You are on page 1of 1

Có thể cho rằng ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến là ba bức tranh sơn thủy.

Xưa,
Tô Đông Pha đã từng khen Vương Duy (701-761) "Trong thơ có họa, trong họa có thơ".
Và chính J. F. Marmontel (1723-1799) ở phương Tây, cũng cho "thơ là một bức họa biết
nói, là một ngôn từ có thể vẽ ra được bằng các hình tượng".

Phải chăng đó là tâm sự của một bại thần, vì tuổi già, sức yếu mà đành khoanh tay
trước nạn nước mất nhà tan. Nguyễn Khuyến thi Hương đỗ đầu năm 1864, đến năm
1871, đỗ đầu thi Hội và thi Đình (tam nguyên), làm quan đến chức Bố Chánh, Tổng
Đốc... Gặp lúc quân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, Bắc Kỳ, rồi Hà Nội và Huế lần lượt thất
thủ, triều đình ký hòa ước nhận quyền bảo hộ của Pháp, Nguyễn Khuyến liền lấy cớ đau
mắt nặng mà cáo quan về hưu năm 1885, giả ngu, giả dại để khỏi bị Pháp ép ra làm
quan:
Trong thiên hạ có anh giả điếc
Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây...
Vận nước đã cùng, Nguyễn Khuyến chỉ còn biết tìm lẫn quên trong các thuyết Lão
Trang, trong đời sống xóm làng, trong cảnh thanh nhàn giữa cảnh vật thiên nhiên, và
thường ký gửi tâm sự mình vào những vần thơ bằng chữ nôm.
(còn tiếp)

Xuân Diệu có viết: “Bài thơ Thu vịnh là có thần hơn hết, nhưng
ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu
của làng cảnh Việt Nam”. Vậy ta thử tìm hiểu xem thế nào mà
“Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt
Nam”?

Câu cá mùa thu nhưng mục đích không ở việc kiếm cá ăn; câu cá chỉ là cái c ớ đ ể
tiêu sầu và cảm nhận hương sắc mùa thu. Còn gì thú vị hơn được ngồi câu cá giữa
một vùng phong cảnh quen thuộc của quê hương mình, để hồn thu thấm vào hồn
người. Lúc Nguyên Khuyến viết bài thơ này, gót giày quân xâm lược Pháp đã đ ặt
lên nhiều nơi trên đất nước, xã hội thuộc địa đã được lập nên ở vài đô thị. Nhưng
làng quê Việt Nam, làng quê nghìn đời của Nguyễn Khuyến vẫn giữ được vẻ đẹp
thanh sạch, giản dị, duyên dáng như cô gái chân quê xứ Bắc với “ cái áo tứ thân,
cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen”. Nguyễn Khuyến đi câu cá là để t ắm mình trong
không khí nguyên sơ ấy của mùa thu quê hương cho khuây khỏa nỗi thương đau
trong lòng.

You might also like