You are on page 1of 3

Phong cách

Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê. Thơ của ông là Thơ mới nhưng mang đậm phong cách dân
gian. Có thể nói thơ ông đích thực là một thứ thơ dân gian hiện đại. Thơ của ông mang màu sắc
ánh sáng khác lạ trong bầu trời Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám - 1945. Thơ của ông mang
cái vỏ mộc mạc của ca dao, của những câu hát đồng quê. Hồn thi sĩ tìm đến ca dao để trở về với
cội nguồn dân tộc hàng ngàn năm ấp ủ ở làng quê Việt.
Thể thơ
Chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính trước hết được thể hiện ở thể thơ ông sử dụng - thể thơ lục
bát. Đây là thể thơ truyền thống, được sử dụng rất nhiều trong ca dao, thích hợp cho những lời
tâm sự, bộc bạch. Bản thân thể thơ đã mang trong mình kết tinh vẻ đẹp của một thế hệ đi trước,
có thể nói là thể thơ sinh ra từ đồng ruộng, mồ hôi, và nước mắt của người dân lao động nên rất
đỗi gần gũi.
Nay, khi các nhà thơ đang bận bịu đi tìm cái mới, ta lại thấy thể thơ quen thuộc này trong tác
phẩm của Nguyễn Bính:
Em ơi! Em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Cách ngắt nhịp 2/2/2 ở câu lục và 4/4 ở câu bát khiến cho bài thơ càng giàu tính nhạc, uyển
chuyển trong từng câu thơ, đồng thời thể hiện được tính chân thực của nỗi nhớ da diết. Thể thơ
lục bát gần gũi, song không lạc hậu, lại truyền tải rất tốt thông điệp của tác giả.
Giọng thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính
Giọng thơ của Nguyễn Bính gói gọn trong hai chữ chân quê. Nếu như thơ Xuân Diệu mới lạ
trong màu sắc phương Tây , Hàn Mặc Tử siêu thực trong thơ Điên… Nguyễn Bính lại tinh ròng
trong chất ca dao. Tầng sâu nhất của thơ Nguyễn Bính không chỉ là hồn dân tộc, mà còn là
“giọng nói của toàn nhân loại thức dậy” qua giọng nói của một con người, một cá nhân.
Cái giọng thơ chân chất như những lời tâm tình thủ thỉ mộc mạc giữa người với người, mỗi bài
thơ tựa như một bài hát dân ca, mang hơi hướng kể chuyện tâm sự trở thành đặc trưng của thơ
ông:
Quê tôi có gió bốn mùa
Có giăng giữa tháng, có chùa quanh năm.
Chuông hôm, gió sớm, giăng rằm:
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi.
Ngôn ngữ thơ cũng được kế thừa từ ca dao dân ca khi nhà thơ sử dụng các biện pháp tu từ
thường xuyên được sử dụng trong ca dao như điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ...
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
(Chân quê)
Đề tài trong thơ Nguyễn Bính
Đây có thể nói là phương diện thể hiện rõ nhất chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính. Vào thời
điểm đang có sự cách tân mạnh mẽ trên văn đàn Việt Nam, các nhà thơ, nhà văn đang kêu gào
phá bỏ rào cản để cái tôi được cất tiếng sau hàng nghìn năm bị kìm hãm. Ấy vậy mà khi các nhà
thơ đang mạnh mẽ tìm đến những đề tài mới lạ, khuôn từ phá cách, Nguyễn Bính lại nhất quyết
chọn cho mình những đề tài gần gũi với cuộc sống thường nhật. Đó chính là tình yêu đôi lứa:
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Tương Tư
Cách nói vòng vo, song lại thể hiện rất rõ sự e lệ của con người khi yêu, Nguyễn Bính đã khai
thác rất tốt đề tài này. Ta bắt gặp trong thơ ông những mối tình trong sáng của trai, gái nơi thôn
quê nảy nở từ những ngày hội xuân, những đêm hát chèo, những sinh hoạt đời thường với rất
nhiều cung bậc cảm xúc. Đặc biệt, nỗi nhớ là cung bậc cảm xúc được nhà thơ khắc họa thành
công nhất, không điên cuồng song đủ da diết cho một tình yêu chân thành.
Nhà thơ viết rất nhiều về đời sống thôn quê. Người đọc mọi lứa tuổi thuộc thơ Nguyễn Bính, bởi
những phong tục tập quán được đưa vào thơ rất khéo léo, khiến người đọc không có cảm giác tù
túng chật hẹp trong khuôn phép, nhiều câu thơ của ông không chỉ gợi được cảnh quê mà còn
diễn tả chân thành và xúc động hồn quê bình dị mà thiêng liêng, sâu nặng:
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ, khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt, miệng nam mô
Nhưng cái hay nhất ở Nguyễn Bính, là ở trong thơ ông luôn phảng phất một nỗi buồn tiếc nuối,
đó chính là tiếng thở dài hiu hắt khi chứng kiến sự lụi tàn của văn hóa dân gian, dòng người bỏ
lại thôn quê yên bình để đi đến ánh sáng phồn hoa đô thị. Đây là đề tài rất mới trong văn học
Việt Nam thời đó, viết về những nghĩ suy trước sự đổi thay của văn hóa. Ta nghe trong Nguyễn
Bính tiếng ngậm ngùi:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Chân Quê)
Nhà thơ bất lực trước sự đổi thay của con người, chỉ đành thở dài mà than trách:
Không còn ai ở lại nhà
Hỏi còn ai nữa? để hoa đầy vườn
Trăng đầy ngõ, gió đầy thôn
Anh về quê cũ có buồn không anh?.
Nguyễn Bính không dùng chữ trừu tượng hay cầu kỳ để viết nên những vần thơ để
đờị. Ông cũng không không dùng những triết lý cao siêu để nói lên những điều hiển
nhiên trong cuộc sống. Thơ Nguyễn Bính có cái tôi bình dị, viết về nông thôn, đến nỗi
người đời gọi ông bằng một cái tên đặc biệt “thi sĩ chân quê”. Cái tôi gần gũi, mộc mạc,
đi vào đời sống của những người nông dân, tình yêu trong thơ được thể hiện qua những
vần thơ dịu dàng, đậm đà bản sắc dân tộc, đôi khi kết hợp một chút phá cách mới lạ của
“cái yêu mới mẻ, hiện đại” của phương Tây, đã làm cho ông sống mãi trong lòng những
người yêu thơ tình, ghi dấu mãi vào kho tàng thi ca dân tộc một nhà thơ tài hoa, lãng tử.

You might also like