You are on page 1of 17

Câu 2: Các nhóm công chúng cơ bản của 1 tổ chức .....

Các nhóm công chúng cơ bản của 1 tổ chức: công chúng nội
bộ và công chúng bên ngoài
- Ví dụ về việc xác định các nhóm công chúng cơ bản của 1
trường đại học như sau:
- Nhóm công chúng nội bộ: các giảng viên, cán bộ, nhân viên,
sinh viên, các phòng ban chức năng, các tổ chức chính trị,
xã hội, trong nhà trường
- Nhóm công chúng bên ngoài: phụ huynh học sinh, sinh viên
tiềm năng, các trường đại học khác, cơ quan chủ quan, Bộ
giáo dục và đào tạo, các cơ quan báo chí truyền thông, các
nhà tài trợ, Ủy ban nhân dân phường sở tại các nhà tuyển
dụng, các nhà cung cấp sách giáo khoa, thiết bị giảng dạy,
các nhà tài trợ, cựu sinh viên ....
Công chúng là tất cả mọi ng xung quanh bạn, ít nhiều có những
mối liên hệ nào đó với bạn. Họ tiếp nhận những thông tin về
bạn và từ đó có sự nhìn nhận của riêng họ về bạn
Các nhóm công chúng cơ bản của doanh nghiệp: cộng đồng,
nhân viên tiềm năng, nhà cung cấp dịch vụ và nguyên liệu, nhà
đầu tư- thi trường tiền tệ, nhà phân phối, ng tiêu dùng hay ng
sử dụng, các giới có ảnh hưởng đến dư luận, các đoàn thể, hiệp
hội thương mại, giới truyền thông.
Công chúng mục tiêu được hiểu đơn giản là đối tượng mà chiến
lược truyền thông của doanh nghiệp hướng đến. Nhóm đối
tượng này có sự quan tâm về sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu
và có khả năng trở thành khách hàng thực sự của thương hiệu.
Câu 3: Truyền thông được coi là cơ sở lí thuyết cơ bản nhất của
quan hệ công chúng bởi vì nó là một quá trình truyền đạt thông
tin từ đối tác gửi tới công chúng mục tiêu. Truyền thông đóng
vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quản lí hình ảnh, danh
tiếng và thông điệp của 1 tổ chức, cá nhân hoặc công thức nghệ
thuật
Truyền thông ko chỉ giúp tạo ra nhận thức và hiểu biết về tổ
chức mà còn giúp xây dựng quan hệ tốt với công ti, tạo niềm tin
và tương tác tích cực. Nó là công cụ quan trọng để quảng bá
thông điệp, tác động và phục vụ chúng. Hệ thống họ sử dụng
các phương tiện truyền thông đa phương tiện để giao tiếp với
các công cụ thông qua các công cụ như báo chí, truyền hình,
radio, mạng xã hội và các kênh truyền thông khác.
Ngoài ra, truyền thông còn cung cấp khả năng tiếp cận thông
tin và tương tác với đối tượng công chúng 1 cách nhanh chóng
và tiện lợi. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền
thông, truyền thông trở thành 1 yếu tố quan trọng và ko thể
thiếu trong quan hệ công chúng hiện đại
Tóm lại, truyền thông là cơ sở lí thuyết căn bản nhất của qhcc vì
nó là công cụ chủ đạo trong việc xây dựng, quản lí quan hệ và
giao tiếp với mục tiêu của chúng
Nguồn thông tin : là nguồn tạo ra thông tin để truyền tải đến
ng nhận. Nó bao gồm các nguồn tạo thông tin như thông tin ng
nắm giữ, tác giả, nhà báo, công ti, tổ chức và hệ thống thương
mại
Truyền thông: quá trình truyền tải ttin từ nguồn ttin đến ng
nhận thông tin. Truyền thông có thể xảy ra qua nhiều phương
tiện như sách, báo, radio, truyền hình, điện thoại, internet...
trong quá trình truyền thông, thông tin có thể bị biến đổi, bị
nhiễu hoặc bị mất 1 phần
Ng nhận thông tin: là ng nhận và xử lí từ nguồn ttin. Ng nhận
ttin có thể là ng đọc, ng nghe, ng xem, khách hàng và công
chúng
Để tăng hiệu quả truyền thông, có 1 số giải pháp có thể áp
dụng:
- Sử dụng nhiều loại phương tiện truyền thông đa phương
tiện. Việc sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác
nhau giúp đảm bảo rằng thông tin được truyền tải 1 cách
đầy đủ và hiệu quả. Ví dụ: sử dụng truyền hình, internet và
báo chí để truyền tải ttin về 1 sự kiện quan trọng
- Bảo đảm độ tin cậy và độ đáng tin cậy của nguồn thông tin:
độ tin cậy rằng nguồn ttin đáng tin cậy và đáng tin cậy sẽ
làm tăng ý tưởng của ng nhận và đảm bảo rằng ttin truyền
tải chính xác và đúng như mong đợi . Ví dụ: chỉ trích năng
lượng và uy tín khi phê bình 1 bài viết báo ko chính xác
- Tạo sự tương tác và tham gia của ng nhận: giao tiếp 2 chiều
và tạo tham số của ng nhận ttin có thể tăng cường hiệu quả
truyền thông. Ví dụ: tổ chức 1 cuộc họp công chúng sau 1
buổi diễn thuyết để ng xem có thể đặt câu hỏi và chia sẻ ý
kiến
- Sử dụng ngôn ngữ và thông tin dễ hiểu : đảm bảo rằng ttin
được truyền tải bằng 1 ngôn ngữ dễ hiểu và rõ ràng là 1 yếu
tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả truyền thông. Ví dụ: sử
dụng ngôn ngữ đơn giản và đi kèm với hình ảnh hoặc biểu
đồ để giải thích phức tạp ttin.
Tất cả những giải pháp trên đều giúp tăng cường hiệu quả
truyền thông bằng cách đảm bảo rằng ttin đc truyền tải 1 cách
chính xác, đáng tin cậy và dễ hiểu đối vs ng nhận ttin
Câu 4: Tại sao các nhà nghiên cứu pr đều cho rằng ‘’ Mỹ là cái
nôi của ngành pr chuyên nghiệp’’ hãy chứng minh
- Họ sớm nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, tiếp
thị, quảng cáo
- Ở Mỹ có nhiều hãng thông tấn lớn ( AP, UPI ), công ti truyền
thông hàng đầu( Netflix Inc, Comcast, Walt Disney, Time
Warner...) và thương hiệu danh tiếng (Amazon, Ford Motor,
Apple Inc...)
- Ivy ledbetter Lee (1877-1934) được coi là ‘’ cha đẻ’’ của ngành
Pr. Ông cùng với George F. Panker là ng thành lập Cục Tuyên
Truyền Quốc Gia Thứ Ba (1904)
Câu 5: Edward Bernays là 1 trong những cha đẻ của ngành quan
hệ công chúng (pr), ông theo học ngành báo chí dù đã qua đời
hơn 2 thập kỉ, ảnh hưởng của Bernays vẫn lan khắp văn hóa tiêu
dùng ở phương Tây hiện đại
Là ng truyền cảm hứng mạnh mẽ đối với những ng trong ngành,
ông ghi dấu ấn sự nghiệp của mình với ‘’ Ngọn lửa tự do”.
Những năm 1920, những ng phụ nữ hút thuốc trên phố rất ít và
họ sẽ bị xã hội lên án rất nặng.Khi còn trẻ và đầy sự sáng tạo,
Bernays đã được American tobaco thuê về. Khi đó những nhà
marketing chỉ biết tuyên truyền cho ng tiêu dùng về sản phẩm
được làm ra như nào vận chuyển ra sao, nhưng Bernays thì lại
cho rằng cần phải tác động đến cảm xúc của khách hàng
Mở đầu cho chiến dịch ‘’ngọn đuốc tự do’’ ông đã thuê một
nhóm phụ nữ đi diễu hành trên phố và tay cầm điếu thuốc,
cùng lúc ông còn thuê một nhiếp ảnh gia để chụp lại khoảnh
khắc ấy và đăng lên các tờ báo lớn. Sau sự kiện ấy, hầu hết các
phụ nữ ở Mỹ đã bị tác động và dần thay đổi, họ bắt đầu cắt tóc
ngắn, ăn mặc sặc sỡ và đặc biệt họ đã tự do sử dụng thuốc lá
như một ng bạn bên cạnh mình. Chính sự sáng tạo và thông
minh của Bernays ông đã thực sự thay đổi được suy nghĩ của
rất nhiều ng và giúp công ti thuốc lá tăng vọt về mặt doanh số.
Chỉ với 1 cuộc diễu hành, Edward Bernays đã cho cả thê giới
thấy được năng lực tài năng của mình và được ví là ông tổ của
ngành PR.
Câu 6: Cuộc khủng khoảng ở Colorado năm 1914:
- Năm 1914, một cuộc đình công và tiếp đó bạo loạn đã xảy
ra ở khu mỏ Colorado của tập đoàn Rockefeller giữa công
nhân và lực lượng bảo vệ, lấy đi sinh mạng của 2 phụ nữ và
11 trẻ em. Cuộc khủng khoảng giữa công nhân khu mỏ và
giới chủ bắt đầu
- Lee xuất hiện với tư cách là cố vấn của Rockefeller, chủ tịch
tập đoàn. Ông thu thập những bài báo trc đó về
Rockefeller, tính hào hiệp cũng như gia đình mẫu mực của
Rockefeller. Sau đó, Lee đích thân lên kế hoạch và tổ chức
cho vị chủ tịch này đến khu mỏ để trực tiếp chứng kiến sự
việc, Rockefeller đã sống tại khu mỏ với anh em công nhân
trong 2 tuần và còn đến thăm hỏi gia đình họ.
- Chuyến đi của Rockfeller được giới báo chí cũng như công
nhân mỏ ngạc nhiên và cảm kích. Ông còn cho sửa chữa
xưởng chế biến than cũ trở thành sàn nhảy cho công nhân
giải trí, ông cũng đã khiêu vũ với họ. Ông quyết định bồi
thường thỏa đáng cho gia đình các nạn nhân . Cuộc khủng
khoảng đc giải quyết
Sự hiểu biết về Ivy Ledbetter Lee ( 16/7/1877- 9/11/1934)
- Sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Tốt nghiệp đại học Princeton.
Từng cộng tác với báo New York American, New York Time
và New York World
- Năm 1903, bắt đầu với nghề pr bằng chức danh giám đốc
quảng cáo cho Hiệp hội Citizen. Sau đó chuyển sang hoạt
động cho Ủy ban Quốc gia Dân chủ- cơ quan đầu não của
đảng Dân chủ.
- Cùng với đồng nghiệp của mình là George parker thành lập
công ti chuyên về quan hệ công chúng với tên gọi George
& Lee xây dựng được niềm tin mạnh mẽ với khách hàng và
từ đó ông ngày càng phát triển tài năng trong lĩnh vực Pr
- Năm 1912, Lee làm việc cho một sở công nghiệp than đá
và hãng đường sắt Pénylvania
- Năm 1914, ông trở thành cố vấn cho nhà tài phiệt dầu lửa
D. Rockefeller với nhiều vinh quang và tai tiếng.
Câu 8: Phân biệt QHCC với marketing và quảng cáo
 Pr và quảng cáo
Giống nhau: đều là quá trình thông tin, đưa thông tin đến với
đối tượng
Khác nhau:
- Quảng cáo: thông tin 1 chiều, thông báo thương mai,
được chuyển từ người bán hàng đến khách hàng,
hướng đến việc làm thay đổi nhu cầu của khách hàng
tiềm năng nhằm thúc đẩy hành vi mua hàng
. Mục tiêu cuối cùng của QC là lợi nhuận
. đặc điểm của QC là ‘’phải trả tiền’’
. là tiếng nói trực tiếp của chính ng bán hàng về sản
phẩm của mình nên họ luôn ca ngợi sản phẩm
- PR: thông tin đa chiều, đa dạng, hướng đến nhiều đối
tượng, có sự trao đổi thông tin ( trao đổi giữa người
phát ngôn và báo chí, trả lời phỏng vấn....) đối tượng
của pr rất đa dagj, rôgnj khắp và có thể thay đổi tùy
theo mục đích, tình huống.
. pr hướng vào việc thay đổi nhận thức để cuối cùng
dẫn đến những thay đổi về hành vi
. mục tiêu cao nhất của pr là tạo dựng sự hiểu biết lẫn
nhau, sự ủng hộ và những mối quan hệ có lợi
.pr có phạm vi hoạt động, khả năng tác động cũng như
đối tượng tác động rộng hơn quảng cáo
. phạm vi hoạt động của pr không giới hạn trong
thương mại như quảng cáo, mà có thể bao gồm nhiều lĩnh
vực khác như chính trị, xã hội, văn hóa ...
. là tiếng nói giao tiếp của bên thứ 3 ( giới truyền thông)
 PR và marketing
Giống nhau: đều có chức năng quản lí, PR quản lí mối
quan hệ, marketing quản lí hoạt động mua bán. PR và
Marketing đều sử dụng các phương pháp nghiên cứu,
thông tin
Khác nhau:
- Marketing: mục đích để thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn của khách hàng, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận
lâu dài và tổng thể
. hoạt động cốt lõi : trao đôi, mua bán, nghiên cứu
nhu cầu của người tiêu dùng, khuyến khích mua hàng
. mối quan tâm chính: quan tâm đến nhu cầu và thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng
. phạm vi hoạt động: tập trung chủ yếu lĩnh vực kinh
doanh thương mại, trao đổi hàng hóa dịch vụ.
. đối tượng tác động chính: khách hàng, thị trường
- PR: mục đích tạo dựng mối quan hệ có lơi, sự hiểu biết
lẫn nhau giữa tổ chức với công chúng của tổ chức đó,
tạo dựng uy tín, giành sự chấp nhận và ủng hộ, xây
dựng thiện chí
. hoạt động cốt lõi: thông tin, truyền thông giao
tiếp, tìm hiểu thái độ
. mối quan tâm chính: quan tâm đến dư luận và
trách nhiệm của tổ chức đối với xã hội, dự đoán và đón đầu các
khuynh hướng
. phạm vi hoạt động: rộng rãi, bất kì cá nhân và tổ
chức nào cũng có thể tham gia
. đối tượng tác động chính: công chúng, nhiều nhóm
đa dạng
Tại sao ngày nay nhiều ng nhầm lẫn giữa pr và marketing. Vì sở
hữu nhiều điểm tương đồng về mục đích, kênh truyền thông
nên nhiều ng bị nhầm lẫn giữa 3 khái niệm này. Về bản chất thì
Pr, marketing, quảng cáo có nhiều điểm khác nhau.
Câu 9: Pr có phải là 1 bộ phận marketing ko, tại sao
- Pr là mảng hoàn toàn độc lập và ko mang tính chất liên
quan đến marketing
- Nó có nhiệm vụ chính là duy trì các mối quan hệ tốt
giữa doanh nghiệp và khách hàng
- Pr mang tính phi thương mại còn mkt mang tính
thương mại
Theo em, pr ko phải là mkt nó chỉ hỗ trợ cho mkt
- Mkt xây dựng mqh bền vững và lâu dài vs khách hàng,
pr: tổ chức sự kiện chiêu đãi
- mkt: nâng cao nhận thức của khách hàng về công ty, pr:
tài trợ, thể hiện trách nhiệm cộng đồng
- mkt: giới thiệu sản phẩm mới, tổ chức sự kiện tung sản
phẩm mới, đưa tin, bài lên báo chí.
Câu 13: phân biệt advertorial và editorial
Tiêu chí Advertorial Editorial
Tính chất Dạng quảng cáo, Bài viết đúng
giới thiệu sản ‘’chất’’ báo, ý kiến
phẩm, dịch vụ của biên tập viên/
nhà báo
Tác giả Nhà tiếp thị chuyên Biên tập viên/ nhà
nghiệp hoặc công ti báo uy tín
quảng cáo
Hình thức xuất bản Mua bán giữa Thông qua ban biên
doanh nghiệp và tập của nhà xuất
nhà xuất bản bản
Kí hiệu Được đánh dấu Thường ko có dấu
‘’quảng cáo’’ hoặc ‘’quảng cáo’’ hoặc
‘’tài trợ’’ ‘’tài trợ’’
Mục đích Quảng bá sản Cung cấp thông tin,
phẩm, dịch vụ, bày tỏ ý kiến về vấn
thương hiệu đề thời sự/ xã hội
Ví dụ Bài về lợi ích sản Bài về vấn đề kinh
phẩm chăm sóc da tế đất nước
mới

Câu 10: Quảng cáo là những thông tin được đăng tải trên các
phương tiện truyền thông do tổ chức, cá nhân trả tiền và được
kiểm soát thông tin
ĐỒNG TÌNH VÌ:
Ý 1: Hiện nay nhờ vào sự bùng nổ thông tin có mặt hầu như
khắp mọi nơi, trên mọi nền tảng khác nhau, Sự hiện diện của
QC nhằm ‘’ cài đặt’’hình ảnh thương hiệu vào trong tiềm thức
của con người đã lên đến 1 mức độ quá liều khiến tạo ra hiệu
ứng ngược. Như vậy, giờ đây ng ta buộc phải ‘’tự vệ’’ trc QC
bằng cách cài đặt sự ngờ vực trở thành 1 chế độ mặc nhiên
trong tâm trí trc mọi ttin do quảng cáo cung cấp
Ý 2: Hiên nay có rất nhiều những thông điệp QC ‘’ độc đáo’’
nhưng không mang lại nhữngttin thực sự cần truyền đạt. Áp lực
phải gây ấn tượng với ng tiêu dùng đã khiến những mốc QC
trên các báo in ngày càng lớn hơn, màu mè hơn, có những câu
chuyện phải mạnh hơn, giật gân hơn. Nhưng chính điều này đã
khiến QC dần xa với thực tế và trở nên ko đáng tin cậy. Có rất
nhiều những doanh nghiệp bất chấp thực hiện những chiến
dịch ‘’ QC Rác ’’ khiến cho ng xem nắm bắt 1 cách thiếu sót và
sai lệch những ttin quan trọng nhằm lôi kéo và lừa lọc ng xem.
KHÔNG ĐỒNG TÌNH VÌ:
QC: bên cạnh những hạn chế đó thì ko thể phủ nhận tầm quan
trọng cũng như hiệu quả mà QC có thể mang lại đối với sản
phẩm hay doanh nghiệp. Điều này cx minh chứng cho việc qc
chưa thoái vị
- Tại Mỹ, chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông vẫn tăng 4-5% mỗi năm, cao hơn cả tốc độ tăng
GDP và đạt đến mức 300 tỉ USD/ năm. Ngay ở Việt
Nam, hoạt động quảng cáo vẫn chiếm vị trí cao và luôn
được các doanh nghiệp ưu tiên, hàng năm các doanh
nghiệp vẫn dành lượng ngân sách lớn để đầu tư cho bộ
phận quảng cáo và lượng ngân sách này vẫn tiếp tục
tăng
- Các doanh nghiệp vẫn sử dụng biện pháp quảng cáo là
kênh chính để quảng bá hình ảnh của họ và ng tiêu
dùng vẫn tiếp nhận hình thức quảng cáo hơn là hình
thức PR
- Các hình thức qc ngày càng phát triển phong phsu hơn
và đạt được nhiều thành công hơn. Các doanh nghiệp
lớn vẫn tiếp tục đầu tư cho qc hơn là Pr vì hình thức PR
tại VN còn khá mới và hiệu quả của nó thì phải mất 1
time dài mới thể hiện được hiệu quả
- Qc ko đáng tin bằng pr nhưng pr đâu có nhanh bằng qc,
ko thể diễn giải các thông điệp 1 cách giàu hình ảnh và
cảm xúc, âm thanh
PR : do đây là hoạt động còn khá mới, được ít các doanh nghiệp
vì vậy hoạt động pr tại VN còn non kem chưa thể sánh cùng vs
hoạt động qc, hiệu quả của pr chưa đc đánh giá cụ thể
- Theo kết quả của 1 cuộc khảo sát, đc công bố tại hội
thảo ‘’ PR – trái tim thương hiệu ‘’ ngày 10/1/2009 tại
Hải Phòng cho thấy có tới 92% doanh nghiệp hiểu pr là
hoạt động qc, tổ chức sự kiện và chăm sóc khách hàng-
tức là chỉ hoạt động rời rạc để phục vụ 1 mục đích kinh
doanh cụ thể. Để xây dựng và phát triển thương hiệu có
57% các doanh nghiệp sử dụng hình thức quảng cáo
- Pr dựa trên truyền thông nhưng truyền thông đang bị
cạnh tranh bởi các mạng xã hộ. 1 ví dụ điển hình cho
sức mạnh của Internet và mạng xã hội là chiến thắng
vang dội của ứng cử viên Barrack Obama trong cuộc
bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008 khi ông có hàng triệu
người ủng hộ trên mạng xã hội
Kết Luận: Như vậy, ko thể cho rằng Qc ở VN đã hết thời trong
việc xây dựng thương hiệu. Nếu nói 1 cách chính xác thì qc có
vẻ sắp hêt thời thôi, nhưng chúng ta vẫn chưa thể nói chính xác
bao giờ. Và như vậy, việc Pr lên ngôi và Qc thoái vị cx chỉ mang
tính chất tương đối.
Chúng tôi cho rằng, chúng ta ko thể phủ định sạch sẽ quảng
cáo và đề cao quá mức pr vì trong quy luâth của sự phát triển
kinh tế, ko có cái nào chiếm đc thế thượng phong nhanh chóng,
cx ko có cái nào nhanh chóng bị phủ nhận mà sự thay thế đó
cần có thời gian.
Câu 11: Quan hệ PR với báo chí:
Pr là cầu nối, là tiếng nói của doanh nghiệp đối với báo chí.
Mối quan hệ giữa báo chí với pr là mối quan hệ tương trợ lẫn
nhau, báo chí giúp pr đưa thông tin đến với công chúng và ngc
lại pr cx mang đến cho báo chí những thông tin mang tính nóng
hổi và quan trọng của doanh nghiệp
Giới truyền thông là những cá nhân, tổ chức làm công tác
thông tin, truyền tải thông tin đến ng đọc, họ có thể là nhà báo,
các nhà sản xuất hay các chủ bút, hay là các phóng viên, hay
thậm chí là các tờ báo mạng, ấn phẩm
Thông cáo báo chí là một trong những công cụ thiết yếu để thu
hút báo chí đưa tin nhằm thông tin chính sách, sáng kiến hay
hoạt động của ngành đến với công chúng. Thông cáo báo chí
thường được gắn với các sự kiện hoặc vấn đề hiện tại
Các hình thức của 1 thông cáo báo chí:
- Who ( ai): ai là chủ thể của bản tin? Đó có thể là 1 ng, 1
nhóm ng, 1 sự kiện hoặc hoạt động nào đó. Cần phải
xác định và mô tả chủ thể
- What ( cái gì): cái gì xảy ra mà phương tiện truyền thông
nên biết ? Mục đích là thu hút sự chú ý của độc giả để
họ đọc thông cáo báo chí và vấn đề của bạn sẽ được
đưa tin
- Where ( ở đâu ): Sự kiện diễn ra ở đâu? Cần nêu cụ thể
địa chỉ của nơi diễn ra sự kiện và kèm 1 bản đồ chỉ dẫn,
có thể thông tin về nơi để xe hoặc phương tiện giao
thông công cộng. Cần tạo điều kiện để các phóng viên
cảm thấy thuận tiện, thoải mái khi đưa tin về sự kiện
của bạn
- When ( khi nào): Sự kiện diễn ra khi nào? Thời gian phải
cụ thể rõ ràng
- Why ( tại sao) : tại sao sự kiện này lại quan trọng đến
vậy? Lí do ra thông cáo báo chí phải thuyết phục và cụ
thể
Câu 12: Một số media kit trong họp báo bao gồm các hạng mục
- Hồ sơ công ty
- Thông tin của các thành viên trong công ty
- Lịch sử và sứ mệnh của cty
- Số liệu thống kê như số lượng khách hàng đc phục vụ
và lợi ích của các dịch vụ của bạn
- Thông cáo báo chí
- Tình hình tài chính
- Lời chứng thực
- Thông tin liên lạc của bạn
Câu 14: Pr nội bộ là hoạt động xây dựng, duy trì và củng cố mối
quan hệ tốt giưac các thành viên trong một công ty, như giữa
những người chủ và ng lao động, giữa ng quản lí và nhân viên
để có thể hiệu triệu mọi nguồn lực, mọi nỗ lực trong nội bộ
giúp tổ chức đạt đc mụcd đích đề ra
Các hoạt động pr nội bộ:
- Mạng nội bộ
- Video
- ứng dụng di động
- diễn đàn pr nội bộ
- khảo sát
- game hóa công việc
- blog
- bản tin pr nội bộ
- mạng xã hội
Phải làm pr nội bộ vì:
Câu 16: Tuy nhiên việc thực hiện CSR có thể đóng vai trò quan
trọng trong vc xây dựng danh tiếng của 1 doanh nghiệp. Khi 1
doanh nghiệp thực hiện những hoạt động có lợi cho cộng đồng
và xã hội, chúng thường có xu hướng đánh giá cao, tin tưởng và
hỗ trợ hơn đối với doanh nghiệp đó.CSR góp phần tạo dựng
hình ảnh tích cực, tăng cường lòng tin và tạo sự tiếp cận trong
công việc tương tác với khách hàng, cổ đông, nhân viên và các
bên liên quan khác.
Công ti chúng tôi thường có cảm xúc với doanh nghiệp thực
hiện CSR vì những hoạt động này được tìm thấy tầm nhìn, trách
nhiệm và cam kết của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội.
CSR tạo điểm nhấn về nhân văn, đạo đức và đóng góp tích cực
làm cho công chúng cảm thấy rằng doanh nghiệp ko chỉ quan
tâm đến lợi ích kinh tế mà còn định hướng xã hội và môi
trường.
Câu 17: Sự kiện hay Event là một hay nhiều hoạt động có chủ
đích được diễn ra tại thời điểm cụ thể, địa điểm cụ thể do 1 cá
nhân hay tổ chức làm chủ. Thông qua sự kiện, một hay nhiều
thông điệp ý nghĩa nào đó sẽ được gửi đến những người tham
gia trong sự kiện. Đối với từng quan niệm khác nhau, mỗi cá
nhân có một cách định nghĩa về sự kiện khác nhau.
Tổ chức sự kiện là khái niệm dùng để chỉ quy trình thực hiện
những công việc đẻ 1 sự kiện nào đó có thể diễn ra suôn sẻ, tốt
đẹp và hoàn hảo như mong muốn. Quy trình này sẽ bắt đầu từ
lúc lên ý tưởng cho sự kiện và cho đến lúc nó kết thúc. Hiện nay,
tổ chức sự kiện thường hướng tới việc truyền tải các thông điệp
đến khách hàng hay công chúng như việc quảng bá, giới thiệu
sản phẩm, các lễ hội....
Quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp:
Bước 1: Xác định mục đích sự kiện
Bước 2: Lên ý tưởng tổ chức sự kiện
Bước 3: Phân chia nhân sự triển khai
Bước 4: Triển khai theo kế hoạch
Bước 5: Chuẩn bị và dàn dựng
Bước 6: Tổ chức sự kiện
Bước 7: Kết thúc chương trình
Bước 8: Báo cáo và rút kinh nghiệm

You might also like