bài báo khoa học quốc tế thuộc ngành truyền thông, làm rõ khung lý
thuyết của bài báo này (các lý thuyết được sử dụng), cách ứng dụng khung lý thuyết
mà nhóm tác giả đã triển khai trong bài báo đó như thế nào?
Bài báo Khoa Học Quốc tế “An Analysis of Influencer Marketing Effectiveness
in Luxury Brands Using Eye-Tracking Technology” được tác giả sử dụng thuyết Truyền
Thông Hai Bước.
-> Results: “The results of our study…are summarized in Table 3.”
Key Opinion Leader - người có ảnh hưởng đến ý kiến và hành vi của công chúng
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Là những người nổi tiếng, có khả
năng tạo ra xu hướng và thay đổi ý kiến của công chúng.
Các nhãn hàng khi hợp tác với KOL bất kì có sức ảnh hưởng trên các nền tảng
xã hội Instagram, Tiktok,... để tạo ra xu hướng, quảng cáo và truyền tải thông tin, hình
ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu (Figure 1) các mặt hàng xa xỉ được tiếp cận nhiều hơn vì họ
có thể dễ dàng xác định được sản phẩm đó thông qua hình ảnh được quảng bá bởi KOL.
Phần lớn người mua hàng có thể nhận định được màu sắc, kiểu dáng,... của sản phẩm.
Các cuộc điều tra quốc gia về các nguồn thông tin chính của người dân cũng chỉ ra rằng
người dân dựa nhiều vào các phương tiện thông tin đại chúng hơn là giao tiếp cá nhân.
Tầm ảnh hưởng của KOL đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền tải thông
tin đến khách hàng. Không chỉ riêng về chất lượng của mặt hàng mà còn có một yếu tố
dẫn đến sự thành công trong kinh doanh đó chính là KOL - yếu tố ảnh hưởng quyết định
mua hàng, từ đó doanh số bán hàng. Ngoài ra còn giúp brand nâng cao độ nhận diện
thương hiệu, tăng lượng truy cập và tương tác qua nền tảng truyền thông.
Figure 4: Mối quan hệ giữa việc nhận dạng chính xác túi xách và sự công nhận
của Influencer bởi những người tham gia. KOL là những người sáng tạo và có khả năng
tạo ra những nội dung hấp dẫn, thú vị và có giá trị cho khán giả. Những nội dung này
không chỉ giúp quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, mà còn tăng tính
tương tác và lan tỏa trên các kênh truyền thông xã hội. Đây cũng là một trong những
yếu tổ ảnh hưởng của KOL đến quyết định mua hàng mà doanh nghiệp không thể bỏ
qua. Ngoài ra nguồn nội dung chất lượng cũng là công cụ mà doanh nghiệp có thể tận
dụng và tái sử dụng cho các chiến dịch tiếp thị khác.
-> Discussion and Conclusion: “The results of our experimental study…on the
participants’ behavior.”
Key Opinion Leader là người có sức ảnh hưởng, độ uy tín cao nên tạo được niềm
tin đối với khách hàng. Họ kết hợp với nhãn hàng và tạo ra những nội dung chất lượng
để quảng bá cho sản phẩm. Người tiêu dùng tiếp cận được nó một cách dễ dàng hơn cho
nên điều này quyết định đến việc khách hàng cho sẵn sàng xuống tay chi tiền cho một
món hàng nào đấy của brand hay không.

1
Các brand muốn tiếp cận đến mọi khách hàng dù ở mức thu nhập thấp hay cao.
Nhãn hàng quan tâm đến việc nhân rộng thử nghiệm của mình bằng một nhóm người
tham gia không quen thuộc với các sản phẩm thương hiệu cao cấp với tư cách là những
người tham gia vào nghiên cứu này với mục đích tiếp thị sản phẩm của họ, tạo ra xu
hướng với người tiêu dùng.
Ngày nay trước khi quyết định mua hàng, người tiêu dùng đều có xu hướng tham
khảo ý kiến từ người thân, hoặc ý kiến những người xung quanh đánh giá về sản phẩm
đó. Đặc biệt, có đến 65% người tiêu dùng tìm hiểu về sản phẩm thông qua KOL – những
người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Có thể thấy review từ KOL có ảnh hưởng
không nhỏ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết/ học thuyết, nêu rõ các trường
phái/ phiên bản lý thuyết khác nhau theo lịch đại?

I. Khái niệm về công chúng và sự tiếp nhận


“Công chúng” trong tiếng Anh được gọi là General Public, là một hoặc nhiều con
người tự nhiên hoặc pháp lí, trong mối quan hệ với luật pháp hoặc trong thực tiễn quốc
gia, hiệp hội, tổ chức hoặc nhóm của họ. Theo tạp chí College English nhận định “Công
chúng có vai trò hiển nhiên, quan trọng nhưng lại rất khó nắm bắt”. ”Sự tiếp nhận” là
đón nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển giao cho.
Vậy có thể nói rằng “sự tiếp nhận của công chúng” là phản ứng của khán giả,
người xem khi tiếp thu một thông tin, một bài báo, một tin tức nào đó.

II. Các trường phái, phiên bản lý thuyết khác nhau theo lịch đại
Giống như bất kỳ lĩnh vực lý thuyết nào, có những thuật ngữ quan trọng và cần
được hiểu theo cách chúng được các học giả trong lĩnh vực đó định nghĩa và sử dụng.

Lý thuyết sự tiếp nhận bắt nguồn từ tác phẩm của Hans-Robert Jauss vào cuối
những năm 1960. Tác phẩm có ảnh hưởng nhất được ra đời trong những năm 1970 và
đầu những năm 1980 ở Đức và Mỹ (Fortier 132), cùng với một số công trình đáng chú
ý được thực hiện ở các nước khác, các nước Tây Âu. Một dạng lý thuyết tiếp nhận cũng
đã được áp dụng vào việc nghiên cứu lịch sử .

Từ những năm 1970, các tài liệu liên quan đến người đọc, quá trình đọc, phản hồi
của người đọc và nảy sinh các vấn đề liên quan đến bản chất của văn bản văn học
(Ingarden, 1973; Iser, 1978). Các nhà phê bình văn học nghĩ và nói về độc giả chứ không
phải người xem hay người nghe, và khi lĩnh vực nghiên cứu phản ứng và tiếp nhận của
công chúng mở rộng để bao gồm cả nghiên cứu truyền thông, nhiều nhà văn tiếp tục sử
dụng thuật ngữ độc giả mặc dù họ hiểu rằng việc đọc bao gồm cả vừa xem vừa nghe.
Hơn nữa, như được sử dụng bởi các nhà lý thuyết về tiếp nhận, khái niệm người đọc hay

2
người xem còn đề cập đến nhiều thứ hơn những gì chúng ta quen với việc liên kết với
thuật ngữ này.
Trong khi học giả lãng mạn Jauss ban đầu hướng tới lý thuyết tiếp nhận thông
qua mối quan tâm của ông đối với lịch sử văn học, thì Iser, một học giả về văn học Anh,
lại xuất phát từ những định hướng diễn giải của Chủ nghĩa phê bình mới và lý thuyết
tường thuật. Jauss lúc đầu phụ thuộc vào thông diễn học và chịu ảnh hưởng đặc biệt bởi
Hans-Georg Gadamer, tác động lớn nhất đối với Iser là hiện tượng học. Đặc biệt quan
trọng trong vấn đề này là công trình của Roman Ingarden, người mà Iser đã áp dụng mô
hình cơ bản cũng như một số khái niệm then chốt của mình. Cuối cùng, ngay cả trong
tác phẩm sau này của mình, Jauss thường quan tâm nhất đến các vấn đề có tính chất lịch
sử và xã hội rộng lớn. Ngược lại, Iser quan tâm chủ yếu đến từng văn bản và cách người
đọc liên hệ với nó. Mặc dù ông không loại trừ các yếu tố xã hội và lịch sử, nhưng rõ
ràng chúng phụ thuộc hoặc được kết hợp trong những xem xét văn bản chi tiết hơn.
Trong Jauss được cho là đang giải quyết thế giới vĩ mô của sự tiếp nhận, sau đó Iser
quan tâm đến thế giới vi mô của phản ứng.
Lý thuyết tiếp nhận kể từ đó đã được mở rộng cho khán giả của các sự kiện biểu
diễn, chủ yếu tập trung ở nhà hát. Susan Bennett được ghi nhận là người bắt đầu nghiên
cứu lý thuyết tiếp nhận ở mảng này khi cho ra đời cuốn “Theatre Audience: a theory of
production and reception” Susan Bennett đưa khán giả lên hàng đầu, nhấn mạnh sự tham
gia sáng tạo của họ và chỉ ra cách họ đóng góp cho các tác phẩm sân khấu đồng thời tập
trung phản ánh luồng tâm lý tiếp nhận khác nhau của họ. Lý thuyết tiếp nhận cũng đã
được áp dụng vào lịch sử và phân tích cảnh quan, thông qua công trình của nhà sử học
cảnh quan John Dixon Hunt, ông nhận ra rằng sự tồn tại của các khu vườn và cảnh quan
phần lớn liên quan đến sự tiếp nhận của công chúng.

Tuy nhiên, vì lý thuyết tiếp nhận đã được áp dụng trong các lĩnh vực nghệ thuật
và nhân văn cũng như trong một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội khác, nên
thuật ngữ này chỉ được áp dụng cho bất kỳ loại sáng tác biểu tượng nào.

III. Tổng quan về tác giả, thời gian ra đời của lý thuyết
Stuart Hall, một nhà xã hội học, nghiên cứu văn hóa là một trong những người
đề xướng chính lý thuyết tiếp nhận, được phát triển lần đầu tiên trong bài tiểu luận năm
1973 với tiêu đề “Mã hóa và giải mã trong diễn ngôn truyền hình” (Encoding and
decoding in television discourse).

IV. Nội dung


Stuart Hall cho rằng các sản phẩm truyền thông sẽ có các thông điệp được mã
hóa (endcode) bởi các nhà sản xuất qua các ý tưởng khác nhau. Khi họ muốn truyền đạt
thông điệp đó, họ sẽ sử dụng các ý tưởng để tạo nên một câu chuyện cụ thể, một nhân

3
vật cụ thể, và họ mong rằng công chúng (audience) sẽ hiểu được thông điệp họ muốn
truyền tải và giải mã (decode) thông điệp đó. Lý thuyết này chia công chúng thành 3
nhóm:

Dominant Reading (Người đọc chiếm ưu thế): Công chúng tiếp nhận chính xác
những thông điệp mà nhà sản xuất muốn truyền đạt. Ví dụ vào những năm 1950, quảng
cáo bột giặt Tide đã nhấn mạnh rằng “Nếu đã là phụ nữ thì cần phải giữ cho quần áo
trong gia đình sạch tinh tươm” và bột giặt Tide là sự lựa chọn dành cho họ vì khi đó,
Tide là sản phẩm tốt nhất trên thị trường.

Oppositional Reading (Người đọc đối lập): Công chúng hoàn toàn không tiếp
nhận những thông điệp mà nhà sản xuất muốn truyền tải. Ví dụ: Ở thời hiện đại, khi thấy
quảng cáo Tide ở những năm 1950, công chúng có thể phản cảm khi thấy rằng “Chỉ có
phụ nữ mới phải lo việc giặt giũ nhà cửa” và có thể họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm và sẽ
nghĩ rằng Tide không phải là sản phẩm tốt nhất, chính vì vậy những thông điệp mà nhà
sản xuất truyền đạt họ đều không tiếp nhận.
Negotiated Reading (Người đọc thương lượng): Công chúng cân bằng được
thông điệp nhà sản xuất muốn truyền đạt, như ở giữa Dominant Reading và Oppositional
Reading. Công chúng của nhóm này hiểu được thông điệp nhà sản xuất muốn truyền tải
và muốn công chúng tiếp nhận nhưng họ sẽ chỉ tiếp nhận 1 vài thông điệp trong số đó.
Bên cạnh đó họ cũng không tiếp nhận 1 số thông điệp khác. Ví dụ khi thấy quảng cáo
của Tide: Họ hiểu thông điệp nhà sản xuất muốn truyền đạt rằng Tide là một sản phẩm
tốt nhưng bên cạnh đó họ cũng không muốn chi tiền để mua một sản phẩm chỉ nhắm tới
phụ nữ để làm chiến dịch quảng cáo.
Có rất nhiều các lí do để giải thích cho việc xuất hiện 3 nhóm công chúng này.
Có thể do người đọc ở những độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, thuộc về các nền
văn hóa khác nhau, có các quan điểm chính trị khác nhau, tiếp nhận thông tin ở những
thời điểm khác nhau…Vì vậy khi chú ý tới một sản phẩm, chúng ta cần biết được rằng
thông điệp mà nhà sản xuất muốn truyền tải là gì, tỉ lệ chính xác mà công chúng sẽ tiếp
nhận đúng thông điệp đó và tại sao công chúng lại không tiếp nhận thông điệp đó. Nhà
sản xuất nội dung không thể xem xét hay đánh giá từng quan điểm cá nhân. Kết luận mà
khán giả đưa ra đã, đang và sẽ đúng, quan điểm của họ sẽ thay đổi theo thời gian và sẽ
cảm thấy phù hợp với kết luận đưa ra tại thời điểm đó.

V. Quá trình tiếp nhận và tâm lý tiếp nhận của công chúng với sản phẩm
truyền thông.
1. Quá trình tiếp nhận
Nghiên cứu về quá trình tiếp nhận, A. P. Lazarsfeld khẳng định có 2 bước chính
của quá trình truyền thông điệp:

Bước 1: Tiếp nhận cá nhân với các sản phẩm truyền thông

4
Bước 2: Sau tiếp nhận cá thể, thông điệp tiếp tục được lan tỏa trong phạm vi rộng
lớn hơn (nhóm, cộng đồng)
Đóng góp vào quá trình tiếp nhận của công chúng bao gồm các yếu tố khác nhau,
gắn kết tạo thành một mạng lưới chặt chẽ, bao gồm:

Công chúng: lí do tồn tại, mục tiêu hướng đến của chiến dịch để đánh giá hiệu
quả thành công, là một phần quan trọng trong quá trình tiếp nhận. Đây là nhóm người
tiếp cận và chịu ảnh hưởng của các sản phẩm truyền thông.

Nhu cầu, động cơ, mục đích tiếp nhận của công chúng: các hoạt động đọc báo
in, tiếp cận báo điện tử,xem truyền hình nhằm giúp họ đạt được một mục đích mong
muốn cụ thể nào đó, chẳng hạn như tiếp thu thêm thông tin về đời sống xã hội.
Nội dung tiếp nhận chủ yếu của công chúng với sản phẩm truyền thông: đây
chính là thông điệp mà nhà sản xuất gửi gắm trong các sản phẩm, mang thông tin, chứa
đựng nguyên lý, triết lí nào đó.

Phương tiện giúp công chúng tiếp cận: ví dụ trong thế giới hiện đại ngày nay,
giới trẻ tiếp cận với truyền thông qua những công cụ như điện thoại, ipad, laptop/ người
già sẽ tiếp cận truyền thông qua những công cụ cơ bản, thông dụng: đọc báo in, nghe
đài,...

Hình thức, bối cảnh tiếp cận của công chúng: phụ thuộc vào thời gian trong
ngày, không gian mà công chúng chọn lựa.

Các sản phẩm hiện có tồn tại đa dạng trên thị trường: đài phát thanh, các sản
phẩm báo chí truyền hình, các tờ báo giấy,...

Tiếp nhận cá nhân về sản phẩm truyền thông: thông tin dần đi vào tiềm thức,
hiểu biết của riêng 1 cá thể.

Tiếp nhận nhóm và cộng đồng: thông tin được lan tỏa rộng rãi, càng nhiều
người biết hơn sẽ tạo ra độ phủ sóng tốt hơn, phụ thuộc vào đặc tính của nhóm người ấy
và hệ thống nhu cầu của họ.
Hiệu quả tiếp nhận các sản phẩm truyền thông: là sự kết hợp giữa tiếp nhận
cá nhân và tiếp nhận cộng đồng, thể hiện rõ khả năng tác động vào hệ thống hành vi xã
hội sau khi đã trải qua quá trình tiếp thu. Đây là kênh phản hồi quan trọng, từ đó xây
dựng nền tảng giúp các nhà sản xuất điều chỉnh, cân bằng lại nội dung và đo lường sự
thành công của chiến dịch, khắc phục những thiếu sót và đem lại phiên bản hoàn thiện
nhất thỏa mãn thị yếu của công chúng.

5
Ví dụ cụ thể về mô hình quá trình tiếp nhận của công chúng:

2. Tâm lý tiếp nhận của công chúng


2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý tiếp nhận của công chúng
“Tâm lý tiếp nhận của công chúng” là toàn bộ các hiện tượng tâm lý có tính quy
luật trong quá trình họ tiếp nhận các sản phẩm truyền thông với tư cách là những người
cung cấp, khởi xướng, tiếp nhận và truyền tải thông tin, giúp cho việc cải tiến và nâng
cao hiệu quả của quá trình truyền thông.

Trước đây, các nhà xã hội học thường chỉ chú ý khảo sát ứng xử của công chúng
đối với một phương tiện truyền thông. Nhưng về sau, xu hướng phổ biến trong giới
nghiên cứu xã hội học là đi sâu hơn vào vấn đề chính là cố gắng nối kết ứng xử đó với
cơ cấu xã hội, hay nói cách khác, đặt ứng xử của công chúng đối với truyền thông đại
chúng trong bối cảnh xã hội của họ.

Ví dụ 1: những gia đình mà mọi thành viên đều đã học hết trung học thường có
những tập quán và cách thức đọc báo khác với những gia đình mà cha mẹ chưa học hết
bậc trung học.

Ví dụ 2: những cặp vợ chồng nào đều đã học xong đại học thường có thái độ đối
với truyền hình khác với những cặp vợ chồng có trình độ học vấn thấp hơn, hoặc chỉ có
một trong hai người là tốt nghiệp đại học.

Các cuộc điều tra xã hội học thực nghiệm đã cho thấy là không phải chỉ có trình
độ học vấn mới ảnh hưởng tới thái độ đối với truyền thông đại chúng, mà nhiều nhân tố
xã hội khác cũng có thể tác động, như sau đây:

6
Mức sống: Người có thu nhập cao hơn, điều kiện sống tốt hơn sẽ là yếu tố thúc
đẩy công chúng tiếp cận những phương tiện truyền thông hiện đại hơn
Giới tính: nữ giới và nam giới đều có những mối quan tâm khác nhau với những
sở thích khác nhau khi tiếp cận sản phẩm truyền thông.

Tuổi tác: Độ tuổi càng cao thì càng có tỉ lệ đọc báo hàng ngày nhiều hơn (39%
ở 31-60 tuổi/ 28% ở 16-30 tuổi). Nhà nghiên cứu Christopher Vollmendar chỉ ra 4 nhóm
công chúng phân loại theo lứa tuổi, đó là thế hệ của bùng nổ dân số, thế hệ X, thế hệ Y,
và thế hệ Z.

Địa bàn cư trú (Môi trường): có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền dẫn của
các thiết bị thu phát sóng, ảnh hưởng đến việc tiếp cận các phương tiện truyền thông của
công chúng.

Có thể khẳng định, quá trình tiếp nhận của công chúng chịu sự tác động của
những yếu tố khác nhau, bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan:

Nhân tố khách quan Nhân tố chủ quan

Các điều kiện xã hội bên ngoài mà công Thuộc về bên trong: tính cách, sở thích,
chúng đang sống: môi trường giáo dục, tuổi tác, nghề nghiệp,...
gia đình, tập quán của cộng đồng, sự
phát triển của kinh tế, bối cảnh chính
trị,...

2.2. Đặc thù tâm lý tiếp nhận của công chúng với sản phẩm truyền thông
Tiêu biểu trong đặc thù tâm lí của công chúng chính là sự tác động bằng thị giác
cảm tính và thị giác lý tính. Công chúng dễ bị thu hút bởi các ấn phẩm đẹp, sáng tạo trên
các phương tiện truyền thông khác nhau ngay từ lần đầu ra mắt. Những ấn phẩm này sẽ
tạo ấn tượng, là tiền đề để khơi gợi tính tò mò từ công chúng và kích thích họ tìm hiểu
các lớp vỏ nội dung, thông điệp được truyền tải công khai hoặc ẩn kín bên trong. Ngược
lại, nếu hình thức bên ngoài được quảng bá thiếu sự bài trí, thiếu cách xây dựng hợp lí
và hàm chứa ít những nội dung mang tính thời sự, bổ ích sẽ dễ bị phớt lờ bởi công chúng.
Kỹ thuật này là cơ sở để quá trình tiếp nhận của công chúng được tiếp diễn và tạo tiền
đề thành công cho một chiến dịch truyền thông.
Ví dụ, qua nghiên cứu gần đây của một số tác giả về việc tổ chức nội dung và
trình bày trên báo in thì các tờ báo, tạp chí như: Lao động, Thanh Niên, Tuổi trẻ,... có
khả năng thu hút và tác động đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc theo chiều sâu và
tạo ra hiệu ứng lan truyền ở phạm vi rộng, đều đáp ứng được một cách cơ bản những
đòi hỏi trong quy luật: tạo hấp dẫn cho hành vi xem, chuyển nhanh một cách có hiệu

7
quả sang hành vi đọc bằng các thông tin bổ ích với nhu cầu và thị hiếu công chúng. Xét
cho cùng, muốn tạo ra hiệu quả tiếp nhận cho công chúng với các sản phẩm truyền thông
nói chung có khả năng đem đến cho công chúng khả năng tiếp nhận các thông điệp
theo kiểu thị giác có sự tham gia của các yếu tố lý tính, cần phải có sự kết hợp chặt
chẽ giữa hình thức độc đáo (tiêu đề, cách bố trí) với phần nội dung được trình bày dưới
dạng rõ ràng, thông tin cô đọng, dễ tiếp thu. Sự kết hợp đó phải giúp công chúng khi
tiếp cận với sản phẩm truyền thông có thể có tiếp nhận bằng thị giác cảm tính (xem), và
chuyển một cách nhanh chóng từ thị giác mang màu sắc cảm tính sang tiếp nhận bằng
thị giác lý tính (tiếp cận có mục đích), tạo ra khả năng tiếp nhận thông tin một cách sâu
sắc, khái quát và mang tính hệ thống.
2.3. Các xu hướng tâm lý học trong quá trình tiếp nhận của công chúng
Xu hướng thuận lợi về tinh thần:

Tập quán, lòng tin và tính hiếu kỳ: đây chính là yếu tố thúc đẩy sự quan tâm
của công chúng về một sản phẩm truyền thông nào đó. Khi công chúng hình thành một
lòng tin có căn cứ về chất lượng, hiệu quả của sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để
lan truyền, phát triển mạng lưới người “biết” rộng rãi hơn.

Sự tiết kiệm: đây là một trong những hiệu ứng tâm lý của công chúng (chi tối
thiểu, lợi tối đa), có thể cả về mặt thời gian lẫn mặt vật chất. Nhà sản xuất cần hiểu rõ
hiệu ứng tâm lý này để đưa ra những chiến dịch truyền thông phù hợp và hiệu quả.

Ham muốn thể hiện bản thân: công chúng (đặc biệt giới trẻ) thường có xu
hướng thể hiện mình, tìm mọi cách để gây ấn tượng, nổi bật. Khi các chiến dịch truyền
thông khơi gợi được tính ham muốn ấy trong công chúng sẽ dễ mang lại hiệu quả tính
cực, như truyền cảm hứng hoặc tạo động lực.

Xúc cảm: hầu hết bộ phận công chúng đều có tính đồng cảm, dễ bao dung với
những số phận hoàn cảnh thiệt thòi khác trong xã hội. Thấu hiểu nét tâm lí này của công
chúng khi triển khai các chiến dịch truyền thông sẽ tạo được hiệu ứng rộng bao trùm,
đồng thời sẽ được ủng hộ bởi tính nhân văn, cao cả mà thông điệp mang lại.

Xu hướng bất lợi về tinh thần:

Tâm lý tự lập: Một số công chúng rất ít hoặc không tin vào thông điệp truyền
thông do sự ngờ vực bắt nguồn từ nét tâm lý vốn có chủ quan. Đối với nhóm công chúng
này, nhà sản xuất cần xây dựng thông điệp thuyết phục cụ thể phụ thuộc vào việc tìm
hiểu kĩ càng mong muốn bên trong và đánh trúng điểm “yếu” của họ.

Tâm lý tự vệ: Hiện nay, tình trạng quá tải thông điệp với tần suất lớn đang ngày
càng phủ sóng trong quá trình gây dựng hình ảnh truyền thông. Vì thế nên công chúng
sẽ sinh ra cảm giác “chán nản”, phản ứng chống lại bằng cách từ chối tiếp thu và phớt
lờ. Trường hợp này các nhà sản xuất nên điều chỉnh, cân nhắc lại rõ ràng về mục tiêu
lẫn mục đích của chiến dịch và lên kế hoạch xây dựng rõ ràng.
8
VI. Hạn chế của lý thuyết tiếp nhận của công chúng
Giống như bất kỳ lý thuyết nào khác, lý thuyết Tiếp nhận cũng nhận được nhiều
lời chỉ trích và thách thức từ các học giả. Một số lời chỉ trích chính về lý thuyết Tiếp
nhận điển hình là:

Nhấn mạnh quá mức vào khán giả: Các học giả khác cho rằng lý thuyết tiếp
nhận tập trung quá nhiều vào khán giả. Nó bỏ qua vai trò của các nhà sản xuất phương
tiện truyền thông và bối cảnh xã hội rộng lớn hơn. Hơn nữa, nó bỏ qua một thực tế là
các nhà sản xuất phương tiện truyền thông có ý định, động cơ và suy nghĩ riêng của họ.
Điều này có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối các thông điệp truyền thông.

Phạm vi hạn chế: Nhiều học giả khác nhau cũng thừa nhận rằng lý thuyết tiếp
nhận có phạm vi hạn chế. Họ tin rằng nó chủ yếu có thể áp dụng cho việc phân tích việc
giải thích các văn bản văn hóa. Ngoài ra, lý thuyết này cũng bỏ qua tác động của phương
tiện truyền thông đối với các cấu trúc chính trị và xã hội. Nó bỏ qua vai trò của truyền
thông trong việc định hình dư luận và chính sách.

VII. Kết luận


Lý thuyết tiếp nhận vẫn là một khuôn khổ có giá trị để có thể hiểu mối quan hệ
phức tạp giữa thông điệp truyền thông và công chúng. Nó nhấn mạnh vai trò tích cực
của khán giả trong việc diễn giải và tạo ra ý nghĩa của thông điệp truyền thông.

Câu 3 : Vận dụng lý thuyết cơ bản này để phân tích các nghiên cứu trường hợp
cụ thể trong lĩnh vực truyền thông

I. “Black lives matter” sau sự ra đi của George Floyd


1. Nguồn gốc của phong trào “Black Lives Matter"
Nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ đã tồn tại trong suốt lịch sử của đất nước này và
vẫn còn đang gây ảnh hưởng đáng kể đến xã hội và cuộc sống hàng ngày của nhiều
người. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, tác động không chỉ đến cá nhân mà còn đến
cộng đồng và quốc gia. Các dạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ có thể xuất hiện trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, bao gồm giáo dục, việc làm, chính trị, hệ thống tư pháp và cuộc
sống hàng ngày. Những hệ quả của nạn phân biệt chủng tộc có thể làm gia tăng sự bất
công, tạo ra khác biệt trong cơ hội phát triển và ảnh hưởng đến trình độ sống của các
cộng đồng tộc người.
Một trong những ví dụ nổi bật về nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ là các vụ việc
phân biệt chủng tộc trong lĩnh vực tư pháp và cảnh sát. Các trường hợp về bạo lực cảnh
sát đối với người da màu đã gây ra sự phẫn nộ và tranh cãi trong cộng đồng và trên toàn
quốc. Những vụ việc như vậy đã đánh dấu sự cần thiết phải xem xét lại hệ thống công
lý và cải thiện quan hệ giữa cảnh sát và cộng đồng. Hàng loạt vụ mâu thuẫn lớn giữa

9
cảnh sát và người da màu tại Mỹ đã xảy ra trong những năm 2010s. Bên cạnh đó, 509
trường hợp đã bị cảnh sát Mỹ bắn hạ chỉ trong nửa đầu năm 2016 mà phần lớn nạn nhân
cũng là người da màu. Và từ đó nổ ra một phong trào mang tên “Black Lives Matter”
hay còn hiểu là “Người da màu đáng được sống”.

Trước ngày 25/5/2020, chủ đề gây tranh luận hàng đầu tại Mỹ và các quốc gia
khác trên thế giới là virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19. Tuy nhiên, vào ngày này,
tất cả đã thay đổi với sự xảy ra của một sự kiện quan trọng. Mặc dù virus vẫn đang lây
lan và gây tổn thương nghiêm trọng với tốc độ khủng khiếp, câu nói "Tôi không thể thở"
của một người da màu thốt ra khi ông bị đè chết dưới đầu gối của một người cảnh sát da
trắng đã làm rung chuyển nước Mỹ.
Vào ngày 25/5, George Floyd, 46 tuổi, trở thành một cái tên thêm vào danh sách
dài những người gốc Phi bị cảnh sát lạm dụng bạo lực trong quá trình bắt giữ, bao gồm
Eric Garner và Michael Brown năm 2014, Sandra Bland năm 2015, Philando Castile
năm 2016, Stephen Clark năm 2018 và Breonna Taylor vào tháng 3/2020. Tuy nhiên,
vụ việc của George Floyd đã khơi dậy một làn sóng phản đối chưa từng thấy kể từ thời
kỳ phong trào dân quyền những năm 1960. Cái chết của ông đã trở thành “ngọn lửa”
kích hoạt nhận thức quốc gia về vấn đề phân biệt chủng tộc tại Mỹ và tạo ra một sự bùng
nổ lớn hơn bao giờ hết cho phong trào “Black Lives Matter”
1. Cách thông tin được encode và truyền tải

Sản phẩm mã hoá thông điệp đã gây nên lỗi bức xúc của người dân nước Mỹ đó
là một đoạn video do chính camera giám sát công việc của cảnh sát, người đã gây ra cái
chết của George Floyd và rất nhiều các đoạn video khác được người dân xung quanh
quay lại. Và từ đó thông điệp “Black lives matter" được mã hoá theo nhiều cách khác
nhau để tiếp cận tới công chúng

Các bài đăng trên mạng xã hội:

Mọi người sử dụng nền tảng mạng xã hội để chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm và
câu chuyện của họ liên quan đến bất công chủng tộc, phân biệt đối xử và đấu tranh cho
bình đẳng. Có thể thấy video quay lại cái chết của George Floyd được lan truyền chóng
mặt trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,... Điều này vô tình làm mạng
xã hội bị tắt nghẽn bởi một màu đen xám xịt và việc tiếp cận những diễn biến mới trở
nên khó khăn.

Hashtags:

Hashtag #BlackLivesMatter được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng truyền thông
xã hội như Twitter để nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và bày tỏ sự ủng hộ đối với
phong trào. Mặc dù hashtag #BlackLivesMatter đã xuất hiện trước đó trên Twitter nhưng
nó đã quay trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau vụ việc của George Floyd. Theo thống
kê, có khoảng 218.000 tweet chứa hashtag #BlackLivesMatter một ngày sau khi anh ấy
10
qua đời, khi video người ngoài cuộc đầu tiên được đăng lên mạng. Và từ sau ngày 7
tháng 6 năm 2020, số hashtags mỗi ngày đã duy trì mốc trên 2 triệu lượt hashtags mỗi
ngày trong thời gian dài

Phương tiện truyền thông đại chúng:

Những phiên tiện truyền thông đại chúng như báo in, báo điện tử trên toàn cầu về
vấn đề này được đưa ra để giải thích và khám phá phong trào này. Những điều này cung
cấp cái nhìn sâu sắc về mục tiêu, thách thức và tác động của phong trào. Nhưng những
phương tiện truyền thông đại chúng này sẽ hạn chế đưa ra các quan điểm cá nhân về vấn
đề này

2. Cách công chúng tiếp nhận thông tin/decode


Theo chủng tộc:

Theo thống kê của Pew research center có trụ sở tại Washington DC, có 81%
người trưởng thành da đen nói rằng họ ủng hộ phong trào, so với 63% người trưởng
thành châu Á, 61% người trưởng thành gốc Tây Ban Nha và 42% người trưởng thành
da trắng.

Đa số người trưởng thành da đen đều có xu hướng ủng hộ phong trào Black lives
matter bởi vì chính cộng đồng của họ đang chịu phải nhưng sự bất công và phân biệt
chủng tộc trên nước Mỹ.
Người trưởng thành châu Á cũng là nạn nhân cho nạn phân biệt chủng tộc. Vào
thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, người Mỹ gốc Á làm lao động nhập cư ở Mỹ đã bị coi là kẻ
xấu (và thường chịu bạo lực kinh hoàng liên quan đến chủng tộc) của “Hiểm Họa Da
Vàng”. Nhận thấy rằng khi nạn phân biệt chủng tộc da đen ở Mỹ còn chưa được xử lý
thì nạn phân biệt chủng tộc người Châu Á (Asian hate) sẽ không thể nào chấm dứt được,
cộng đồng người châu Á đã hưởng ứng phong trào để đòi lại công bằng cho những nạn
nhân của phân biệt chủng tộc

Những người trưởng thành da trắng có nhiều khả năng hơn những người thuộc
các nhóm chủng tộc và sắc tộc khác mô tả phong trào này là gây chia rẽ và nguy hiểm
(khoảng 4/10 người trưởng thành da trắng làm như vậy, so với 30% hoặc ít hơn ở các
nhóm khác), và họ là nhóm thiểu dùng từ “trao quyền” để miêu tả phong trào này. Phần
người trưởng thành da trắng không ủng hộ phong trào cho rằng không nên nói là chỉ có
mạng người da đen là quan trọng bởi vì tất cả mạng sống của mọi chủng tộc trên thế
giới đều quan trọng như nhau. Họ cũng lên án phong trào này đang chia rẽ các cộng
động chủng tộc toàn cầu.

Nhận định của nhóm: Có thể thấy rằng không phải 100% người da đen đều ủng
hộ phong trào “Black lives matter" hay 100% người da trắng phản đối phong trào “Black
lives matter”. Trong từng chủng tộc đều có những ý kiến đi ngược lại số đông. Điều đó

11
chứng tỏ mặc dù cùng chủng tộc thì cũng sẽ có người tiếp nhận thông tin theo cách khác
nhau.
Theo độ tuổi:

Theo thống kê, 64% người trưởng thành từ 18 đến 29 tuổi ủng hộ phong trào, so
với 52% ở độ tuổi 30 đến 49, 46% ở độ tuổi 50 đến 64 và 41% ở độ tuổi 65 trở lên.
Khoảng 41% thanh niên (từ 18 đến 29 tuổi) cho rằng “việc trao quyền” mô tả phong trào
“Black lives matter” là cực kỳ tốt và 27% cũng nói như vậy về “sự hòa nhập” , lớn hơn
tỷ lệ người lớn từ 30 tuổi trở lên khi họ nói những từ đó mô tả phong trào tốt.

Và trong khi 49% thanh niên nói rằng phong trào này có hiệu quả cao trong việc
thu hút sự chú ý đến vấn đề phân biệt chủng tộc, thì 32% những người ở độ tuổi từ 30
đến 49, 27% những người từ 50 đến 64 và 22% những người từ 65 tuổi trở lên nói điều
này.

Nhận định của nhóm: sự hưởng ứng phong trào “Black lives matter" giảm dần
theo độ tuổi. Những người trẻ có xu hướng quan tâm hơn đến những vấn đề xã hội về
phân biệt chủng tộc bởi vì các thế hệ trẻ hiện nay được tiếp xúc với giáo dục về đa dạng
và nhân quyền hơn so với thế hệ trước. Trong khi đó, các thế hệ già hơn thì sẽ bị ảnh
hưởng bởi các tư duy và định kiến cổ hủ từ cuộc sống trong quá khứ của họ.

Theo đảng phái chính trị tại Mỹ:


Có tới 84% đảng viên Đảng Dân chủ và những người theo đảng Dân chủ ủng hộ
phong trào, trong khi 82% đảng viên Đảng Cộng hòa và những người theo Đảng Cộng
hòa phản đối. Để mô tả phong trào, Đảng dân chủ đa số dùng “trao quyền” và “hoà
nhập” trong khi “nguy hiểm” và “gây chia rẽ" là những từ Đảng cộng hòa miêu tả phong
trào “Black lives matter”.

Nhận định chủ quan của nhóm: Đảng Cộng hòa không thích khẩu hiệu “Black
lives matter” vì họ coi đó là trở ngại cho lợi ích của họ trong việc “bảo tồn truyền thống
chính trị độc đáo của người Anglo-Saxon (một dân tộc sống tại Đảo Anh từ thế kỷ 5
CN)” một mục tiêu bắt nguồn từ quyền lực tối cao của người da trắng.

Trong khi đó Đảng dân chủ rất ủng hộ “Black lives matter”, nhưng nhiều ý kiến
cho rằng việc ủng hộ phong trào này là để hỗ trợ cho nỗ lực ứng cử của Joe Biden vào
thời điểm đó. Nhóm của Biden cho biết họ hy vọng sẽ tăng tỷ lệ cử tri Da đen và thanh
niên đi bỏ phiếu, hai nhóm đã thúc đẩy các cuộc biểu tình.

II. Phong trào “Anti-work” và cách tiếp nhận khác nhau của công chúng

1. Khái niệm “Anti-work”

Anti-work hay còn gọi là Anti-work Movement là phong trào tẩy chay công việc.
Phong trào Anti-work thu hút những người lao động bất mãn, qua việc phơi bày những

12
tiêu cực mà xã hội đặt ra với họ. Họ cho rằng công việc hay điều kiện làm việc của họ
có xu hướng xuống cấp và vô nghĩa, họ tin rằng một nhân viên chỉ nên làm việc cần
thiết cho bản thân chứ không phải cắm đầu làm việc cống hiến cho công việc và người
chủ của họ.

2. Nguồn gốc của phong trào “Anti-work”

Hành vi tẩy chay công việc đã nhen nhóm từ khi có các cuộc cách mạng công
nghiệp. Giữa thế kỷ 18, sự bùng nổ của chủ nghĩa tư bản khiến cho việc sản xuất hàng
hóa trở thành mục tiêu được ưu tiên hàng đầu tại thời điểm đó. Quá trình công nghiệp
hóa mạnh mẽ của các nước đế quốc ở giai đoạn này cho phép các sản phẩm sản xuất
hàng loạt với chi phí thấp bằng cách bóc lột sức lao động của người lao động.
Bị bóc lột, người lao động đã vùng lên đấu tranh cho quyền lợi của mình. Điều
này dẫn đến sự ra đời của ngày Quốc tế Lao động - kết quả của phong trào đòi làm việc
8 giờ/ngày, hay sự ra đời của công đoàn - một bộ phận chuyên phục vụ cho lợi ích của
người lao động trong một tổ chức, doanh nghiệp. Tuy phong trào đã le lói từ giữa thế kỉ
18, nhưng khoảng thời gian từ năm 2010 tới năm 2013, phong trào mới thực sự có những
bước phát triển.

Nhờ sự phát triển của truyền thông và nhận thức con người ngày càng được nâng
cao, các phong trào đòi quyền lợi ngày càng phát triển mạnh mẽ. Dần dần phong trào
“Anti-work” trở nên phổ biến vào những năm 2019 - 2021, không chỉ là hành động đòi
quyền lợi cho người lao động mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc hơn đó là
khuyến khích họ tẩy chay công việc, nghỉ việc.

3. Cách thông tin được encode và truyền tải


Phong trào “Anti-work” mang bản chất là đòi lại quyền lợi cho người lao động
bị áp bức, bóc lột sức lao động, nhưng qua việc thông tin bị “tam sao thất bản” và việc
người tiếp nhận thông tin mã hóa thông điệp được truyền tải một cách sai sót nên đã
xuất hiện nhiều cách tiếp nhận khác nhau từ công chúng.
Trên các bài đăng trên mạng xã hội: Xuôi theo dòng phát triển của công nghệ,
kỹ thuật, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0, mạng xã hội thay đổi một
cách chóng mặt khiến cho thông tin được truyền đi bằng nhiều cách khác nhau trên nhiều
nền tảng khác nhau. Khẩu hiệu “Thất nghiệp cho tất cả, không chỉ người giàu”
(Unemployment for all, not just the rich!) được đăng tải ở nhiều trang mạng xã hội như
Facebook, Twitter hay thậm chí cả những ứng dụng mới thành lập tại thời điểm đó như
Instagram. Phong trào dần lan rộng ra đặc biệt trên website Reddit với các Subreddit
nhỏ.
Trên diễn đàn Subreddit: r/antiwork là một subreddit liên quan tới phong trào
“Anti-work”, với những cuộc thảo luận chủ yếu về phê bình công việc và phong trào
chống lại việc làm. Các bài đăng trên diễn đàn thường mang nội dung tiêu cực về công
13
việc, sự không hài lòng của các nhân viên và sự mâu thuẫn nội bộ trong các tổ chức,
doanh nghiệp mà người lao động làm việc.
Trên phương tiện truyền thông đại chúng: Trên các trang báo in, báo điện tử như
Financial Times, Goldman Sachs thường xuyên đưa tin về phong trào này nhằm tìm hiểu
sâu hơn về nguồn gốc và sức lan tỏa rộng của phong trào.

4. Cách thông tin được decode và giải mã


Theo chiều rộng (tình hình kinh tế tại mỗi khu vực):

Phong trào này được bắt nguồn tại Mỹ bởi Doreen Ford - người điều hành
subreddit từ năm 2013. Khi đó cô vẫn đang làm công việc bán lẻ mà được cô mô tả là
“khốn khổ”, cô sử dụng diễn đàn để kể về công việc của mình vất vả và “khốn khổ” ra
sao, cô chán ghét công việc này như thế nào. Được biết, ở thời điểm 2013, hàng loạt các
cửa hàng bán lẻ ở Mỹ bị đóng cửa, doanh thu của các cửa hàng đều giảm và đãi ngộ
lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên bị hạn chế, không khó để thấy các trường hợp
nhận lương không xứng đáng với công sức. Một cuộc khảo sát với quy mô 1.600 người
đã được diễn ra, kết quả cho thấy thành viên của phong trào hầu hết là nam giới và sống
ở Bắc Mỹ. Ngay thời điểm Ford điều hành subreddit và tập trung những nhóm người có
chung hoàn cảnh với mình, phong trào “Anti-work” đã thực sự bắt đầu. Công nhân, nhân
viên đòi lại quyền lợi cho mình với chế độ lương xứng đáng hơn, giảm bớt khối lượng
công việc, tăng giờ nghỉ. Đối với họ, họ tin rằng chỉ nên làm những gì tốt nhất của mình
và không chịu thiệt thòi.

Ở một số khu vực có nền kinh tế phát triển ổn định, người lao động lại không cần
đứng lên đấu tranh cho quyền lợi và sức lao động của mình, họ coi công việc là điều
hiển nhiên và cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, không nhiều người ủng hộ và đi theo
phong trào này.

Số lượng người tham gia vào phong trào “Anti-work” và diễn đàn r/subreddit thời
điểm đó chủ yếu là người lao động Mỹ và các quốc gia có nền kinh tế không ổn định,
không đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Nhận định của nhóm: Sự phát triển kinh tế, chế độ lương, đãi ngộ, lợi ích mà
công việc mang lại với người lao động là một trong những nhân tố quan trọng trong sự
tiếp nhận thông tin của người lao động. Người lao động ở khu vực có nền kinh tế đang
không ổn định hoặc người lao động mất đi hứng thú với công việc sẽ cảm thấy làm việc
là điều vô nghĩa, nên dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Còn người lao động ở khu
vực có nền kinh tế khá ổn định sẽ hiểu được tầm quan trọng của công việc với đời sống,
công việc đáp ứng được nhu cầu của họ nên họ thường tập trung vào công việc mình
phải làm. Ở mỗi khu vực có nền kinh tế, hoàn cảnh sống khác nhau, con người sẽ có
những cách tiếp nhận thông tin khác nhau.

14
Theo chiều dài (thời gian):

Từ năm 2013 tới năm 2017, phong trào “Anti-work” đã đặt những bước chân
đầu tiên, tuy nhiên quy mô chưa rộng khắp và số lượng chưa đông đảo chỉ tập hợp những
người có chung quan điểm, hoàn cảnh và suy nghĩ với nhau.

Tới năm 2019, phong trào thu hút khoảng 13.000 người tham gia. Đầu năm 2020,
số lượng người tham gia diễn đàn và phong trào tăng vọt lên con số 100.000 người.
Nguyên nhân của sự tăng vọt về số lượng là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến
hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt động, người lao động kiệt quệ về thể chất lẫn tinh
thần và xu hướng work from home trở nên phổ biến khiến suy nghĩ của con người có sự
thay đổi. Tuy nhiên, ở một số quốc gia Châu Á thì công việc vẫn đóng vai trò quan trọng,
dù cơ hội việc làm khan hiếm nhưng đa số người lao động vẫn không có cái nhìn tốt về
phong trào này và ủng hộ việc kiếm việc làm để trang trải cuộc sống.

Tới giữa năm 2021, có đến hơn 20 triệu người Mỹ nộp đơn xin nghỉ việc sau khi
chính phủ Mỹ từ chối cung cấp các biện pháp bảo vệ người lao động để đối phó với đại
dịch, khiến họ bị chậm lương trong khi chi phí sinh hoạt tăng cao, sự kiện này được
người Mỹ gọi là “Đại thôi việc” (Great Resignation). Sự kiện cũng tạo nên một làn sóng
trên toàn thế giới, lan sang Châu Á và khiến một số người lao động Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Việt Nam nghỉ việc và tham gia vào phong trào.
Tới nay, khi nền kinh tế đang dần phục hồi, tuy nhiên phong trào “Anti-work”
vẫn còn tồn tại. Người lao động vẫn chia làm hai xu hướng: người tham gia vào phong
trào này và người làm việc hết mình cho tương lai. Dù xét trên phương diện nào thì
không có sự thống nhất 100% giữa hai lối suy nghĩ của người lao động.
Nhận định của nhóm: Ở các khoảng thời gian khác nhau, con người cũng sẽ có
suy nghĩ khác nhau, sự tiếp nhận thông tin không giống nhau cũng sẽ dẫn tới việc giải
mã thông tin đó là khác nhau. Tương tự, dù ở cùng một mốc thời gian nhưng mỗi cá
nhân sẽ có một quan điểm và tư tưởng riêng, chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng trong
việc tiếp nhận thông tin của công chúng.

15
Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo câu 1:

Pilar Contero López, Jorge D. Camba, Manuel Contero. (January 2022 ). “An
Analysis of Influencer Marketing Effectiveness in Luxury Brands Using Eye-Tracking
Technology”. 13th International Conference on Applied Human Factors and
Ergonomics (AHFE 2022).

Tài liệu tham khảo câu 2 :

1. archive.org. Handbook Of Visual Communication Theory Methods And Media :


Free Download, Borrow, and Streaming : Internet Archive. [ONLINE] Available
at:https://archive.org/details/HandbookOfVisualCommunicationTheoryMethods
AndMedia/page/n293/mode/2up. [Accessed 25 November 2023].

2. Hall, S., . Encoding and decoding in the television discourse. [ONLINE]


core.ac.uk. Available at: https://core.ac.uk/download/pdf/81670115.pdf.
[Accessed 25 November 2023].

3. Shi, Y., . Review of Wolfgang Iser and His Reception Theory. [ONLINE]
Available at
https://www.researchgate.net/publication/274661427_Review_of_Wolfgang_Is
er_and_His_Reception_Theory. [Accessed 25 November 2023].

4. Farhadipour, A., 2016. A Review of Reception Theories; Since Aristotle Until


the Twentieth Century’s Reception Theorists | Ali (Arash) Farhadipour -
Academia.edu. [ONLINE] Available at:
https://www.academia.edu/29427059/A_Review_of_Reception_Theories_Since
_Aristotle_Until_the_Twentieth_Century_s_Reception_Theorists. [Accessed 25
November 2023].
5. www.sciencedirect.com. 2023. Two-Step Flow of Communication - an overview
| ScienceDirect Topics. [ONLINE] Available at:
https://www.sciencedirect.com/topics/social-sciences/two-step-flow-of-
communication. [Accessed 26 November 2023].
6. www.studysmarter.co.uk. 2023. Media Audiences: Examples, Types & Theory |
StudySmarter. [ONLINE] Available at:
https://www.studysmarter.co.uk/explanations/social-studies/the-media/media-
audiences/. [Accessed 26 November 2023].
7. www.cambridge.org. 2023. Theatre Audiences: A Theory of Production and
Reception. By Susan Bennett. London and New York: Routledge, 1990. Pp. ix +
219. £8.99. | Theatre Research International | Cambridge Core. [ONLINE]
Available at: https://www.cambridge.org/core/journals/theatre-research-
international/article/abs/theatre-audiences-a-theory-of-production-and-
reception-by-susan-bennett-london-and-new-york-routledge-1990-pp-ix-219-
899/E7DB8606E17726A30EF0D77F26C64CA5. [Accessed 26 November
2023].
8. www.studocu.com. 2023. tam ly học truyền thông - Chương 4 **TÂM LÝ TIẾP
NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG CHÚNG -
Studocu. [ONLINE] Available at:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-su-pham-thanh-pho-ho-
chi-minh/tam-ly/tam-ly-hoc-truyen-thong/24799881. [Accessed 26 November
2023].
9. TS Đỗ Thị Thu Hằng; mục Báo chí truyền thông Tạp chí Lí luận chính trị và
truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
10. ThS Trần Bá Dung; Nghiên cứu công chúng, Tường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Tài liệu tham khảo câu 3:

(1)

1. vtv.vn. 2016. Phong trào “Black Lives Matter" và sự tác động đến quan điểm của
người Mỹ | VTV.VN. [ONLINE] Available at: https://vtv.vn/the-gioi/phong-
trao-black-lives-matter-va-su-tac-dong-den-quan-diem-cua-nguoi-my
20160712111119433.htm. [Accessed 25 November 2023].
2. baophapluat.vn. 2020. “Black Lives Matter” - câu chuyện dài của khát vọng bình
đẳng | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. [ONLINE] Available at:
https://baophapluat.vn/black-lives-matter-cau-chuyen-dai-cua-khat-vong-binh-
dang-post376245.html. [Accessed 25 November 2023].
3. time.com. 2020. History and Asian American Response to Black Lives Matter |
Time. [ONLINE] Available at: https://time.com/5851792/asian-americans-
black-solidarity-history/. [Accessed 25 November 2023].
4. www.vietnamplus.vn. 2020. Twitter: Từ khóa COVID-19, The Black Lives
Matter được nhắc nhiều nhất | Vietnam+ (VietnamPlus). [ONLINE] Available at:
https://www.vietnamplus.vn/twitter-tu-khoa-covid-19-the-black-lives-matter-
duoc-nhac-nhieu-nhat-post681070.vnp. [Accessed 25 November 2023].
5. www.pewresearch.org. 2023. #BlackLivesMatter hashtag surges on Twitter after
George Floyd’s death | Pew Research Center. [ONLINE] Available at:
https://www.pewresearch.org/short-reads/2020/06/10/blacklivesmatter-surges-
on-twitter-after-george-floyds-death/. [Accessed 25 November 2023].
6. www.pewresearch.org. 2023. Support for the Black Lives Matter Movement Has
Dropped Considerably From Its Peak in 2020 | Pew Research Center. [ONLINE]
Available at: https://www.pewresearch.org/social-trends/2023/06/14/support-
for-the-black-lives-matter-movement-has-dropped-considerably-from-its-peak-
in-2020/. [Accessed 25 November 2023].
7. www.nytimes.com. 2020. How Public Opinion Has Moved on Black Lives
Matter - The New York Times. [ONLINE] Available at:
https://www.nytimes.com/interactive/2020/06/10/upshot/black-lives-matter-
attitudes.html. [Accessed 25 November 2023].
8. www.washingtonpost.com. n.d. Democrats embrace Black Lives Matter - The
Washington Post. [ONLINE] Available at:
https://www.washingtonpost.com/politics/democratic-convention-embraces-
black-lives-matter/2020/08/18/f1de2ce8-e0f7-11ea-b69b-
64f7b0477ed4_story.html. [Accessed 25 November 2023].

(2)

1. alra.com.au. n.d. Is the Anti-work Movement Growing?. [ONLINE] Available


at: https://alra.com.au/is-the-anti-work-movement-growing/. [Accessed 25
November 2023].
2. builtin.com. 2023. The Antiwork Movement: What Is It? | Built In. [ONLINE]
Available at: https://builtin.com/company-culture/antiwork-movement.
[Accessed 25 November 2023].
3. builtin.com. 2023. The Antiwork Movement: What Is It? | Built In. [ONLINE]
Available at: https://builtin.com/company-culture/antiwork-movement.
[Accessed 25 November 2023].
4. www.ft.com. 2023. Reddit ‘antiwork’ forum booms as millions of Americans
quit jobs. [ONLINE] Available at: https://www.ft.com/content/1270ee18-3ee0-
4939-98a8-c4f40940e644. [Accessed 25 November 2023].
5. www.washingtonexaminer.com. 2022. 'Antiwork' subreddit live again after Fox
News interview forces shutdown | Washington Examiner. [ONLINE] Available
at:https://www.washingtonexaminer.com/news/subreddit-antiwork-temporarily-
private-fox-news. [Accessed 25 November 2023].
6. cbs12.com. 2023. Reddit 'antiwork' forum implodes, goes private after train
wreck interview with Fox News | WPEC. [ONLINE] Available at:
https://cbs12.com/news/offbeat/reddit-antiwork-forum-implodes-goes-private-
after-trainwreck-interview-with-fox-news-jessee-watters-doreen-ford-abolish-
work. [Accessed 25 November 2023].
7. cafef.vn. 2023. Cư dân mạng Mỹ hào hứng với phong trào 'anti-work', các cuộc
thảo luận trên diễn đàn lớn nhất thế giới bùng nổ khi hàng triệu người Mỹ bỏ
việc. [ONLINE] Available at: https://cafef.vn/cu-dan-mang-my-hao-hung-voi-
phong-trao-anti-work-cac-cuoc-thao-luan-tren-dien-dan-lon-nhat-the-gioi-bung-
no-khi-hang-trieu-nguoi-my-bo-viec-20220112161520498.chn. [Accessed 25
November 2023].
8. exploringyourmind.com. 2022. The Anti-Work Movement: A Growing Trend.
[ONLINE] Available at: https://exploringyourmind.com/the-anti-work-
movement-a-growing-trend/. [Accessed 25 November 2023].
9. vnexpress.net. n.d. Các đại gia bán lẻ Mỹ lao đao - VnExpress Kinh doanh.
[ONLINE] Available at: https://vnexpress.net/cac-dai-gia-ban-le-my-lao-dao-
2726141.html. [Accessed 25 November 2023].

You might also like