You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TPHCM


KHOA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN HỌC: Pháp luật và Đạo đức nghề nghiệp


LỚP: K21 Truyền thông đa phương tiện
HỌ VÀ TÊN: LÊ NGỌC KHÁNH ĐOAN
MSSV: 2156050011

THÁNG 10/2022
I. TOÀN CẢNH BÁO CHÍ VIỆT NAM & THỊ TRƯỜNG TRUYỀN THÔNG
Ở phương Tây, hai khái niệm này gần như là một vì báo chí phương Tây cơ bản thuộc về
xã hội dân sự, và người ta gọi chung là truyền thông, giới truyền thông. Trong khi đó ở
Việt Nam, báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức trong hệ thống chính trị, còn
truyền thông có thể được hiểu rộng hơn - là truyền thông xã hội, mạng xã hội.
1. Báo chí và đặc thù nghề báo
1.1. Toàn cảnh báo chí Việt Nam
Việt Nam có 850 cơ quan báo chí in, trong đó có 1 hãng thông tấn quốc gia; 110 báo điện
tử; 67 đài truyền hinh. Có 18.000 người được cấp thẻ nhà báo và 5.000 người chưa đủ
điều kiện

Tất cả báo chí Việt Nam đều trực thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ và được kiểm soát
chặt chẽ bởi Đảng và Chính phủ. Cơ quan quản lý báo chí cấp Chính phủ là Bộ thông tin
Truyền thông. Cơ quan của Đảng quản lý hoạt động báo chí là Ban Tuyên giáo Trung
Ương

Trong đó nhóm báo VIP gồm các báo như: Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, VTV, VOV,
Thông tấn xã VN. Đây thường là những báo được bao cấp toàn bộ Tổng biên tập báo
VOV, VOH, Thông tấn xã thường là Ủy viên Trung ương Đảng.

Những điều kiêng kị của báo chí Việt Nam có bao gồm: Chính sách đối nội, đối ngoại
của Chính phủ, Tôn giáo và Nhân quyền; vai trò của Đảng; đời tư của các nhà lãnh đạo.
Báo chí được coi là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhằm để nhấn
mạnh vai trò của thông tin. Chức năng của Báo chí gồm: (1) Chức năng thông tin, giao
tiếp, (2) Chức năng tư tưởng, (3) Chức năng thư giãn, giải trí, (4) Chức năng chuyển giao,
phát triển văn hóa, (5) Chức năng quản lí, giám sát và phản biện xã hội (6) Chức năng
kinh tế, dịch vụ.

1.2 . Đạo đức nghề báo


1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Đạo đức
Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội, giúp con người tự giác điều chỉnh
hành vi sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội. Đạo đức mang tính tự
nguyện và là những yêu cầu cao của xã hội với con người: thiện ác, lương tâm, trách
nhiệm,..

1.2.1.2. Pháp luật


Pháp luật là hệ thống các quy tắc do Nhà nước quy định, ban hành, buộc phải tuân theo,
không được trái phạm. Pháp luật mang tính bắt buộc và cưỡng chế. Pháp luật có cùng
mục đích là điều chỉnh hành vi của con người
1.2.1.3. Luân lí
Luân lý là những quy tắc ứng xử, những tập tục được chắt lọc qua lịch sử được công
nhận ở một nền văn hóa nào đó, nhằm giúp cho người ta biết phân biệt đúng sai. Khác
với đạo đức, luân lý gắn liền với một nền văn hóa nào đó cho nên có thể bị thay đổi với
thời gian và không gian.
1.2.1.4. Giá trị
Giá trị là niềm tin cá nhân thúc đẩy mọi người hành động theo cách này hay cách khác.
Chúng đóng vai trò là kim chỉ nam cho hành vi của con người..
1.2.2. Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức gồm có đạo đức xã hội nói chung và đạo đức của các lĩnh vực hoạt động nghề
nghiệp (nghề giáo, nghề y, nghề báo, công chức tư pháp,…). Sở dĩ cần có đạo đức trong
nghề nghiệp bởi đối tượng phục vụ của các nghề này đều là CON NGƯỜI
Nếu đặt lên bàn cân một bên là người làm nghề, một bên là đối tượng phục vụ, thì đối
tượng phục vụ “nhẹ cân” hơn hẳn. Người làm nghề dường như “có quyền” nhiều hơn đối
tượng của mình.
Ở thế yếu hơn, những người phục vụ khó có khả năng tự bảo vệ mình, phải trông chờ vào
đạo đức nghề nghiệp, vào lương tâm của các nhà báo, cũng như các thẩm phán, bác sĩ,
điều tra viên,..
1.2.3. Đạo đức nghề báo
Đạo đức nghề nghiệp báo chí là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức đặc
thù định hướng, điều chỉnh thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo, cũng như quy định về
các thiết chế, các quan hệ nhằm thực hiện chức năng báo chí.

Đạo đức trong nghề báo có ý nghĩa vô cùng to lớn. Một sản phẩm báo chí khi được đăng
tải có sức lan tỏa mạnh, tác động xã hội rộng nhanh. Nếu không có đạo đức nghề nghiệp
thì những sản phẩm không đảm bảo tính chính xác sẽ gây tác động vô cùng nghiêm trọng
cho xã hội.

Nhà báo Hữu Thọ đã từng nói: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” . Nghĩa là nhà báo phải
trực tiếp nghe thấy, trực tiếp nhìn thấy. Người viết có quan điểm rõ ràng, không bị chi
phối bởi các yếu tố sai trái. Bên cạnh đó cần dám lên án cái sai, ủng hộ cái đúng, mở ra
lối đi mới cho người đọc.

1.2.4. Tuân thủ trong nghề báo tại Việt Nam.


Tuân thủ là hành động giữ và làm đúng theo những điều đã quy định. Tuân thủ đạo đức
nghề báo có thể hiểu là sẵn sàng làm điều đúng cho dù không có ai giám sát.
Tuân thủ giúp cho Nhà báo luôn tự tin, nhận được sự tôn trọng, thăng hoa trong nghề
nghiệp, gắn bó dài lâu với nghề. Tuân thủ pháp luật và đạo đức là điều kiện sống còn để
các cơ quan báo chí phát triển bền vững.
Hậu quả của không tuân thủ là nhà báo sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật, tổn thất
danh dự và tài chính, mất uy tín của cá nhân và cơ quan báo chí.

2. Truyền thông và đặc thù nghề truyền thông


2.1. Truyền thông là gì?
“Truyền” là truyền đạt. “Thông” là thông tin. Truyền thông là truyền tải một thông điệp.
David Ogilvy - người sáng lập Ogilvy & Mather cho rằng: “Thương hiệu là một lời hứa.
Danh tiếng là tồn tại xứng đáng với lời hứa đã cam kết.” Nghĩa là phải làm truyền thông
vì mỗi thương hiệu là mỗi lời hứa mà doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân đưa ra cho công
chúng. Truyền thông tồn tại để kể câu chuyện và bảo vệ danh tiếng của thương hiệu.

Vai trò của truyền thông gồm:


(1) Tạo nhận biết: truyền thông chính là công cụ đắc lực tạo độ nhận diện, giúp đưa
doanh nghiệp đến tầm tiếp cận rộng lớn của công chúng.
(2) Thay đổi dư luận: Các doanh nghiệp sẽ luôn có một phòng ban để xử lý khủng
hoảng truyền thông, nhằm định hướng dư luận. Chính phủ cũng truyền thông với một quy
mô rất lớn để điều hướng, thay đổi hành vi của công chúng.
(3) Xây dựng tầm ảnh hưởng: Cả những doanh nghiệp và những cá nhân (KOL,
Tiktoker) đều có nhu cầu để xây dựng tầm ảnh hưởng, thương hiệu trong mắt công
chúng.
(4) Xây dựng và kết nối các nhóm cộng đồng: Việc xây dựng danh tiếng của thương
hiệu cũng giúp doanh nghiệp xây dựng và kết nối các nhóm cộng đồng của mình.
(5) Tạo nên sự quan tâm, yêu thích đối với thương hiệu: Để một khách hàng tiềm
năng biến thành một khách hàng trung thành thì người làm truyền thông cần biết khai
thác câu chuyện doanh nghiệp, khơi gợi cảm xúc nơi khách hàng.
2.2. Phân mảng chuyên môn
2.2.1. Lịch sử truyền thông ở Việt Nam
2.2.1.1 Truyền thông Việt Nam đi tắt đón đầu
Trước đây, khi bắt đầu du nhập vào Việt Nam, truyền thông có 3 phân mảng chính:
(1) Quảng cáo: Ngày trước, khi nói đến truyền thông mọi người thường nghĩ đến quảng
cáo. Về bản chất, quảng cáo là một phần của truyền thông. Quảng cáo mang tính đại
chúng, truyền đạt thông tin một cách công khai về sản phẩm, dịch vụ.
(2) Tổ chức sự kiện: Cách đây mười mấy năm, tổ chức sự kiện đã từng là xu hướng rất
“cool”, do đặc tính nghề nghiệp cũng như cái tên của nó. Khác với quảng cáo, chỉ người
Việt mới có thể làm được tổ chức sự kiện ở thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, tổ chức
sự kiện đã trở nên phát triển nhanh chóng.
(3) Quan hệ công chúng (PR): Quan hệ công chúng là lĩnh vực chiếm phần rất nhỏ
trong hoạt động truyền thông tại Việt Nam. Lĩnh vực mang tính mới và rất khó chỉ bắt
đầu du nhập vào đầu những năm 90
2.2.1.2. Truyền thông ngày nay là ngành chuyên biệt
Hiện nay, quảng cáo dần mất đi vị trí độc tôn trong ngành truyền thông. Bên cạnh đó
truyền thông dần trở thành ngành chuyên biệt với các đặc điểm
(1) Chuyển biến nhanh: Truyền thông luôn luôn thay đổi và hiện tại tốc độ chuyển biến
được tính theo từng giờ. Cùng với sự phát triển của Internet, các nền tảng mạng xã hội và
các E-comm (sàn thương mại điện tử) phát triển và góp phần thay đổi truyền thông
(2) Đa dạng, phức tạp: Ngoài PR, quảng cáo và tổ chức sự kiện như trước kia thì hiện
nay truyền thông còn được phân mảnh thành nhiều mảng mới như: Digital/ Social, CRM,
Commerce, Experience,…
2.2.2. Những mảng truyền thông chính
Ngành truyền thông có nhiều chuyên môn khác nhau, nhưng chúng phân mảnh thành 4
mảng chuyên môn chính.
(1) Tư vấn chiến lược
Muốn tạo ưu thế cạnh tranh và đạt mục tiêu kinh doanh trên thị trường, các doanh nghiệp
cần phải xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm một chiến lược truyền thông bài bản
và đồng bộ. Vậy nên, tư vấn chiến lược (Planner) sẽ định hướng toàn bộ chiến lược
truyền thông cho doanh nghiệp
(2) Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh nhằm để áp dụng những sản phẩm truyền thông vào thực tế. Bên
cạnh đó, quản trị kinh doanh thiết lập và duy trì truyền thông hai chiều; là cầu nối giữa
công ty truyền thông và doanh nghiệp.
(3) Sáng tạo
Sáng tạo là một mảng không thể thiếu trong truyền thông. Mảng này phân thành các
mảnh như: Copy, Hình ảnh, Creative Technologist. Mảng có sự cạnh tranh lớn nên đòi
hỏi phải được đào tạo chuyên nghiệp.
(4) Quản trị dự án:
Các dự án truyền thông là những dự án phức hợp nên cần người quản trị dự án để quản
lý, định hướng tổng thể dự án. Người quản trị dự án đòi hỏi có chuyên môn sâu rộng, có
khả năng đưa ra đánh giá và nhìn trước được những vấn đề để dự án vận hành trơn tru
nhất.
Cho dù làm bất cứ mảng chuyên môn nào trong truyền thông, mọi người đều tập trung
vào làm để trả lời câu hỏi: Tại sao công chúng phải quan tâm? Tại sao khách hàng phải
chọn dành thời gian cho chúng ta?
2.3. Các yêu cầu:
2.3.1. Kỹ năng
(1) Lắng nghe sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc thu thập, chọn lọc, sắp xếp thông
tin để tư vấn các chiến lược truyền thông hợp lí
(2) Quan sát là kỹ năng quan trọng đối với người làm truyền thông. Quan sát nghĩa là
xem tương quan của vấn đề như thế nào để từ đó vận dụng, sáng tạo trong các kế hoạch
truyền thông
(3) Tổ chức sắp xếp, phân công công việc hiệu quả. Cụ thể như phân công, sắp xếp một
timeline truyền thông, một chiến dịch quảng cáo hay các chiến lược phát triển sản phẩm.
(4) Kết nối giữa nhãn hàng và khách hàng, giữa các thông điệp chúng ta muốn truyền tải
và công chúng.
2.3.2. Chuyên môn
(1) Tiếng Việt
Để con chữ có khả năng khơi dậy sự quan tâm của khách hàng thì người làm truyền
thông cần: có vốn từ phong phú cả trong văn nói lẫn văn viết, hình thành được mảng
chuyên môn để tìm hiểu sâu, không viết đan xen ngoại ngữ - tiếng Việt, sử dụng các ngôn
từ chuẩn mực, văn phong cô đọng, súc tích
(2) Cập nhật về ngành
Sự thay đổi liên tục khiến phương pháp làm truyền thông cũng thay đổi theo, vì vậy cần
có những cập nhật về ngành để có các chiến lược hiệu quả.
(3) Ngoại ngữ
Tiếng Anh được coi là yêu cầu bắt buộc trong ngành truyền thông, đặc biệt là trong môi
trường doanh nghiệp nước ngoài.
2.3.3. Tâm thế
(1) Khiêm tốn: Phải khiêm tốn để lắng nghe, quan sát, phân tích, đưa ra những chiến
lược tư vấn phù hợp. Truyền thông là ngành thay đổi rất nhiều, nếu không khiêm tốn, có
tinh thần cầu thị, học hỏi sẽ dễ mất đi vị trí hiện tại.
(2) Thật thà: Kể những câu chuyện có thật, thành thật với câu chuyện và thành thật với
chính mình.
(3) Dũng cảm: Đây là công việc vô cùng vất vả vì kết hợp lao động chân tay lẫn trí óc.
Chịu sức ép từ nhiều bên nên cần phải dũng cảm và vững vàng mới theo được

II. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN THẾ GIỚI
1. Quy tắc của Hội Ký Giả chuyên nghiệp Hoa Kì (SCJ)
Hội Ký giả Chuyên nghiệp (Society of Professional Journalists – SPJ) tuyên bố có bốn
nguyên tắc là nền tảng của một nền báo chí có đạo đức và khuyến khích áp dụng chúng
cho mọi loại hình truyền thông.
1.1.Tìm kiếm sự thật và tường thuật nó
Nguyên tắc đầu tiên quy định rằng một nền báo chí có đạo đức thì phải trung thực và
công bằng. Cụ thể, các nhà báo trung thực và can đảm khi thu thập, tường thuật và giải
thích thông tin. Phải kiểm chứng thông tin trước khi cung cấp và chịu trách nhiệm về tính
chính xác của thông tin. Đồng thời, nên sử dụng nguồn tin gốc bất cứ khi nào có thể và
luôn ghi rõ nguồn của thông tin. Nhà báo phải biết rằng mình có nghĩa vụ giám sát chính
phủ và các vấn đề công cộng. Vì vậy, họ cần tìm kiếm để đảm bảo rằng việc công được
tiến hành một cách công khai và mạnh dạn đem những mặt tối ra để phơi bày. Tuy nhiên,
tránh thu thập thông tin bằng những phương pháp lén lút, trừ phi các phương pháp có tính
mở sẽ không mang lại thông tin cần thiết cho công chúng.
1.2. Tối thiểu hóa hậu quả
Nguyên tắc thứ hai chủ yếu quy định về cách đối xử với nguồn tin. Một nền báo chí có
đạo đức tôn trọng nguồn tin, đồng nghiệp, công chúng và phải hiểu rằng các cá nhân có
quyền kiểm soát thông tin về bản thân. Đặc biệt, nhà báo nên tăng mức nhạy cảm của
mình khi ứng xử với trẻ vị thành niên, nạn nhân của tội phạm, và những đối tượng thiếu
kinh nghiệm. Nhà báo cũng cần phân biệt rằng tiếp cận thông tin một cách hợp pháp và
công bố thông tin một cách hợp đạo đức là hai chuyện khác nhau. Vì vậy, cần cân nhắc
việc đăng tải một tin tức nào đó.
1.3. Hành động độc lập
Nguyên tắc thứ ba cho rằng nghĩa vụ cơ bản và tối thượng của một nền báo chí có đạo
đức là phục vụ lợi ích chung. Vì vậy cần từ chối biệt đãi các nhà quảng cáo, nhà tài trợ
hoặc bất cứ nguồn lợi nào khác và chống lại mọi áp lực gây ảnh hưởng đến việc đưa tin.
Phân biệt tin tức với quảng cáo, không được pha trộn làm mờ ranh giới giữa hai thứ này.
1.4. Chịu trách nhiệm và minh bạch
Nguyên tắc cuối cùng quy định trong một nền báo chí có đạo đức, nhà báo phải chịu trách
nhiệm về công việc của mình. Nhất là khi có những sai sót thì cần sửa chữa một cách kịp
thời, giải trình rõ ràng trước công chúng.
2. Quy tắc đạo đức của The New York Times.
Bộ quy tắc gồm 155 điều, được chia thành các mục như:
(1) Nghĩa vụ với độc giả: Đối xử với độc giả một cách công bằng và cởi mở, cung cấp
nguồn tin chính xác để phục vụ họ.
(2) Săn lùng tin tức: Giữ quan hệ đúng mực với nguồn tin khi săn lùng tin tức để tránh
thiên vị
(3) Bảo vệ tính trung lập: Không được nhận quà cáp hoặc những khoản ưu đãi từ bất kì
ai để tránh làm ảnh hưởng đến tính khách quan của thời báo
(4) Tham gia đời sống xã hội và xuất hiện trên phương tiện truyền thông: Khi tham
gia đời sống xã hội và xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhà báo tránh bày tỏ
các quan điểm về vấn đề chưa được công bố trên thời báo. Vì những quan điểm này có
thể trái với quan điểm của thời báo
(5) Quảng cáo: Đối xử với các nhà quảng cáo cách công bằng, tách biệt tin tức và quảng
cáo.
(6) Nghĩa vụ với thời báo: không được tiết lộ thông tin mật về các hoạt động, chính sách
hoặc kế hoạch của Thời báo hoặc của các công ty thành viên của Thời báo.

3. CNN: Chuẩn mực và thông lệ


CNN có 4 quy định trọng tâm trong hoạt động làm báo
(1) Báo chí liêm chính: Nhà báo tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức về tính liêm chính của
báo chí. Giữ được sự công bằng và trung thực khi đăng tải thông tin, cũng như xác nhận
độ chính xác của thông tin.
(2) Tự do ngôn luận: Các phóng viên tìm kiếm thông tin để kể những câu chuyện mà
không bị chính phủ hoặc các tác động bên ngoài can thiệp.
(3) Đa dạng quan điểm: Phát triển nội dung phù hợp với người tiêu dùng ngày càng đa
dạng và toàn cầu của chúng tôi.
(4) Nội dung có trách nhiệm: Sản xuất những nội dung có trách nhiệm bằng cách nâng
cao đối thoại về các vấn đề xã hội quan trọng thông qua chương trình.

4. BBC Academy: Tiêu chuẩn nghề báo


BBC đã xây dựng bộ cẩm nang hướng dẫn trong đó nêu rõ các quy tắc đạo đức và các giá
trị cần tuân thủ trong quá trình làm tin bài cho truyền hình, phát thanh và online. Trong
đó, các giá trị cốt lõi của nghề báo gồm:

(1) Trung thực và chính xác: Với phóng viên BBC, đưa tin chính xác là tiêu chí quan
trọng hơn là làm tin thật nhanh. Trước hết, nhà báo cần kiểm chứng các sự kiện và xác tín
nguồn thông tin; việc chỉ dựa vào nguồn của một hãng thông tấn hoặc thông tin từ các
mạng xã hội là việc không được chấp nhận.

(2) Bất thiên vị: Cần công bằng, cởi mở và khách quan khi đánh giá chứng cứ và cân
nhắc các sự kiện.

(3) Độc lập: có tư duy và cách hành xử độc lập để tránh thiên vị
(4) Phục vụ lợi ích công chúng: Giữ cân bằng giữa tường thuật một cách chính xác với
việc cần có lòng trắc ẩn để tránh xâm phạm quyền riêng tư cá nhân một cách không thỏa
đáng, nhất là khi đưa tin về các vụ tai nạn, thảm họa, chiến tranh,…

(5) Trách nhiệm với khán thính giả: Chịu trách nhiệm trước công chúng về thông tin
đăng tải.

III. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO Ở VIỆT NAM


1. Luật và quy tắc của Báo chí Việt Nam
1.1. 10 quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam
Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam gồm 10 điều, có hiệu lực từ ngày
01/01/2017.
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh
phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Bản quyền và các quy
định của pháp luật; Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo
chí nơi công tác.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; Bảo vệ công lý và lẽ
phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá
hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư,
làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền
thông khác.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì
một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt
Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là
bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo

1.2. Luật Báo chí Việt Nam (2016)


Luật này quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công
dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham
gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí. Luật báo chí này
được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động
báo chí tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ luật này có đến 61 điều, dưới
đây là sơ lược một số điểm quan trọng nhất .
1.2.1. Nghiệp vụ nhập vai điều tra của nhà báo
Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Báo chí 2016, nhà báo có nghĩa vụ “Thông tin
trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của
Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân”. Như vậy chức năng
của nhà báo là cung cấp thông tin chính xác, nhằm quản lí, giám sát và phản biện xã hội.
Nhưng trong một số trường hợp, phóng viên không thể khai thác thông tin theo cách công
khai. Vì vậy hoạt động nhập vai để điều tra là rất cần thiết. Nhập vai điều tra giúp nhà
báo phanh phui, phơi bày những mặt trái trong xã hội mà không phải ai cũng làm được.
Tuy nhiên nhà báo cần lưu ý rằng chỉ nhập vai khi đó là cách tốt nhất để thu thập thông
tin, nhằm làm cho bài viết có tính thuyết phục cao nhất. Khi nhập vai điều tra, nhà báo
không được tác động vào sự vật, hiện tượng khiến nó thay đổi bản chất: không thúc đẩy
sự kiện diễn ra hoặc khiến nó diễn ra sớm hơn bình thường, không gài bẫy,…. Kế hoạch
nhập vai phải được sự đồng ý của cấp cao nhất và toà soạn phải đảm bảo giám sát được
diễn biến, thông tin thông suốt trong mọi trường hợp.
1.2.2. Bảo vệ nguồn tin
Khoản 4 điều 38 của Luật Báo chí 2016 quy định: “Cơ quan báo chí và nhà báo có
quyền và nghĩa vụ không tiết lộ người cung cấp thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu
bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp
tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”. Người làm báo luôn cần sự hỗ trợ và đồng hành
hết sức quan trọng của nguồn tin. Bên cạnh việc sử dụng thông tin chính xác, đầy đủ,
không làm công chúng hiểu sai lệch, người làm báo cần phải bảo vệ được nguồn tin của
mình. Bảo vệ nguồn tin có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: không nêu tên nguồn
tin trong bài, sử dụng các hiệu ứng làm mờ, che mặt,…

Khoản 2 Điều 40 Luật Báo chí 2016 còn quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ nhà báo
với những cuộc phỏng vấn: “Sau khi phỏng vấn, trên cơ sở thông tin, tài liệu của người
trả lời cung cấp, người phỏng vấn có quyền thể hiện bằng các hình thức phù hợp. Người
phỏng vấn phải thể hiện chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng
vấn. Người được phỏng vấn có quyền yêu cầu xem lại nội dung trả lời trước khi đăng,
phát. Cơ quan báo chí và người phỏng vấn phải thực hiện yêu cầu đó”. Khi phỏng vấn,
nhà báo như đang thỏa thuận “một hợp đồng” với người được phỏng vấn, vì vậy nếu
người được phỏng vấn có yêu cầu chỉnh sửa hay giữ bí mật danh tính, nhà báo phải tuân
thủ theo.

1.2.3 Các điều luật khác


Điều 45 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền tác giả trong lĩnh vực báo chí, “Cơ quan
báo chí phải thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan khi
đăng, phát tác phẩm báo chí”.  Luật này nhằm tạo điều kiện để các nhà báo được hưởng
đầy đủ quyền, lợi ích vật chất của sản phẩm báo chí, đồng thời, còn giúp họ tránh khỏi
những hành vi xâm phạm có thể xảy ra. Tuy nhiên hiện nay, quyền sở hữu tác phẩm báo
chí ở Việt Nam đang bị xâm hại nghiêm trọng vì hai lí do. Thứ nhất, ở Việt Nam không
quy định rõ tác giả hay cơ quan đăng tải là người sở hữu tác phẩm báo chí. Thứ hai,
không như các bài hát, ta khó có thể chứng minh rằng bài báo nào là “đạo nhái”.
Khoản 2 Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định: “Phải cải chính, xin lỗi trong trường
hợp thông tin sai sự thật”,“Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu
cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí”. Nghề báo là nghề có trách nhiệm truyền
đạt lại các câu chuyện một cách chính xác và đúng sự thực nhất. Cho nên nhà báo có
nghĩa vụ về mặt đạo đức là phải giải trình cho công chúng khi nhận ra sai sót trong bản
tin, điều này giúp duy trì được sự tin cậy đến từ công chúng.
Điều 44 Luật Báo chí 2016 quy định về quảng cáo trên báo chí “Việc đăng, phát quảng
cáo trên báo chí phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định của pháp luật về
quảng cáo”. Điều này đòi hỏi nhà báo phải hiểu rõ về Luật Quảng cáo khi quyết định
đăng tải quảng cáo trên tờ báo của mình.

2. Ứng xử của nhà báo trên Mạng xã hội


2.1. Đối với công dân:

Theo TS. Lê Hoàng Việt Lâm, cùng sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội hiện
nay, người dùng dễ rơi vào sự bối rối, hoang mang khi sử dụng. Vì vậy, mọi người cần
trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể tham gia mạng xã hội một cách an
toàn và văn minh. Cụ thể, có những lưu ý như sau:

2.1.1. Sử dụng tên chính danh, cài mật khẩu an toàn, không kết bạn với bất cứ ai
khi chưa biết thông tin về họ.

Theo Điều 4 của Bộ quy tắc Ứng xử trên mạng xã hội, chúng ta cần sử dụng tên chính
danh và cài mật khẩu an toàn. Bởi vì tài khoản mạng xã hội chứa đựng rất nhiều thông tin
cá nhân, riêng tư nên chúng ta cần kỹ thận trọng và bảo mật tuyệt đối tài khoản của
mình. 
2.1.2. Quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong quá trình sử dụng.

(1) Những gì một người thể hiện trên mạng xã hội là một sự phản ánh con người, tính
cách, của họ. Một số công ty hiện nay sẽ xem xét trang cá nhân của một người trên mạng
xã hội để quyết định có tuyển dụng hay không. Vì vậy, chúng ta nên chú trọng chia sẻ
những cảm xúc đẹp, những hình ảnh thẩm mỹ, những khoảnh khắc quý giá, tích cực lên
mạng xã hội (Mục 3, Điều 4 của Bộ quy tắc Ứng xử trên mạng xã hội).
(2) Tế nhị, tôn trọng người khác bằng cách lưu ý khi tag họ vào các hình ảnh hay bài viết,
không làm phiền họ bằng những tin nhắn.
(3) Dựa theo Mục 4, Điều 4 của Bộ quy tắc Ứng xử trên mạng xã hội, mọi người nên
nhận diện và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải vì chúng ta chính là người chịu
trách nhiệm cho những thông tin đó. Nếu tùy tiện thì chúng ta phải gánh chịu những hậu
quả nghiêm trọng về sau. 
(4) Theo Mục 8, Điều 4 của Bộ quy tắc Ứng xử trên mạng xã hội, chúng ta nên vận
động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo
vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
2.1.3. Thiết lập vùng xanh trên mạng xã hộ 
Khái niệm “vùng xanh” trên mạng xã hội có ý nghĩa là vùng xanh của sự văn minh, an
toàn và thái độ của người dùng mạng xã hội. “Vùng xanh 5K” gồm: không tin ngay;
không vội đăng tải, bình luận; không thêm, bớt thông tin; không vội chia sẻ; không kích
động. 
2.1.4. Chú ý những website, báo điện tử mang tính câu tương tác: câu like, câu view
Chúng ta cần lựa chọn những trang web, báo điện tử chính thống, để tiếp nhận thông tin
uy tín, từ đó hạn chế được những sự việc và hậu quả đáng tiếc
2.1.5. Tuân thủ Luật An ninh mạng
Luật An ninh mạng gồm 7 Chương 43 Điều, được Quốc hội khóa XIV thông qua và có
hiệu lực từ 1/1/2019. Những điểm nổi bật của Luật an ninh mạng gồm:

Điều 8 Luật an ninh mạng quy định nhiều hành vi bị nghiêm cấm trên môi trường
mạng. Trong đó, nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi
như: Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục mua chuộc lừa gạt, lôi kéo người chống phá
Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử; Thông tin sai sự thật gây hoang mang; Hoạt động mại dâm,
tệ nạn xã hội; Sản xuất, đưa vào sử dụng phần mềm gây rối loạn hoạt động của mạng
viễn thông, mạng Internet…

Cụ thể, các hành vi chống Nhà nước, kích động, gây rối trật tự công cộng, làm nhục, vu
khống, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Điều 16 Luật An ninh mạng.
Còn các hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật
cá nhân trên không gian mạng được liệt kê tại Điều 17 Luật An ninh mạng

Điều 29 Luật An ninh mạng quy định về việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như
sau “Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui
chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên
không gian mạng. Các doanh nghiệp phải đảm bảo kiểm soát nội dung để không gây
nguy hại cho trẻ em; đồng thời, xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em”
2.2. Đối với nhà báo

Nhà báo là công dân nên họ phải tuân thủ các quy định liên quan tới việc sử dụng mạng
xã hội như đã nêu trên. Nhưng hơn thế, những phát ngôn của nhà báo trên các mạng xã
hôi có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng. Vì vậy cần có những quy tắc ứng xử riêng
dành cho nhà báo

2.2.1. Quy tắc ứng xử cho nhà báo của The New York Times

The New York Times đã có một bộ nguyên tắc gồm 13 điều quy định cách ứng xử của
nhà báo. Dưới đây là một số điều quan trọng và thiết thực:

Điều 1: Trong các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, các nhà báo không
được bày tỏ quan điểm về đảng phái, quan điểm chính trị, ủng hộ đại biểu, đưa ra ý kiến
xúc phạm hoặc làm bất cứ điều gì khác làm giảm danh tiếng của tờ báo.

Điều 2: Các nhà báo đặc biệt chú ý đến việc đưa ra ý kiến một phía của một vấn đề mà
tòa soạn đang tìm hiểu khách quan.
Ở Điều 1 và Điều 2 quy định: trong các bài đăng trên mạng, nhà báo không được bày tỏ
quan điểm về những vấn đề nhạy cảm, làm tổn hại đến tờ báo. Không đưa ra ý kiến của
mình đối với một vấn đề mà tòa soạn đang điều tra. Vì khi chưa có kết luận cuối cùng,
những điều nhà báo đăng trên mạng xã hội trước đó có thể trái với quan điểm của tòa
soạn.

Điều 4: Tòa soạn kịch liệt phản đối các nhà báo đưa ra các khiếu nại về dịch vụ khách
hàng trên phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù bạn có thể tin rằng bạn có khiếu nại
hợp pháp, nhưng trong trường hợp này rất có thể bạn sẽ được xem xét kỹ vì bạn khiếu nại
với tư cách là phóng viên hoặc biên tập viên của tờ báo…

Điều 13: Tòa soạn muốn các nhà báo cảm thấy rằng họ có thể sử dụng phương tiện
truyền thông xã hội để diễn đạt các phong cách giao tiếp và viết bài của mình, miễn sao
những cách diễn đạt này sẽ được thể hiện chính thức thành các bài viết chính thức trên
các trang báo của tòa soạn trước tiên.

Ở Điều 4 và Điều 13 quy định: nhà báo có thể bày tỏ quan điểm, đăng tải những phản
hồi, thông tin chỉ khi những điều này được thể hiện bằng tác phẩm báo chí trước tiên. Bởi
khi được thể hiện bằng tác phẩm báo chí, nhà báo sẽ phải trải qua các bước như: thu thập
thông tin, kiểm duyệt thông tin, phỏng vấn người có liên quan. Chỉ khi đi qua các bước
này và hình thành tác phẩm báo chí, nhà báo mới tránh được những sai sót về thông tin.
Sau khi có tác phẩm báo chí được đăng tải, nhà báo mới nên chia sẻ lại chúng trên trang
cá nhân của mình.

2.2.2. Quy tắc ứng xử cho nhà báo tại Việt Nam:

Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam bao gồm 03 Chương và
07 Điều đã được Hội Nhà báo Việt Nam chính thức công bố và có hiệu lực bắt đầu từ
ngày 01/01/2019. Quy tắc này có 2 điểm chính:

Điều 3 quy định những điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội
Nhà báo sử dụng mạng xã hội của mình để chia sẻ, đăng tải, cung cấp, thông tin có ích
cho xã hội và đất nước; để khai thác thông tin phục vụ tác nghiệp báo chí. Đăng tải bình
luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm.

Điều 4 quy định những điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia
mạng xã hội

Nhà báo không đăng những nội dung bị cấm trong Luật An ninh mạng. Bên cạnh đó, nhà
báo tránh đăng tải những thông tin chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân
dân, gây thiệt hại cho Nhà nước, gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công
dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các
hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử.

3. Case study
3.1. VTV và chuyện tuổi thật của Công Phượng
3.1.1. Diễn tiến vụ việc
Công Phượng là cầu thủ sinh ra trong một gia đình nghèo ở Đô Lương, Nghệ An. Sau khi
cùng U19 HAGL giành chức vô địch giải U21 quốc tế, anh bỗng trở thành một ngôi sao.
Thời gian này rộ lên thông tin cho rằng Công Phượng sinh năm 1993 (tức 21 tuổi)
Trong bản tin 11h15', Chương trình Chuyển động 24h của VTV cung cấp một số chứng
cứ, nhân chứng và đưa ra 3 hồ sơ có đề cập những năm sinh khác nhau của Công
Phượng.
Ngày 15/11/2014 chuyển động 24h tiếp tục chủ đề tìm năm sinh của Công Phượng với
sự tham gia của nhà văn Nguyễn Quang Vinh. Ngày 16/11/2014 trong chương trình
Chuyển động 24h đưa ra hàng loạt các giấy tờ như học bạ, giấy khai sinh, bản sao giấy
khai sinh, giấy chứng nhận tốt nghiệp tiểu học của Công Phượng để chỉ ra những điểm
không hợp lý. Và đến phút cuối cùng, Chuyển Động 24h lại để ngỏ kết luận với lời bình
mong muốn chính Công Phượng lên tiếng.
Từ sau ngày 17/11/2014, sự việc gây xôn xao dư luận đến mức Bộ TT&TT đã đã đề nghị
Bộ Tư pháp xác thực về tờ giấy khai sinh của Công Phượng.
3.1.2. Nguyên nhân và hậu quả
3.1.2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiên là do giấy tờ của Công Phượng không thống nhất. Ông Đặng Văn
Tú (chủ tịch xã Mỹ Sơn) cho rằng việc quản lý hộ tịch trước đây ở xã rất lỏng lẻo. Ông
nói: "Trường hợp như Công Phượng là rất nhiều, hầu như tất cả mọi người sinh năm
1995 trở về trước đều phải khai sinh lại vì giấy khai sinh không có ghi số lưu trữ”. Ông
cũng giải thích thêm rằng: “Anh kế của Phượng là Nguyễn Công Khoa lúc còn nhỏ bị
đuối nước chết. Khi khai trong sổ hộ tịch, mẹ của Phượng là bà Nguyễn Thị Hoa đã nhầm
lẫn”. Vì vậy việc VTV nhận thấy điều bất hợp lí trong giấy tờ của Công Phượng và tiến
hành đi điều tra để đi tìm sự thật là hợp lí.
Nguyên nhân thứ hai là do VTV bị ảnh hưởng của yếu tố giật gân, câu khách. Trong năm
2014, “Chuyển động 24h” mới được thành lập và đang trong thời kì bắt đầu xây dựng nên
chương trình này rất cần thu hút lượng một lượng người xem nhất định. Khi Công
Phượng bừng sáng sau Chung kết Châu Á 2014, anh trở thành một đề tài “nóng” để
“Chuyển động 24h” khai thác. Không chỉ liều lượng tin bài về Công Phượng trong thời
gian này rất nhiều, mà VTV rất “hiếu chiến”, họ mời nhiều chuyên gia, điều tra giấy tờ để
“đi tìm tuổi thật Công Phượng”.
3.2. VTV và phóng sự “Cây chổi quét rau”
3.2.1. Diễn tiến vụ việc
Ngày 3/5/2016, VTV3 phát phóng sự “Cây chổi quét rau” thực hiện bởi phóng viên Phạm
Thị Phương trên chương trình “Cà phê sáng”, phản ánh hành vi lừa người tiêu dùng của
một số người trồng rau. Phóng sự quay cảnh một người nông dân dùng chổi quét lên
ngọn các luống rau xanh, vừa quét vừa nói: "Rau mà non người ta không dám ăn. Nên
bây giờ phải quét để giả sâu ăn ".
Tuy nhiên, sau khi chương trình phát sóng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Thành đã nổi giận
và cho rằng nhóm phóng viên cố tình dàn dựng làm tổn hại hoạt động sản xuất, kinh
doanh và uy tín của xã.  
Trước những phản ứng của người dân, chính quyền địa phương đã vào cuộc xác minh.
Tường trình với công an, bà Trương Thị Diễn, nhân vật cầm chổi quét lên những luống
rau cho biết phóng viên Phương đã đưa cho bà một cái chổi nhờ quét trên luống rau cho
rách lá, do không hiểu ý đồ bà đã làm theo.
3.2.2 Nguyên nhân và hậu quả
3.2.2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân trước tiên là do nghiệp vụ điều tra sai lệch của phóng viên Phạm Thị
Phương. Chính Ban Sản xuất các chương trình Giải trí củaVTV nhận thấy phóng viên
Phạm Thị Phương đã tự tìm hiểu đề tài bằng quan sát cá nhân, vi phạm quy trình tác
nghiệp báo chí, phản ánh không trung thực sự việc. Do mong muốn đưa những tin nhanh
chóng mà phóng viên này đã bỏ qua các quy trình của nghiệp vụ điều tra, tự dàn dựng
thông tin. Đây là lỗi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề báo
Bên cạnh đó, lãnh đạo Ban biên tập của VTV đã có sơ suất trong khâu kiểm duyệt nội
dung trước khi phóng sự "Cây chổi quét rau" lên sóng.
3.2.2.2. Hậu quả
Xã Vĩnh Thành là địa phương trồng rau sạch có tiếng của huyện Vĩnh Lộc, sau khi phóng
sự "Cây chổi quét rau” được phát sóng, đã có những thiệt hại lớn xảy ra với người trồng
rau nơi đây. 
Còn đối với VTV, ngày 11/5/2016, trang web VTV phát bản tin công khai xin lỗi những
người dân địa phương trong phóng sự “Cây chổi quét rau”. Sáng 13/5, Bộ Thông tin và
Truyền thông quyết định xử phạt vi phạm hành chính  trong hoạt động báo chí đối với
Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với số tiền 50 triệu đồng vì đã đăng phát thông tin sai
sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Đồng thời phóng viên tập sự Phạm Thị Phương -
tác giả của phóng sự - đã bị đình chỉ công việc. 

3.2.3. Bài học rút ra


3.2.3.1. Nghiệp vụ điều tra phải chính xác
Chúng ta cần đặt ra câu hỏi: Tại sao ngay từ đầu bà D lại đồng ý quét rau theo lời của
phóng viên P mà không có bất cứ thắc mắc nào. Trên thực tế, VTV đã nhận được tình
báo có vấn đề trong việc cấp phép của VietGap nên họ muốn làm phóng sự để cảnh báo
người dân về tình trạng rau bẩn mang mác VietGap. Mục tiêu làm phóng sự của VTV là
hoàn toàn đúng.
Nhưng thay vì làm mật vụ điều tra, quay chụp bằng camera kín,… để tìm ra sự thật, thì
phóng viên Phạm Thị Phương đã tự dàn dựng “Cây chổi quét rau”. Điều này vi phạm
điều 3 trong 10 quy định của người làm báo “Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự
thật”, đồng thời cũng cho thấy nghiệp vụ điều tra kém của phóng viên Phương.
Bên cạnh đó, VTV cũng không che mặt người dân trong các video, nêu tên xã Vĩnh
Thành ngay trên phóng sự, khiến người nơi đây tức giận và yêu cầu phải cải chỉnh. Điều
này vi phạm điều 4 của 10 điều quy định của người làm báo “Không làm tổn hại danh dự,
nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân”. Cũng cùng mục đích cảnh báo
người dân, Báo Tuổi trẻ đã có phóng sự “Phanh phui rau VietGAP dỏm: Mua chứng nhận
VietGAP dễ như mua rau?”. Phóng viên của Báo Tuổi trẻ đã nhập vai là người có nhu
cầu sở hữu chứng nhận Vietgap và thâm nhập vào điều tra quy trình cấp giấy phép. Khi
phỏng vấn những nhân vật, Tuổi trẻ đã che mặt và giấu tên họ, Báo Tuổi trẻ cũng phỏng
vấn thêm các chuyên gia về vấn đề này để đưa ra những khuyến nghị. Như vậy với cùng
một mục đích nhưng cách điều tra của Tuổi trẻ hiệu quả hơn
3.2.3.2. Phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin
Phóng viên tập sự Phạm Thị Phương và ekip đã không đảm bảo được tính chính xác và
trung thực của phóng sự “Cây chổi quét rau” vì đã dàn dựng cảnh quay. Xét theo 10 điều
quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo của Hội nhà báo Việt Nam, phóng viên
Phạm Thị Phương đã vi phạm Điều 3: “Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm,
không vụ lợi”. Việc không kiểm chứng thông tin, dàn dựng cảnh quay cho thấy phóng
viên Phạm Thị Phương đã không có sự trung thực, khách quan khi đang hành nghề.
3.2.3.4. Phải chịu trách nhiệm trước công chúng khi có sự sai sót trong việc đưa tin
Vào ngày 10/5/2016, phóng viên Phạm Thị Phương và ekip đã đến xã Vĩnh Thành để
trực tiếp xin lỗi người dân nơi đây vì đưa thông tin sai sự thật ngày 11/5/2016, trang web
VTV cũng đã phát bản tin xin lỗi những người dân địa phương trong phóng sự “Cây chổi
quét rau”.
Điều này đã tuân thủ theo Khoản 2 Điều 25 của Luật Báo chí Việt Nam (2016) quy định:
“Phải cải chính xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc”. Việc
làm này cũng tuân thủ nghĩa vụ đối với độc giả theo quy định của The New York Times,
là phải sửa chữa sai sót, dù lớn hay nhỏ, ngay khi nhận ra những sai sót đó. Ở đây, phóng
viên Phương đã chịu trách nhiệm về thông tin mình đăng bằng cách xin lỗi trước người
dân xã Vĩnh Thành, đồng thời cũng đưa ra cách giải quyết hiểu lầm bằng bản tin đính
chính.

3.3. Em bé và con kền kền


3.4. 2 vụ bảo mẫu hành hạ trẻ.
IV. THỰC TRẠNG CỦA NGHỀ BÁO Ở VIỆT NAM – NGUYÊN NHÂN – GIẢI
PHÁP
V. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ TRUYỀN THÔNG
1. Quan hệ Báo chí và Doanh nghiệp
2. Case study
3. Các mô hình kinh doanh báo chí
VI. CÁC BỘ LUẬT

1.2.

You might also like