You are on page 1of 12

CÂU CÁ MÙA THU

-- NGUYỄN KHUYẾN --
__________________________________________
I. Tác giả : Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến:
- Tên thật là Nguyễn Thắng hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi.
- Sinh ngày 15/2/1835
- Quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên
Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
- Ông có một người bạn tri kỉ tên là Dương Khuê.

1. Hai vẻ đẹp của Nguyễn Khuyến trong cuộc sống


a) Tấm lòng yêu nước sâu nặng, con người tài giỏi, thanh khiết, liêm chính.
Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là người thông minh, ham học. Với sự siêng năng cần cù và ý
chí cầu tiến, ông đã đỗ đạt cao và làm quan hơn mười năm, dù ở chức vụ nào ông cũng nổi
tiếng là một vị quan thanh liêm, chính trực, không tham lam hay vụ lợi cá nhân. Vốn là
người ngay thẳng, chính trực nên khi nhìn thấy cảnh những kẻ làm quan mà tham lam, chỉ
nghĩ sao tư lợi cho mình thật nhiều, Nguyễn Khuyến đã dùng thơ văn để thể hiện sự khinh
bỉ, mỉa mai.
Là người sinh ra và lớn lên trong môi trường nho học nên Nguyễn Khuyến luôn mong
muốn nếu làm quan sẽ thực hiện giấc mộng trị quốc bình thiên hạ. Thế nhưng thời cuộc đã
không cho ông làm được điều đó. Mang tiếng làm quan nhưng lại trong giai đoạn triều
Nguyễn ở thời kỳ lụi tàn, thực dân Pháp hoành hành. Giữa thời nước mất, nhà tan mà
không thể làm được gì đã khiến Nguyễn Khuyến rất đau đớn, chua xót. Vì vậy, ông cáo
quan về quê nhà ở ẩn.
Trong bối cảnh đó, Nguyễn Khuyến vẫn giữ một lòng yêu nước, không hợp tác với giặc.
Nguyễn Khuyến sống một cuộc đời trong sạch, không tư lợi cho đến cuối đời.
Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Khuyến trước hết gắn kiền với tư tưởng trung quân. Ðây là
một tư tưởng yêu nước hết sức chân chính tiến bộ. Nguyễn Khuyến vừa là nhà nho vừa là
một ông quan từng hưởng bổng lộc của triều đình nên tư tưởng trung quân đậm nét.Trong
Di chúc, ông thể hiện rõ quan điểm của mình: Khi đưa Thầy con rước đầu tiênCờbiển vua
ban ngày trứơc Sống giữa thời kỳ nước mất nhà tan, Nguyễn Khuyến không đànhnhìn đất
nứơc rơi vào tay giặc, lại không cam tâm ở lại triều đình để làm bù nhìn nên ôngquyết định
xin cáo quan về ở ẩn.
Lòng Nguyễn Khuyến từng dạt dào bao ý định chua xót về quyết định này:
Khứ quốc khởi vô bằng bối tại,
Quy gia vị tất tử tôn hiền?

b) Một con người có nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng nhân hậu, sống chan hoà, gần gũi với
những người lao động chân chất, nghèo khổ
“Treo ấn từ quan”, trở về quê sống trong bầu không khí nồng đượm ân tình cùng người dân
chất phác, hồn hậu đã xua đi phần nào nỗi đau thời thế, làm dịu bớt tâm trạng thất vọng khi
công danh dang dở, giúp Nguyễn Khuyến tìm được sự thanh thản, niềm vui sống từ những
điều bình dị:
“Vải chín, bà hàng bưng quả biếu
Cá tươi, lão giặm nhấc nơm chào”
- Nguyễn Khuyến vui với cái vui của người dân, buồn với cái buồn của họ và thổ lộ những
điều họ mong ước. Nhà thơ vui khi người nông dân có một vụ mùa thắng lợi, cuộc sống no
đủ, tưng bừng chuẩn bị đón tết với những phong tục, tập quán đẹp đẽ, ý nghĩa:
“Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng
Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt”
Nhưng khi họ thất bát, đói khổ thì lời thơ của ông như chùng xuống, như đẫm lệ xót xa, tê
tái:
“Dở trời mưa bụi còn hơn rét
Nếm rượu tượng đình được mấy ông?
Ông đồng cảm, chia sẻ cùng người nông dân trải qua nỗi nhọc nhằn, cơ cực khi phải gánh
trên vai chồng chất những khó khăn, hoạn nạn. Nào là thiên tai lụt lội hoành hành, nào là
sưu cao thuế nặng quan lại thúc đòi, nào là nợ nần “lãi mẹ, lãi con sinh đẻ mãi”...:
Ông suy tư trước lo lắng của những người phải chạy ăn từng bữa, phải cân đong đo đếm
từng xu:
- Trong một số sáng tác, Nguyễn Khuyến còn bộc lộ tấc lòng day dứt, tủi thẹn vì chưa làm
được gì cho dân, cho nước. Nỗi niềm của ông được người đời sau cảm thông, kính trọng.
Chẳng hề tồn tại khoảng cách giữa một người đã từng đạt tới đỉnh cao danh vọng, từng làm
quan với người dân lao động mà chỉ thấy chất chứa sự gần gũi, thân thiết, sự cởi mở, đậm
đà tình làng nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”:
2. Sự nghiệp thơ văn
a) Tác phẩm
- Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn cuối cùng của thời trung đại, còn được
mệnh danh là nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam. Sáng tác của Nguyễn
Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ,
văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.
- Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm
Ngữ, đặc biệt là ba bài thơ về mùa thu là Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài
ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
- Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với
nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng
Việt, ví dụ Bạn đến chơi nhà, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả
hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.
b) Nội dung
Nguyễn Khuyến sáng tác thơ, câu đối, văn bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Những sáng
tác của ông tập trung thể hiện tình cảm của một nhà nho đối với quê hương đất nước,
người thân. Sáng tác của ông có thể chia thành các mảng sau:
 Tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng:
- Tâm sự yêu nước, u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc đời
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi rất
mạnh mẽ. Đạo đức xã hội thay đổi và khác rất nhiều so với những chuẩn mực đạo đức
phong kiến. Nguyễn Khuyến cảm thấy vô cùng đau xót trước hiện thực ấy nên đã viết
vô số bài thơ thể hiện nỗi niềm u hoài của mình về vận mệnh dân tộc
Khoắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ấy hồn Thục đế thác bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sâu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
- Thể hiện qua sự mỉa mai lũ giặc xâm lược, nhất là lũ bán nước, hại dân:

Hỡi ôi!
Ông ở bê Tây,
Ông qua bảo hộ.
Cái tóc ông quăn,
Cái mũi ông lõ,
Ðít ông cưỡi lừa,
Miệng ông húyt chó,
Lưng ông đeo súng lục liên,
Chân ông đi giày có mỏ,
Ông dẹp cờ đen
Ðể yên con đỏ.
Hay:
Bây giờ đã trót trầy da trán
Ngày trước đi đâu mất máy lông
- Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Khuyến trước hết gắn kiền với tư tưởng trung quân. Ðây
là một tư tưởng  yêu nước hết sức chân chính tiến bộ. Nguyễn Khuyến vừa là nhà nho vừa
là một ông quan từng hưởng bổng lộc của triều đình nên tư tưởng trung quân đậm nét.
Trong Di chúc, ông thể hiện rõ quan điểm của mình:
 
Khi đưa Thầy con rước đầu tiên
Cờ biển vua ban ngày trứơc
  Một tâm hồn giàu cảm xúc yêu thương:  
- Lòng yêu thiên nhiên và cảnh vật Việt Nam:
Không phải tự nhiên mà ông được gọi là nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam.
Lúc nào ông cũng say sưa chan hoà với quê hương. Cảnh sắc được ông miêu tả hết sức
chân thật và sống động.
Tả cảnh bốn mùa, đặc biệt là cảnh mùa thu thật sắc sảo, đậm nét. Cảnh mùa thu trong
thơ Nguyễn Khuyến không hề ước lệ, trang trọng, khuôn sáo như trong văn chương,
sách vở mà chỉ là những cảnh gần gũi, quen thuộc như trời thu, gió thu, ao thu, trăng
thu, lá thu … được tác giả thi vị hoá hết sức tài tình. Ba bài thơ Thu ẩm, Thu điếu, Thu
vịnh đã gợi được cái hồn, cái thần, cái tinh tế của cảnh vật màu thu, là ba bức tranh đặc
sắc về cảnh nông thôn nước ta, nhất là cảnh đồng chiêm trũng miền Bắc.
Nguyễn Khuyến còn những bài thơ tả cảnh hè (Ðêm mùa hạ) và cảnh xuân (Ngày
xuân) rất độc đáo.
- Niềm thương cảm trước những nỗi điêu linh thống khổ của nhân dân: Nguyễn Khuyến
là nhà thơ của nông thôn nên viết về nông thôn bằng tất cả tình cảm thân thuộc quyến
luyến. Có thể nói, trái tim ông đã rung lên cùng một nhịp với trái tim của người lao
động nghèo. Ông đã sống với tâm trạng của họ, vui với cái vui của họ, buồn với cái
buồn của họ và mơ ước cái họ từng mơ ước. Vì vậy, ông có những vần thơ xuất phát từ
tình cảm chân thành của mình thể hiện tâm trạng nhà thơ lúc nào cũng gắn bó với nhân
dân.
- Tình cảm đối với gia đình, bạn bè làng xóm: Ông sống rất chan hoà với gia đình, bạn
bè, làng xóm. Những tình cảm tưởng chừng như bình thường ấy đã đi vào thơ Nguyễn
Khuyến với một giá trị chân thật, đáng quý.
c) Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không những trong cách nói mà còn rất
mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả.
+ Nguyễn Khuyến còn có biệt tài khai thác khả năng diễn tả của từ ghép rất độc
đáo:Thấp le te, đóm lập lòe, tẻo teo, ve ve, tênh nghếch, làng nhàng, khỏe khoe…

Năm gian nhà cỏ thấp le te


Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
(Thu ẩm)
+ Nhiều danh từ, những cách nói, những thành ngữ, tục ngữ được dùng ở nông thôn
được ông sử dụng khá thành thạo: xôi bánh trâu heo, anh em làng xóm,văn dai như
chão, người ba đấng, của ba loài.
- Ngôn ngữ trào phúng được coi là nghệ thuật vô cùng tiêu biểu và đặc sắc trong thơ
Nguyễn Khuyến. Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hóm hỉnh, nhiều
cung bậc. Cái cười của ông đối với kẻ thù tuy có cay nhưng không độc địa bốp chát.
- Ngôn ngữ tả cảnh rất chính xác, cách chọn chữ , dùng từ thích hợp, từ ngữ thường lấp
láy giàu nhạc điệu, có khả năng gợi tả cao.
- Sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào
cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.
- Hình ảnh sử dụng thường đơn sơ, khêu gợi thể hiện qua những chi tiết thật bình dị, sống
động. Nó có giá trị nâng các câu thơ làm tăng sức biểu cảm.
- Thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh và màu sắc gợi cảm giác vừa xem tranh
thủy mặc vừa nghe thơ Ðường.
II. Tác phẩm “Câu cá mùa thu”
1. Xuất xứ, ra đời, chủ đề
- Xuất xứ: Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ nức tiếng viết về mùa thu của
Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.
- Ra đời: Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi về quê ở ẩn với những thú vui tuổi già đó là đi
câu cá. Cảnh tượng mùa thu diễn ra lặng lẽ êm đềm cộng hưởng với tâm trạng buồn bế
tắc của nhà thơ lo lắng cho số phận người nông dân đã bật lên tứ thơ thu điếu.
- Chủ đề: Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy
tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.
- Nhan đề “Thu điếu”: xét về chữ là “Câu cá mùa thu”; xét về âm có 2 cách hiểu:
+ C1: điếu là câu. Thu điếu là mùa thu câu… (ý chỉ người ẩn sĩ chờ thời vì ở đây không
có từ “ngư” là cá)
+ C2: điếu là xót thương. Thu điếu là mùa thu xót thương
2. Bức tranh mùa thu
Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ, hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực
tiếp ở hai câu cuối bài.
a) Bức tranh mùa thu đầu tiên được khắc họa bằng sự thay đổi điểm nhìn.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
- Cảnh thu được khắc hoạ từ góc nhìn của một người ngồi câu cá trên ao. Đầu tiên mở ra
một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê
- Đầu tiên mở ra một không gian nghệ thuật với khoảnh cách hẹp: ao thu – chiếc ao
chuôm nhỏ ở vùng quê đồng bằng chiêm chũng.
- Từ không gian nhỏ hẹp ấy, nhà thơ mở rộng tầm nhìn lên cao với trời mây, hướng ra xa
với ngõ trúc
- Cuối cùng, khung cảnh lại trở về không gian nhỏ dần của ao thu với chiếc cần câu
 Làm bức tranh mùa thu toàn diện thật sinh động qua điểm nhìn không cố định của
tác giả.: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng
b)Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, với những đường
nét đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”
• Màu sắc:
- “trong veo”: ta thấy được hình ảnh ao nước yên tĩnh, bình lặng, nó như chứa đựng cả
cái se lạnh của heo may, cái trong mát của không khí, làn nước trong trẻo có thể nhìn
thấy tận đáy, có thể soi chiếu in hình cả bầu trời thu => thanh sơ, dịu nhẹ, không có cái
ồn ào, rực rỡ của mùa hè đã đi qua
- “sóng biếc” : là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu
trong xanh.
- “xanh ngắt”: sắc xanh của trời thu, cái màu xanh sâu thẳm, xanh thuần một màu.
- “lá vàng” : mùa thu lá vàng đã quá quen thuộc trong thi ca, màu vàng ối, nổi bật và rực
cháy trên nền xanh của trời, nước.
 Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ
mà là cái nhìn bao quát, tổng thể, vô cùng hòa hợp.
+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao,
xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời
+ Nổi bật trên sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh
của đất trời tạo vật ngỡ tương phản nhưng trái lại càng làm tăng thêm sự hài hòa
thanh dịu.
 Nhận xét về sự hòa hợp này, Xuân Diệu viết: “Cái thú vị của bài thơ là ở các điệu
xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng
đâm ngang của chiếc lá thu rơi”.

Đường nét và chuyển động:


- Đường nét chuyển động nhẹ nhàng thât mảnh mai, tinh tế: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ
đưa vèo, tầng mây lơ lửng → mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, khẽ khàng, không đủ để
tạo âm thanh. => cần sự quan sát vô cùng tinh tế.
- Nghệ thuật: Lấy động tả tĩnh → Ta nhận ra chỉ có thể là một không gian tĩnh lặng đến
gần như tuyệt đối mới khiến người ta thấy rõ được cái “hơi gợn tí” của sóng biếc mặt ao
và chút “khẽ đưa” của lá vàng.
 Hình ảnh bình dị, thân thuộc:
- ao thu, chiếc cần câu, lá vàng, tầng mây lơ lửng, bầu trời xanh ngắt và ngõ trúc quanh
co
 Những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thương hơn hết, không chỉ gợi lên được cái
hồn của mùa thu mà còn khơi lại cái hồn của cuộc sống nông thôn xưa
 Đây là cảnh thu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, ở xứ đồng chiêm trũng. Các chi
tiết đều giàu tính hiện thực, hầu như không vướng chút ước lệ nào, gợi những cảm
xúc sâu lắng về quê hương.
Đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống,
chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu)
c) Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn
- Cảnh ao thu:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo"
+ “ao” là địa điểm, “thu”là thời gian, chúng đi liền với nhau, không tách rời, thể hiện
cái đặc biệt: phải chăng địa điểm đó, chỉ đến mùa thu đó, chỉ suốt thời gian đó mới có
những nét ấy, cái vẻ ấy, những tính chất ấy, một “ao” riêng của mùa thu.
+ “lạnh lẽo” và “nước trong veo”: Ao lạnh, nước yên, nước trong đến tận đáy. Trong
đến độ “trong veo”, tức là đạt đến độ cao nhất của sự trong → gợi cảm giác lạnh lẽo, cứ
như cái lạnh được phả lên từ mặt ao vậy, lạnh nhưng cũng thật khiến người ta dễ dịu,
quen thuộc.
Xong trời phải lặng gió, bầu trời cũng phải thật trong, nước mới có thể “trong veo” như
thế
→ Mở ra một khoảng không gian trong sáng và tĩnh lặng vô cùng.

- Trên cái nền ấy là chiếc thuyền xinh xắn:


Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
+ Mở ra một tầm nhìn rộng, tứ phía.
+ Chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”: nhỏ tưởng có thể cầm lấy được trong tay, nhỏ và xinh
xắn, nhẹ nhàng như một món đồ chơi
→ Chiếc thuyền nhỏ bé phù hợp, vừa khít, như cái nốt điểm xuyến cho bức tranh thu
→ Câu thơ gợi ra một khung cảnh bình dị, quen thuộc; không gian như co lại theo cái
lạnh của trời thu

- Sóng gợn và lá vàng rơi:


Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
+ Sóng vốn tả động, xong ở đây lại như tranh vẽ, tĩnh lặng, lăn tăn, có màu sắc biêng
biếc.
+ Lá đã đến mùa thu lá rụng; lá khẽ đưa theo làn gió gió heo may của mùa thu. Chiếc lá
ấy phải nhẹ, nhỏ, dài, thon nhọn; chắc không thể là lá gì khác ngoài lá tre, lá trúc
Ta mường tượng đến 2 câu thơ cũng đầy êm ả, cũng nhẹ nhàng mà xao xuyến như thế:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
                                            (Lưu Trọng Lư)

→ Hai câu thơ tạo thành hai vế đối rất chỉnh: sóng biếc gợn thành hình, lá vàng đưa
thành tiếng, nhưng cả tiếng và hình đều cực nhỏ. Hai từ đối nhau tí – vèo: một từ diễn tả
sự cực nhỏ của hình khối; một từ gợi lên sự cực nhỏ của âm thanh.
→ Tăng dần vẻ tĩnh lặng của mùa thu, song cũng rất sinh động, có hồn: không gian
động mà tĩnh, có âm thanh mà vẫn vô thanh: chỉ như xao động lên, âm vang lên trong 1
thoãng tại nơi cõi lòng nhà thơ, một cõi lòng lạnh lẽo, trong treo, tĩnh lặng như làng
quê, như mùa thu.

- Xa dần với tầng mây, bầu trời, ngõ trúc:


Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Cảnh thu xa hơn một chút, vượt giới hạn của ao thu, nhưng vẫn được nhìn từ ao thu,
phía trên là bầu trời mùa thu, trước mặt là làng xóm mùa thu
+ Màu trời xanh ngắt thăm thẳm cao vút, tinh khiết tuyệt đối, không pha lẫn, không
chắp nối.
Nguyễn Khuyến rất yêu cái màu “xanh ngắt” đó vì thế mà trong cả ba bài thơ mùa thu
của nhà thơ, da trời đều có màu xanh ấy:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
(Thu điếu)
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
(Thu vịnh)
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
(Thu ẩm)
+ Những tầng mây không bay mà chỉ lơ lửng, gợi cái dịu êm, xong cũng như làm tĩnh
lặng thêm không khí mùa thu
+ Xóm làng, có ngõ trúc quanh co; người vốn đã ít, lại bị cái quanh co ấy che khuất,
cho nên cái vắng vẻ ở đây thành ra tuyệt đối “vắng teo”
Cái vắng ở đây làm ta liên tưởng đến khung cảnh đèo Ngang
“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Tuy thế xong ở “Câu cá mùa thu” ta thấy sự tĩnh lặng xuất phát từ cái thanh bình, dịu
êm của chốn làng quê chứ không heo hút, hoang vu như hình ảnh thơ của Bà Huyện
Thanh Quan
 Với không gian được mở rộng hơn, bức tranh trở nên thoáng đạt, thêm đường nét,
thêm màu sắc, thật đẹp nhưng cũng thật tĩnh lặng, đượm buồn.
 Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
- Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không
gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh
vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại
hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng.
KẾT LUẬN: Như vậy, bằng những sự hòa sắc đầy thú vị, tinh tế cùng với những đường
chuyển động thật mảnh mai, nhã nhặn, bức tranh làng quê trong “Thu điếu” hiện lên thật
sinh động nhưng bình dị, thanh sơ và tĩnh lặng và đượm buồn cùng đầy đủ những nét rất
riêng của mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ. Điều đó cho ta cảm nhận được thế nào là nét đẹp
cổ điển vốn có trong thi ca muôn đời, với cái tĩnh lặng ở trong tâm hồn của một người thi sĩ.
 vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến: trong sáng và bình dị, tinh tế và chân thành, rất
gắn bó với những gì thuộc về quê hương và dân tộc.Từ đó khơi gợi cho ta hiểu
và tự hào thêm về làng quê và đất nước Việt Nam, yêu cái tình người đậm đà của
con người Việt Nam.

3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình


* Tâm hồn yêu thiên nhiên, sự hòa hợp với thiên nhiên của con người:
• Biểu hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả:
+ Khả năng quan sát và cảm nhận sâu sắc những hình ảnh, đường nét, màu sắc
của mùa thu.
+ Sự cảm nhận được thực hiện bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc
giác và thường là sự hoà trộn nhiều cảm giác.
⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên, với mùa thu của làng cảnh Việt Nam của con người.

 Ẩn sau bức tranh mùa thu:


- Góc nhìn: Từ chiếc thuyền con giữa lòng ao nhỏ, cái nhìn của thi nhân bao quát xung
quanh, sau đó lại hướng lên trời cao để thu vào một khoảng trong xanh vời vợi, lơ lửng
như yên tĩnh từ muôn đời. Thế rồi, ánh nhìn lại vội trở về mặt đất, quay trở lại điểm
dừng là chiếc thuyền câu.
 hướng thu dần, hẹp dần lại, để rồi đứng yên ở một điểm, cứ thế nhìn ngược vào bên
trong thăm thẳm của thế giới tâm trạng.
 . Nhuốm trong từng cảnh thu, sắc thu là tâm trạng u hoài, một cõi lòng vắng lặng
mênh mang và cả nỗi cô đơn “Đời loạn đi về như hạc độc” của một nhà nho bất lực
trước thời thế.
- Vị trí: ngồi câu trên chiếc thuyền thúng bé nhỏ đẩy ra giữa mặt ao, giữa khoảng không
bé nhỏ vắng lặng để mở rộng tầm nhìn về bốn phía:
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
 Cô độc, quạnh hiu của một con người nhỏ bé trước thời thế loạn lạc

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo


- Mùa thu chỉ có làn heo may se se lạnh đủ để tiễn đưa cái oi bức của mùa hạ mà sao thi
nhân nghe như lạnh thấu cả đất trời, cả hồn người - "lạnh lẽo" đến tê lòng. Phải chăng
chính cái lạnh từ nỗi buồn thương nơi thẳm đáy lòng thi nhân đã lan tỏa, thấm sâu vào
vào hơi thở của đất trời, vào hồn người câu đang co ro trên con thuyền bé "tẻo teo" cô
đơn trầm mặc

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí


Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
 Làn gió thoảng qua mặt ao "hơi gợn tí" như một thoáng chau mày, trầm tư của ông
lão câu trên con thuyền bất động rồi lại trở về sự tĩnh lặng vốn có
Chiếc lá khẽ đưa vèo như còn lưu luyến thân cành nhưng lại cắm vút xuống theo
phương thẳng đứng như sự buông mình không còn gì nuối tiếc, như chấp nhận cái
qui luật muôn đời.=> như tiếng lòng đau khổ của nhà thơ.

Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt


 Nỗi buồn cứ thế ám vào vạn vật, mây mềm, nhẹ, xốp, như trầm lặng điều gì, không
bay! Trời thăm thẳm như đáy lòng sâu hút, màu xanh ấy như hút con người ta vào
dòng suy tư thầm kín, như mê hoặc, thôi miên

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo


 Thả tầm nhìn mặt nước cũng buồn, trời cũng buồn, con đường làng lại hun hút buồn
thêm.
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Đúng thế, bức tranh mùa thu vốn trong trẻo, tươi sáng, nhưng ta nhận ra trong đó có cái gì đó
lạnh lẽo, có cái màu ảm đạm và u buồn, phải chăng, hoặc có thể chắc rằng, cái u buồn ấy xuất
phát từ chính con người, chính bản thể của góc nhìn và cảm nhận.
+ Giữa cái vẻ u buồn của mùa thu, người câu cá xuất hiện, có lẽ là ngay từ đầu, hoặc từ rất lâu
trước đó:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
→ Cái dáng co ro bất động trên con thuyền trong tư thế "tựa gối ôm cần" chừng như không phải
để ngồi câu cá, cũng không vì cơn gió heo may mà co quạnh, có lẽ là để trầm ngâm, suy tư một
điều gì đó mơ hồ chưa rõ. Người ngồi câu phải chăng chỉ là cái xác vô hồn còn mảnh hồn kia
thì vất vưỡng trong nỗi u hoài, trong cõi xa thẳm mông lung.
→ Nước mất nhà tan, giọt lệ kẻ sĩ đã thấm lên từng trang giấy, thấm vào hồn thơ và còn thấm
mãi đến ngàn sau một tấm lòng yêu nước sâu kín.
+ Cái quẫy đuôi đột ngột của cá như một thoáng suy nghĩ trượt qua tiềm thức của nhà thơ rồi
cũng tan biến chìm khuất vào hư vô như chú cá lặn khuất dưới ao bèo ngại cả nỗi cắn câu.

KẾT LUẬN: Cảnh thanh vắng, người thanh nhàn trong khi bản thân là người mang
nặng hoài bão “trí quân trạch dân” mà không hiện thực được, tâm sự u uất, buồn bã len vào
lúc ngắm cảnh là điều dễ cảm nhận được từ nhân vật trữ tình.
Cô đơn, buồn thương, trầm mặc, chấp nhận, u uất. Đó chính là tâm trạng của một con người
yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc.

III. Đặc sắc nghệ thuật


Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần “eo” đi vào thơ của Nguyễn
Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc hay khiên cưỡng để lại
ấn tượng khó quên cho người đọc.
• Kết cấu niêm luật, vần điệu đối ngẫu rất chỉnh, bút pháp chấm phá tả cảnh ngụ
tình tài hoa.
• Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đạt mức tinh tế, trong sáng và giàu phẩm chất nghệ
thuật.
• Nghệ thuật sử dụng từ láy, cách gieo vần chọn vần, tả cảnh ngụ tình lồng ghép
vào nhau.
• Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dễ hiểu, giàu tinh tế và có sức gợi tả rất lớn.
• Phối hợp các màu sắc của thiên nhiên làm nổi bật sắc thu.
• Cảm nhận sâu sắc từng chuyển động nhỏ của thiên nhiên bằng giác quan nhảy
cảm, tinh tế.

You might also like