You are on page 1of 17

MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG

NỘI DUNG + KỊCH BẢN + VÍ DỤ CHI TIẾT

* LỜI NÓI ĐẦU: Cuộc sống của chúng ta luôn gắn liền với truyền thông. Không chỉ qua sách, báo
chí, TV,.. mà từ thời xa xưa, truyền thông đã phát triển dưới nhiều loại hình thức như ca
kịch, múa rối,… Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của truyền thông – như một sợi dây kết
nối và truyền bá kiến thức tới mọi người trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, truyền thông chính
là một trong những khái niệm được nhắc đến và sử dụng phổ biến trong hoạt động truyền bá,
quảng cáo. Đặc biệt là vào thời đại công nghệ bùng nổ thông tin hiện nay thì truyền thông nắm
một vai trò vô cùng quan trọng.
VẬY TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ? Phần này có thể mời 1 bạn trả lời hoặc bạn thuyết trình nói
luôn.

* Truyền thông là gì?


Nói tiếp: Mặc dù hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về truyền thông nhưng chúng ta có
thể phân tích một cách dễ hiểu nhất rằng: Truyền là truyền đạt, Thông là thông tin. Truyền
thông được hiểu một cách đơn giản chính là quá trình truyền đạt thông tin nhằm tác động đến
suy nghĩ, tư tưởng của đối tượng truyền thông mà chúng ta muốn hướng đến. Như vậy, từ các
quan niệm trên, có thể đưa ra một khái niệm về truyền thông như sau:
Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, tư
tưởng, tình cảm… liên tục giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu
biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp
với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng xã hội.
Ví dụ thực tế: Bạn biết tới chiếc Iphone 12 Pro Max được Apple công bố cho ra mắt vào ngày
nào; bạn theo dõi được những trailer, poster của những bộ phim mới nhất; bạn tương tác, trò
chuyện trực tuyến được với những tổ chức, thần tượng… mà bạn theo dõi; hay đơn giản là bạn
đang đọc được bài viết này.
Tất cả đều nhờ truyền thông và các phương tiện truyền thông.

* Mô hình truyền thông là gì?


* LỜI NÓI ĐẦU: Một doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả trong truyền thông, họ cần phải hiểu
rằng truyền thông hoạt động như thế nào và nắm được cả những yếu tố cơ bản
truyền thông cũng như các mối quan hệ của quá trình truyền thông.
=> Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một mô hình truyền thông một cách rõ ràng và
chi tiết để dựa vào đó mà họ có thể ( chưa nghĩ ra tiếp)

VÍ DỤ VỀ NGUYÊN PHẦN MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG LÀ ĐẾN TỪNG


BITI’S:
DENTSU REDDER X BITI’S HUNTER X VIỆT MAX
BLOOMIN’ CENTRAL

Vậy sau đây chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu chi tiết về mô hình truyền thông cùng
với sự đồng hành của Bloomin’ Central…
* VẬY MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ?

Mô hình truyền thông phát triển là một mô hình xã hội, được các nhà nghiên
cứu truyền thông và truyền thông phát triển thiết kế và mô tả, luận chứng
cho vai trò, vị trí của các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động truyền thông, các
mối quan hệ cơ bản giữa các yếu tố truyền thông hướng tới phục vụ cho phát
triển của xã hội.
=> Thiết kể và mô tả như thế nào?
=> Luận chứng cho vai trò, vị trí của các yếu tố cơ bản như thế nào?
=> Từ đó mô hình truyền thông hướng tới phục vụ cho sự phát triển của xh…
* Vậy các yếu tố cơ bản để cấu thành một mô hình truyền thông là?
=> Đưa sơ đồ ra để bao quát và giải thích: Để thực hiện hoạt động truyền thông hiệu quả cần hiểu
rõ quá trình truyền thông và các yếu tố cơ bản trong quá trình đó.

=> Theo sơ đồ thì mô hình truyền thông bao gồm 9 yếu tố của quá trình truyền thông: Trong đó,
hai phần tử thể hiện các bên chủ yếu tham gia truyền thông là người gửi và người nhận. Hai
phần tử khác đại diện cho các công cụ truyền thống là thông điệp và kênh truyền thông.
Bốn yếu tố khác tiêu biểu cho chức năng truyền thông là mã hoá, giải mã, phản ứng đáp lại
và thông tin phản hồi. Phần tử cuối cùng là sự nhiễu tạp.
=> Giải thích từng yếu tố một như: yếu tố đó gì, như thế nào, cho ví dụ cụ thể về yếu tố đó.
1. Người gửi: Đây là yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền thông. Đây có thể là cá nhân( nhân
viên chào hàng, phát ngôn viên, nhân vật có tầm ảnh hưởng xuất hiện trong mẫu quảng cáo
của công ty) hay có thể là một tổ chức nào đó( cơ quan đài phát thanh, truyền hình, báo chí,
… ) có thông tin muốn chia sẻ, phân phát thông tin của mình tới một cá nhân hay nhiều
người khác.
Nói: Khi doanh nghiệp đã xác định được nguồn phát rồi thì họ cần tiếp tục thống nhất những cái
idea sẵn có và từ đó triển khai những thông tin đó ra bằng hoạt động mã hóa.
2. Người nhận: là người mà người gửi muốn chia sẻ, phân phát thông tin đến. Đó là những
người nghe, người xem, người giải mã, người giao tiếp hoặc có thể là 1 người, 1 nhóm, 1 đám
đông thành viên của một tổ chức hay đông đảo công chúng.

Nói: Điều này giúp ta biết được đối tượng truyền thông là một yếu tố rất quan trọng trong việc
tạo nên hiệu quả của qtrinh truyền thông. Bởi vì vốn việc xác định đối tượng truyền thông(ng
nhận) là ko hề đơn giản. Người nhận có thể có các mức độ tiếp cận thông tin truyền thông như
sau:

- Hiểu thông tin hoàn toàn

- Hiểu một phần thông điệp

- Hiểu thông điệp gần như trọn vẹn

- Hoàn toàn ko hiểu gì.


VÍ DỤ:

Người gửi/nguồn phát:

Doanh nghiệp Biti’s Hunter muốn chia sẻ rộng rãi về bộ sưu tập Biti’s Hunter Street sắp ra mắt
của mình. Bên cạnh đó có những người có tầm ảnh hưởng…

Người nhận: mọi đối tượng( con người việt nam) đặc biệt là với những fan trung thành của biti
hay những cá nhân có niềm đam mê sưu tầm giày dép với kiểu dáng độc lạ, có 1 0 2, đánh vào
người việt nam tôn trọn bản sắc việt.

3. Thông điệp:
- Thông điệp là biểu hiện của những yếu tố mà các doanh nghiệp muốn lưu lại trong tâm trí của
đối tượng nhận tin, là những yếu tố cần thiết để ảnh hưởng, duy trì hay làm thay đổi nhận
thức, cảm xúc và hành vi của đối tượng nhận tin.
 - Hay thông điệp chính là bất kì suy nghĩ, ý tưởng được diễn đạt ngắn gọn rõ ràng hay kín đáo,
được thiết kế soạn thảo với hình thức thích hợp để truyền tải đến đối tượng bằng những
phương tiện truyền thông khác nhau.
- Thông điệp có thể được diễn tả bằng lời hay không bằng lời, hình ảnh, chữ viết hay có thể là
biểu tượng.
VÍ DỤ: Bloomin’ central - cảm hứng tự hào miền trung hoa trong đá.=> thể hiện, lấy cảm hứng từ
văn hoá miền Trung, nâng tầm bản sắc Việt. thông điệp đc thể hiện=câu từ, video truyền
thông.
CHIẾU VIDEO YTB CỦA BLOOMIN’ CENTRAL
https://youtu.be/NVewgtqWqqI

Kết luận
- Phản ứng tích cực của đối tượng nhận tin trong truyền thông không chỉ xuất phát từ việc họ
xem hay nghe thông điệp, mà xuất phát từ việc thông điệp truyền thông đã diễn đạt như thế
nào và diễn đạt điều gì.

- Quan trọng hơn là đối tượng nhận tin nhận thức được gì từ thông điệp đó. Để thành công các
nhà quản trị phải có kiến thức đầy đủ về thông điệp, hiểu biết nội dung và qui trình xây dựng
thông điệp.

4. Mã hóa: là chọn lựa những từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh… để trình bày thông điệp, tượng
trưng hóa các ý tưởng hay thông tin. Bên cạnh đó, người gửi phải mã hóa một cách khéo
léo, thông minh thông tin muốn gửi sao cho đối tượng nhận được sẽ hiểu được thông điệp
đó một cách dễ dàng.
Nói: Quá trình mã hóa đã tạo ra những thông điệp chứa đựng thông tin có ý nghĩa mà nguồn phát
muốn truyền tải.
VÍ DỤ: Với ý tưởng lấy cảm hứng từ việc muốn thể hiện bản sắc vùng miền(trung) để tôn vinh vẻ
đẹp văn hoá Việt Nam đến người dân đất Việt, thể hiện sự tự hào về quê hương gấm vóc
của ta=> mã hoá ý tưởng ấy bằng những câu từ, lập luận vô cùng mạnh mẽ trong video
truyền thông(sẽ chiếu). bên cạnh đó còn mã hoá bằng cách đem ý tưởng bản sắc dân tộc
bằng cách đưa nguồn chất liệu truyền thông vào sp ra mắt=> ng nhận có thể dễ dàng nhìn
thấy và cảm nhận.
5. Giải mã: là quá trình chuyển thông điệp được mã hóa của người gửi thành ý nghĩa. Quá trình
này sẽ bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm, nhận thức , thái độ của người nhận.

Nói: Nhóm người nhận sẽ lắng nghe, xem xét các thông điệp, hình ảnh truyền thông rồi truyền
nó vê bộ não từ đó bộ não sẽ nhận thức, kinh nghiệm sẽ phân tích rồi từ đó ng nhận sẽ hiểu rõ
thông điệp hơn. Đây là tùy vào mỗi người, vì ai cũng có những cách tiếp nhận, tư duy khác nhau
để thông điệp truyền thông dường như sẽ phân thành nhiều ý nghĩa, ý tưởng khác nhau trong
cách suy nghĩ của ng nhận.

VÍ DỤ: Ng nhận là dân đất Việt sẽ cảm nhận và biết đc ý nghĩa của cái thông điệp truyền thông
đc truyền tải bởi thương hiệu = kinh nghiệm của mình ví dụ như kiến thức về văn hoá vùng
miền, thái độ thực sự của họ với thông điệp đó.
6. Phương tiện truyền thông:

- Là lựa chọn các công cụ, phương thức để các nguồn (doanh nghiệp, nhà nước) sử dụng để
truyền tải thông điệp, nội dung cho các đối tượng tiếp nhận thông tin.

- Nhằm mục đích truyền tải những thông điệp, nội dung một chiến lược Marketing một cách
hiểu quả, ta cần lựa chọn các kênh truyền thông/ phương tiện thích hợp. Và có 3 yếu tố chính
liên quan đến sự lựa chọn phương tiện này là: người nhận, thông điệp và đặc tính của kênh
truyền thông.
- Người nhận: đối tượng hướng đến là như thế nào? ( khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm
năng)

- Thông điệp cần truyền tải là gì, để làm gì: giáo dục, marketing cho sp mới,…

- Đặc tính của kênh truyền thông: có 2 loại:

+ Kênh trực tiếp: kênh có tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt với cá nhân hay nhóm khách hàng mục
tiêu.

+ Kênh gián tiếp(Phi cá nhân): là kênh ko có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người gửi và đối tương
nhận. Vì vậy, thông điệp sẽ được gửi đến các đối tượng cùng một lúc qua các phương tiện
truyền thông.

Ở PHẦN KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TỤI MÌNH SẼ NÓI RÕ HƠN VỀ ƯU


VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HAI LOẠI KÊNH NÀY.
VÍ DỤ: HÌNH ẢNH VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S
Nói tiếp: Nhưng bên cạnh đó, không phải thông điệp lúc nao cũng được truyền tải đến người
nhận một cách tích cực vì trong suốt quát trình truyền thông, thông điệp còn sẽ phải chịu ảnh
hưởng từ các yêu tố không mong đợi, nếu nó trở lên lớn mạnh hơn thì có khả năng sẽ bóp méo,
sai lệch hay cản trở cả đối tượng tiếp nhận thông điệp đó.

7. Nhiễu: Những méo mó hay cản trở này được gọi là nhiễu

Nói: Nhiễu luôn tồn tại trong quá trình truyền thông và nó cũng là hiện tượng cần xem xét đặc
biệt ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn kênh để xây dựng thông điệp truyển thông. Nó có thể bị
ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên và xã hội, phương tiện kỹ thuật hay chẳng hạn có quá là
nhiều truyền thông marketing lộn xộn, quá là nhiều email truyền thông( quá tải hộp thư), quá là
nhiều quảng cáo trên mạng xã hội hoặc quá nhiều quảng cáo trên TV khiến người sử dụng bị
“ngộp”, cảm nhận thấy khó chịu hoặc tệ hơn là không thể nhớ thông điệp chi tiết mà thương
hiệu mong muốn truyền tải.

Có ba loại nhiễu:

+ Nhiễu vật lý:  do sự cố kĩ thuật. Để cải thiện nhiễu vật lí chỉ có thể dùng các cách thức làm kĩ
thuật. Ví dụ như ktra loa phát thanh trước khi phát thông tin truyền thông não đó, âm thanh
ntn có bị nhiễu sóng, rè gì ko, người nhận có dễ dàng nghe thấy ko.

+ Nhiễu ngữ nghĩa


Tác nhân gây ra loại nhiễu này là vì các hiện tượng ngôn ngữ khi sử dụng quá tải sẽ trở dễ dàng
bị lỗi văn phạm, quá nhiều thông tin được truyền tải sẽ dễ khiến ngôn ngữ bị lẫn lộn => Ko hiệu
quả trong việc truyền tải, ng nhận sẽ bối rối trong việc lắng nghe.

+ Nhiễu thực dụng


Tác nhân dẫn đến loại nhiễu này là do người truyền thông tin và người nhận nội dung bị chi
phối bởi các quan hệ xã hội hay bởi ích lợi kinh tế. =>

VÍ DỤ: Sau khi ra mắt bộ sưu tập mới truyền thông thì có 1 tk facebook đã đăng tải bài viết
phân tích về thông điệp gây tranh cãi của bloomin’ central với câu slogan “Tự hào miền Trung
hoa trong đá hay tự hào miền Trung Hoa trong đá” => Vì hình ảnh gấm - một chất liệu đc cho
là nhằm thể hiện chất liệu văn hoá cung đình Huế của vh miền Trung lại có nguồn gốc từ
Trung Quốc.=> tk facebook tiếp tục đưa ra bằng chứng và những quan điểm về việc “liệu bitis
đag lấy cảm hứng, vay mượn hay chiếm dụng văn hoá.”
=> tạo nhiễu, làn sóng dư luận tiêu cực trong tgian ra mắt sp mới. => nhưng sau đó bitis cũng
có hành động giải quyết rất nhanh chóng với phía truyền thông: lên bài xin lỗi và thừa nhận
khuyết sai sót của mình trong việc thiếu hiểu biết về lựa chọn chất liệu thể hiện bản sắc Việt và
cũng đưa ra lý do+hướng giải quyết thoả đáng đem lại sự khen ngợi của cộng đồng mạng.
=> BITI’S TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU CHẤT VẢI MỚI:

=> GIÀY ĐÃ CHỈNH SỬA


8. Đáp ứng: là tập hợp những phản ứng của người nhận sau khi nghe, thấy hoặc đọc thông điệp.

VÍ DỤ: Cũng như phần nhiễu đã nói trên, cộng đồng mạng đã có những cái nhìn tiêu cực và
thái độ ko mấy thiện chí về bộ sưu tập mới này, họ ko muốn sp mang danh việt nam lại có
nguồn chất liệu từ nước khác để thể hiện thông điệp tự hào vh đất Việt như vậy.

9. Phản hồi:

Nói: Vì truyền thông là quá trình 2 chiều nên phản hồi chính là sự tác động ngược trở lại của
thông tin từ người tiếp nhận đối với ng truyền tin. Bên cạnh đó, phản hồi cũng là khâu quan
trọng nhất của quá trình truyền thông. Nếu ko có phản hồi, thông điệp chỉ mang tính một chiều
và áp đặt.

VÍ DỤ: Ngoài sự khen ngợi về sự sáng tạo, màu sắc hình dáng đôi giày còn là những bình luận
tiêu cực, ko đồng tình với cách thể hiện thông điệp của hãng, dậy sóng dư luận khiến hãng
phải đưa ra lời giải thích quyết đoán.
=> Kết luận của toàn bố các yếu tố - ý nghĩa của mô hình truyền thông.

Nói:

- Hiệu lực ở các mô hình truyền thông có thể hiểu là khả năng tạo ra hiệu ứng ở công chúng,
nhóm đối tượng truyền thông, thu hút được sự chú ý, sự tham gia từ công chúng, nhóm đối
tượng truyền thông.

- Hiệu quả đối với các mô hình truyền thông thường là những hiệu ứng xã hội về hành vi, nhận
thức, thái độ xã hội của công chúng, nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra, phù hợp với mong
đợi của nhà truyền thông.

CỐ LÊN

You might also like