You are on page 1of 8

Lý thuyết sử dụng và thoả mãn

I. Động cơ tiếp xúc và cách thức sử dụng phương tiện truyền


thông của công chúng 

  Giờ đây, công nghệ 4.0 phát triển, xu hướng ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng
của con người ngày một nhiều hơn. Chính vì vậy, những chương trình hay, gợi mở,
nâng cao nhận thức sẽ không dừng lại ở việc nghe- đọc.  Giờ đây, chúng đa dạng
hơn, thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng.
1.Lý thuyết sử dụng và thoả mãn với phát thanh 

   Theo như nghiên cứu của Herta Herzog có 3 loại nhu cầu tâm lí cơ bản sau: 
 Nhu cầu tâm lí cạnh tranh
 Nhu cầu học hỏi kiến thức
 Nhu cầu đánh giá bản thân
Trong phát thanh có nhiều chương trình, thể loại khác nhau như bản tin, giao lưu-
toạ đàm,…. Mỗi chương trình đều có tính đa dạng, nhiều chức năng khác nhau tác
động đến công chúng. Nhưng kịch truyền thanh là thể loại báo chí phát thanh đặc
trưng nhất. Nó tạo cho con người đắm mình trong ảo giác, trải nghiệm đặt mình
vào các nhân vật trong vở kịch. Đồng thời đó cũng như cuốn sách khoa học tích
luy nhứunxg kiến thức, vận dụng trong đời sống thường ngày.

Ví dụ: Trong đợt giãn cách Covid-19, loa phát thanh trong từng khu phố, con ngõ
nhỏ, tuyên truyền cho người dân phòng chống bảo vệ sức khoẻ. Khi có thông báo
khẩn cấp thiết như tìm người F0-F1-… đã từng đến nơi nào, thông tin nhanh cho
tất cả mọi người cùng biết ngay tức khắc. Không những thế, phát thanh viên phát
trên loa, hướng dẫn cho mọi nhà những dấu hiệu và biện pháp khi có dấu hiệu bị
Covid. Và tránh bị nhàm chán, khi phát thông tin còn đan xen những bài hát đã có
từ thời chống cách mạng, sửa ca từ cho phù hợp với thời gian chống dịch này.
Như vậy người dân sẽ luôn ghi nhớ rằng “ chống dịch như chống giặc”. Đó là sự
cấp thiếp rong tình cảnh bây giờ. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tinh
thần của người dân.

2.Lý thuyết sử dụng và thoả mãn với Báo in


Đọc sách giúp con người tìm được những giá trị hữu ích trong công việc, học
tập và sinh hoạt. Nó còn giúp ta thư gĩan, giải trí sau những giờ làm căng thẳng,
mệt mỏi. Không nhưng vậy, khi chúng ta bàn luận một vấn đề nào đó, ta lấy kiến
thức của một quyển sách nào đó để giải thích, sẽ làm cho moị người kính trọng,
khâm phục mình hơn. Và đôi lúc trong cuộc sống làm ta chán nản, ta tìm đến sách
như một người bạn để tâm sự, để chìm đắm trong những câu chuyện diễn ra trong
cuốn sách đó. Chính vì vậy, B.Berelson nghiên cứu về cách sử dụng tác phẩm in ấn
trong sách và trong báo in. Qua phần tìm hiểu rên ta tóm lược được động cơ đọc
sách có những tính chất phổ biến:
 Động cơ thực dụng
 Động cơ nghỉ ngơi
 Động cơ khoe khoang
 Động cơ nghỉ ngơi.

Không chỉ đọc sách đem lại cho chúng ta nhiều thông tin và kĩ năng sống mà đọc
báo cũng giúp cho chúng ta thêm hiểu biết hơn về đời sống thường ngày. Thời xưa,
báo in là một loại hình thông tin hữu ích với tất cả mọi người. Ta có thể đọc báo để
giải trí; tìm hiểu những kiến thức khoa học giúp ích cho sức khoẻ; hay là nắm bắt
tình hình kinh tế, văn hoá, chính trị của đất nước đang diễn ra như thế nào… Và
B.Berelson đã nêu ra 6 cách sử dụng báo in như sau:
 Nguồn cung cấp thông tin
 Công cụ đời sống thường ngày
 Hình thức giải trí
 Hình thức để có uy tín trong xã hội
 Hình thức xã giao
 Thói quen
Nếu không có báo in, ta như mù kiến thức thế giới bên ngoài. Vì báo chí cung
cấp chủ đề phong phú, giúp cuộc sống thêm đa dạng. Hơn thế, báo in chuẩn xác
câu từ, văn phong tuyên truyền lối sống tư tưởng đúng đắn. Dường như đọc báo
mỗi ngày trở thành thói quen của mọi người. Nếu không có nó, cuộc sống trống
trải, vô vị. Nhiều khi báo chưa ra số mới nên một số người lấy báo cũ ra đọc.

Ví dụ: Trong báo in có các mục thông tin bài khác nhau. Người đọc có thể vừa đọc
vừa nghiền ngẫm, dễ dàng cầm và mang theo người. Báo in tiếp nhận thông tin
một cách chính xác, uy tín. Đồng thời sau nhưunxg giờ làm mệt mỏi đọc báo sẽ
giúp tinh thần thoải mái, hiểu thêm kiến thứuc bên ngoài

3.Lý thuyết sử dụng và thoả mãn với truyền hình.


Đến năm 1969, Denis McQuail nghiên cứu các chương trình truyền hình đem
lại cho khán giả sự hài lòng. Họ như được giải phóng tinh thần căng thẳng của
công việc, cuộc sống và được thoái mái hơn sau xem phim truyền hình, chương
trình giải trí. Đồng thời còn tăng thêm tình cảm gắn bó giữa mọi người với nhau.
Và sau khi nghiên cứu thì có 4 vấn đề cơ bản sau:
 Hiệu quả chuyển đổi tâm trạng
 Hiệu quả quan hệ giữa người với người
 Hiệu quả xác nhận bản thân
 Hiệu quả giám sát môi trường
Rồi từ đó, ta nhận thấy công chúng đón nhận phương tiện truyền thông qua nhu
cầu cuộc sống, sở thích bản thân,quan hệ xã hội……

Ví dụ: Ngày nay truyền hình kĩ thuật số đã tân tiến, hiện đại nên có nhiều kênh
khác nhau: giải trí, giáo dục, thời sự, phim truyện, khoa học,…Sau những giờ làm
mệt mỏi, gia đình lại quây quần xem thời sự, cập nhật những tin tức mới trong
ngày. Nhất là trong thời điểm covid-19 tràn lan thì đó là thông tin nóng hổi mà ai
cũng quan tâm. Họ nắm bắt được tình hình và truyền cho nhau nghe, trao đổi tạo
nên mối quan hệ.

4. Lý thuyết sử dụng và thoả mãn internet

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công chúng sử dụng mạng xã
hội có tính nặc danh nên có thể trao đổi, nói chuyện, hay bày tỏ quan niệm, suy
nghĩ vào một vấn đề quan tâm mà không sợ bị lộ thân phận. Trao đổi công việc,
giao lưu trực tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau: email, mạng xã hội,… Tham
khảo các tài liệu, tìm kiếm thông tin theo sở thích, mong muốn của bản thân… Vì
thế, ta nhận thấy sử dụng mạng internet tương đồng với sử dụng phương tiện
truyền thông với những điều sau:

 Chuyển đổi tâm trạng


 Quan hệ giữa con người vứoi con người
 Xác nhận bản thân
 Gíam sát môi trường

Ví dụ: Có nhiều fanpage trên facebook đưa tin covid19 khác nhau, người đọc có
thể tìm hiểu, chọn lọc thông tin, nắm bắt tình hình và chia sẻ thông tin cho mọi
người.

II.Điều kiện xã hội của công chúng trong hoạt động tiếp xúc với phương tiện
truyền thông.
Nhu cầu công chúng không chỉ liên quan đến thuộc tính cá nhân: tính cách, sở
thích, mà còn chịu tác động, chi phí bởi môi trường hoặc điều kiện xã hội mà công
chúng đang sinh sống.

Ấn tượng tốt Tiếp xúc với


Điều kiện xã hội Các loại hài
với phương tiện phương tiện
lòng
truyền thông truyền thông

Nhu cầu

Khả năng tiếp


xúc với phương Cách thức hài
Đặc tính cá nhân tiện truyền lòng khác
thông
Trước tiên, mục đích tiếp xúc với phương tiện truyền thông của con người là để
thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của họ, những nhu cầu này có khởi nguồn xã
hội và tâm lý cá nhân nhất định. Hơn nữa, quá trình xảy ra hành vi tiếp xúc thực tế
cần có hai điều kiện:  khả năng tiếp xúc với phương tiện truyền thông ( tivi, báo, ..)
và đánh giá về việc phương tiện truyền thông có thỏa mãn những nhu cầu thực tế
của mình hay không. Dựa vào đó, con người lựa chọn một phương tiện truyền
thông hoặc nội dung nào đó và bắt đầu hành vi tiếp xúc. Từ đó, đánh giá được kết
quả thoả mãn hoặc không thoả mãn. Và cho dù kết quả này sẽ ảnh hưởng đến hành
vi tiếp xúc với các phương tiện truyền thông sau này, công chúng dựa vào kết quả
để điều chỉnh lại ấn tượng về phương tiện truyền thông, thay đổi độ kỳ vọng ở
nhiều mức độ khác nhau.

III.Đánh giá lý thuyết sử dụng và thoả mãn

Như Denis McQuail đã chỉ rõ, “không nghiên cứu phương tiện truyền thông đã
làm gì cho con người, mà chúng ta phải nghiên cứu con người đã làm những gì
thông qua phương tiện truyền thông”. Nhưng trên tực tế coi việc có đáp ứng được
nhu cầu của công chúng hay không là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả
truyền thông.
+ Hành vi tiếp xúc với truyền thông của công chúng là hoạt động lựa chọn những
nội dung trên phương tiện truyền thông dựa trên nhu cầu của công chúng, sự lựa
chọn này có “tính linh hoạt” nhất định, điều này có lợi cho việc điều chỉnh quan
điểm “công chúng hoàn toàn bị động” thành công chúng là người hoàn toàn chủ
động tiếp nhận thông tin trong môi trường truyền thông hiện đại.
+lý thuyết này nhấn mạnh tính đa dạng trong cách thức sử dụng phương tiện
truyền thông của công chúng và chỉ rõ vai trò chi phối của nhu cầu công chúng đối
với hiệu quả truyền thông, phát huy vai trò quan trọng trong việc phủ định những
lý thuyết về hiệu quả truyền thông thời kỳ đầu như lý thuyết “Viên đạn thần kỳ”
hay “Mũi kim tiêm”.
+lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” có hiệu quả cơ bản đối với công chúng. Tuy
nhiên, cũng có những bất cập của nó, bởi nó nhấn mạnh quá nhiều về nhân tố cá
nhân và tâm lý, mang đậm màu sắc chủ nghĩa hành vi. Trong khi hành vi tiếp xúc
với phương tiện truyền thông của công chúng lại là một quá trình giải mã ký hiệu,
quá trình bị chi phối bởi bối cảnh xã hội, văn hóa và hình thái ý thức của công
chúng, giữa hai quá trình này chắc chắn tồn tại mối quan hệ phức tạp mâu thuẫn,
xung đột hoặc thỏa hiệp.
Như vậy ta có thể thấy , công chúng luôn là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức phức
tạp. Đặc biệt trong môi trường truyền thông hiện đại, lý thuyết “sử dụng và hài
lòng” đóng vai trò quan trọng, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về công chúng từ đó
giúp các cơ quan báo chí truyền thông thay đổi các phương thức tác nghiệp để có
những tác phẩm phù hợp với hiện đại.

You might also like