You are on page 1of 76

Truyền thông phát triển

Cẩm nang thực hành


Truyền thông phát triển
Cẩm nang thực hành
Nhóm biên dịch:
Nhóm cựu học sinh chương trình Truyền thông quốc tế, Học viện Công nghệ Unitec
(Unitec Institute of Technology), New Zealand.
Chương trình học bổng New Zealand ASEAN Scholar Awards của chính phủ New Zealand

Đoàn Bảo Châu


Lê Hồng Quảng
Nguyễn Hồng Giang
Lê Kim An Nhiên
Nguyễn Thị Cẩm Ly

Xin chân thành sự hỗ trợ của:

Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ (Swiss Agency for Development and Cooperation - SDC): cung cấp tài liệu gốc.
Giáo sư Evangelia Papoutsaki - Ngành Truyền thông phát triển và thay đổi xã hội - Unitec Institute of Technology:
cung cấp tài liệu và động viên việc dịch thuật.
Cô Vũ Thanh Hoa: hiệu đính tài liệu tiếng Việt
Bạn Trần Thị Dung: hỗ trợ thiết kế
Đơn vị chủ quản:

Swiss Agency for Development and Cooperation (SDC)


Freiburgstr. 130
3003 Bern / Switzerland

Ý tưởng và nội dung: Thomas Jenatsch and Richard Bauer

Cộng tác viên:


María del Carmen Alarcón, Inese Andersone, Moudjibatou Bouraïma, Maybel Chávez Cañizares,
Yaoska Cantón, Natalia Cernat, Gabriella Csaka, Aneta Damjanovska, Filipa Embaló, Alfonso
Flores, Bled Hodobashi, Toula Hook, Ekaterine Kvavadze, Bhatta Mandakini, Maia Mosiashvili,
Ana Isabel Mendoza, Ludmyla Nestrylay, Marie-Noëlle Paccolat, Rocío Pérez, Prakash Regmi,
Diana Rojas Orjuela, Claudia Romero , Corinne Schüpbach, Mohammad Shaker Sayar, Catalina
Sierra, Anastasia Sogodogo, Dolgor Soyolmaa, Andreas Steiner, Olena Sukhodolskaya, Françoise
Tandamba, Elena Tankovski, Marco Vásquez, Nithsa Vongphanakhone, Guimer Zambrana

Hình ảnh: copyright@SDC ( where not otherwise indicated )

Thiết kế đồ họa: Crea Comunicaciones, Managua, Nicaragua

Dàn trang:

Liên hệ: deza@eda.admin.ch

Tháng 7, 2016
Mục lục
Lời ngỏ Manuel Sager, Giám đốc điều hành SDC

I. Truyền thông phát triển:


các nguyên tắc cơ bản
• C4D là gì và làm thế nào chúng ta phân biệt được
10 với truyền thông về tổ chức?
12 • Những yếu tố then chốt của C4D là gì?
15 • C4D dùng để làm gì?
20 • Sử dụng công cụ nào trong C4D?
28 • Lược sử về truyền thông
30 • Truyền thông xã hội đóng vai trò như thế nào?

II. C4D trong vòng đời dự án


34 • Ứng dụng C4D trong vòng đời dự án
35 Vòng đời truyền thông
36 • Giai đoạn 1: Xác định nhu cầu và mục tiêu
37 • Giai đoạn 2: Thiết kế chiến lược
39 • Giai đoạn 3: Thực hiện
40 • Giai đoạn 4: Giám sát và lượng giá

III. Những câu chuyện thực hành


điển hình trong C4D
44
46
• Những điển hình C4D của Swiss Cooperation Offices
tại châu Phi, châu Á, châu Âu và Nam Mỹ

Phụ lục:
72 • Annex 1: The Rome Consensus, 2006
73 • Annex 2: Basic structure of a C4D strategy
74 • Annex 3: Key questions to build a C4D strategy
76 • Annex 4: Useful web links
ANNEXES

Lời tựa:
Truyền thông phát triển: Đòn bẩy của sự thay đổi
Phát triển là một quá trình mang tính chất truyền thông. Các công cụ truyền thông là yếu tố thiết yếu cho các đối thoại chính trị và
nâng cao các nhận thức thiết yếu để mang đến các thay đổi về xã hội và tổ chức. Cuốn sách này, “Cẩm nang thực hành: Truyền thông
phát triển”, sẽ giới thiệu cách sử dụng các công cụ nói trên sao cho hiệu quả. Cẩm nang là một sự bổ sung cho cẩm nang FDFA về
truyền thông tổ chức, đồng thời nó cũng làm phong phú hơn các bộ hướng dẫn phương pháp thực hành của chúng tôi. Cẩm nang
hướng đến đối tượng độc giả rộng rãi, vì suy cho cùng, truyền thông phát triển không phải là một lĩnh vực chỉ dành riêng cho các
chuyên gia truyền thông, mà là một hoạt động thiết yếu cho tất cả những người làm việc trong ngành phát triển.

Cung cấp cách tiếp cận thông tin là một yếu tố then chốt trong hợp tác phát triển, bên cạnh việc thúc đẩy sự tham gia. Nếu các nhóm
yếu thế trong cộng đồng được cung cấp đầy đủ thông tin hơn, họ có thể ý thức được quyền của mình tốt hơn và dùng những dịch
vụ của chính phủ một cách hiệu quả để thoát khỏi đói nghèo bằng chính năng lực của họ. Việc cung cấp cách tiếp cận thông tin cho
tất cả cộng đồng cũng là một yếu tốt then chốt trong các mục tiêu Phát triển bền vững mà cộng đồng quốc tế đã thống nhất tại New
York vào năm 2015 và Thụy Sĩ cũng đang tích cực hoạt động cho mục tiêu đó.

Dù truyền thông phát triển đang là một chủ đề nhận được nhiều quan tâm, đây cũng không phải là một vấn đề mới. Những năm gần
đây, nhiều phương pháp thực hành truyền thông phát triển đã được ứng dụng trong các dự án. Cuốn cẩm nang này sẽ tìm hiểu và hệ
thống hóa các phương pháp thực hành này. Hai chương đầu của cẩm nang sẽ khái quát các phương pháp và khái niệm truyền thông
có thể được lên kế hoạch như thế nào dựa vào bối cảnh và các tương tác trong vòng tuần hoàn của dự án. Phần ba cung cấp các kinh
nghiệm của SDC tại châu Phi, châu Á, châu Âu và châu Mỹ Latin. Một số ví dụ trong số 24 ví dụ trên khắp nơi trên thế giới về truyền
thông phát triển bao gồm: Phim tài liệu về các thay đổi mang tính tiên phong trong hệ thống trang trại nuôi cừu ở Georgia; liên hoan
múa rối thúc đẩy quyền đến trường của các bé gái ở Benin; tuần lễ vận động nhân quyền ở Afganistan và trang web game tương tác 77
để nâng cao nhận thức về việc sử dụng nước có trách nhiệm ở Colombia.

Sự đa dạng hóa của các công cụ truyền thông thể hiện từ việc tổ chức các diễn đàn thảo luận trong một địa phương nhỏ đến thực hiện
một chiến lược truyền thông rộng khắp trên toàn quốc. Điểm chung của tất cả các hoạt động này là ý tưởng về truyền thông phát triển
luôn được nghĩ đến đầu tiên trong quá trình thực hiện, hơn là chỉ xem đây là một sản phẩm cuối cùng. Quá trình này cần phải tổng hợp
các phản hồi một cách có hệ thống và tạo ra những cuộc tranh luận thật sựcởi mở. Để đảm bảo rằng không có ai bị bỏ lại, những cuộc
tranh luận này cần phải tránh khỏi việc rơi vào lối mòn buồn chán chỉ có các chuyên gia nói chuyện về luật và các tiêu chuẩn phức tạp.
Nó phải rõ ràng và thể hiện được cả sự nhạy cảm về mặt cảm xúc.

Cuốn cẩm nang này sẽ giúp chúng ta phát huy các hình thức đối thoại tiến bộ với các đối tác và những người hưởng lợi, và từ đó, các
chương trình phát triển sẽ trở nên bền vững hơn. Theo quan điểm của tôi, tầm quan trọng của vấn đề này là không hề nhỏ. Cuối cùng,
tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả những đồng nghiệp của tôi từ tất cả các văn phòng đại diện của SDC và trụ sở chính SDC đã giúp
đỡ, hỗ trợ cho quá trình xuất bản cuốn cẩm nang này.

Manuel Sager
Giám đốc điều hành SDC

Berne, July 2016


Truyền thông phát triển
Các nguyên tắc cơ bản

Cần hiểu rõ sự khác biệt giữa truyền thông tổ chức - một


công cụ hữu ích để công khai những gì chúng ta làm và
tường thuật về hoạt động của chúng ta, và truyền thông
phát triển, một quá trình diễn ra trong bối cảnh theo trình tự
từ dưới lên trên. Đây là một hình thức truyền thông cho phép
mọi người có tiếng nói, tham gia và phát triển ý thức về quyền
sở hữu dự án. Dạng truyền thông này giúp tăng cường các
năng lực phát triển quốc gia.
Alfonso Gumucio, chuyên gia truyền thông (Bolivia)
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

C4D: Những nguyên tắc cơ bản


{I}

C4D là gì?
Làm thế nào để phân biệt giữa truyền thông phát triển
(communication for development - C4D) với truyền thông về tổ
chức (institutional communication – IC)?
Trong các hoạt động hợp tác của lĩnh vực phát triển, chúng ta có thể phân biệt hai mảng truyền thông khác nhau: truyền thông phát
triển và truyền thông về tổ chức. Nhưng làm thế nào để phân biệt giữa hai loại này?

ITruyền thống về tổ chức (IC) sẽ đưa tin về các hoạt động, mục tiêu và kết quả của các hoạt động hợp tác phát triển. Ví dụ, tại Thụy Sĩ,
truyền thông về tổ chức sẽ phụ trách việc tường thuật, báo cáo hoạt động của chính phủ cho Quốc hội và người dân đóng thuế, cơ
quan kiểm định cũng như các quốc gia có liên quan. Hoạt động tường thuật này là yêu cầu trong các chiến lược hợp tác quốc tế và đã
được Quốc hội Thụy Sĩ thông qua. Bên cạnh đó, IC cũng là một yếu tố thiết yếu để xây dựng hiệu quả hình ảnh của một tổ chức và các
chính sách: Nếu một tổ chức có các hoạt động được công chúng biết đến và công nhận thì tổ chức đó sẽ có uy tín tốt hơn trong quá
trình đối thoại và hình thành các ảnh hưởng trong hoạt động.

Truyền thông phát triển (C4D) ilà một công cụ mang tính chuyển đổi chính trị và xã hội. Nó thúc đẩy quá trình tham gia và thay đổi xã
hội thông qua các phương pháp và công cụ giao tiếp cá nhân, truyền thông đại chúng và các công nghệ thông tin. C4D không phải
là một phần phụ bên ngoài, mà đó là một hoạt động cần được chú trọng theo suốt trong toàn dự án. Mục tiêu của dạng truyền thông
này là nâng cao hiệu quả đối thoại giữa các bên (đối tượng thụ hưởng, đối tác và chính quyền), qua đó nâng cao quyền sở hữu của
10 người dân tại địa phương trong các chương trình và tạo ra các tác động bền vững.

Dựa theo các nền tảng này, chúng ta có thể phân biệt giữa C4D và IC (truyền thông về tổ chức) như sau:

Truyền thông về tổ Truyền thông phát triển


chức (IC) (C4D)
• Đưa thông tin • Thúc đẩy, tạo điều kiện tiếp cận
• Đáng tin cậy • thông tin
• Sáng tạo bộ nhận diện Thúc đẩy sự tham gia
• Thiết lập các nguyên tắc quan • Trao quyền
hệ cộng đồng • Ảnh hưởng đến cộng đồng
Hình ảnh tổ chức Tác động tương hỗ về xã hội
và chính trị
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Truyền thông về tổ chức (IC) tập trung chủ yếu vào các sản phẩm truyền thông hướng đến đối tượng đại chúng. Đây là hình thức
truyền thông theo chiều dọc, không có những đối thoại thực sự. Truyền thông phát triển (C4D) là một hình thức truyền thông theo
chiều ngang, thúc đẩy đối thoại và trao đổi trong dự án. Hình thức này không có quá nhiều nguyên tắc và phân biệt trong công việc
của một chuyên viên phát triển và một người làm truyền thông. (xem bảng biểu bên dưới).

Không giống như IC, C4D không chỉ đưa thông tin mà còn chứa đựng cả các yếu tố cảm xúc. Sân khấu đường phố, các sự kiện văn hóa
ở cộng đồng, các cuộc thi ở trường học, tất cả đều là những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một quá trình tương tác hào hứng và
nhiều cảm xúc. C4D mang đến các thông điệp thông qua mọi giác quan của con người. Thay vì phải cố gắng, vật vã ghi nhớ các thông
điệp trừu tượng, các văn bản dài dòng hay các bài diễn văn lê thê, với C4D, chúng ta có thể cảm nhận và trải nghiệm các hoạt động
để nhớ lâu hơn. Đây là bí quyết trong việc tạo ra các tác động bền vững của C4D: C4D đánh thức mọi giác quan của ta. Rất nhiều dự
án phát triển trước nay chỉ được triển khai trên quá trình làm việc, luật, hướng dẫn, cách thực hiện và các buổi tập huấn kĩ thuật. Người
tổ chức hoàn toàn quên mất rằng việc tạo ra thay đổi đòi hỏi cả sự thức tỉnh về mặt cảm xúc và việc tập huấn cũng cần phải chạm đến
cùng lúc cả tình cảm và trí tuệ con người. Thông tin phải đến được với tất cả mọi người, từ trẻ em đến người lớn, từ người không biết
chữ đến người đi học, nông dân cũng như cư dân thành thị. Chương 3 sẽ đưa ra một số ví dụ về C4D tại châu Phi, châu Á, châu Âu và
Nam Mỹ với các dự án đã tận dụng rất tốt các di sản văn hóa và các yếu tố cảm xúc đặc trưng địa phương.

Từ góc độ phương pháp chúng ta có thể tóm tắt sự khác biệt giữa C4D và IC như sau: 11

Truyền thông về tổ chức Truyền thông phát triển


Mô hình Chiều dọc, từ trên xuống Chiều ngang

Hướng Một chiều Hai chiều/ nhiều chiều

Cách tiếp cận Chú ý đến sản phẩm Chú ý đến quá trình

Nội dung Thông tin, các thông điệp mang Thông tin và các thông điệp
tính lí trí, rõ ràng mang tính tình cảm

Chủ đề tập trung Hình ảnh tổ chức Tác động xã hội và chính trị

Kênh truyền thông Các văn bản in, website, sự kiện, Sự kiện cộng đồng, truyền thông
e-newsletters, hội nghị cộng đồng, mạng xã hội
(social media/multimedia)

Người thực hiện Chuyên viên truyền thông, Chuyên viên phát triển và
nhóm quản lí dự án chuyên viên truyền thông
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Giao tiếp cá nhân, các phương pháp truyền thông đại chúng truyền thống và truyền thông đa phương tiện: khái niệm C4D trải rộng
trên nhiều phương tiện, cách thức và các kênh khác nhau (sẽ được giải thích kĩ hơn trong các chương sắp đến). Yếu tố tiên quyết ở
đây không phải ở chỗ chúng ta sẽ dùng công cụ gì mà là chúng ta sẽ dùng chúng như thế nào. Nhắc đến C4D nghĩa là nói đến cách
chúng ta dùng các công cụ để thúc đẩy quá trình đối thoại, tranh biện, thúc đẩy sự hợp tác, giao tiếp và quá trình truyền thông giữa
các bên. Vì thế, C4D không thể chỉ được hiểu như là một hoạt động đơn lẻ.. Nó phải được xem xét như là một cách tiếp cận với các
tính chất như sau:

C4D dựa trên đối thoại

Đối thoại là từ quan trọng nhất để khái quát hóa khái niệm truyền thông phát triển. Ở phương diện này, C4D khác với IC (truyền thông
về tổ chức). IC chỉ có một chiều cung cấp thông tin cho các đối tượng độc giả chung chung. C4D
thiết lập một quá trình trao đổi trong cộng đồng với nhau một cách bình đẳng. Quá trình truyền
thông này sẽ nhắm đến một nhóm đối tượng cụ thể trong một môi trường xã hội và văn hóa đặc
trưng, nhằm xác định được rõ hơn những mối quan tâm, nhu cầu của đối tượng và thúc đẩy sự tham
gia của họ.

Quá trình thực nghiệm cho thấy đối thoại sẽ hiệu quả hơn trong việc thay đổi hành vi và thái độ của
12 một người, so với việc chỉ đưa ra hướng dẫn và thông tin. Ví dụ ở Kenya, những hướng dẫn thực
hành nông nghiệp của nhà nước và các tổ chức quốc tế thường đạt được hiệu quả rất thấp. Một
khảo sát độc lập vào năm 2013 đã chỉ ra lí do của việc này không phải do thiếu thông tin. Tất cả
nông dân đều nhận được đầy đủ thông tin hướng dẫn từ tờ rơi đến cẩm nang, và tất cả đều đã được
dịch ra tiếng địa phương. Vấn đề ở đây là không ai lắng nghe những người nông dân ở địa phương
cả, cũng không có ai trò chuyện với họ, thể hiện sự quan tâm hay hứng thú đến kiến thức của họ về
đất đai, các thay đổi khí hậu đặc trưng của vùng, hay nghiên cứu về nhu cầu và cả những nghi ngờ
của người dân về tính khả thi của các công nghệ làm nông hiện đại trong dự án.

“Nếu họ không hứng thú với kiến thức của chúng tôi, tại sao chúng tôi phải tỏ ra hứng thú với những
điều họ muốn dạy chúng tôi?” Đây là lí do chính khiến những người nông dân này thiếu hợp tác
và làm cho chương trình thất bại.

Khi chúng ta chỉ kể chuyện một chiều với những thông tin đơn giản, không hề được kết nối thông
qua đối thoại thì việc này cũng giống như một cái hộp số không có dầu vậy: nó không thể chạy
được.

Đối thoại là chìa khóa để chia sẻ thông tin. Khi tiếp nhận các ý tưởng mới, con người không thể nào
tiếp thu tốt những thông tin mà họ không có cơ hội bình luận, đặt câu hỏi và chia sẻ trên nền tảng
đồng đẳng. Quá trình phát triển cần phải tạo ra không gian cho mọi người, cả nam và nữ có thể thể
hiện ý kiến, quan điểm của họ một cách tự do và không có bất kì cản trở nào. Nhiệm vụ cơ bản nhất
của C4D là tạo ra những không gian đó, bất kể là hữu hình hay vô hình, để từ đó có thể giúp người
tham gia trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của chính họ.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

C4D có thể giúp nâng cao hình ảnh cho một tổ chức phát triển, nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất. C4D luôn hướng tới mục
tiêu quảng bá về phát triển, thông qua đó tạo ra những đóng góp của mọi người cho việc thay đổi xã hội. Các công cụ truyền thông
chỉ là phương tiện chứ không phải là điểm đến cuối cùng. C4D quan trọng chất lượng của quá trình hơn là những kết quả cụ thể cuối
cùng, và đây là điểm khác biệt cơ bản nhất. Mục tiêu của quá trình là thúc đẩy sự tham gia của xã hội, nâng cao quyền sở hữu dự án và
sau đó mang đến nhiều tác động hơn. Sự phát triển của bất kì cá nhân nào cũng luôn cần nhiều
thời gian, và để thực hiện điều này thì không chỉ cần có những phát triển về mặt công nghệ, mà còn
là một quá trình truyền thông và tác động xã hội lâu dài và mạnh mẽ. Ví dụ, để giảm được dịch kiết
lị hoặc các bệnh truyền nhiễm trong các cộng đồng dễ bị tổn thương, việc chỉ đơn thuần cung cấp
nước cho họ là không đủ. Ngược lại, việc thiết yếu ở đây là làm sao để người dân hình thành thói
quen giữ gìn vệ sinh, và điều này tất nhiên cần đến một quá trình truyền thông và đối thoại hiệu quả.
Đây là một ví dụ điển hình về sự quan trọng của C4D trong việc đạt được các mục tiêu thay đổi xã hội.

C4D không phải là một chuỗi các nguyên tắc truyền thông cứng nhắc mà nó nằm giữa việc truyền
thông và quản lí dự án. C4D sẽ là đòn bẩy cho những tác động về xã hội và chính trị của một dự án.
Đó là lí do hình thức này đòi hỏi một sự hợp tác khắng khít và sự phân công hợp lí trong công việc
giữa người làm chuyên môn và chuyên viên truyền thông. Người làm chuyên môn sẽ xác định các
thông điệp và chủ đề để bàn luận, tranh biện, trong khi các chuyên viên truyền thông sẽ quyết định
các công cụ để phổ biến thông tin và hình thành các không gian cho đối thoại. 13

Truyền thông không nên là một công cụ lạm dụng quyền lực,
nó nên trở thành một công cụ thay đổi xã hội. Nó phải diễn
ra trong chiều rộng, có tính tham gia và hướng về phía con
người.
Paulo Freire, Nhà giáo dục và nghiên cứu giáo dục người Brazil.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Sự nhạy cảm trong C4D với văn hóa bản địa


C4D không thể được lên kế hoạch ở các trụ sở chính của các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs)
hay tổ chức quốc tế ở Bern, Geneva hay New York. C4D phải phát triển dựa trên nền tảng của địa
phương, với các nguồn lực địa phương. Để có thể phát huy tối đa những ảnh hưởng của quá trình
này, việc sử dụng triệt để những phương pháp, kênh truyền thông, các phong tục tập quán địa
phương và ngôn ngữ rất quan trọng. Việc này có thể sẽ khác nhau trong từng bối cảnh. Ví dụ, trong
một chiến dịch tuyên truyền phản đối bạo hành gia đình, cách những thông điệp được chuyển tải
và phổ biến phải hoàn toàn khác nhau, tùy theo chiến dịch này diễn ra ở Bolivia, Bangladesh hay
Burkina Faso. “Làm như thế nào” là chìa khóa cho sự thành công. Văn hóa đối thoại, cách chuyển
tải thông tin và những nhạy cảm về chính trị sẽ rất khác nhau trong từng bối cảnh. Thậm chí trong
cùng một quốc gia, điều này cũng rất đa dạng giữa thành phố và nông thôn, giữa vùng biển và
đồng bằng, giữa những người khác giới tính, vị trí xã hội, các nhóm dân tộc và tôn giáo.

Vậy làm cách nào để chúng ta có thể tiếp cận được người dân? Mỗi nơi sẽ có những phong tục tập
quán, lịch sử, anh hùng và các biểu tượng định danh riêng biệt có thể hỗ trợ cho quá trình thực
hiện các hoạt động C4D. Bằng cách thấu hiểu và tham khảo các nền tảng này, chúng ta sẽ thể hiện
được sự tôn trọng văn hóa bản địa và đặt các thông điệp của chúng ta trong một không gian chia
14 sẻ chung các giá trị và cảm xúc tích cực. Nếu các tổ chức có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giá
trị truyền thống và những yêu cầu của các phương tiện hiện đại, chúng ta sẽ có thể thúc đẩy được
sự tin tưởng của mọi người, làm cho họ thay đổi cách suy nghĩ và chấp nhận những cách làm mới.
(Đọc thêm ví dụ về dự án Benin sử dụng nhà hát rối truyền thống để thúc đẩy giáo dục cho các bé
gái ở trang 48).

Sự nhạy cảm về văn hóa, đặc biệt là phong tục tập quán sẽ tận dụng được hầu hết các nguồn lực
địa phương. C4D cần được xây dựng trên nền tảng hiểu biết địa phương, với những sở thích và đặc
tính của người dân địa phương để đạt hiệu quả cao, thay vì những chiến dịch sang trọng được các
chuyên gia nổi tiếng ở các vùng đô thị xa xôi nước ngoài đề ra.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Những thay đổi nào chúng ta mong muốn có được?

Thuyết phục
Tạo ra
ảnh hưởng Nâng cao
nhận thức

Truyền
Phổ biến động lực

15

Tạo ra
Thay đổi Bạn muốn đạt được thay đổi
điều gì?

Thảo luận Giáo dục

Nhận ra Giải trí

Trao quyền
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

C4D bao gồm 4 công việc chính như sau:

16 Tạo điều kiện tiếp cận thông tin và kiến thức


Khi người dân không có cơ hội tiếp cận các kiến thức và thông tin, sự phát triển về xã hội và kinh tế của họ sẽ bị hạn chế. Bằng cách kết
nối với người dân bằng truyền thông, C4D đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển. Thông tin có thể truyền đi một cách
hiệu quả qua các hình thức đa dạng như kênh phát thanh, trình diễn nghệ thuật mang tính giáo dục, các sự kiện văn hóa nơi công
cộng hoặc các chương trình học trực tuyến. Điều quan trọng nhất là các hoạt động truyền thông này cần phải dễ hiểu và dễ tiếp cận.
Nếu chúng ta không muốn để mọi người lại phía sau, nỗ lực đến cùng là điều rất quan trọng. Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)
luôn nhấn mạnh sự liên hệ giữa hai phía là tiếp cận thông tin và sự phát triển của xã hội và con người.1 Hơn 50% dân số thế giới không
được tiếp cận những phương tiện công nghệ thông tin. Khoảng cách trong việc tiếp cận thông tin đã làm cho khoảng cách giàu
nghèo ngày càng trở nên lớn hơn. Chúng ta cần phải nối lại khoảng cách này với những phương tiện và công cụ trong truyền thông
phát triển. Bạn có thể tham khảo thêm cách tiếp cận này qua các ví dụ về lễ hội rối nước để tuyên truyền về giáo dục cho trẻ em nữ ở
Benin, những hoạt động vận động xã hội để xây dựng trường học lưu động ở Mali, avà dự án Rạp Xiếc Nước nhằm nâng cao ý thức của
người dân về việc giữ gìn vệ sinh và sử dụng nước một cách có trách nhiệm ở Nicaragua (xem trang 48, 61, 66).

1 Goal 5: Gender equality, sub-goal 8: Enhance the use of enabling technology, in particular information and communications technology, to
promote empowerment of women.
Goal 16: Peaceful and inclusive societies, sub-goal 10: Ensure public access to information and protect fundamental freedoms in accordance with
national legislation and international agreements.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Khuyến khích sự tham gia 17

Có thể tham gia vào những quyết định mang tính sống còn đối với bản thân là quyền cơ bản của mọi công dân, và đó cũng là
nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hợp tác phát triển. Các dự án được lên kế hoạch và thực hiện với sự tham gia của người dân sẽ -
có mức độ sở hữu cao hơn về sau và do đó, tồn tại lâu dài và bền vững hơn. Đẩy mạnh sự tham gia của người dân là một trong
những nhiệm vụ cơ bản của truyền thông phát triển. C4D là một phương tiện để tạo ra những không gian thông tin, thúc đẩy
đối thoại giữa công dân và các cơ quan địa phương, khu vực hoặc quốc gia - ví dụ như trong quá trình phân cấp, quản lý quỹ
công hoặc cải cách thể chế ở cấp địa phương. Các công cụ được sử dụng rộng rãi và đã được chứng minh bao gồm các buổi
điều trần và tranh luận công khai, diễn đàn phát thanh và các nền tảng chia sẻ thông tin trực tuyến. Một số ví dụ có thể thấy
là các buổi tranh luận công khai cho phép công dân Nepal quyết định việc đầu tư công ở địa phương, nhà hát du lịch khuyến
khích người dân bỏ phiếu trong các cuộc tổng tuyển cử tại Burkina Faso, các buổi tham vấn cộng đồng mở đường cho quy
hoạch đô thị có sự tham gia ở Cuba và chiến dịch đa phương tiện để quảng bá sự tham gia tích cực của người dân vào việc
phân quyền chính trị ở Ukraine (xem trang 65, 51, 53, 68).
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

18 Tạo điều kiện cho những người yếu thế được cất tiếng nói
Truyền thông ở các nước đang phát triển thường chỉ phản ánh quan điểm của giới có quyền lực chính trị. Họ dễ bỏ quên việc cho
những người yếu thế hơn trong xã hội (nhưng lại chiếm đa số trong dân số của một quốc gia)như người nghèo, phụ nữ và người trẻ
được cất tiếng nói và cùng tham gia tranh luận. Yếu tố then chốt nhất của C4D là tạo điều kiện cho những nhóm “bên lề” này cất tiếng
nói và đảm bảo các tiếng nói này được lắng nghe và tham gia vào đối thoại quốc gia. Làm thế nào để đạt được điều này? C4D nên giúp
cho những nhóm này học cách sử dụng các phương tiện truyền thông để thể hiện quan điểm của họ, giới thiệu các chương trình của
họ, thực hiện newsletter, mở rộng các kênh truyền thông xã hội. Khi biết cách sử dụng các kênh này, các nhóm này sẽ bắt đầu tự đấu
tranh cho chính sự phát triển của riêng họ. Theo cách này, C4D trở thành một công cụ đầy sức mạnh để có thể hạn chế được sự yếu thế
của người nghèo và những cộng đồng dễ bị tổn thương.

Trong cẩm nang này, trong một số ví dụ, chúng tôi nhấn mạnh yếu tố C4D bao gồm: cách kể chuyện trực tuyến ở Bosnia để tư liệu hóa
những thử thách của chính quyền địa phương từ góc nhìn của một cá nhân; các triển lãm trong không gian mở; những cuộc tranh
luận về quyền của người Roma ở Macedonia và người bị bệnh bạch tạng ở Mozambique; và chương trình Tuần lễ nhân quyền với mục
đích trao quyền được nói cho những người dân bị xâm hại về nhân quyền tại Afghanistan, (xem trang 50, 60, 64, 46).
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Tạo ảnh hưởng lên những chính sách công 19

C4D đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối các cuộc tranh luận về những vấn đề môi trường, xã hội và chính trị có ảnh hưởng
tiêu cực đến sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, điều này chưa phải là mấu chốt nhất. Mục tiêu lớn nhất ở đây là tạo được sự ảnh hưởng đến
các chính sách công, thay đổi và thúc đẩy quá trình hành pháp để đưa ra những giải pháp cho các vấn đề ảnh hưởng đến người dân.
Kinh nghiệm của SDC tại Georgia là ví dụ điển hình cho sự kết nối này. Một bộ phim tài liệu nói về tình trạng tồi tệ của các nông trại
cừu đã làm dấy lên tranh luận mạnh mẽ và cuối cùng đã thúc đẩy chính quyền quốc gia phải thực hiện các thay đổi trong chính sách.
Một ví dụ khác là chiến dịch rửa tay ở Zimbabwe với mục tiêu tạo ra sự ảnh hưởng đến chính sách, ngân sách và các chương trình liên
quan. Tại Mông Cổ, việc công diễn vở nhạc kịch “Sự khốn cùng của biển vàng” cũng đã thức tỉnh chính quyền và người dân trong việc
đưa ra những chính sách giải quyết vấn đề sa mạc hóa (xem trang 54, 69, 63).
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

C4D sử dụng rất nhiều phương pháp và kênh truyền thông khác nhau. Tùy theo đối tượng mục tiêu và môi trường văn hóa, xã hội khác
nhau mà sẽ có cách chọn lựa phương tiện truyền thông và kênh truyền thông phù hợp nhất. Ví dụ, một chiến dịch truyền thông về các
phương pháp thích nghi với biến đổi khí hậu ở vùng nông thôn sẽ sử dụng công cụ truyền thông và cách truyền tải thông tin hoàn
toàn khác với các phương pháp làm truyền thông cho một chiến dịch chống bạo lực tuổi vị thành niên ở khu vực đô thị.

Ở đây, chúng ta có thể phân biệt có ba dạng công cụ: a) giao tiếp cá nhân; b) truyền thông thông qua các kênh truyền thông đại chúng
(báo in, phát thanh, truyền hình…); và, cuối cùng, c) truyền thông thông qua các phương tiện truyền thông xã hội (Facebook, Youtube,
web, tin nhắn điện thoại…) Những chiến dịch truyền thông thường bao gồm cả ba loại nói trên (xem thêm ở Chương 3).

Một điều nữa cần lưu ý, đó là C4D không chỉ đơn giản là sản xuất một cái video, một chương trình phát thanh hay là tổ chức sự kiện
để nâng cao ý thức cộng đồng. Mỗi công cụ truyền thông chỉ là điểm bắt đầu cho một quá trình truyền thông. Dù sự hiện đại của các
công cụ này là một yếu tố quan trọng, bản thân sự tối tân này không đảm bảo hiệu quả cho một quá trình truyền thông tốt. Để truyền
thông hiệu quả, chúng ta phải suy xét những kênh nào cần dùng, những đối tượng mục tiêu nào cần nhắm tới và những cơ hội mà
đối thoại có thể hình thành. Đây là điểm mà nhiều tổ chức phi lợi nhuận thường gặp khó khăn. Họ luôn có những sản phẩm truyền
thông tốt nhưng lại không thể ứng dụng chúng hiệu quả trong quá trình thiết lập và bền vững hóa các đối thoại, trao đổi với công
chúng và chính quyền.

Một cánh én không làm nên mùa xuân, một hoạt động C4D đơn lẻ sẽ không thể có nhiều tác động. Một chiến dịch C4D thành công
20 cần có sự kết hợp của nhiều công cụ khác nhau, hướng tới những đối tượng khác nhau. Và quá trình này cũng cần thời gian, thực tế
cho thấy những chiến dịch có tác động lớn luôn cần rất nhiều thời gian.

Danh sách các công cụ thường dùng trong C4D:

Truyền thông liên cá nhân: Các kênh truyền thông báo in Các kênh truyền thông đa
Lắng nghe công chúng và báo điện tử phương tiện
Thăm nhà đồng đẳng (nông dân đến • Các tài liệu in ấn • -Websites
nhà nông dân) • Posters và banners • Kể chuyện kỹ thuật số
Hội chợ sản phẩm • Phát thanh cộng đồng • Social media (Facebook,
Các cuộc thi cộng đồng Twitter, Youtube)
Các sự kiện văn hóa • Tin nhắn SMS
Các tuần lễ chủ đề • Email
Sáng tạo các phong tục tập thể • Poscasts
Sân khấu đường phố • Blogs
Triển lãm hình ảnh • Game online giáo dục
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Lịch mang tính Kể chuyện kỹ Các cuộc thi Phát thanh


giáo dục thuật số cộng đồng cộng đồng

Game online Truyền hình giáo


giáo dục dục

21
Tuần lễ theo Triển lãm tại các
chủ đề
C4D và hơn thế nơi công cộng

nữa

Facebook,
blogs Phim tài liệu

Các chiến
Lắng nghe Báo chí Sân khấu/rạp
dịch truyền
cộng đồng công dân xiếc đường phố
thông đa
phương tiện
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

GIAO TIẾP CÁ NHÂN

Những buổi gặp cộng đồng và sự lắng nghe

Giao tiếp cá nhân là hình thức cổ điển nhất, trực tiếp nhất và mang lại nhiều cảm xúc nhất.
Hình thức này có thể dùng để:

• Tạo dựng sự tin tưởng trong quá trình kết nối ban đầu với các cộng đồng nông thôn và
thành thị
• Nhu cầu định danh
• Kiểm tra và tiếp cận kết quả
• Tham gia làm hòa dịu các mâu thuẫn

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:


• Những vấn đề mang tính nhạy cảm như tôn giáo, tình dục và bạo lực gia đình không phù
hợp để thảo luận trong những buổi gặp mặt đông người. .

Đi thực tế
22
Đi thực tế thường là yêu cầu cơ bản cho các chương trình làm việc với nhà nông vì nó sẽ tăng
cường sự đối thoại và được xem như một cách dạy và học dân dã thông qua các mối quan hệ
cá nhân giữa cộng đồng, hoặc một nhóm nhà nông, từ đó nâng cao kĩ năng quản lí kiến thức
và tăng cường sự hào hứng tiếp cận những kiến thức mới.

Việc tham gia đi thực tế với chính quyền, các đại diện cộng đồng, phóng viên và những đối tác
của dự án luôn rất hữu ích cho người làm truyền thông để tìm hiểu về tình trạng thực tế ở địa
phương và tăng cường đối thoại với các đối tượng hưởng lợi của dự án.

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:


• Những chuyến thực tế với báo chí hoặc chính quyền có thể hạn chế việc tự do thể hiện ý
kiến của những đối tượng dự án.
• Thời gian đi thực tế cần được sử dụng một cách phù hợp bằng cách tạo điều kiện cho
trao đổi hai chiều và trao đổi 1-1 (không chỉ có thảo luận theo nhóm).
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Các hoạt động văn hóa trên đường phố

Những hoạt động này sẽ thể hiện thông điệp thông qua các màn trình diễn, hình ảnh, những
ẩn dụvà những cảm xúc sống động để giúp cho người dân hiểu được dễ dàng hơn là các
thông điệp viết. Một số hoạt động điển hình trong nhóm này bao gồm:

• Sân khấu đường phố


• Triển lãm ảnh
• Các cuộc thi
• Các sự kiện cộng đồng
• Lễ hội và các chương trình âm nhạc

Những hoạt động văn hóa này phù hợp để bước đầu tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khác
nhau, từ phụ nữ, nam giới đến trẻ em và là một phần trong các chiến dịch liên quan đến các
vấn đề như sức khỏe, môi trường.

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:


• Cố gắng sử dụng những nguồn lực sáng tạo ngay tại cộng đồng
• Truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội có thể tăng cường tầm ảnh hưởng của sự
kiện, thu hút một lượng lớn khán giả và giúp lan tỏa thông điệp đến những người không
thể tham gia trực tiếp các hoạt động này.
23

Triển lãm và hội chợ

Các hoạt động này sẽ tạo điều kiện để:

• Giới thiệu các sản phẩm và đồ thủ công địa phương


• Giới thiệu và phổ biến các giải pháp cải tiến
• Mang người sản xuất và khách hàng đến với nhau
• Thu hút sự chú ý của truyền thông đại chúng

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:


• Triển lãm và hội chợ cần phải kết hợp với các hội đoàn và các cộng đồng địa phương để
thu hút được đông đảo người dân.

Các buổi hội thảo

Hội thảo đặc biệt hữu ích cho việc giới thiệu những phương pháp mới, kết nối các ý kiến
khác nhau và tạo điều kiện cho các chuyên gia, những người làm cùng ngành có thể trao đổi
ý tưởng với nhau trong một môi trường thoải mái. Đối tượng của những chương trình này
thường rất đa dạng. Ví dụ, một hội thảo đối tượng chính là phóng viên và nội dung chính là
bàn về tác động của biến đổi khí hậu hoặc nhân quyền sẽ giúp nâng cao độ phủ và chất lượng
của các sản phẩm báo chí ,cũng như nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề này.

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:


• Số lượng người tham gia cần hạn chế để đạt được hiệu quả trong các buổi thảo luận
• Việc tổ chức nhiều hội thảo với ít người tham gia sẽ hiệu quả hơn là tổ chức một sự kiện
lớn duy nhất mà không đưa ra được những thảo luận hiệu quả.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Tài liệu in

Tài liệu in là công cụ hữu ích cho C4D khi các tài liệu này được sử dụng kết hợp một cách hiệu quả
trong quá trình truyền thông. Tài liệu in là công cụ phổ biến nhất được dùng để giới thiệu những
phương pháp mới hoặc nâng cao nhận thức về những vấn đề phức tạp. Cẩm nang hướng dẫn đi
kèm với các hoạt động thực địa sẽ rất dễ được người dân tiếp thu và cũng rất hữu ích trong việc
nhắc nhớ những khái niệm chính hoặc minh họa các bước cần làm theo trong một quá trình cụ thể.

Nội dung của tài liệu in cũng thích hợp để sử dụng trong các phương tiện truyền thông khác, bao
gồm websites, thư điện tử, Facebook, Twitter…Tuy nhiên, ngôn ngữ và cách thể hiện nên được
điều chỉnh tùy theo từng loại hình. Khi sử dụng cho Internet nội dung càng cô đọng càng tốt.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:


• Hình ảnh đẹp, đồ họa hấp dẫn trong việc thể hiện thông tin sẽ thu hút người đọc.
• Mỗi sản phẩm truyền thông là một hình ảnh đại diện cho một dự án và vì thế luôn cần có
một sự quan tâm và chú ý đặc biệt.
• Trước khi in ấn, cần phải có một kế hoạch phân phát và tính toán các bản in trong thực
tế. Việc xuất bản các nội dung dưới hình thức online, ví dụ như thư điện tử có thể
24 giảm được chi phí in ấn một cách đáng kể.

Đài phát thanh cộng đồng

Đài phát thanh địa phương sở hữu một lượng thính giả gần gũi và có khả năng giao tiếp trực tiếp
với cộng đồng. Đây là kênh rất phổ biến để lan tỏa các vấn đề phát triển và thích hợp để:

- Vận động cộng đồng địa phương và thúc đẩy tranh luận
- Phổ cập các chương trình giáo dục
- Phát động các chiến dịch thay đổi nhận thức

Ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, phát thanh là kênh duy nhất phổ biến và thường cũng là
nguồn thông tin duy nhất người dân có thể tiếp cận.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:


• Phát thanh cộng đồng chỉ cung cấp thông tin xoay quanh các vấn đề địa phương. Để
tường thuật vấn đề của các vùng khác rộng hơn thì cần phải làm việc với mạng lưới phát
thanh quốc gia.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Video và các sản phẩm đa phương tiện khác

Video đặc biệt rất hữu ích cho các mục tiêu giáo dục cần lan tỏa rộng rãi. Video cung cấp thông tin
và các nội dung tập huấn, nâng cao ý thức và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.

Phim truyền hình dài tập với những nội dung mang tính xã hội đang nâng cao sự tham gia của
cộng đồng tại nhiều nước ở châu Á, Trung Đông và châu Phi.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:


• Quá trình sản xuất video cần nhiều thời gian và đòi hỏi sự hội tụ của nhiều nguồn lực
cũng như các chuyên gia trong việc viết kịch bản, làm phim, chỉnh sửa phim, làm phụ đề,
phân phối…
• Chất lượng kĩ thuật cao rất quan trọng và điều này sẽ dễ làm tăng chi phí sản xuất. Trước
khi bắt đầu vào sản xuất, việc chuẩn bị cho khâu lượng giá (chi phí và lợi ích) cũng rất
quan trọng. Bao nhiêu người xem video? Khi nào chúng ta sẽ chiếu phim này? Liệu chúng
ta có thể đạt được những mục tiêu tương tự với các sản phẩm thay thế để tăng thêm
hiệu quả và giảm sự tốn kém không? 25

Các chiến dịch ở trường học và trung tâm giảng dạy

Những hoạt động thay đổi nhận thức ở trường học và đại học là sự đầu tư rất chính đáng cho tương
lai. Học sinh, sinh viên là những đầu mối rất hiệu quả trong việc lan tỏa các thông điệp trong gia
đình, bạn bè của các em.
Thông tin cần có sự kết hợp với yếu tố giải trí. Các chiến dịch sử dụng nhà hát, các cuộc thi và các
hình thức hoạt động vui khác sẽ rất thu hút trẻ em và thanh niên.

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:


• Các chiến dịch ở trường cần phải phù hợp với lịch học và phải có sự kết hợp với Bộ giáo
dục.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI/ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Truyền thông xã hội


Ngày càng có nhiều người sử dụng thời gian cho mạng xã hội và các hoạt động online. Bất kì ai muốn
phát tán thông tin, kêu gọi mọi người hành động hoặc phát động một cuộc tranh luận đều không
thể bỏ qua các phương tiện truyền thông xã hội. Các tổ chức phát triển thường đầu tư nhiều vào
trang Facebook, kênh Youtube hoặc blog để tham gia vào sân chơi thông tin toàn cầu này. Tuy nhiên,
các tổ chức này lại thường đánh giá thấp việc sử dụng các nguồn lực để cập nhật cho trang web. Để
xây dựng một lượng người theo dõi trung thành, nội dung của các website/blog cần phải được viết
phù hợp và cập nhật thường xuyên (ít nhất là hai đến ba lần/tuần). Nếu không có nguồn lực để thực
hiện, tốt nhất là chỉ nên tập trung vào một kênh duy nhất.
Blog là một công cụ rất hiệu quả vì nó có thể giúp cho những người tham gia tường thuật những
khó khăn, thuận lợi cũng như kỉ niệm vui buồn liên quan đến quá trình phát triển của chương trình
từ góc nhìn của một cá nhân. Kinh nghiệm cho thấy mọi người bao giờ cũng tin tưởng vào những
trải nghiệm cá nhân từ người tham gia hơn là những thông tin chính thức do các kênh truyền
thông chính thống đưa ra.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:


• Việc tạo ra một tài khoản trên mạng xã hội rất nhanh, nhưng việc duy trì và cập nhật nó
26 đòi hỏi rất nhiều công sức và tiền bạc.
• Để mở trang FB của SDC, SDC phải có được sự đồng ý từ phòng Dịch vụ thông tin của bộ
Ngoại giao Thụy Sĩ.

Kể chuyện kĩ thuật số

Kĩ năng kể chuyện rất cần thiết trong việc xây dựng thực tế. Công việc này rất quan trọng nên không
thể chỉ để quyền quyết định nằm trong tay của các hãng thông tấn lớn, vốn bị các thế lực về chính trị
và kinh tế chi phối. Việc kể chuyện thông qua các video clip online là một cơ hội để kể chuyện thực tế
từ góc độ của những công dân bình thường.
Những clip này được sản xuất từ lời kể của những người bình thường về câu chuyện của riêng họ. Các
câu chuyện có tính chủ quan và hầu hết nhận định của họ dựa trên quan điểm cá nhân và rất nguyên
bản. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã tạo ra nhiều nguồn lực kĩ thuật (ví dụ điện thoại
thông minh với camera kèm theo) và cả sự dễ dàng khi phát tán thông tin trên mạng xã hội (Youtube
và các kênh khác). Hai điều này sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát tán của hình thức Vlogs. Hình
thức này sẽ là một công cụ hữu ích cho việc:
• Nhận xét về các sự kiện cộng đồng từ góc nhìn của một cá nhân (báo chí công dân),
• Vận động sự hỗ trợ cho các thay đổi xã hội (các vấn đề về môi trường, nhân quyền…),
• Tường thuật việc bị xâm hại hoặc bị phớt lờ ở nơi công quyền,
• Tận dụng các nguồn lực và cả người nổi tiếng để kết hợp đưa ra những hoạt động chất lượng
hơn;
• Tường thuật hoặc lưu lại những kết quả của các hoạt động hợp tác,
• Kết nối các nhóm năng nổ, thúc đẩy quá trình tự học.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:


•• Việc quay lại thực tế cuộc sống và các trải nghiệm sống của một người quan trọng nhất
là ghi lại quá trình tự thức tỉnh và trao quyền. Chất lượng công nghệ là mối quan tâm thứ
hai. Tóm lại, quá trình thực hiện cũng quan trọng tương tự như kết quả cuối cùng của dự
án.
•• Nếu video được đưa lênweb, quyền sử dụng hình ảnh phải được lưu ý. Những người
tham gia trong phim đã đồng ý với việc quay phim họ chưa?
Game online tương tác

Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên đều thích game và thông qua cách này, họ có thể vừa chơi vừa
học. Ngày nay, Internet đã thay thế hầu hết các trò chơi bên ngoài. Những loại game online tích
hợp yếu tố giải trí và học tập đang dần trở nên phổ biến hơn. Nếu các game này vui và thiết kế tốt,
khả năng phổ biến sẽ rất cao. Các game tương tác có thể ứng dụng trong rất nhiều các vấn đề và
lĩnh vực: môi trường, sức khỏe và an toàn, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông…

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:


•• Yếu tố giải trí và sự hứng thú, thu hút là những yếu tố tiên quyết cho sự thành công của 27
bất kì game nào.
•• Việc thiết kế và phát triển game là công việc của các chuyên gia và có thể tốn rất nhiều
chi phí.
•• Nếu việc thiết kế game có thể tích hợp với các chương trình của các trường học thì sẽ
giảm thiểu được chi phí quảng bá và phân phối.

chương trình."
"Chúng ta không cần những chương trình truyền
thông, chúng ta cần truyền thông đi cùng với các
Columbia
chương trình."

Antanas Mockus, cựu thị trưởng của thành phố Bogota,


Columbia
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Lược sử truyền thông


Trong những thập kỉ qua, vai trò của truyền thông trong hợp tác phát triển liên tục có những thay đổi nổi bật. Việc trao đổi kiến
thức từ trên xuống (hình thức được giới thiệu vào những năm 1950) chỉ mang lại hiệu quả rất hạn chế. Ngày nay, thông tin và
kiến thức đã bắt đầu chuyển sang hướng chiều ngang, kết nối, trao đổi với nhau trong truyền thông. Việc thay đổi này gắn bó
chặt chẽ với cuộc cách mạng kĩ thuật số và sự phát triển độc lập của các quốc gia ở bán cầu Nam, cùng với nhu cầu hợp tác bình
đẳng và rộng khắp hơn.

Từ trên xuống Từ dưới lên Theo chiều ngang và đa chiều

Bước đầu hiện đại hóa Thuyết phụ thuộc Paulo Freire và thuyết Thoát sư phạm

28 Vào những năm 1950 đến 1960, Trái với những kì vọng, các quốc Cả hai thuyết Hiện đại hóa và Phụ
dựa trên lý thuyết về hiện đại hóa, gia đang phát triển ở phía Nam thuộc đều chỉ tập trung việc truyền
các hoạt động phát triển chủ yếu đã không hề có những thay đổi thông với giới quyền lực trong xã
tập trung vào việc cung cấp kiến mạnh mẽ trong quá trình phát hội và quên đi cách nhìn, cũng như
thức, mang nguyên mô hình và triển. Các nhà lí luận thuyết Phụ những mối bận tâm của đại đa số
các phương pháp từ các nước thuộc đã nhận định rằng các mô người dân. Paulo Freire, một nhà giáo
phát triển đến các nước đang phát hình phát triển “nhập khẩu” từ dục người Brazil đã đề ra hình thức
triển. Truyền thông là sự kết hợp các quốc gia phát triển và hình truyền thông chiều ngang để khuyến
giữa các khái niệm về phát triển thức truyền thông từ trên xuống khích đối thoại và lắng nghe từ nhiều
với tiến bộ kĩ thuật và sự lớn mạnh của các tổ chức quốc tế (World phía, đặc biệt là những người yếu thế
về kinh tế. Hình thức truyền thông Bank, United Nations) là một điển để thay đổi cuộc sống của họ. Trong
chủ yếu lúc này là từ trên xuống hình của thuyết Phụ thuộc và đây thuyết của mình, ông đã viết rằng:
dưới, truyền thông một chiều, là một hình thức của “đô hộ văn “Truyền thông không nên ủng hộ và
hoạt động như một cái loa chỉ hóa”. Các nhà lý luận thuyết Phụ nâng cao quyền lực. Nó nên trở thành
cung cấp, chuyển thông tin chứ thuộc ở Nam Mỹ đã đề xuất một công cụ của việc thay đổi xã hội.
không thể nhận lại thông tin. việc cần phải có một dạng thức Truyền thông phải được thực hành
truyền thông khác, thích hợp với theo chiều ngang, khuyến khích tính
điều kiện kinh tế và xã hội của các tham gia và hướng về con người”.
nước đang phát triển. Được truyền cảm hứng từ Freire,
trường phái truyền thông Nam Mỹ
đã được thiết lập. Trường phái
này khuyến khích sự tập trung vào các
vấn đề xã hội, chuyển hóa nền báo chí
sang lấy gốc là đời sống của những
người dân bình thường và đóng góp
cho sự phát triển của các kênh truyền
thông cộng đồng tại địa phương.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Global digital

Cách mạng kĩ thuật số Hội nghị thế giới Sự bùng nổ của truyền thông 29
về Xã hội Thông tin xã hội
Điện thoại di động và Internet đã
tạo ra một cuộc cách mạng trong Làm thế nào để công nghệ thông Facebook và những mạng truyền
truyền thông khi cung cấp các tin (ICT) đóng góp vào quá thông xã hội khác đã giúp cho
phương thức tiếp cận thông tin trình phát triển kĩ thuật số ở các thông tin đến gần hơn với công
và kiến thức toàn cầu theo cách nước phát triển bán cầu Bắc và chúng và mở ra những chiều kích
dễ dàng hơn. Nhờ có sự phát các nước đang phát triển ở bán mới, năng động hơn trong truyền
triển của công nghệ thông tin mà cầu Nam? Đây là một trong những thông. Khả năng lan tỏa thông tin
những khu vực nghèo đói thường thử thách đã được đề ra trong Hội thần tốc chỉ trong một cái nháy
xuyên bị bỏ quên đã có thể kết nghị thượng đỉnh thế giới về Xã mắt của loại hình này đã khiến
nối với thế giới thông tin. Mạng hội truyền thông tổ chức tại Gene- kênh này trở thành một lựa chọn
điện thoại và Internet đã có thể va và Tunis vào năm 2003 và 2005. quen thuộc của rất nhiều tổ chức
phủ sóng đến cả những vùng xa Mục tiêu của hội nghị là đảm bảo phi chính phủ và tổ chức phát
xôi nhất trên thế giới. Điều này 50% dân số thế giới có thể tiếp triển.
mở ra những cơ hội hợp tác phát cận Internet vào năm 2015. Tuy
triển lớn hơn và giúp cho kiến nhiên, sự lạc quan này đã phải
thức lan tỏa rộng rãi hơn. Ngay nhường bước cho một thực tế về
cả việc thanh toán, chuyển khoản vai trò của ICT trên thế giới, đó
ngân hàng cũng hoàn toàn có thể là những trở ngại về công nghệ,
thực hiện thông qua các thiết bị di kinh tế, chính trị và văn hóa trong
động. việc kết nối các thiết bị công nghệ.
Nói ngắn gọn, ICT là một công cụ
quan trọng nhưng đó không phải
là phương thuốc thần tiên cho tất
cả những thử thách phức tạp của
quá trình phát triển.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Truyền thông xã hội có thể hỗ trợ cho C4D như thế nào?
Vào những năm 1970, các nhà nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó nổi bật là
Paulo Freire (Brazil) và Jurgen Habermas (Đức) đã phác thảo tầm nhìn về một xã hội truyền thông
khi mà các cuộc đối thoại tự do theo chiều ngang xuất hiện và thoát khỏi sự kiểm soát, quyền lực
cũng như các chiến lược chế ngự, đàn áp. Với sự xuất hiện của Internet vào những năm 1990, sự
tiên đoán trên đã trở thành một thực tế. Facebook và Twitter đã tạo ra mạng lưới kết nối mọi người
với nhau, thông tin có thể lưu chuyển tự do mà không có bộ lọc nào từ các thế lực chính trị hay
in kinh tế phía trên.

Ngày càng có nhiều người sử dụng mạng xã hội và lượng thời gian họ bỏ ra cũng ngày càng nhiều
hơn cho các hình thức này. Bất kì ai muốn phát tán thông tin nhanh chóng, vận động mọi người và
tạo ra sự ảnh hưởng đến công chúng đều không thể bỏ qua mạng xã hội. Các tổ chức hợp tác, hội
đoàn, từ tư nhân đến cộng đồng đều đầu tư vào việc lập và duy trì blog, Facebook và Youtue để có
thể nâng cao hình ảnh của họ trên truyền thông xã hội và nâng cao ý thức của người dân về các
mục tiêu và sự quan tâm của các tổ chức này, đặc biệt là đối với giới trẻ.

Tiềm năng của truyền thông xã hội trong C4D ngày càng được xem trọng và tận dụng, vì truyền
thông xã hội có thể đa dạng hóa các kênh truyền thông và tạo điều kiện cho sự tương tác rộng rãi
hơn với công chúng. Từ góc độ của C4D, chúng ta có thể phân loại ra ba dạng cơ hội của truyền
30 thông xã hội như sau:

Truyền thông dân chủ hóa


Trước đây, việc quyết định thông tin nào có giá trị hay không thường nằm trong tay của một
nhóm nhỏ phóng viên và biên tập viên của các tờ báo lớn hay đài truyền hình lớn. Tuy nhiên, sự
ra đời của Internet đã gióng lên hồi cáo chung cho hình thức truyền thông một chiều này. Sự kết
nối Internet là điều kiện cần duy nhất để lan tỏa thông tin, tường thuật bất công xã hội hay châm
ngòi cho các cuộc tranh luận xuyên quốc gia. Nền báo chí công dân đã cung cấp được nhiều
thông tin hơn và đóng góp vào việc giúp công chúng đưa ra ý kiến của mình từ dưới lên.

Truyền thông xả hội tăng khả năng trao quyền cho người dân
Các nhóm thiểu số (về dân tộc, xã hội và văn hóa) thường bị bỏ quên về mặt địa lý và kinh tế sẽ có
cơ hội tương tác và được trao quyền thông qua Internet. Truyền thông xã hội sẽ mang đến cho họ
không gian để phát triển tầm nhìn chung về các mục tiêu của họ, hình thành các hoạt động giúp
đỡ và nâng cao các định vị chung.

Truyền thông xã hội kết nối con người thông qua các mối quan tâm chung
Thông qua truyền thông xã hội, các cá nhân đơn độc cũng có thể tạo ra sức ảnh hưởng khi chia sẻ
ý kiến về các vấn đề chung và tạo ra sức ảnh hưởng đến chính sách của các tổ chức, công ty. Chi phí
của việc phổ biến thông tin được giảm đáng kể. Ngày nay, ngay cả những tổ chức nhỏ cũng có thể
thực hiện các chiến dịch thay đổi nhận thức, thay vì trước đây chỉ có những tổ chức có tiềm lực kinh
tế mạnh mới có thể làm được do chi phí thực hiện quá cao. Nhờ vào khả năng lan tỏa mạnh mẽ này,
truyền thông xã hội đã nâng cao quyền lực của công dân trước các thế lực về chính trị và kinh tế.
COMMUNICATION FOR DEVELOPMENT: BASIC PRINCIPLES

Cách sử dụng truyền thông xã hội trong C4D


Truyền thông xã hội không chỉ đem lại các cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức cho các công ty và các tổ chức phi chính phủ.

Truyền thông xã hội trong truyền thông chuyên nghiệp

Cơ hội Thách thức

• Thông tin được chia sẻ một cách • Thông tin phải được chuẩn bị để
Truyền thông cho tổ chức riêng tư và gần gũi hơn. đăng lên mạng: thông tin phải súc
• Người trẻ có thể tiếp cận dễ dàng. tích, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề
• Bất kì thành viên nào của tổ chức. và có thiết kế hình ảnh hấp dẫn.
cũng có thể làm truyền thông trên • Sự vận động của các cuộc thảo
danh nghĩa của tổ chức. luận trực tuyến rất khó để kiểm
soát. Nguyên tắc phát ngôn chỉ với
một tiếng nói thống nhất sẽ khó 31
đảm bảo hơn.

• Mọi người có thể giao tiếp nhanh • Trong nhiều dự án, việc sử dụng
Truyền thông phát triển (C4D) chóng và tiện lợi bất kì nơi nào. truyền thông xã hội chỉ là một yếu
• Những người vốn không có điều tố bổ trợ, vì hình thức này không
kiện tiếp cận các phương tiện thể tạo ra trao đổi trực tiếp với các
truyền thông truyền thống có thể đối tượng hưởng lợi.
đưa ra vấn đề, kêu gọi các cuộc • Để đảm bảo luôn có thông tin cập
tranh luận và đa dạng hóa các nhật trên mạng xã hội, nguồn nhân
nguồn thông tin từ nhiều quốc gia lực chuyên trách là rất cần thiết để
khác nhau. đưa ra các nội dung thích hợp với
• Truyền thông xã hội thúc đẩy văn trang web và điều hành những
hóa phản hồi và phản biện xã hội: cuộc tranh luận trên mạng hiệu
người dân có một công cụ để chỉ ra quả.
những điểm tốt cũng như chưa tốt
của các dịch vụ công và các dự án
hợp tác một cách thoải mái, không
bị hạn chế, ràng buộc.
C4D IN THE PROJECT CYCLE

II

Introducción

I. C4D: poniendo las bases


• Comunicación para el desarrollo y comunicación institucional
• Características de C4D
• Funciones
• Herramientas
• Breve historia de la comunicación al servicio del desarrollo/ el Consenso de Roma (2006)

C4D TRONG VÒNG TUẦN HOÀN


• ¿Qué aportan los medios sociales?

II. La C4D en el ciclo del proyecto


El ciclo de la comunicación

DỰ ÁN 33
• Paso 2 Diseñar la estrategia
• Paso 3 Implementar
• Paso 4 Monitorear y evaluar

III. C4D: ejemplos de buenas prácticas


Experiencias de C4D reunidas por miembros de la Red de Comunicadores
en Latinoamérica de la Cooperación Suiza (Bolivia, Colombia, Cuba, Haití,
Honduras, Nicaragua y Perú):
• Comunicación directa o interpersonal
• Medios tradicionales
"C4D là một quá trình xã hội dựa trên sự đối thoại sử dụng
• Medios nuevos
một hoặc nhiều công cụ và phương pháp. Nó tìm kiếm sự thay
đổi ở các cấp độ khác nhau, bao gồm lắng nghe, xây dựng lòng
Anexo tin, chia sẻ kiến thức và kỹ năng, xây dựng chính sách, thảo
luận và học hỏi về những thay đổi bền vững và ý nghĩa. Đó
Enlaces de web útiles
không phải là truyền thông doanh nghiệp ". Hội nghị Thế giới
về Truyền thông phát triển tại Rome, năm 2006
C4D IN THE PROJECT CYCLE

Tích hợp C4D trong vòng tuần hoàn dự án

Làm cách nào để có thể tích hợp C4D trong vòng tuần hoàn dự án? Chương này cung cấp một số hướng dẫn và lời khuyên để thực
hiện việc này. Như chương mở đầu đã trình bày, C4D là một tiến trình hoạt động theo chiều ngang xuyên suốt dự án. C4D bắt đầu từ
giai đoạn lập kế hoạch, kéo dài trong suốt quá trình triển khai và kết thúc bằng một báo cáo đánh giá. Đây là một hoạt động kết hợp
giữa “phát triển” và “truyền thông”. Dù ở bất kỳ giai đoạn nào, C4D vẫn luôn cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia về phát triển
và những người chuyên về truyền thông. Có thể nói, đây là một nhiệm vụ cần sự chia sẻ, nhằm hỗ trợ các chương trình, chứ không đơn
thuần là một chức năng được giao phó chỉ riêng cho người làm truyền thông.

Chúng ta không nên nhầm lẫn C4D với các sự kiện truyền thông riêng lẻ hay những hoạt động dựa theo hoàn cảnh diễn ra trong quá
trình thực hiện một dự án. Cách tốt nhất để hiểu C4D là xem nó như sợi chỉ trung tâm, có vai trò hỗ trợ các hoạt động truyền thông
khác nhau trong toàn bộ dự án. Điều cần thiết là phải để các chuyên gia về C4D tham gia ngay từ giai đoạn lập dự án, chứ không phải
chỉ khi cần giải pháp truyền thông tốt hơn do nảy sinh khó khăn. Lưu tâm đến vấn đề truyền thông ngay khi lập dự án sẽ giúp việc tích
hợp các hoạt động dự án với tiến trình truyền thông trở nên hiệu quả hơn. Điều này cũng hỗ trợ trong việc lên kế hoạch lâu dài cho các
nguồn nhân lực và tài chính. Trong Rome Consensus (xem phụ lục 1), Liên Hợp Quốc đề xuất nên đưa ra mức ngân sách cụ thể cho C4D
trong tất cả dự án phát triển. Tuỳ thuộc vào quy mô của các hoạt động, mức chi phí này nên chiếm tối thiểu 5% trong tổng ngân sách.

Nói chung, tất cả dự án, dù lớn hay nhỏ, đều cần một kế hoạch truyền thông mang tính chiến lược, phù hợp với các nguồn lực và mục
tiêu của dự án đó. Kế hoạch này phải được xây dựng trong quá trình lập dự án và giai đoạn đầu thực hiện. Một hoạt động cụ thể hay
riêng lẻ sẽ không tạo ra được sự khác biệt lớn, mà cần toàn bộ hoạt động truyền thông diễn ra ở các cấp độ khác nhau, thông qua các
kênh khác nhau và trong một khoảng thời gian kéo dài, mới đem lại kết quả lâu dài.
34

"Nhiệm vụ quan trọng nhất của một nhà báo là đưa


tin, còn công việc hàng đầu của một nhà truyền thông
phát triển là tạo ra sự thay đổi về hành vi."

Luis Ramiro Beltrán, nhà báo và chuyên gia truyền


thông Bolivia.
C4D IN THE PROJECT CYCLE

1 2
Xác định mục tiêu và nhu cầu Lập chiến lược

Đối tượng ảnh hưởng


Các mục tiêu Thông điệp
Tìm hiểu nhu cầu/môi Hoạt động/kênh truyền thông
trường
Nguồn lực
Xác định các bên liên
quan

Các giai đoạn của C4D 35

4 3
Theo dõi và đánh giá Triển khai

Thời gian biểu


Các chỉ số hoạt động
Sáng tạo sản phẩm
Hệ thống đánh giá
Hoạt động tiếp theo
C4D IN THE PROJECT CYCLE

1 Xác định mục tiêu và tìm hiểu môi trường


Xác định mục tiêu: Câu hỏi mở đầu là: Chúng ta muốn đạt được điều gì? Các câu hỏi tiếp theo là:
Chúng ta có muốn tăng cường sự tham gia không? Có muốn nâng cao nhận thức để thay đổi hành
vi không? Có muốn tăng quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương hay gây ảnh hưởng đến việc ra
chính sách công hay không? Chúng ta có thể theo đuổi một vài mục tiêu cùng lúc. Tuy nhiên, tốt
hơn hết là nên tập trung vào một hoặc hai mục tiêu chính để phát huy hết mức tác động của các
hoạt động trong dự án và tránh tình trạng “tham thực, cực thân”?

Làm quen/tìm hiểu môi trường: Các giải pháp truyền thông phải theo nhu cầu của hoàn cảnh
thực tế. Cần phải tìm hiểu môi trường xã hội, chính trị và truyền thông tại nơi mà dự án sẽ được
triển khai. Điều này phải được tiến hành theo cách thức tham gia để nắm được quan điểm và mong
muốn của đối tượng ảnh hưởng.
Chẳng hạn như, nếu triển khai dự án nhằm tuyên truyền các biện pháp thích ứng với biến đổi khí
hậu, thì đầu tiên cần đặt câu hỏi là: đối tượng ảnh hưởng biết gì về những vấn đề sẽ được nêu ra?
Những hoạt động gì đang diễn ra liên quan đến vấn đề này? Có định kiến, quan điểm, hay phong
tục nào liên quan đến những vấn đề này hay không? Ngoài ra, còn có những câu hỏi khác, như là:
Cần quan tâm đến năng lực thể chế, nguy cơ và cơ hội gì? Liệu môi trường có tiếp nhận sự thay đổi
hay không? Mọi người sẽ được thông tin như thế nào? Những ai là người có tiếng nói/ảnh hưởng?
Và các kênh truyền thông hiệu quả nhất là gì?

36 Nghiên cứu thực địa: Nghiên cứu thực địa sẽ phần nào giúp trả lời những câu hỏi trên. Hình
thức nghiên cứu này thường bao gồm một số cuộc phỏng vấn với những người có vai trò nhất
định cũng như một số đối tượng ảnh hưởng tiềm năng được lựa chọn ngẫu nhiên. Phương pháp
thường được sử dụng là thảo luận nhóm (nhóm có thể gồm từ 5-8 người và một người điểu khiển
cuộc thảo luận) để bàn một chủ đề cụ thể từ nhiều góc độ.
Nghiên cứu thực địa cho phép thu thập thông tin về mức độ nhận thức, đặc tính văn hoá trong
bối cảnh đó, những yếu tố phù hợp hay không phù hợp, tác động và phạm vi của chính sách địa
phương, cũng như các khía cạnh khác. Những dữ liệu này rất cần thiết để xác lập “đường cơ sở dự
án” hay những điều kiện ban đầu, để tham khảo sau này, khi đánh giá kết quả.
Một đánh giá toàn diện về nhu cầu nhằm phát triển một chiến lược truyền thông trong những
lĩnh vực như nhân quyền hay chăm sóc sức khoẻ, có thể cần tốn chi phí tư vấn cho một vài tuần,
thậm chí vài tháng. Điều này tuỳ thuộc vào tính phức tạp của vấn đề cần giải quyết và phạm vi ảnh
hưởng của dự án. Nghiên cứu thực địa có thể giới hạn với một vài cuộc phỏng vấn cá nhân hay
thảo luận nhóm với những người có vai trò chính, trong trường hợp không có nhiều thời gian và
nguồn lực.

Xác định các bên liên quan: Trong mỗi cộng đồng luôn có những người, hiệp hội, thể chế…có vai
trò chính trong việc đưa ra quan điểm. Xác định được các bên liên quan và nhân tố khác nhau sẽ
giúp ta phác thảo được hình ảnh chung về các nhóm đối tác và vị trí tương xứng của họ trong mối
tương quan đến những vấn đề cần giải quyết. Việc xác định các bên liên quan cũng giúp xác định
những người có tiếng nói, những người ủng hộ hay phản đối tiềm tàng. Điều này cũng cho phép
ta xác định các nhóm đối tượng mục tiêu dự án chính xác hơn và đầu tư các nguồn lực một cách
chiến lược hơn. Xác định các bên đối tác cũng bao gồm việc xác định cả các nhà tài trợ,việc phối
hợp giữa các thành phần thường tốt hơn là tiến hành các hoạt động song song.
C4D IN THE PROJECT CYCLE

Lập chiến lược C4D


Dựa trên việc phân tích ngữ cảnh, chiến lược truyền thông phải trả lời được 5 câu hỏi sau đây (xem
Phụ lục 3):

Các câu hỏi chính:


1. Chúng ta muốn thúc đẩy những thay đổi gì?
2. Chúng ta đang hướng đến những ai?
3. Thông điệp đưa ra là gì?
4. Đâu là công cụ và kênh truyền thông hiệu quả nhất?
5. Làm sao để đo lường được các hoạt động?

Một chiến lược chi tiết và được rà soát kỹ đặc biệt quan trọng cho các chương trình nhằm gây ảnh
hưởng về lập trường và thay đổi hành vi, chẳng hạn như trong lĩnh vực sức khoẻ, nhân quyền và
môi trường. Những chương trình như vậy cần sự nhận thức bền vững và các yếu tố truyền thông
có thể tạo tác động lâu dài.

Chiến lược C4D phải được vạch ra trong mối quan hệ với các yếu tố khác của dự án. Nó thường
được giải thích trong phần phụ lục của tài liệu chính. Điều quan trọng là phải thiết lập được sự liên
kết chặt chẽ giữa hai chiến lược: chiến lược chính xương sống của dự án và chiến lược C4D. Hai
chiến lược này là những yếu tố hỗ trợ cho nhau và cần được xử lý chung, cả trên lý thuyết và trong 37
thực tế.

Mục tiêu: Các mục tiêu của C4D được xác định dựa trên các mục tiêu chung của dự án. Việc tìm
hiểu môi trường giúp chỉ ra những thách thức chúng ta phải đối mặt để đạt được một mục tiêu cụ
thể. Những hành vi nào cần được khuyến khích hay không nên khuyến khích. Nếu một mục tiêu
quá rộng, thì nó cần được tách ra thành những mục tiêu nhỏ hơn để dễ tập trung trong quá trình
truyền thông.

Đối tượng nhắm đến: Đối tượng dự án nhắm đến được định nghĩa theo những câu hỏi sau:
• Những ai hay nhóm người nào có thể đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm
hãm thay đổi xã hội?
• Làm thế nào để họ nhận ra được vấn đề hay tình hình đó?
• Họ sử dụng (nghe, xem, đọc) những phương tiện/loại hình truyền thông nào?
• Làm sao để lôi kéo họ tham gia? Trực tiếp hay gián tiếp? Mức độ tham gia hay cam kết mà
chúng ta mong muốn là gì: thông tin, tham vấn, hoạch định chính sách?

Không nên hướng đến một nhóm đối tượng rất rộng mà không có đặc điểm cụ thể nào, ví dụ như
“công chúng”. Khái niệm này bao gồm chính quyền địa phương, đại biểu quốc hội, đại diện hội
nông dân, người có tiếng nói trong cộng đồng, thanh niên thành phố, phụ nữ, nhà báo, hay các
doanh nghiệp. Thông điệp muốn đưa ra sẽ bị mờ nhạt và không ai nghe theo nếu chúng ta cố lôi
kéo tất cả những đối tượng này cùng một lúc. Để tránh sai lầm này, cần đưa đối tượng ảnh hưởng
lên ưu tiên hàng đầu và điều chỉnh chiến lược truyền thông sao cho các đối tượng hướng đến có
thể hiểu được và nhằm vào những mối quan tâm cụ thể.
C4D IN THE PROJECT CYCLE

Thông điệp: Một thông điệp hiệu quả phải chính xác, đơn giản và có sức tác động. Thông điệp dễ
nhớ cũng không có quá nhiều nội dung trong đó. Chúng ta nên thử trước sự hiệu quả của thông
điệp đó với nhóm thảo luận hay thông qua bảng khảo sát hoặc phỏng vấn cá nhân.

Những chiến lược truyền thông quá tham vọng và có nhiều thông điệp muốn truyền tải thường
sớm bị lãng quên. Cách tốt nhất là nên tập trung vào hai hoặc ba thông điệp chính và liên tục đưa
ra qua các kênh khác nhau. “Đơn giản mà chất”!

Công cụ và các kênh truyền thông: Chúng ta nên chọn các kênh truyền thông có các đặc điểm
sau:
• nhóm đối tượng ảnh hưởng hay sử dụng
• phù hợp với độ phức tạp của thông điệp,
• tiết kiệm chi phí

Ở khu vực nông thôn và có phạm vi rộng, chúng ta có thể dùng radio, truyền hình và điện thoại
di động. Mạng xã hội và các sự kiện văn hoá lại phổ biến hơn với những người ở thành thị. Nếu
nghiêng về tương tác và tranh luận thì các hội nghị, các buổi gặp gỡ công chúng và/hoặc mạng xã
38 hội là những công cụ hữu ích.

Các giải pháp song song hay lần lượt có tác động lâu dài hơn so với một hành động đơn lẻ. Ví dụ,
một chiến lược truyền thông về ủng hộ việc phân quyền có thể cần: 1) tăng cường truyền thông
nội bộ của các thể chế chính; 2) nâng cao năng lực nhận thức về dự án hay thể chế; và 3) vận động
công chúng ủng hộ những thay đổi. Trong trường hợp như vậy, một chiến lược cần phải đa chiều
và đáp ứng các nhu cầu truyền thông nội bộ, cũng như truyền thông tổ chức và C4D (xem ví dụ về
Ukraine ở trang 68).

Nguồn lực: Những nguồn nhân lực và tài chính nào có sẵn? Trong khoảng thời gian cho phép,
mục tiêu thực tế đạt được là gì? Đây là hai câu hỏi chính cần phải trả lời khi xem xét nguồn lực. Một
số chiến lược truyền thông mắc phải sai lầm khi đặt mục tiêu quá cao: cố tạo ra thay đổi ở tất cả cấp
độ, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, một chiến lược coi trọng bề rộng hơn là chiều
sâu khó đạt được kết quả như mong muốn. C4D được xem là hiệu quả khi nó được lập ra dựa trên
các mối quan hệ về sự tin tưởng và điều này đòi hỏi sự chọn lọc chặt chẽ về đối tượng ảnh hưởng,
thông điệp rõ ràng và thời gian dư dả.
C4D IN THE PROJECT CYCLE

Triển khai chiến lược


Dựa trên chiến lược chung của dự án, một kế hoạch hành động được vạch ra phải cho thấy cái nhìn
toàn cảnh về các hoạt động truyền thông xuyên suốt dự án (hay các giai đoạn của dự án). Kế hoạch
này là lộ trình xác định thời gian biểu và các nhiệm vụ cụ thể của các cá nhân và tổ chức tham gia.
Về bản chất, C4D là một quá trình tương tác trong sự năng động của các đối tượng cùng tham gia.
Chúng ta có thể dẫn dắt quá trình này, nhưng không thể lên kế hoạch cho đến chi tiết cuối cùng.
Chính vì thế, nên có cách tiếp cận linh hoạt để tránh quá trình này đi ngược lại ý định ban đầu và
phải tận dụng tất cả các cơ hội nảy sinh trong quá trình triển khai.

C4D là một hoạt động bề ngang và bao gồm toàn bộ dự án. Điều này không có nghĩa là chúng ta
phải truyền thông liên tục với cùng một mức độ. Thay vào đó, C4D phải chỉ ra đâu là thời điểm cần
tăng cường truyền thông trong vòng tuần hoàn của dự án. Ví dụ, khi xác định mục tiêu nhằm tăng
cường tính tham gia hay khi phát động chiến dịch nhận thức.

Chiến dịch: C4D có hàng tá công cụ sẵn sàng để sử dụng, như: video, truyền thông xã hội, kịch
đường phố, radio chuyên đề giáo dục, hay gặp gỡ công chúng. Một chiến dịch truyền thông tốt
không sử dụng chính nó như là một công cụ đơn lẻ, mà sẽ tìm cách kết hợp với một loạt kênh truyền
thông khác. Vậy đâu là cách kết hợp tốt nhất để đạt được mục đích? Để lựa chọn được những công
cụ phù hợp nhất, chúng ta cần tính đến các yếu tố sau:
39
• Mục đích: Chúng ta có muốn vận động mọi người không? Nâng cao nhận thức? Thúc đẩy tranh
luận? Tăng quyền?
• Đặc điểm của đối tượng ảnh hưởng, bao gồm cả trình độ văn hoá và nguồn thông tin phổ
biến của họ.
• Môi trường xã hội: các phương tiện sẵn có, bối cảnh văn hoá?
• Các nguồn lực sẵn có: ngân sách, nguồn lực văn hoá địa phương?

Các nhà truyền thông không cần phải là chuyên gia biết cách sử dụng mọi công cụ nhưng phải
nhận thức được ưu và nhược điểm của mỗi công cụ đó.

Không in ấn quá nhiều tài liệu: Tài liệu in ấn có thể hỗ trợ nhưng không thay thế được các tiến
trình truyền thông. Ví dụ, trước khi in một ấn phẩm thông tin (brochure), chúng ta phải tự hỏi: Ai là
đối tượng ảnh hưởng? Làm sao để phân phối ấn phẩm này? Liệu có cách nào khác hiệu quả hơn để
truyền tải thông điệp không?

Nhiều tổ chức xử lý những thách thức về truyền thông theo cách thức rất cơ học, bằng cách xuất
bản các ấn phẩm, tài liệu hướng dẫn (manuals) hay các tài liệu khác. Họ muốn có sẵn một sản phẩm
mà họ có thể sẵn sàng phân phát. Tuy nhiên, sự phân phối theo cách này chỉ tạo ra những mối
liên kết lỏng lẻo, vì không có kế hoạch phân phối nào được chuẩn bị trước và các ấn phẩm cũng
không chỉ ra được sự hấp dẫn của quá trình truyền thông tham gia.
C4D IN THE PROJECT CYCLE

4 Theo dõi và đánh giá


Liệu các hoạt động C4D của chúng ta có ý nghĩa gì với người tiếp nhận không? Chúng ta cần liên
tục theo dõi và đánh giá chất lượng cũng như tác động của hoạt động truyền thông để cải thiện
và rút kinh nghiệm. Đánh giá là một quá trình, chứ không phải chờ đến kết thúc dự án, để có thể
đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Chúng ta có thể sử dụng các phương tiện và phương pháp khác
nhau, gồm cả phương pháp định lượng (thống kê, chỉ số đo lường) và định tính (khảo sát, câu hỏi),
để đánh giá dự án.

Quan tâm đến vai trò của nữ giới: Chúng ta nên dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề về giới. Giới
không chỉ đơn thuần là đếm số lượng phụ nữ tham gia vào một quá trình, mà điều đầu tiên và quan
trọng nhất là quan tâm đến họ: Nữ giới có thể tham gia và tự do bày tỏ quan điểm trong các cuộc
gặp gỡ công khai hay không? Họ có quyền tiếp cận thông tin và các kênh truyền thông không? Các
quá trình truyền thông được tạo ra có nhằm giải quyết các vấn đề và nhu cầu cụ thể của nữ giới không?
Đây là những câu hỏi hướng dẫn khi đánh giá C4D dưới góc độ về giới.

Xác định đường cơ sở: Để đo lường kết quả, chúng ta cần dựa trên một đường cơ sở. Đường cơ sở
do các phương thức khảo sát, phỏng vấn hay thảo luận nhóm quyết định, giúp chúng ta biết được
mức độ nhận thức và quan niệm hiện hành trước khi dự án được triển khai. Những số liệu này được
tích hợp với kết quả nghiên cứu sơ bộ (đánh giá nhu cầu), vốn được tiến hành trước khi lập chiến
40 lược truyền thông. Ngoài ra, những số liệu thống kê do các cơ quan chính phủ và các tổ chức quốc
tế công bố cũng được xem là nguồn thông tin hữu ích khác.

C4D và phương pháp tiếp cận theo khung logic (LFA): LFA từ lâu đã là một công cụ được sử dụng
để lập và giám sát dự án. LFA cho phép chúng ta miêu tả được mối quan hệ nhân-quả giữa các hoạt
động, sản phẩm, kết quả và tác động. LFA giúp chúng ta tiếp cận C4D như là một hoạt động
tích hợp được tiến hành nhằm bổ trợ cho các mục tiêu chung của dự án.

Trong LFA, chúng ta xác định các hoạt động truyền thông và hiệu suất có thể góp phần tạo ra
kết quả mong muốn. Trong khi đó, C4D là một hoạt động hỗ trợ; nó không nhằm đạt
được mục tiêu của chính nó, mà nhằm góp phần vào mục tiêu chung của dự án.
C4D IN THE PROJECT CYCLE

PHÂN TÍCH SWOT - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHANH

Phân tích SWOT là cụm từ viết tắt, gồm: strengths (điểm mạnh), weaknesses (điểm yếu), opportunities (cơ hội) và threats (nguy cơ).
Đây cũng là phương pháp lập kế hoạch theo cấu trúc, cho phép chúng ta đánh giá nhanh các khía cạnh truyền thông trong một dự
án. Phân tích SWOT đặc biệt hữu ích khi phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các tiến trình đang diễn ra và xác định các cơ hội trong
tương lai và những nguy cơ tiềm ẩn.

Tích cực Tiêu cực

S W
Đối nội

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

O T
41
Đối ngoại

CƠ HỘI NGUY CƠ

Với các công cụ lượng giá này, chúng tôi xin đóng lại chương II ở đây. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ một số
kinh nghiệm C4D được thực hiện trong các chương trình do Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ ( SDC ) tài trợ ở Châu Phi,
Châu Á, Châu Âu và Nam Mỹ.
C4D IN THE PROJECT CYCLE

III

Những ví dụ điển hình của C4D


43

“C4D bao gồm sự thấu hiểu về con người, về những niềm


tin và giá trị của họ, những quan điểm về văn hóa và xã
hội đã hình thành trong cuộc sống của họ. C4D bao gồm
sự tương tác với cộng đồng, lắng nghe từ người lớn đến
trẻ em trong cách họ xác định vấn đề, đưa ra giải pháp và
hành động dựa trên các yếu tố trên”.

UNICEF
BEST PRACTICES IN C4D

Những ví dụ điển hình của C4D

Cẩm nang này là kết quả của rất nhiều năm làm việc liên quan đến truyền thông phát triển trong các dự án được Cơ quan Hợp tác và
Phát triển Thụy Sĩ tài trợ tại châu Phi, châu Á, châu Âu và châu Nam Mỹ . Trong phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kinh
nghiệm hoạt động gần đây nhằm truyền cảm hứng và khuyến khích các chuyên viên truyền thông và người quản lý chương trình
trong lĩnh vực này. Thông tin này được thu thập từ các chuyên viên truyền thông và quản lý dự án tại 24 quốc gia.

Quốc gia Giải pháp/Công cụ Mục tiêu/Chủ đề Trang

Afghanistan Tuần lễ chuyên đề với các cuộc hội Tăng cường vấn đề tôn trọng nhân 46
thảo, sự kiện văn hoá và các cuộc quyền
tranh luận công khai

Albania Trại hè và những hoạt động bên lề Phát triển sự tự tin của trẻ em Roma 47
cho học sinh

Benin Lễ hội múa rối / Nhà hát chủ đề Thúc đẩy quyền bình đẳng của nữ 48
phát triển giáo dục giới trong giáo dục
44
Bolivia Chương trình phát thanh và trang Phát huy quyền công dân tích cực 49
web và sự tham gia của chính quyền địa
phương

Bosnia and Chuyển đổi kĩ năng kể chuyện kĩ Thảo luận, suy nghĩ và tìm hiểu về sự 50
Herzegovina thuật số tham gia của công dân vào chính trị
địa phương

Burkina Faso Sử dụng kịch Tăng cường nhận thức về các quy 51
trình bầu cử

Colombia Trò chơi điện tử online tương tác Nâng cao nhận thức về các vấn đề 52
nước và khuyến khích sử dụng nước
có trách nhiệm

Cuba Quá trình trưng cầu dân ý Quy hoạch đô thị có sự tham gia của 53
người dân ở thị trấn cổ Havana

Georgia Phim tài liệu Chiến dịch cải thiện điều kiện chăn 54
nuôi cừu

Haiti Bộ lịch giáo dục Thiết lập chống lại động đất 55

Honduras Chương trình phát thanh và truyền Chương trình quảng bá doanh 56
hình hàng tuần nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
BEST PRACTICES IN C4D

Quốc gia Giải pháp / Công cụ Mục tiêu/Chủ đề Trang

Hungary Cuộc thi dành cho trẻ em và thanh Tăng cường bảo vệ môi trường 57
thiếu niên

Lào Lập kế hoạch có sự tham gia của Đẩy mạnh sự tham gia của người 58
cộng đồng dân vào quá trình quyết định của địa
phương

Latvia Cuộc thi trong trường học Học cách phòng cháy chữa cháy 59

Macedonia Triển lãm ảnh trong không gian Đấu tranh chống lại khoảng cách 60 45
công cộng giữa người dân Roma và xã hội

Mali Huy động xã hội / Chiến dịch vận Chiến dịch hình thành trường học di 61
động động cho các cộng đồng du cư

Moldova Hình thức múa rối giáo dục Giáo dục trẻ về an toàn giao thông 62

Mông Cổ Kịch nghệ Đẩy mạnh nhận thức về sa mạc hoá 63

Mozambique Triển lãm ảnh trong không gian Nâng cao nhận thức về bệnh bạch 64
công cộng tạng

Nepal Lấy ý kiến từ cộng đồng và kiểm Thúc đẩy việc quản lý địa phương 65
toán xã hội minh bạch

Nicaragua Sân khấu Giáo dục Nâng cao nhận thức về bảo vệ 66
nguồn nước

Peru Cuộc thi “Sản xuất chất lượng và có Đẩy mạnh các tiêu chuẩn kỹ thuật và 67
trách nhiệm” môi trường

Ukraine Chiến dịch đa phương tiện Khuyến khích người dân tham gia 68
tích cực vào cải cách phân quyền

Zimbabwe Chiến dịch đa phương tiện Chiến dịch thay đổi hành vi trong 69
việc giữ vệ sinh tay
BEST PRACTICES IN C4D

Afghanistan Tuần lễ Nhân quyền

Bối cảnh: Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể sau sự sụp học thuật .
đổ của Taliban, người dân Afganistan vẫn đang phải đối mặt với Đề xuất:
những vấn đề xâm hại nghiêm trọng đến nhân quyền trong đời • Đảm bảo sự tham gia của mọi người từ nhiều nhóm khác
sống hàng ngày. Từ khi được thành lập vào năm 2002, Cơ quan nhau .
SDC tại Afganistan đã hỗ trợ cho các tổ chức dân sự và nhà nước • Để tạo nên một chương trình có ý kiến nhiều chiều, nhiều
46 tại đây trong việc nâng cao nhân quyền, ví dụ tài trợ tổ chức tuần góc độ thì các phiên thảo luận nên có sự tham gia của đại
lễ Nhân quyền hàng năm từ năm 2011. Bên cạnh việc hỗ trợ về tài diện từ khối xã hội dân sự, chính phủ, các tổ chức nhân
chính, SDC cũng đóng góp trong việc xây dựng chương trình và quyền, học thuật và cả khối tư nhân.
khuyến khích nhiều đối tượng cùng tham gia. . • Lựa chọn nơi tổ chức rất quan trọng, nên chọn ở ngay
Mục tiêu: trung tâm thành phố để an toàn và dễ dàng đi lại .
• Hỗ trợ cho việc phát triển một xã hội dân chủ có ý thức về • Liên lạc với giới truyền thông để đảm bảo tiếp cận được
các vấn đề nhân quyền. với lượng độc giả lớn và chắc chắn những phiên thảo luận
• Nâng cao kiến thức về hệ thống nhân quyền quốc tế. chính sẽ được ghi hình trên Truyền hình .
Đối tượng mục tiêu: Xã hội dân sự, truyền thông và những
người có quyền quyết định (thành viên Quốc hội, Chính phủ) Liên hệ: Mohammad Shaker Sayar, Cán bộ Chương trình Quốc
Hoạt động: Trong vòng năm năm qua, tuần lễ Nhân quyền gia, SDC Afghanistan
đã trở thành một sự kiện lớn với 5 ngày chương trình, bao gồm: mohammad.shaker@eda.admin.ch
• Phiên thảo luận buổi sáng về các vấn đề và quy tắc nhân
quyền do các chuyên viên nhân quyền quốc tế điều hành;
• Hội thảo đa phương tiện cho những nhà hoạt động nhân
quyền trẻ, hướng dẫn họ cách bảo vệ nhân quyền thông
qua mạng lưới online;
• Phiên thảo luận buổi chiều với các nhóm thảo luận cùng
chuyên gia về bối cảnh nhân quyền ở Afghanistan và
phần hỏi đáp;
• Sự kiện văn hóa nghệ thuật buổi tối (triển lãm hình ảnh,
tranh vẽ, chiếu phim, đọc thơ…).
Kết quả: Tuần lễ Nhân quyền là nơi duy nhất quảng bá và bảo
vệ nhân quyền tại Afghanistan. Chương trình thu hút hơn 1500
người mỗi năm. Người tham gia rất đa dạng từ chính phủ, quốc
hội, các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế và thế giới
BEST PRACTICES IN C4D

Albania Trại hè cho trẻ em Roma


©NPF/SDC

Bối cảnh: Nghèo đói và phân biệt chủng tộc ở Roma đã tăng Kết quả:
lên một cách nhanh chóng vào giai đoạn cuối của chế độ chính • 200 trẻ em và thanh thiếu niên Roma đã tham gia trại hè.
trị cũ. Để đối mặt với vấn đề này, SDC đã hỗ trợ quá trình phục • Chính quyền và các đại diện quốc tế đã rất ấn tượng với
hồi cộng đồng người Roma (một cộng đồng thiểu số tại Albania) các tiết mục trình diễn.
trong nhiều năm. Từ năm 2012, SDC đã hỗ trợ Help for Children, • 7 bài báo và 4 đài truyền hình đã đưa tin về sự kiện, hỗ trợ
một tổ chức phi chính phủ địa phương đầu tư vào giáo dục và nâng cao tính lan tỏa của sự kiện. 47
tương tác với trẻ em và người trẻ Roma. Dự án bao gồm nhiều Đề xuất:
trại hè và sự kiện để trẻ em Roma có thể vui chơi và trình diễn âm • Những người yếu thế cũng có thể là những người vận
nhạc cũng như diễn kịch trên sân khấu. động tốt nhất cho quyền lợi của họ nếu họ có cơ hội để
Mục tiêu: thể hiện khả năng, nói lên mối quan tâm của họ và phá vỡ
• Khuyến khích trẻ em Roma tham gia vào các hoạt động có các suy nghĩ định kiến.
tính văn hóa và sáng tạo • Lặp lại các hoạt động ngoài trời trong nhiều địa điểm và
• Tác động để chính quyền và người dân Albania nhận ra thành phố
nhu cầu và tiềm năng của trẻ em và giới trẻ ở Roma • Tạo mối liên kết giữa các show truyền hình tài năng và các
Đối tượng mục tiêu: Người trình diễn: trẻ em và thanh thiếu hoạt động văn hóa để tăng cường tính phổ biến và tác
niên Roma từ 7-15 tuổi; khán giả: chính quyền, các tổ chức phi động của sự kiện.
chính phủ (NGOs) và các nhà tài trợ quốc tế.
Hoạt động: Sự kiện ngoài trời hàng năm là “Buổi ăn sáng với Liên hệ: Bled Hodobashi, Cán bộ Truyền thông và Chính trị, Đại
Roma” hình thành một sân khấu cho trẻ em và thanh thiếu niên sứ quán Thụy Sỹ, Albania
Roma trình diễn âm nhạc, nhảy múa và đóng kịch về chính họ bledar.hodobashi@eda.admin.ch
và giới thiệu về cộng đồng Roma đến các khán giả không phải
là người Roma. Âm nhạc và nhảy múa là một phần quan trọng
trong đời sống văn hóa và là những di sản văn hóa của người
Roma ở Albani. Đồng thời, những hình thức nghệ thuật này cũng
có thể mang đến các cơ hội thu nhập.
BEST PRACTICES IN C4D

Benin Tăng cường giáo dục cho nữ giới bằng múa rối

Bối cảnh: Tại Benin, SDC xem giáo dục là chìa khoá cho sự Đề xuất
phát triển và dồn toàn lực để thúc đẩy hoạt động giáo dục cho • Dưới góc độ của C4D, các buổi biểu diễn múa rối không
nữ giới. Vào năm 2000, SDC bắt đầu chương trình đẩy mạnh giáo tự kết thúc mà là phương tiện để truyền tải thông điệp
dục cho phụ nữ và trẻ em gái ở cấp độ đại học và sau đó được đến người dân sống ở các khu vực thành thị và nông thôn.
triển khai tại 5 khu vực ở Borgou. Chương trình này dần dần lan • Tương tác trực tiếp với công chúng là vấn đề then chốt:
48 rộng ra các cấp mẫu giáo, tiểu học và trung học. Vậy điều gì đã sau mỗi buổi biểu diễn cần có một buổi thảo luận để bàn
khiến ngày càng nhiều trẻ em gái đến trường trong bối cảnh như về chủ đề chính của màn múa rối.
ở Benin? • Để lưu giữ thông tin về những ý kiến của người xem và
Cách tiếp cận bằng văn hoá và sự hài hước giúp nâng cao nhận thức thực tế của cộng đồng, cần có cách ghi lại các
nhận thức trong cộng đồng ở đây về những lợi ích của giáo dục, hoạt động này, chẳng hạn như quay phim.
đồng thời thách thức những quan niệm mang tính truyền thống
bảo thủ và coi trọng nam giới. Một lễ hội múa rối là cách thức lý Liên hệ: Moudjibatou Bouraïma, Cán bộ truyền thông, SDC Benin
tưởng để truyền tải thông điệp này. moudjibatou.bouraima@eda.admin.ch
Mục tiêu: Links: www.teni-tedji.com/fr/
• Thúc đẩy hoạt động giáo dục cho nữ giới thông qua các
hình thức nghệ thuật.
• Thúc đẩy hoạt động văn hoá mang tính địa phương và
giới thiệu với công chúng nghệ thuật múa rối.
Đối tượng mục tiêu: Trẻ em, thanh niên, người dân sống tại
các khu vực thành thị và nông thôn nghèo, lĩnh vực văn hoá tại
Benin.
Hoạt động: SDC thiết lập quan hệ đối tác với Hiệp hội Văn
hoá Nghệ thuật Thakamou, nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục
cho nữ giới tại các khu vực đô thị và nông thôn. Hiệp hội này hỗ
trợ nghệ thuật đường phố và tổ chức lễ hội múa rối hàng năm
trên toàn quốc. Chủ đề của lễ hội này trong năm 2016 là giáo dục
cho nữ thanh niên. Lễ hội này cũng giới thiệu các buổi trình diễn
múa rối với chủ đề bảo vệ trẻ em.
Kết quả: Một tour biểu diễn múa rối kéo dài 45 ngày đã được
thực hiện tại 35 làng xã và thị trấn trên khắp Benin, tạo ra một
đợt tranh luận trên toàn quốc về lợi ích của giáo dục cho nữ giới.
BEST PRACTICES IN C4D

Bolivia Chương trình phát thanh hỗ trợ quá trình phân quyền chính trị

Bối cảnh: Hỗ trợ của SDC cho chương trình Dân chủ đô thị - chính quyền địa phương. Mỗi năm PADEM còn hỗ trợ cho hơn
Municipal Democracy (PADEM) bao gồm nhiều sản phẩm phát 200 các hoạt động công dân và chiến dịch có liên quan đến vấn
thanh đa dạng liên quan đến các vấn đề chính phủ và xây dựng đề đô thị.
một xã hội ổn định, có tính tham gia hơn. Các chương trình này Đề xuất:
được phát sóng toàn quốc, liên địa phương và tại địa phương. • Việc cá nhân hóa các chương trình truyền thông đại chúng
Mục tiêu: Khuyến khích người dân chủ động hơn trong hoặc tạo ra một nhân vật truyền thông rất hữu ích trong 49
các hoạt động quản lí đô thị, thúc đẩy chính quyền củng cố các việc nâng cao nhận thức về các vấn đề khó hoặc trừu
không gian cho người dân tham gia và giúp nâng cao chất lượng tượng. Họ sẽ nói ngôn ngữ của người dân địa phương và
và số lượng của các dịch vụ công. liên hệ vấn đề đến các câu chuyện cụ thể để giúp người
Đối tượng mục tiêu: Người dân địa phương, chính quyền và dân dễ hình dung.
lãnh đạo các tổ chức xã hội. • Yếu tố thời gian rất cần được tính đến (ít nhất là 12 tháng)
Hoạt động: Tiến sĩ Edilicia là người chủ trì các hoạt động của để cho một nhân vật truyền thông có thể trở nên quen
chương trình phát thanh và bà cũng có một trang web riêng. thuộc trong mắt công chúng.
Trong chương trình của mình, tiến sĩ Edilicia sẽ trả lời tất cả các • Việc xây dựng một nhân vật truyền thông cần có một đội
câu hỏi liên quan đến vấn đề phân quyền chính trị. Mỗi chương ngũ hậu cần phía sau (bao gồm những người làm hậu kì
trình sẽ dài khoảng 45 phút và hình thức là người nghe gọi điện và cả những người tư vấn bên ngoài) để trả lời các câu hỏi
đến để trao đổi. Tiến sĩ Edilicia sẽ nhận cuộc gọi từ người dân qua email và Facebook.
cũng như từ phía chính quyền. Bà sẽ trả lời các vấn đề họ hỏi hoặc • Nhiều chủ đề đang nổi bật cũng có thể lồng vào chương
lắng nghe các chia sẻ của người dân ở cộng đồng địa phương. trình như nhân quyền, giáo dục giới tính, nguồn nhân lực
Các câu trả lời của tiến sĩ Edilicia luôn được thực hiện dựa trên cơ trẻ.
sở chia sẻ trách nhiệm và phận sự mà người dân và chính quyền
đều nên cùng tham gia. Tiến sĩ cũng luôn cố gắng động viên, đưa Liên hệ: María del Carmen Alarcón, Cán bộ Truyền thông SDC,
ra lời khuyên cho những người gọi đến. Đại sứ quán Thụy Sỹ, Bolivia
Chương trình phát thanh sẽ được phát theo hai cách khác mariadelcarmen.alarcon@eda.admin.ch
nhau: 1) Chương trình trả tiền: PADEM sẽ mua thời gian phát sóng Links: www.doctoraedilicia.com
trên đài quốc gia và đài địa phương với mức giá ưu đãi; 2) Thông
qua khoảng 200 kênh địa phương, và ở đây thì chương trình được
xem như nằm trong chương trình thời sự và phát sóng miễn phí.
Kết quả: Tiến sĩ Edilicia trở thành một nhân vật quan trọng
trong việc làm cho các thông tin và tin tức trở nên ý nghĩa hơn,
và bà cũng nổi tiếng toàn quốc. Bà nhận trung bình 5 email mỗi
ngày hỏi về thông tin liên quan đến các vấn đề cộng đồng và
BEST PRACTICES IN C4D

Bosnia and Herzegovina Chuyển đổi kĩ năng kể chuyện kĩ thuật số trong thay đổi xã hội
© Kuno Schläfli/SDC

Bối cảnh: Trong hơn 10 năm qua, SDC đã hỗ trợ cho các Kết quả:
chương trình khuyến khích sự tham gia của công dân và các dự • 22 câu chuyện
án liên quan đến chính quyền địa phương tại BH. Dự án này đã • 3 video về tham gia
được phát theo hình thức “Giá trị hóa nguồn vốn”: một cơ hội để • 6 cuộc phỏng vấn với chính quyền thành phố
nhìn lại và học từ quá trình đã thực hiện, từ đó tổng hợp lại những • “Tôi được cho phép: chương trình tập huấn của những
50 bài học cho tương lai. người kể chuyện”, một video ngắn về quá trình nhìn lại
Mục tiêu: Dự án mở ra không gian cho những người tham của người tham gia thông qua kĩ thuật kể chuyện kĩ thuật
gia tự nhìn lại, học và thảo luận các vấn đề về quyền công dân, số và “Ném một hòn đá lên mặt trăng”, một bộ phim tài
sự tham gia và tính dân chủ. Một trong những mục tiêu chính là liệu về dự án.
cung cấp thông điệp thống nhất, rõ ràng về chính phủ và quyền Đề xuất:
công dân cho công chúng, qua đó đảm bảo quyền tham gia của • Tính độc đáo trong nội dung của các câu chuyện quan
họ được thực hiện tốt nhất. trọng hơn là sự chỉn chu về mặt kĩ thuật.
Đối tượng mục tiêu: Các nhóm công dân đa dạng, các tổ • Quá trình tham gia nên tạo điều kiện cho các diễn viên địa
chức dân sự xã hội và chính quyền địa phương. phương có tiếng nói và được xuất hiện. Cách nhìn nhận
Hoạt động: Chương trình do SDC tài trợ tài chính này đã tập và đánh giá của họ là những điều cần quan tâm nhất và
hợp được khoảng 40 nhà hoạt động trong lĩnh vực phi chính phủ không nên bị kiểm duyệt.
và chính quyền – những thành viên từng tham gia các dự án phát • Video nên được sử dụng nhiều hơn trong quá trình truyền
triển đô thị trước đây của SDC để nhìn lại sự minh bạch và công thông ra ngoài. Video đăng trên mạng xã hội sẽ có thể
khai hóa các vấn đề chính sách địa phương. Quá trình này kéo dài tạo ra các cuộc tranh luận về sự tham gia của các công
trong vòng một năm, bao gồm một chuỗi 5 hội thảo trong vài dân trong chính trị, sự minh bạch của quản lí công, trách
ngày và được MDPi (Municipal Development Ini-tiative Doboj/ nhiệm của các lãnh đạo địa phương và những ưu tiên
Bosnia&Herzegowina) tổ chức. Chương trình này còn có sự tư vấn chính trị trong các khu vực địa phương.
về mặt học thuật từ Viện Nghiên cứu Phát triển (Institute for De- Liên hệ: Kuno Schläfli, Giám đốc bộ phận Knowledge-Learn-
velopment Studies) của trường đại học University of Sussex tại ing-Culture Division, Trụ sở chính SDC .
Anh. Khoảng 20 câu chuyện kể theo hình thức quay phim và ba kuno.schlaefli@eda.admin.ch
video do đối tượng thụ hưởng tham gia thực hiện đã được sản Links:
xuất, nhấn mạnh các yếu tố quan trọng trong 10 năm hợp tác. Handbook: http://www.transformativestory.org/
BEST PRACTICES IN C4D

Burkina Faso Sử dụng kịch để truyền thông về tiến trình bầu cử

Bối cảnh: Trong những năm gần đây, tình hình chính trị tại phương ở quốc gia này có rất ít cơ hội được thưởng thức các hoạt
Burkina Faso đang bất ổn trong bối cảnh quốc gia này đang tìm động giải trí chất lượng, chính vì thế, vở kịch này đã thu hút một
kiếm một nền dân chủ thực sự. Đa số người dân Burkina Faso lượng lớn khán giả, những người muốn giải trí và tham gia vào
sống ở nông thôn, mù chữ và không được tiếp cận với thông tin một sự kiện văn hoá – xã hội lớn ở nơi sinh sống.
mới hay công nghệ truyền thông. Trước thềm cuộc tổng tuyển Nhờ sự công phu của các buổi diễn và sự phù hợp của những
cử, với sự hỗ trợ của Văn phòng Hợp tác Thuỵ Sĩ tại Burkina Faso, vấn đề đặt ra, khán giả nhanh chóng tiếp nhận được thông điệp 51
Tổ chức nghệ thuật Carrefour International du Théâtre de Ouaga- được đưa ra.. Điều này được thể hiện rõ qua sự chia sẻ của họ
dougou (CITO) đã tổ chức một tour biểu diễn vở kịch “L’éléphant trong cuộc thảo luận sau buổi diễn.
du roi” (Con voi của đức vua) tại 13 khu vực trên khắp Burkina Đề xuất:
Faso. Tổng cộng 65 buổi biểu diễn đã diễn ra trên toàn quốc. Vở • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
kịch này nhằm kêu gọi người dân thực hiện trách nhiệm công • Đảm bảo vở kịch hấp dẫn để giúp khán giả hứng thú và
dân một cách sáng suốt và can đảm bằng cách lựa chọn những hiểu được thông điệp chính.
người lãnh đạo nghiêm túc, đồng thời thúc giục người dân cùng • Quảng cáo vở kịch rộng rãi để nhiều người biết.
nhau giải quyết những vấn đề bức xúc của đất nước. • Dẫn dắt buổi thảo luận một cách khéo léo để giúp người
Mục tiêu: tham gia nhận ra được tầm quan trọng của thông điệp
• Tăng cường nhận thức công dân. trong vở kịch.
• Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và quyền của
họ trong tiến trình bầu cử và dân chủ, cũng như hối thúc Liên hệ: Françoise Tandamba, Cán bộ phụ trách Truyền thông,
người dân nắm và sử dụng quyền lực, thay vì cúi đầu trước SDC Burkina Faso.
nó. francoise.tandamba@eda.admin.ch
Đối tượng mục tiêu: Những người trong độ tuổi từ 18-90. Links: www.citotheatre.org
Ngoài ra, còn có những người sắp đến tuổi bầu cử.
Hoạt động: Một nhóm 17 người di chuyển bằng xe khách
trong quá trình đi biểu diễn. Lịch diễn được sắp xếp dựa trên sự
tham vấn với quan chức địa phương tại 13 khu vực, trong đó mỗi
khu vực có 5 buổi diễn. Chính quyền địa phương được hỗ trợ về
nhân lực để quảng bá vở kịch và kêu gọi khán giả. Nhân viên của
CITO cũng hỗ trợ các hoạt động quảng bá, rồi sau đó dựng sân
khấu và biểu diễn kịch. Cuối cùng, khán giả được tham gia thảo
luận để đánh giá việc tiếp nhận vở kịch và phản hồi đối với những
thông điệp được truyền tải.
Kết quả: Khoảng 22.000 người đã xem vở kịch. Nhiều địa
BEST PRACTICES IN C4D

Colombia Trò chơi điện tử “Yaku – Cuộc phiêu lưu nước”

Bối cảnh: Nước rất quan trọng đối với cuộc sống. Tăng trưởng Kết quả:
dân số, đô thị hoá và những thay đổi về sản xuất và tiêu thụ ảnh • Trò chơi hiện có trên trang web www.aventurayaku.com
hưởng trực tiếp đến nguồn nước. Tổ chức Hợp tác và Phát triển và tương thích với cả hệ điều hành Android và iOS trên
Kinh tế (OECD) ước tính một nửa dân số thế giới sẽ sống trong điện thoại di động.
tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào năm 2030. Mục tiêu toàn • Trò chơi này ra mắt tại Colombia hồi tháng 3/2015 và được
52 cầu về nước (thuộc Mục tiêu Phát triển Bền vững 6 – SDG6) đã giới thiệu tại các sự kiện quốc gia và quốc tế. Trò chơi nhận
liên tục được nêu ra trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát được phản hồi tích cực từ mọi người.
triển bền vững của Liên Hợp Quốc. • Hiện Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông Colombia
Mục tiêu: Yaku là trò chơi điện tử miễn phí với chủ đề là sử đang thương lượng với nhà sản xuất để đưa trò chơi này
dụng nước bền vững trong môi trường nhiệt đới. Mục đích của vào các máy tính bảng dùng trong các trường công lập.
trò chơi này là nhằm nâng cao nhận thức của người chơi về mối Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi việc huấn luyện các giáo
liên hệ giữa nước, hệ sinh thái và hoạt động của con người. Trò viên tại các trường này về cách sử dụng và giảng dạy cho
chơi này là một phần của “Sáng kiến về lượng nước sử dụng học sinh.
SuizAgua Colombia” do Chương trình Toàn cầu về Nước (GPW) Đề xuất:
phát động. Theo tiếng Quechua, loại ngôn ngữ địa phương được • Các nhà thiết kế trò chơi và kỹ thuật viên nên tham gia
sử dụng tại khu vực Andes ở Nam Mỹ, Yaku nghĩa là nước. vào việc xây dựng cốt truyện ngay từ đầu để xác định rõ
Đối tượng mục tiêu: Trẻ em và học sinh trong độ tuổi từ 10-17 những gì có thể thực hiện trong trò chơi điện tử.
tuổi. Yaku là công cụ dạy học chính. • Thiết kế trò chơi là một quá trình sáng tạo cần nhiều thời
Hoạt động: Yaku do các nhà sản xuất trò chơi Colombia phát gian. Điều đó đòi hỏi phải thử nghiệm với những người
triển. Trong trò chơi này, người chơi phải bảo vệ các nguồn nước phụ trách về nước và đối tượng ảnh hưởng trong suốt giai
trên đường ra biển. Từng giọt nước được giữ trong các cây do đoạn phát triển trò chơi.
người chơi trồng, để tăng cường cho đa dạng sinh học, đồng thời • Trò chơi điện tử cần cập nhật liên tục và có những tính
giúp phát triển cộng đồng và các hoạt động sản xuất trong thế năng mới để người chơi không nhàm chán.
giới Yaku. Trò chơi này kéo dài khoảng 3 tiếng và có hỗ trợ bằng • Quảng cáo trò chơi rất quan trọng: xác định và liên hệ với
tiếng Tây Ban Nha. các kênh quảng cáo tiềm năng từ giai đoạn khởi đầu.
Nhóm sáng tạo Yaku gồm 3 người có chuyên môn về nước
(water practitioners), hai người thiết kế, ba lập trình viên và một Liên hệ: Diana Rojas Orjuela, Chương trình Toàn cầu về nước
nhạc sĩ. Trong giai đoạn chơi thử, thiết kế đồ hoạ và các vấn đề kỹ SDC, Đại Sứ quán Thụy Sĩ tại Colombia
thuật của trò chơi được cải tiến dựa trên đề xuất của 140 người diana.rojas@eda.admin.ch
chơi thử. Tổng chi phí để sản xuất trò chơi là 55 ngàn USD. Links: www.aventurayaku.com
BEST PRACTICES IN C4D

Trưng cầu dân ý về phát triển tích hợp khu phố cổ Old Havana
Cuba

Bối cảnh: Văn phòng quốc gia về lịch sử thành phố Havana người dân. Ngoài ra, điều này cũng giúp hoàn thiện bản dự thảo
(OHCH) đang phát động chương trình phục hồi tổ hợp kiến trúc của kế hoạch. Kế hoạch này được trình vào năm 2012, nhân dịp
thành cổ Old Havana (công trình đã được UNESO công nhận là hội nghị lần thứ 10 về trùng tu và quản lý các di tích lịch sử và hiện
di tích văn hoá của nhân loại vào năm 1982). Chương trình phát đang được triển khai.
triển tích hợp của OHCH đồng nghĩa với việc không chỉ cải tạo Đề xuất: Lập kế hoạch cho toàn bộ quá trình, bao gồm:
nhà cửa, nhà thờ, quảng trường hay xây nhà hàng, khách sạn, mà • Chia nhỏ các nhóm làm việc theo khu vực sinh sống, nghề 53
còn gồm các hoạt động khác. Cơ quan Phát triển và Hợp tác của nghiệp và độ tuổi;
Thuỵ Sỹ tham gia hỗ trợ thúc đẩy sự tham gia của người dân ở • Hỗ trợ quá trình tham vấn với đội ngũ hướng dẫn viên
thành phố, bằng kế hoạch phát triển tích hợp đặc biệt (PEDI).. thảo luận có kinh nghiệm;
Mục tiêu: Xây dựng bản hoàn chỉnh của kế hoạch theo hướng • Tìm kiếm các yếu tố để thúc đẩy tiến trình này (chẳng hạn
tham gia, nhằm đặt nền tảng cho chương trình của OHCH. như phim tài liệu);
Đối tượng mục tiêu: 60.000 cư dân ở khu vực trung tâm di • Nên có tài liệu ban đầu hiệu quả (trong trường hợp này là
tích Havana. PEDI) và giới thiệu rộng rãi trước khi tham vấn;
Hoạt động: OHCH, các cơ quan chính phủ khác và người dân • Công khai hoạt động tham vấn thông qua các kênh thông
sống và làm việc ở khu vực trung tâm này tham gia vào quá trình tin địa phương, mạng xã hội, lãnh đạo địa phương, liên
trưng cầu dân ý đối với kế hoạch sơ bộ của PEDI. đoàn và hiệp hội;
Bốn ngàn bản sao của PEDI được phân phát đến các cơ quan • Chia sẻ kết quả với người dân.
khác nhau và đại diện của công chúng. Trước khi một loạt hội
thảo diễn ra, một cuộc khảo sát cũng được tiến hành để lấy ý kiến Liên hệ: Mayra Espina Prieto, Cán bộ phụ trách Chương trình
người dân. Quốc gia SDC, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Cuba.
Những đại diện này tranh luận với nhau sau khi xem bộ phim mayra.espina@eda.admin.ch
tài liệu Hablemos de La Habana Vieja (Hãy nói về thành cổ Old Links: www.planmaestro.ohc.cu
Havana). Các buổi tranh luận khuyến khích người dân địa phương
tích cực tham gia vào hoạt động tham vấn, bày tỏ mối quan tâm
và ý kiến để cải tiến kế hoạch. Các cuộc họp tham vấn diễn ra tại
tất cả hội đồng nhân dân tại thành cổ Havana, cũng như tại các
cơ sở văn hoá, trường học và khu sinh hoạt cộng đồng. Các cuộc
họp này được tổ chức vào buổi tối để tạo điều kiện cho người dân
tham gia. 637 người, gồm 201 đại diện của các cơ quan và 436 đại
diện công chúng tham gia vào tiến trình này.
Kết quả: Hoạt động tham vấn công khai giúp thúc đẩy văn
hoá tham gia tại các cơ quan khác nhau cũng như đối với đa số
BEST PRACTICES IN C4D

Georgia Phim tài liệu về ngành chăn nuôi cừu

Bối cảnh: Chăn nuôi cừu là ngành truyền thống có tiềm chương trình về bộ phim.
năng phát triển trong nền nông nghiệp tại Georgia. Trên tuyến Kết quả: Bộ phim là chất xúc tác cho hành động vì vấn đề di
đường di cư truyền thống trải dài khắp đất nước, có đến 1 triệu cư của gia súc.
con cừu di chuyển từ đồng cỏ mùa đông Kakheti đến đồng cỏ • Chính phủ đã ban hành các quy định về hoạt động di cư
mùa hè trên cao nguyên Samstkhe-Javakheti. Tuy nhiên, cơ sở theo mùa, đưa ra chiến lược phát triển ngành chăn nuôi
54 hạ tầng xuống cấp, bệnh dịch gia súc không được kiểm soát và cừu và bắt đầu cải thiện cơ sở hạ tầng dọc tuyến đường
thiếu sự hỗ trợ từ nhà nước đang khiến hoạt động di cư này trở di cư này;
nên nguy hiểm và hạn chế sự phát triển đàn gia súc ở Georgia. • Cơ quan Lương thực Quốc gia Georgia thành lập một đơn
Một bộ phim tài liệu có thời lượng 52 phút được trình chiếu, cho vị đặc biệt về tuyến đường di cư của gia súc và khởi động
thấy những thách thức mà người chăn nuôi cừu ở Georgia đang tiến trình đăng ký đối với đàn gia súc;
phải đối mặt trên tuyến đường di cư này. Bộ phim là một trong số • Bộ Kinh tế và Phát triển Bền vững bắt đầu lấy lại những
những hoạt động thuộc Chương trình Caucasus Lesser Alliances phần của tuyến đường, vốn đã bị bán đi trước đó.
do Mercy Corps Georgia triển khai từ năm 2011-2017, dưới sự tài • Bộ phim thúc đẩy Hiệp hội những người chăn cừu Geor-
trợ của SDC. gia tổ chức hội nghị đầu tiên của những người chăn cừu
Mục tiêu: Georgia.
• Tăng cường nhận thức về điều kiện nghèo nàn của tuyến Đề xuất:
đường di cư dành cho gia súc và kêu gọi các nhà làm luật • Sử dụng bộ phim như là một công cụ hỗ trợ dựa trên
hành động, nhằm cải thiện sinh kế của những người chăn chứng cứ đối với các đối tượng và tổ chức khác nhau. Bộ
nuôi cừu. phim nên cung cấp thông tin, dựa trên sự thật, chứ không
• Hỗ trợ các hoạt động cải tiến cơ sở hạ tầng và kiểm soát dịch nên rao giảng – niềm tin nằm ở sức mạnh của hình ảnh!
bệnh ở gia súc trong suốt mùa di cư. • Hiệu quả của bộ phim có thể được phát huy nhiều hơn
Đối tượng mục tiêu: Cư dân của bốn khu vực tại Georgia; nếu được kết hợp với những can thiệp về mặt chính sách.
người chăn nuôi cừu; chính quyền trung ương, khu vực và địa • Sau khi xem phim, khán giả nên có không gian để thảo
phương. luận xem liệu họ có hiểu thông điệp và hiểu như thế nào.
Hoạt động: Bộ phim tài liệu “The Road” (Con đường) tăng
cường tiến trình truyền thông đối với các cơ quan chức năng, tổ Liên hệ: Ekaterine Kvavadze, Cán bộ truyền thông, Đại sứ quán
chức xã hội và lĩnh vực tư: Thuỵ Sĩ tại Georgia
• Bộ phim được trình chiếu tại các khu vực thành thị, trường eka.kvavadze@eda.admin.ch
đại học, trang trại cừu và những nơi có cư dân sinh sống Links: Phim tài liệu ‘The Road’: https://www.youtube.com/
dọc tuyến đường di cư của gia súc. Bộ phim được xem là watch?v=XyxTMy5b1nY
công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các cuộc họp với chính phủ
Georgia;
• Truyền thông tại Georgia sản xuất rất nhiều bài báo và
BEST PRACTICES IN C4D

Bộ lịch giáo dục về xây nhà chống động đất


Haiti

Bối cảnh: Tháng 1/2010, Haiti hứng chịu một trận động đất cao nhận thức cho người dân Haiti về các biện pháp xây
mạnh, khiến hơn 200 ngàn người thiệt mạng. Nguyên nhân dựng chống bão và động đất.
chính khiến số người tử vong cao là do chất lượng yếu kém của • Bộ lịch này cũng tăng cường mối quan hệ thể chế với các
nhiều toà nhà sụp đổ hàng loạt. Nhằm thúc đẩy việc áp dụng cơ quan chính phủ và các NGO hoạt động trong lĩnh vực
những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất trong xây dựng tại Haiti, tái thiết.
SDC đã thành lập Trung tâm Năng lực Tái thiết (CRR), liên kết với • SDC dành được sự chú ý và thừa nhận như là một cơ quan 55
Bộ các Công trình Công cộng, Vận tải và Truyền thông Haiti và tích cực và có năng lực trong lĩnh vực tái thiết.
Viện Dạy nghề Quốc gia Haiti. CRR giúp huấn luyện các kỹ sư và
nhà thầu xây dựng nước này những kỹ thuật xây với vật liệu hạn Liên hệ: Claudine André, Cán bộ phụ trách Truyền thông SDC,
chế và xây nhà chống động đất và bão. Ngoài ra, CRR cũng phát Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Haiti.
hành những tài liệu hướng dẫn và giáo dục gồm 10 mục huấn claudine.andre@eda.admin.ch
luyện trong một ngày đến các cơ quan công ích.
Mục tiêu: Tăng cường nhận thức về thực hành xây dựng và
thiết kế chống động đất.
Đối tượng mục tiêu: Kỹ sư xây dựng, nhà thầu xây dựng, cán
bộ khảo sát tại các chính quyền địa phương, người dân có ý định
xây nhà và các NGO tham gia vào hoạt động xây dựng hay tái
thiết.
Hoạt động: Nhằm hướng đến nhóm đối tượng rộng, SDC
đã cho in các quyển lịch bằng tiếng Pháp và tiếng Creole ở Haiti,
trong đó sử dụng những hình ảnh và thuật ngữ đơn giản để miêu
tả các phương pháp xây nhà chống bão và động đất hiệu quả
nhất. Từ năm 2011 đến năm 2016, hơn 50 ngàn quyển lịch như
vậy đã được phân phát đến các cơ quan chính phủ, cơ quan địa
phương và các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Kết quả:
• Bộ lịch đã đem lại sự thích thú lớn cho người xem và nâng
BEST PRACTICES IN C4D

Honduras Chương trình truyền hình và phát thanh ở nông thôn

Bối cảnh: Kênh truyền hình quốc gia Honduras là kênh thuộc trình cũng đưa nhiều tài liệu để người dùng có thể tải xuống từ
sự quản lý của nhà nước với mức độ phủ sóng rộng, đặc biệt ở trang web. Những chủ đề quan trọng nhất cũng được phát trên
vùng nông thôn. Trong nhiều năm, Pymerural – một dự án của các kênh truyền hình khác, đặc biệt khi có phim tài liệu và có các
SDC được thực hiện bởi Swisscontact, cung cấp các hỗ trợ để chương trình về cá nhân nổi bật.
nâng cao năng lực sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp Đề xuất:
56 vừa và nhỏ (SME) ở nông thôn thông qua một chương trình kéo • Ghi nhận sự đóng góp của các đối tác địa phương và các
dài khoảng 1 tiếng hàng tuần với nội dung tường thuật các hình nhà tài trợ khác.
mẫu tốt, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một • Cho các nhân vật tự kể câu chuyện thành công của họ
số vấn đề cũng được phát trong chương trình phát thanh của đài • Đề cập đến các đường link Internet để người xem lên web
phát thanh quốc gia Honduras. tải các tài liệu giáo dục.
Mục tiêu: Đóng góp cho sự lan tỏa của các điển hình thực • Sử dụng các sản phẩm nông nghiệp tươi hoặc đang thực
hành tốt, các mô hình kinh doanh hiệu quả và các đột phá công hiện trong chương trình.
nghệ nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh. Đồng thời, chương trình cũng • Chuẩn bị bộ hướng dẫn câu hỏi và phát trước cho khách
góp phần nâng cao uy tín của SDC, Swisscontact và chính quyền mời trước chương trình.
Honduras như là các đối tác cam kết với sự phát triển doanh ng- • Sự tham gia của các diễn giả từ Pymerural rất quan trọng
hiệp nông thôn. để đưa ra các luận điểm, đề cập đến các đối tác, nhấn
Đối tượng mục tiêu: Các hộ nông dân vừa và nhỏ, các doanh mạnh tác động tích cực và dẫn dắt cuộc thảo luận khi cần
nghiệp kinh doanh nông sản và cộng đồng. thiết.
Hoạt động: Giám đốc chương trình sẽ điều phối các thảo • Chương trình truyền hình không tính phí nhưng cần có
luận trên truyền hình và phát thanh.Những vấn đề và thách thức khoản phí di chuyển cho phóng viên khi đi thực tế.
chính của sản phẩm nông nghiệp và các hoạt động dự án sẽ được
phát sóng trong chương trình. Các kĩ thuật viên và các bên đối tác Liên hệ: Iván Rodríguez, Swisscontact, Giám đốc Quốc gia,
sẽ được phỏng vấn trong các chuyến đi thực tế để thu thập quan Honduras
điểm của họ về cách thức cải thiện đời sống và tăng sức cạnh tra- ivan.rodriguez@swisscontact.org
nh thị trường. Trong quá trình thảo luận, giám đốc chương trình Links: www.pymerural.org
sẽ đưa ra câu hỏi và thảo luận các câu hỏi này với các khách mời,
bao gồm nhà nông/nhà sản xuất, kĩ thuật viên, đại diện chính
quyền và đại diện của chương trình Pymerural.
Kết quả: Các yêu cầu tư vấn được nhận thông qua website,
người dân cũng có thể gọi lên đài để hỏi thêm thông tin. Chương
BEST PRACTICES IN C4D

Hungary Cuộc thi “Ngày của chim và cây”

Bối cảnh: Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường là một nhiên địa phương’, trẻ em từ 10-18 tuổi tham gia ở 11 nội dung.
trong những chủ đề trọng tâm của tổ chức Swiss Contribution Trong năm 2014 có hơn 3 ngàn tác phẩm tham gia dự thi. Tác
to Hungary. Trong đó, mục đích chính là thúc đẩy và bảo vệ thiên phẩm đoạt giải do công chúng bình chọn.
nhiên của Hungary. Các chiến dịch nâng cao nhận thức của công Kết quả:
chúng là công cụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu này. • 765 học sinh tham gia các cuộc thi ‘Ngày của chim và cây’
Kể từ năm 2010, Quỹ Pro Vértes Public Foundation do Thuỵ Sĩ trong hai năm 2013 và 2014; 777 học sinh gửi 3086 tác 57
tài trợ đã tổ chức cuộc thi “Ngày của chim và cây” dành cho học phẩm tham gia cuộc thi ảnh và video trong năm 2014.
sinh tiểu học ở Hungary. Trong năm 2014, quỹ này còn tổ chức • Trẻ em và thanh niên trở nên gần gũi hơn thiên nhiên của
một cuộc thi ảnh và video dành cho học sinh tiểu học và trung Hungary và tham gia vào các hoạt động bảo tồn thiên
học, thu hút hàng trăm người tham gia. nhiên.
Mục tiêu: Đề xuất:
• Thúc đẩy và bảo vệ tài sản thiên nhiên của Hungary. • Nội dung thi không nên quá khó đối với học sinh, mà nên
• Nâng cao nhận thức của giới trẻ về bảo tồn thiên nhiên. bao gồm hoạt động vui chơi và thú vị.
Đối tượng mục tiêu: Học sinh tiểu học và trung học. • Cuộc thi giúp học sinh và giáo viên giám hộ có cơ hội gặp
Hoạt động: Cuộc thi “Ngày của chim và cây” được quảng bá và lập nhóm với học sinh và giáo viên từ các vùng khác,
rộng rãi bằng cách gửi thư điện tử đến các trường tiểu học và mà có cùng mối quan tâm.
trung học, thông tin trên các phương tiện truyền thông và Face-
book. Cuộc thi gồm hai vòng. Vòng địa phương diễn ra các địa Liên hệ: Gabriella Csaka, Gabriella Csaka, Cán bộ chương trình
phương vào tháng 3 và vòng chung kết quốc gia có sự tham gia quốc gia SDC, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Hungary
của 20 đội thắng cuộc ở các vòng địa phương. 20 đội này tham gabriella.csaka@eda.admin.ch
gia vào một chương trình kéo dài 2 ngày tại khu vực ngoài trời Links: http://www.provertes.hu/
của Quỹ Pro Vértes Public Foundation ở Vértesboglár.
Ngày đầu tiên diễn ra khoá vượt chướng ngại vật trong
khu bảo tồn thiên nhiên (với các hoạt động như quan sát chim
bằng ống nhòm, nhận dạng chim qua tiếng hót, dựng lều nguỵ
trang…). Sau đó là hoạt động trồng Cây của Năm (Tree of the
Year). Trong ngày thứ hai, học sinh tham gia chuyến dã ngoại để
quan sát nhận dạng chim trong khu vực được bảo vệ. Trong năm
2014, các cơ quan truyền thông địa phương đã đưa tin về cuộc thi
đến khoảng 150 ngàn người.
Trong cuộc thi ảnh và video có tiêu đề ‘Khám phá tài sản thiên
BEST PRACTICES IN C4D

Lào Lập kế hoạch với sự tham gia của cộng đồng


© Adrian Gnägi/SDC

Bối cảnh: Tại Lào, hầu hết người nghèo đều sống ở các vùng và sự kết hợp của các địa điểm hội đoàn trong làng. Thông tin có
núi cao hẻo lánh. Hai phần ba trong số họ là người dân tộc thiểu hệ thống này sẽ góp phần mở cửa cho các tổ chức và dự án phát
số và phải đối mặt với rất nhiều hình thức phân biệt chủng tộc triển cộng đồng khác.
và phân biệt đối xử. Cơ sở vật chất công cộng, chợ và các dịch vụ Kết quả
công đều có chất lượng rất kém và khả năng tiếp cận giáo dục • Kết quả đánh giá cho thấy mức độ sở hữu cộng đồng cao.
58 của họ bị hạn chế do rào cản ngôn ngữ của người thiểu số. Hầu hết dự án đều được đưa vào sử dụng tốt sau bốn hoặc
Mục tiêu: Quỹ giảm đói nghèo của SDC theo đuổi việc trao sáu năm xây dựng và ban điều hành, quản lý duy trì hoạt
quyền cho người dân ở các bản làng tại Lào thông qua quá trình động tích cực.
phát triển địa phương. • Người dân trong làng cảm thấy hài lòng hơn với năng lực
Các công trình cơ sở hạ tầng, hệ thống nước sạch, trường học của chính quyền địa phương khi các nhu cầu của họ được
và đường xá được ưu tiên, lên kế hoạch và xây dựng theo hình đáp ứng.
thức tham gia và bền vững. • Các dự án mang tính tham gia đều mang tính hiệu quả về
Đối tượng mục tiêu: Cộng đồng người nghèo nông thôn ở kinh tế so với các dự án đầu tư tài chính tương tự của các
vùng sâu vùng xa. tổ chức khác.
Hoạt động: Dân làng được tiếp cận và giải thích về ý tưởng Đề xuất:
của dự án theo tiếng địa phương. Một cuộc gặp tại làng sẽ được • Nhân viên dự án và người điều phối cần phải đến từ nhóm
tiến hành ở nơi các nhu cầu được xác định. Một cuộc bầu cử sẽ người thiểu số hoặc lưu loát tiếng địa phương.
được thực hiện để dân làng quyết định dự án cơ sở hạ tầng nào • Tách riêng nam nữ hoặc các nhóm thiểu số khác nhau
họ cần nhất và quỹ sẽ đầu tư vào đó. Suốt quá trình lên kế hoạch, trong quá trình lên kế hoạch có thể giúp các nhóm này có
cộng đồng được chia thành các nhóm nhỏ để nâng cao tính cơ hội nói lên ý kiến của mình vì họ ít có cơ hội lên tiếng ở
tham gia của mọi người. Thỉnh thoảng, trọng lượng phiếu bầu nơi công cộng.
của phụ nữ hoặc các nhóm thiểu số sẽ được tăng lên. • Nhằm tránh các nhóm dễ bị tổn thương bị loại trừ trong
Trong suốt quá trình thực hiện, các hoạt động đồng đẳng sẽ các quá trình mang tính quyết định ở làng, các nguyên tắc
được tổ chức: Đại diện của làng sẽ thảo luận những thách thức ‘bất thảo luận’ cần được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia
cùng nhau và học cách giải quyết. Đại diện của làng, những tích cực của họ.
người đã tham gia các dự án thành công sẽ được mời đến đài
phát thanh để chia sẻ các kinh nghiệm họ có với các cộng đồng Liên hệ: Nithsa Vongphanakhone, Cán bộ chương trình quốc
khác. gia, SDC Lào
Để đảm bảo tính minh bạch, mỗi làng sẽ có một bảng thông nithsa.vongphanakhone@eda.admin.ch
tin cộng đồng, trên đó ghi rõ các kế hoạch phát triển làng, bản đồ Links: http://swisscooperationmekong.org
BEST PRACTICES IN C4D

Latvia 'Chúa tể của lửa' - Cuộc thi cho học sinh

Bối cảnh: SDC hỗ trợ cho 57 thị xã ở Latvian trong các nỗ lực trình game online giáo dục cũng đã được phát triển.
nâng cao an toàn cháy nổ ở trường học và trường mẫu giáo. Bên Kết quả:
cạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao các tiêu chuẩn về • Một sự kiện mang tầm cỡ quốc gia nhằm nâng cao ý thức
an toàn cháy nổ, một cuộc thi nhiều vòng mang tên “Chúa tể của về an toàn cháy nổ đã thu hút được một lượng người theo
Lửa” cũng được tổ chức. dõi rất lớn từ học sinh và phụ huynh của các em. Khi cuộc
Dự án an toàn cháy nổ này đầu tư một phần kinh phí lớn vào thi diễn ra, các cuộc tranh biện trên trang web của cuộc thi 59
việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn khi sử dụng về an toàn cháy nổ với nội dung “Nên và Không Nên” cũng
lửa. Dự án này cũng nhằm nâng cao hình ảnh và hiểu biết của đã diễn ra rất sôi nổi.
người dân Latvia về Thụy Sĩ. • Đạt được sự chú ý lớn của công chúng nhờ vào lượng
Mục tiêu: khán thính giả theo dõi rất lớn: 186 đội của các trường với
• Nâng cao nhận thức về an toàn khi sử dụng lửa, đặc biệt 1302 người tham gia và kiến thức được nâng cao đáng kể.
trong các phương thức phòng vệ. 23000 người theo dõi cuộc thi và tạo nên một sự chú ý
• Giúp trẻ hiểu biết hơn về Thụy Sĩ. rộng hơn trong công chúng.
• Nâng cao hình ảnh về những đóng góp của Thụy Sĩ ở cấp • Hình ảnh của Thụy Sĩ như một nhà tài trợ quan tâm đến sự
độ quốc gia. an toàn và phúc lợi của con người được nâng cao.
Đối tượng mục tiêu: Học sinh, giáo viên, cha mẹ, công chúng Đề xuất:
nói chung • Thu hút khán giả một cách tình cảm
Hoạt động: Cuộc thi được tổ chức ở các cấp độ địa phương, • Thay đổi mục tiêu và thông điệp theo các nhóm tuổi đa
vùng và quốc gia và kéo dài trong nhiều tháng. Người thắng dạng.
cuộc ở địa phương và vùng sẽ được tham gia kì thi quốc gia ở • Kết hợp nâng cao nhận thức và hình ảnh của tổ chức
thủ đô Riga. Vòng chung kết được chiếu vào khung giờ vàng vào
ngày trước ngày khai giảng mùa thu của các trường học ở Latvia. Liên hệ: Inese Andersone, Điều phối viên dự án SDC, Đại sứ quán
Chương trình sẽ được dẫn dắt bởi một MC nổi tiếng và có sự tham Thụy Sĩ, Latvia
gia của đại sứ Thụy Sĩ và các đối tác dự án đến từ Thụy Sĩ. inese.andersone@eda.admin.ch
Các nhiệm vụ được điều chỉnh để thích ứng với kĩ năng của Links: Online game on fire safety: www.drosadiena.
từng nhóm tuổi: trẻ mẫu giáo và trẻ cần sự giúp đỡ đặc biệt sẽ lv/games#
tham gia thi vẽ, trẻ tiểu học đến lớp tám sẽ hoàn thành các hoạt
động an toàn cháy nổ và kiểm tra kiến thức tổng quát về Thụy Sĩ
Trang Facebook đặc biệt của cuộc thi đã có đến 21000 người
theo dõi vào thời điểm gây cấn của cuộc thi. Sau đó, một chương
BEST PRACTICES IN C4D

Macedonia Triển lãm ảnh du lịch: “Những sự thật Roma”.


© Yves Leresche

Bối cảnh: Roma là nhóm người thiểu số lớn nhất ở châu Âu. Ở Kết quả: Cuộc triển lãm ở quảng trường này đã nâng cao
Macedonia, nhóm này chiếm 2.6% tổng dân số. Tỉ lệ thất nghiệp nhận thức của người dân thuộc mọi tầng lớp về cuộc sống của
của nhóm Roma gần gấp đôi trung bình quốc gia. Hơn 1/3 người người Roma. Dựa theo khảo sát về sự ảnh hưởng của triển lãm
Roma hiện sống dưới mức chuẩn tối thiểu. 12 nước châu Âu đã được thực hiện tại một trường đại học thì:
quyết định thực hiện chương trình “Thập kỉ của sự tham gia Roma • ¼ khách tham quan nói rằng cuộc triển lãm này hoàn toàn
60 2005 – 2015” với mục tiêu làm việc “tiến tới giảm thiểu sự phân biệt thay đổi cách nhìn của họ. Nhiều người không chú ý đến
đối xử và đóng lại những khoảng cách không thể chấp nhận giữa sự thành công của người Roma và không có kết nối với
người Roma và xã hội”. SDC hỗ trợ cho mục tiêu này với một số dự cộng đồng này cho đến khi được xem các hình ảnh trong
án ở vùng Tây Balkans. buổi triển lãm.
Mục tiêu: Triển lãm ảnh du lịch “Những sự thật Roma” được • ½ khách tham quan khẳng định rằng những định kiến có
SDC tổ chức với mục tiêu: gốc rễ lâu dài sẽ không dễ dàng thay đổi được.
• Làm sáng tỏ các mặc định và đưa ra các tài liệu cho thấy sự • Khoảng 15% khách tham quan, hầu hết là người Roma có
đa dạng của người Roma trong thực tế so với sự phân biệt cảm giác lẫn lộn khó tả vì cuộc triển lãm cũng đã cho thấy
chủng tộc và đồng hóa; những mặt cùng khổ của cuộc sống người Roma.
• Nâng cao nhận thức và hỗ trợ mục tiêu của chương trình Đề xuất:
“Thập kỉ của sự tham gia Roma 2005-2015”. • Những cuộc triển lãm ở nơi công cộng cần có sự cho phép
Đối tượng mục tiêu: Công chúng, chính quyền và truyền của chính quyền. Việc này có thể tốn nhiều thời gian nên
thông hãy làm việc với chính quyền từ rất sớm.
Hoạt động: “Những sự thật Roma” là một hoạt động tiêu • Tránh đi sự cạnh tranh với các sự kiện lớn khác (ví dụ bầu
biểu của SDC trong sự hợp tác với nhà nhiếp ảnh gia người Thụy cử quốc gia) để chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của truyền
Sĩ Roma Yves Leresche ghi lại cuộc sống của cộng đồng Rome tại thông.
vùng Tây Balkans. Vào mùa hè năm 2008, cuộc triển lãm đã được • Chú ý đến tất cả các phản ứng của người xem: Hình ảnh
thực hiện tại 9 điểm dừng ở các quảng trường lớn tại Hungary, trong buổi triển lãm có thể là cả một thách thức với các
Albania, Mecedonia và Serbia. nhóm đối tượng chính trong buổi triển lãm.
“Những sự thật Roma” được triển lãm tại quảng trường trung Liên hệ: Aneta Damjanovska, Cán bộ chương trình quốc gia SDC,
tâm ở Skopje, thủ độ của Macedonia trong mười ngày. Một sự Đại sứ quán Macedonia
kiện khai mạc chính thức đã được tổ chức với sự tham gia của aneta.damjanovska@eda.admin.ch
chính quyền, truyền thông và một nhóm thảo luận về nội dung Links: http://yvesleresche.ch/roma-realities-balkans
của cuộc triển lãm.
BEST PRACTICES IN C4D

Chiến dịch hình thành trường học di động cho các cộng đồng du cư
Mali

Bối cảnh: Trong hơn một thế kỉ qua, SDC đã kết hợp với Bộ mẹ để nâng cao sự hiểu biết của họ về quyền được đi học
Giáo dục quốc gia để hỗ trợ cho trẻ em nông thôn và các cộng của trẻ em.
đồng du cư để được tiếp cận với giáo dục tốt hơn. Kết quả: Các hoạt động nâng cao nhận thức và vận động xã
Đây là một nhiệm vụ rất thách thức vì những cộng đồng này hội này đã đóng góp cho sự hình thành 50 ngôi trường di động
có tập tục sống di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tìm nước cung cấp giáo dục cho khoảng 1600 trẻ ở khu vực hạ lưu sông
và đồng cỏ cho gia súc của họ. Niger (Youwarou, Tenenkou, Mopti và Djenné). 61
SDC và các đối tác phải phát triển một chương trình giáo dục Đề xuất:
dựa trên thực tế của những cộng đồng này. Chương trình học • Chắc chắn các cuộc thảo luận được tổ chức trong ngôn
này phải cung cấp nhiều thông tin, các hoạt động nâng cao nhận ngữ địa phương để mọi người đều có thể hiểu được các
thức và vận động xã hội với mục tiêu thúc đẩy giáo dục tiệm cận thông tin
hơn với môi trường kinh tế, xã hội và văn hóa của các cộng đồng • Khuyến khích người đến dự tham gia vào việc thảo luận
du mục (Peul, Tuareg và Bozo). sau khi chiếu phim hoặc clip ngắn về giáo dục trong cộng
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin để tạo đồng du cư.
ra những điều kiện thích hợp cho việc giáo dục trẻ trong các • Đảm bảo phát thanh viên của đài địa phương quen thuộc
cộng đồng du cư. với các vấn đề liên quan đến giáo dục trường học.
Đối tượng mục tiêu: Các hội cha mẹ, ban giám hiệu trường
học, giáo viên, cộng đồng và các thủ lĩnh tôn giáo. Liên hệ: Anastasia Sogodogo, Cán bộ Truyền thông, SDC Mali
Hoạt động: Chiến dịch nhận thức bao gồm nhiều nhóm hoạt anastasia.sogodogo@eda.admin.ch
động khác nhau:
• Vận động toàn bộ cộng đồng quanh trường học, làm việc
với các hội phụ huynh và ban giám hiệu.
• Sử dụng đài phát thanh địa phương để thông báo và nâng
cao nhận thức của các nhóm đối tượng chính
• Tổ chức các buổi gặp mặt với cộng đồng và các thủ lĩnh
tôn giáo để thảo luận về tầm quan trọng của việc đến
trường với các cộng đồng du cư.
• Chiếu phim và các đoạn video ngắn về giáo dục trong các
cộng đồng du cư
• Chú trọng vào các lợi ích của giáo dục tại trường học (tại
các cụm làng)
• Huấn luyện giáo viên, các lãnh đạo được lựa chọn và cha
BEST PRACTICES IN C4D

Moldova Dùng hình thức múa rối để giáo dục trẻ về an toàn giao thông

Bối cảnh: Tại Moldova, tai nạn giao thông là nguyên nhân cùng với phụ huynh và những người làm công tác giáo dục đã
chính gây tử vong hoặc thương tật cho cả trẻ em lẫn người lớn. được học về các nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông. Từ
Điều này bắt nguồn từ những lí do sau: tình hình giao thông càng tháng 11 năm 2014, các buổi biểu diễn đầy tính giáo dục này được
ngày càng phức tạp, sự giám sát của phụ huynh còn ít và người nhà hát múa rối Guguta tại Chisinau đều đặn tổ chức hàng tháng.
lớn chưa làm gương cho trẻ (trong việc tham gia giao thông). 46 buổi diễn đã được tổ chức tại các trường tiểu học và trường
62 Để giải quyết tình trạng này, SDC đã hỗ trợ một chiến dịch mẫu giáo tại các quận khác nhau tại Moldova. Những buổi diễn
tương tác về an toàn giao thông nhằm mục đích nâng cao nhận rối theo hình thức tương tác này cũng cho thấy việc học thông
thức cho phụ huynh và trẻ em. Chiến dịch được áp dụng từ năm qua các trò chơi sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn cách học lấy giáo
2014, là một phần của dự án “Hỗ trợ trẻ em kịp thời và chuyên sâu viên làm trung tâm - vẫn là cách làm phổ biến tại Moldova ở cấp
theo vùng tại Moldova” (REPEMOL). tiểu học.
Mục tiêu: Đề xuất:
• Trẻ em quen dần với các quy định về an toàn giao thông • Hợp tác với các đối tác đầu ngành (ví dụ: Sở giáo dục) để
và thực hành được các hành vi về an toàn giao thông; đảm bảo tính bền vững của dự án.
• Phụ huynh và giáo viên có nhận thức về các mối nguy có • Chú trọng vào các thông điệp chính của vở diễn, tránh
thể xảy đến với trẻ khi tham gia giao thông và củng cố cho cung cấp quá nhiều thông tin trong một vở diễn.
trẻ về những điều trẻ học được khi tham gia giao thông. • Chứng minh cho phụ huynh và giáo viên thấy rằng việc
Đối tượng mục tiêu: học thông qua trò chơi là một hình thức rất đáng đầu tư
• Đối tượng trực tiếp: trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 10 • Dùng các tương tác ngắn trong và sau vở diễn để thu hút
• Đối tượng gián tiếp: phụ huynh và giáo viên khá giả tham gia vào vở diễn.
Hoạt động: Tổ chức các buổi múa rối do các nghệ sỹ chuyên • Sử dụng các nhân vật thú vị và phổ biến mà trẻ biết đến.
nghiệp biểu diễn với chủ đề về an toàn giao thông và làm thế nào
để đề cao vấn đề đó. Trong các buổi diễn này thường có phần Liên hệ: Natalia Cernat, Cán bộ về Giới và Truyền thông,
tương tác nhỏ (thông qua hình thức đặt câu hỏi và trả lời) giữa SDC Moldova
các nghệ sỹ múa rối và khán giả để trẻ có thể tiếp thu được các natalia.cernat@eda.admin.ch
nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông. Các buổi diễn này Links: www.youtube.com/watch?v=tZ6E3a038ZU
được triển khai trên tinh thần hợp tác giữa Đội tuần tra quốc gia,
Bộ Giáo dục, Nhà hát múa rối Guguta và dự án REPEMOL do MSDC
tài trợ.
Kết quả: Bằng phương thức sinh động này, hơn 8000 trẻ em
BEST PRACTICES IN C4D

Mông Cổ Dùng kịch nghệ để nói về việc sa mạc hóa

Bối cảnh: Lãnh thổ Mông Cổ nằm trên một vùng khô hạn Vở nhạc kịch cũng được đánh giá rất cao về nội dung và
và có nguy cơ bị hoang mạc hóa. Dưới tác động của biến đổi khí chất lượng.
hậu và các hoạt động của con người, hơn 70% diện tích đất chăn • Nhận thức của người dân về vấn đề nghiêm trọng và cần
nuôi đã bị thoái hóa. Thoái hóa đất và hoang mạc hóa đã gây ảnh được can thiệp kịp thời này được nâng cao.
hưởng nghiêm trọng đến năng lực sản xuất của đất nước, môi • Năm 2009, vở diễn “Cơn hấp hối của vùng biển vàng”
trường sống và văn hóa du mục truyền thống của người Mông (The Angony of the Yellow Sea) được trao giải Saint Muse 63
Cổ. 48% dân số sống ở mức nghèo khổ. Award của năm tại Mongolia.
Mục tiêu: Một vở nhạc kịch với thông điệp mạnh mẽ về thoái Đề xuất:
hóa đất được sản xuất nhằm mục đích: • Để xây dựng một vở nhạc kịch với dàn diễn viên và biên
• Nâng cao nhận thức cho người dân về hoang mạc hóa kịch nổi tiếng như vậy cần một khoản chi phí đầu tư rất lớn
cũng như ảnh hưởng của nó lên đời sống và kinh tế Mông • Mời báo chí và đặc biệt là truyền hình tham gia vào việc
Cổ; truyền thông để phổ biến rộng rãi cho nhiều người
• Kêu gọi hành động để đảo ngược tình thế này. • Nên dành chi phí đầu tư sản xuất DVD để có thể phổ biến
Đối tượng mục tiêu: Vở nhạc kịch nhắm đến những người rộng rãi đến vùng sâu vùng xa và các trường học.
sống ở thành phố và có thể tiếp cận được với nhà hát. Đối với
các vùng nông thôn, dự án sẽ sản xuất DVD cho người dân dễ Liên hệ: Dolgor Soyolmaa, Cán bộ Truyền thông, SDC Mông Cổ
tiếp cận. soyolmaa.dolgor@eda.admin.ch
Hoạt động: Vở nhạc kịch được biên soạn bởi Nhà hát Vũ kịch
Mông Cổ, một trong những nhà hát quốc gia chính tại thủ đô
Ulannabaatar, Mông Cổ. Biên kịch, nhà sản xuất và diễn viên là
những nghê sĩ nổi tiếng và chuyên nghiệp. Vở nhạc kịch này còn
được chiếu trên các kênh truyền hình địa phương và ghi hình vào
đĩa DVD cho các mục đích giáo dục sau này. DVD cũng được phát
hành miễn phí tại các trường phổ thông và thư viện công cộng.
Kết quả:
• Hơn 1,500 người đã theo dõi vở nhạc kịch trên sân khấu.
BEST PRACTICES IN C4D

Mozambique Con trai của mặt trăng - Chiến dịch nâng cao nhận thức về bệnh bạch tạng
© Solange dos Santos

Bối cảnh: Tại Mozambique, bệnh bạch tạng từng là một chủ Người bạch tạng cũng là một con người và cũng có nhu cầu được
đề bị chối bỏ. Người bệnh bạch tạng và gia đình họ thường bị yêu thương, bảo vệ và có cơ hội tương đương chúng ta.
kỳ thị hay bêu xấu trong cộng đồng dựa trên một số quan điểm Kết quả:
cổ hủ. Nhằm nâng cao quyền con người của những bệnh nhân • Buổi triễn lãm đã thu hút hơn 20000 người đến xem và tạo
bạch tạng, SDC quyết định hỗ trợ Hội Bệnh nhân bạch tạng tại ra một cuộc tranh luận cấp quốc gia về vấn đề từng được
64 địa phương thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức (về bệnh coi là cấm kỵ.
bạch tạng) bằng việc mời một nhiếp ảnh gia người Thụy Sỹ tham • Báo chí địa phương và quốc tế đưa tin về sự kiện này cũng
gia chiến dịch. như đăng tải các bài viết có liên quan, đồng thời truyền
Mục tiêu: hình cũng đưa tin về bệnh bạch tạng tại Mozambique.
• Giảm việc đối xử tàn nhẫn với người bệnh bạch tạng và • Buổi triễn lãm đã tạo nền tảng cho Hội người Bạch tạng
làm nổi bật vẻ đẹp của họ. tìm được đối tác cho các hoạt động của họ sau này.
• Làm rõ các dấu hiệu nhận biết người bệnh bạch tạng Đề xuất:
trong xã hội. • Biết được chủ đề mà chiến dịch của bạn đang thực hiện:
• Cung cấp thông tin về quyền của người bạch tạng và cách đầu tư vào nghiên cứu về chủ đề đó và tạo ra mối liên hệ
phòng ngừa họ phải thực hiện để quản lý bệnh trạng và với các yêu cầu của SDC.
cuộc sống của mình. • Xây dựng thông điệp mạnh mẽ nhưng dễ hiểu.
Đối tượng mục tiêu: Công dân thành phố, chính quyền địa • Phát các ấn bản (tờ rơi, sách) cung cấp thông tin rộng rãi
phương người bệnh bạch tạng và gia đình của họ. cho công chúng
Hoạt động: Tổ chức một buổi triễn lãm ngoài trời tại khu • Hợp tác với truyền thông (Truyền hình đài, phát thanh báo
pháo đài cũ ở thủ đô Maputo, nơi có rất đông người qua lại. Đây in) để đảm bảo tính rộng rãi và tầm ảnh hưởng của chiến
cũng là địa điểm chính của chiến dịch nâng cao nhận thức về dịch.
bệnh bạch tạng, được thực hiện bở SDC và Bộ Y tế, cùng với Hội • Mời các cá nhân có tầm ảnh hưởng quốc gia và quốc tế
Người bạch tạng ở Mozambique. Song song đó, dự án cũng phát làm đại sứ truyền thông cho diến dịch.
tờ rơi và tổ chức hội thảo cho các bác sĩ, thầy lang, sinh viên và • Phân tích năng lực các đối tác của bạn trong chiến dịch:
người bệnh bạch tạng. Một quyển sách ảnh được xuất bản với Họ nên là các tổ chức mạnh để có thể bám sát và tiếp tục
các câu chuyện từ hơn 100 cuộc phỏng vấn, và do nhạc sỹ người thực hiện các cơ hội xuất hiện sau chiến dịch.
Mali, Salif Keita viết lời tựa.
Chiến dịch được thực hiện với thông điệp: Bạch tạng là do Liên hệ: Filipa Embaló, Cán bộ Truyền thông Dự án SDC, Đại sứ
gien và không lây lan, cũng không phải là dấu hiệu của quỷ dữ. quán Thụy Sĩ tại Mozambique
BEST PRACTICES IN C4D

Nepal Lấy ý kiến từ cộng đồng và kiểm toán xã hội


© SALGP/SDC

Bối cảnh: Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng là một trong rất nhiều • Bắt nguồn từ các buổi lấy ký kiến đầu tiên do SDC thực
công cụ được dùng để đảm bảo tính minh bạch trong xã hội, hiện, chính phủ Nepal đã tuyên bố việc lắng nghe ý kiến
khuyến khích đối thoại giữa hai bên: chính quyền (người thực thi) người dân là bắt buộc đối với các cơ quan tại địa phương.
và người dân (người làm chủ) cũng như để củng cố tính minh Điều này được ghi trong hướng dẫn làm việc của chính
bạch từ dưới lên và từ trên xuống chủ yếu ở cấp độ địa phương. phủ.
Đây là một công cụ hữu hiệu để lên kế hoạch cho các dự án mang • Người dân được nâng cao năng lực để yêu cầu trách 65
tính hợp tác (xác định nhu cầu của người dân) và để giám sát quy nhiệm giải trình và tuân thủ pháp luật từ chính quyền địa
trình thực hiện (kiểm tra tính chất tổng thể và chất lượng được phương
cung cấp.) • Niềm tin giữa chính quyền địa phương và người dân được
Mục tiêu: Nhằm tạo ra hệ thống quản trị địa phương có sự nâng cao, các quá trình ra quyết định cũng minh bạch và
tham gia của người dân, có tính minh bạch và có trách nhiệm gắn kết người dân nhiều hơn
giải trình. • Người dân và các cơ quan chính quyền địa phương cũng
Đối tượng mục tiêu: Chính quyền địa phương và người dân, được thông báo tốt hơn về các dự án phát triển tại địa
đặc biệt là người nghèo và nhóm yếu thế tại cộng đồng. phương.
Hoạt động: Những buổi lắng nghe ý kiến cộng đồng đầu Đề xuất:
tiên được thực hiện bởi các Tư vấn viên độc lập ngoài cộng đồng • Việc lấy ý kiến công dân nên được tổ chức và thực hiện bởi
(thuộc một tập đoàn quốc tế). Từng bước một, các công cụ minh một bên thứ ba độc lập (là một người hoặc một tổ chức).
bạch xã hội (bao gồm cả kiểm toán xã hội) được đưa vào trong • Chọn một người điều phối tốt: họ có vai trò chính trong
các hướng dẫn của chính phủ. Hiện nay, các công cụ này là bắt việc tiến hành buổi lấy ý kiến
buộc tại các cơ quan chính phủ, chủ yếu là tại địa phương. • Giải thích và phổ biến nội quy của các buổi lắng nghe
Theo hướng dẫn này, các cơ quan địa phương phải mời ý kiến người dân. Các nội quy này phải được mọi người
người bên ngoài cộng đồng làm người điều phối các buổi lấy ý trong cuộc họp cùng thống nhất.
kiến cộng đồng. Tất cả mọi người dân trong cộng đồng, quận • Giới hạn các thảo luận theo hướng: mỗi cuộc họp lắng
huyện đều được tham gia vào các buổi lấy ý kiến. Nội dung và lịch nghe ý kiến người dân chỉ bàn về một vấn đề mà thôi.
trình làm việc do người tư vấn độc lập cùng với chính quyền địa • Dành thời gian tối đa để mọi người thảo luận – góp ý, câu
phương xây dựng; nhưng người dân vẫn được quyền đưa ra các hỏi, trả lời…
vấn đề mà họ quan tâm trong các buổi thảo luận lấy ý kiến. Các • Nghĩ về việc làm sao mình có thể đảm bảo sự tham gia của
chủ đề thường được hỏi là tính hiệu quả trong việc sử dụng kinh các thành viên của các nhóm yếu thế, và chú tâm đến các
phí công, chất lượng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ, thời hạn thanh vấn đề của nhóm này.
toán các chế độ an sinh xã hội. Theo nguyên tắc, chính quyền Contact: Prakash Regmi, Cán bộ chương trình SDC, Đại sứ quán
chịu trách nhiệm cam kết, lượng giá và giải quyết các vấn đề này. Thụy Sĩ, Nepal
Kết quả: prakash.regmi@eda.admin.ch
BEST PRACTICES IN C4D

Nicaragua Sân khấu giáo dục: Rạp xiếc nước


© Thomas Jenatsch/SDC

Bối cảnh: Trong hơn 20 năm qua, SDC tại khu vực Trung Mỹ Đề xuất:
đã tiến hành các hoạt động nhằm giúp người dân ở các khu vực • Các thông điệp cần truyền tải rõ ràng và không ám chỉ
nông thôn tại Nicaragua có điều kiện tiếp cận với nguồn nước chính trị hay tôn giáo.
sạch và cải thiện sức khoẻ. Để đạt được những kết quả đáng • Các buổi biểu diễn nên diễn ra tại các địa điểm trung tâm
khích lệ trên “mặt trận” sức khoẻ này, thì việc tạo điều kiện để vào thời gian đã được ấn định trước với ban giám hiệu nhà
66 người dân ở đây được dùng nước sạch là chưa đủ. Những thói trường.
quen vệ sinh, như rửa tay hay các hình thức vệ sinh cá nhân khác • Nên có một buổi thảo luận mở với khán giả sau mỗi buổi
cũng cần được nhân rộng. “Rạp xiếc nước” – một vở kịch vui, diễn để chắc chắn rằng mọi người hiểu và tiếp nhận được
mang tính giáo dục, dành cho trẻ em – đã được biểu diễn tại một thông điệp của vở kịch.
số trường học ở bốn vùng nghèo khó nhất thuộc tỉnh miền bắc • Song song đó cần tổ chức các cuộc hội thảo với giáo viên
Matagalpa, gồm El Tuma-La Dalia, Matiguás, San Ramón và Río và phụ huynh để đảm bảo họ nắm chắc thông điệp. Trong
Blanco. Tại những nơi này, SDC triển khai các hoạt động truyền trường hợp này, các cuộc hội thảo tập trung vào nhu cầu
thông về nước, nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh và nước sạch cần tổ chức lại cho cộng đồng để họ bảo quản đúng cách
theo hướng bền vững. hệ thống nước sạch và vệ sinh sẽ được lắp đặt tại các
Mục tiêu: Khuyến khích mọi người rửa tay bằng xà phòng và trường học.
nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước quý giá. • Phân phát sách đến các trường học và đảm bảo tất cả học
Đối tượng mục tiêu: Trẻ em và thanh niên; giáo viên và phụ sinh biết đến/bàn về vấn đề được nêu.
huynh (những người thụ hưởng gián tiếp).
Hoạt động: Biểu diễn kịch với sự tham gia của các chú hề, Liên hệ: Yaoska Cantón, Cán bộ Truyền thông, SDC Trung Mỹ.
diễn viên tung hứng và các màn biểu diễn xiếc khác. Vở kịch yaoska.canton@eda.admin.ch
được dàn dựng với sự hỗ trợ của các nghệ sĩ chuyên nghiệp Links: www.youtube.com/watch?v=jsqPVvuKc6s
nhằm truyền tải thông điệp chính của chương trình về nước và vệ
sinh. Các màn biểu diễn này đều chú trọng đến cấp độ giáo dục,
phong tục tập quán và sử dụng ngôn ngữ quen thuộc. Ngoài ra,
một phiên bản khác của vở kịch có tên là The blue school (Ngôi
trường màu xanh) cũng được xuất bản thành sách, làm tài liệu
dùng trong các trường học.
Kết quả: Tổng cộng 32 buổi diễn đã diễn ra và được cả trẻ em
lẫn người dân ở mọi độ tuổi tiếp nhận nồng nhiệt. Bộ Giáo dục
Nicaragua cũng nhận 3000 bản “Ngôi trường màu xanh” để phân
phát đến các trường trong thành phố.
BEST PRACTICES IN C4D

Peru Cuộc thi “Sản xuất chất lượng và có trách nhiệm”

Bối cảnh: SDC phối hợp với Swisscontact phát động chương sản phẩm tốt hơn.
trình sử dụng năng lượng hiệu quả trong các lò gạch truyền Đề xuất:
thống ở Nam Mỹ (EELA). Nhờ vào công nghệ mới, vốn phù hợp • Việc giao nhiệm vụ kiểm tra độ bền của gạch cho một tổ
với yếu tố kinh tế của các nhà sản xuất gạch, các lò gạch này thải chức được công nhận là điều rất quan trọng.
ít khí nhà kính hơn, ít bị ô nhiễm không khí hơn và nâng cao chất • Các cơ quan truyền thông và đại diện chính quyền địa
lượng sản phẩm. Chương trình EELA phối hợp chặt chẽ với một phương được mời tham dự lễ trao giải. 67
số lò gạch do các nhà sản xuất quy mô nhỏ quản lý tại khu vực • Các giải thưởng hấp dẫn và có liên quan trực tiếp đến hoạt
San Jerónimo (tỉnh Cuzco). động sản xuất của người tham gia cuộc thi. Giải thưởng
Mục tiêu: Các nhà sản xuất gạch thủ công nhận thức được lợi bao gồm bộ thông gió, dụng cụ đo đạc, xe đẩy và các thiết
ích của công nghệ mới trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bị an toàn lao động cho cá nhân (như kính bảo hộ, găng
đồng thời cũng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia về kỹ thuật. tay).
Đối tượng mục tiêu: Các nhà sản xuất gạch thủ công
Hoạt động: Thông qua các bảng quảng cáo (poster), thông Liên hệ: Rocío Pérez Torres, Cán bộ Truyền thông, Swisscontact
báo trên đài truyền thanh và xe truyền thông lưu động, các nhà Peru
sản xuất gạch tại địa phương cũng như các khu vực lân cận được rociop@swisscontact.org.pe
mời tham gia cuộc thi có tính chất kỹ thuật và môi trường mang
tên “Hãy sản xuất chất lượng và có trách nhiệm”. Các quy định và
giải thưởng của cuộc thi cũng được công bố công khai.
Cuộc thi gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu bao gồm việc xác
định sản xuất thân thiện với môi trường là như thế nào và người
tham gia được yêu cầu thể hiện khả năng sử dụng quạt (công
nghệ chính được dùng trong dự án này) theo cách ít gây ra khí
thải khi nung gạch. Trong giai đoạn hai, chất lượng sản phẩm
sẽ được đánh giá. Các viên gạch sẽ được một viện kỹ thuật địa
phương chuyên về xây dựng kiểm tra trong phòng thí nghiệm về
khả năng chịu được sức ép ở mức nào. Các cuộc kiểm tra này có
sự hiện diện của ban giám khảo cuộc thi và tất cả thí sinh.
Kết quả: Có 54 nhà sản xuất gạch tham gia cuộc thi (một tỉ
lệ cao so với lượng người sản xuất gạch thủ công trong khu vực).
Dự án này tập trung vào việc ứng dụng công nghệ mới để tạo ra
BEST PRACTICES IN C4D

Chiến dịch nâng cao nhận thức về ‘phân quyền’


Ukraine cho toàn bộ người dân Ukraine

Bối cảnh: Những cải cách phân quyền diễn ra tại Ukraine phong cách nhẹ nhàng và hài hước.
từ tháng 4-2014. Tuy nhiên, tiến trình này diễn ra chậm chạp và • Các đài phát thành và truyền hình khu vực cũng tham gia
người dân nước này chưa hiểu đầy đủ về khái niệm ‘phân quyền’. vào chiến dịch này.
Vì vậy, nhu cầu cần có một chiến dịch nâng cao nhận thức về • Các thông tin đồ hoạ được giới thiệu ở mọi vùng.
vấn đề này là rất cấp thiết. Theo yêu cầu của Bộ Phát triển Vùng • Mỗi tháng có khoảng 12000 link được đăng tải trên các
68 Ukraine, SDC triển khai dự án phân quyền DESPRO, với hàng loạt trang web chính và mạng xã hội.
các cuộc thảo luận nhóm ở mỗi khu vực, nhằm giải thích tính log- Kết quả: Mặc dù tiến trình cải cách rất phức tạp nhưng chiến
ic của tiến trình cải cách này. Nhu cầu thông tin tại các khu vực ở dịch này đạt được rất khả quan. Kết quả trong năm 2015 như sau:
Ukraine rất cao. Để lập một chiến lược truyền thông toàn diện ở Internet 3.235.500
tầm quốc gia về cải cách phân quyền hóa, SDC đã hỗ trợ thành TV trong vùng 6.780.000
lập một nhóm làm việc liên ngành với các chuyên gia truyền Radio 1.240.000
thông của các doanh nghiệp, tổ chức dân sự, chính phủ và các Báo chí địa phương 15.000
tổ chức từ thiện. Tài liệu in ấn 70.000 (phân phát có mục tiêu)
Mục tiêu: Đề xuất:
• Thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân Ukraine vào • Một người lính đơn độc không thể thắng trận. Tương tự như
quá trình cải cách. vậy, một chiến dịch lớn cần cả một nhóm làm việc chuyên
• Xây dựng năng lực của các cá nhân/tổ chức thực hiện tiến nghiệp.
trình cải tổ ở cấp địa phương. • Sử dụng các công cụ chi phí thấp nhưng hiệu quả cao: tiếp
Đối tượng mục tiêu: Công dân, chính quyền địa phương, cơ thị trên mạng xã hội, gửi thư điện tử trực tiếp, truyền thông
quan truyền thông. trực tuyến.
Hoạt động: Dựa trên một cuộc khảo sát công khai, SDC đã • Tạo ra nội dung riêng: Theo nghiên cứu thảo luận nhóm,
lập và triển khai một chiến lược truyền thông vào mùa hè năm mọi người có xu hướng tin tưởng các chuyên gia quốc tế
2015, với một số hoạt động như sau: hơn là thông tin từ chính phủ.
• Hoạt động trực tuyến thường xuyên. DESPRO thiết lập • Sử dụng hình ảnh và sự hài hước, như hoạt hình, tin đồ hoạ,
một trang web song ngữ chính thức, có tên là ‘Phân quyền video.
hóa”. Trang web này được cập nhật thường xuyên các vid-
eo, audio mới và các tài liệu đồ hoạ (số lượng truy cập hàng Liên hệ: Ludmyla Nestrylay, Cán bộ phụ trách Chương trình
ngày lên đến 2000 người). Quốc gia SDC, Đại sứ quán Thuỵ Sĩ tại Ukraine
• Các cuốn cẩm nang giải thích luật và các chính sách bằng ludmyla.nestrylay@eda.admin.ch
ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản. Links: http://decentralization.gov.ua/en
• Video giáo dục để truyền tải các thông điệp chính theo Video: http://despro.org.ua/news/detail.php ?ID=1611
BEST PRACTICES IN C4D

Zimbabwe Chiến dịch thay đổi hành vi trong việc giữ vệ sinh tay.
© Andreas Steiner/SDC

Bối cảnh: Bệnh tiêu chảy là một trong những nguyên nhân Kết quả:
gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Bệnh này • Dự án đã tiếp cận được tổng cộng 15.540 học sinh ở 10
phần lớn bắt nguồn từ tình trạng thiếu nước và các thói quen vệ trường tiểu học. Các nhân viên của 9 trạm y tế được huấn
sinh. Nhiều bằng chứng cho thấy các hoạt động về khuyến khích luyện đã tiếp cận hơn 700 săn sóc/điều dưỡng viên tại 10
rửa tay với xà phòng giúp giảm đến 40% nguy cơ mắc bệnh tiêu vùng ngoại ô có mật độ dân số cao ở Harare (giai đoạn 1,
chảy. tháng 8-12, 2015). 69
Chương trình Nước Toàn cầu (GPW) quyết định triển khai một • Bốn buổi biểu diễn trực tiếp, gồm kịch, câu đố và thị phạm
chiến dịch nhằm đẩy mạnh thói quen rửa tay với xà phòng tại hoạt động rửa tay đã diễn ra với sự có mặt của hơn 4700
Zimbabwe. Ở cấp độ chính sách, GPW thuyết phục các nhà hoạch người tại 4 vùng ngoại ô.
định chính sách khuyến khích người dân rửa tay bằng xà phòng • Ngoài phạm vi của dự án, chiến dịch này cũng tạo ra một
thông qua các chính sách ở địa phương và quốc gia, các chương sự năng động thú vị tại các khu vực ảnh hưởng, chẳng hạn
trình và ngân sách. như các uỷ ban phụ trách vấn đề phát triển trường học đã
Mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động rửa tay bằng xà phòng ở học thông qua khoản ngân sách dành cho việc mua xà phòng
sinh, các điều dưỡng viên và các nhà hoạch định chính sách ở và chậu cho các trường học; các cơ sở sản xuất địa phương
Zimbabwe. hỗ trợ các hộp đựng xà phòng và chính quyền địa phương
Đối tượng mục tiêu: cải thiện hệ thống cấp nước sạch đến các trường học.
• Học sinh tiểu học và các điều dưỡng viên Đề xuất:
• Nhân viên các trung tâm y tế, giáo viên tiểu học, các nhà • Những người liên quan chính của trường học, trung tâm y
hoạch định chính sách tế, chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính
Hoạt động: Các hoạt động được dựa trên sự hiểu biết về các sách phải tích cực tham gia vào quá trình lập và triển khai
yếu tố quyết định đến hành vi của người tham gia. Việc thu thập chiến dịch để hiểu hết về nó.
dữ liệu đường cơ sở mở rộng và phân tích dữ liệu cũng rất quan • Thời điểm triển khai chiến dịch cũng rất quan trọng (tránh
trọng. mùa mưa, ngày lễ, hoạt động mang tính cạnh tranh).
Giáo viên, nhân viên y tế và chính quyền địa phương được • Các công ty tư nhân ở địa phương nên tham gia hỗ trợ các
mời tham gia vào quá trình lập và triển khai chiến dịch. hoạt động của dự án.
Thay thế các thông điệp về sức khoẻ theo cách tiếp cận từ
trên xuống bằng các buổi gặp gỡ cộng đồng mang tính tương Liên hệ: Andreas Steiner, Chương trình Nước Toàn cầu, Trụ sở
tác, các cuộc viếng thăm những hộ gia đình và các lớp thực hành SDC, Thuỵ Sỹ.
rửa tay. Các kênh truyền thông đa dạng, như biểu diễn trực tiếp, andreas.steiner@eda.admin.ch
chương trình radio và tin nhắn điện thoại.
Các hoạt động truyền thông được dẫn dắt bởi một chiến lược
truyền thông với thông điệp dễ nhớ (Rửa tay ư? Tất nhiên rồi!)
C4D IN THE PROJECT CYCLE

Phụ lục
71
ANNEXES

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: The Rome Consensus 2006

Các bên tham dự Hội nghị Thế giới về Truyền thông Phát triển, do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Rome vào năm 2006, đề xuất các
nhà hoạch định chính sách và tài trợ thực hiện những điều sau:

1. Những thành phần cụ thể về truyền thông phát triển nên được đề cập đến trong những chính sách phát triển tổng thể của
quốc gia.
2. Các tổ chức phát triển cần xem truyền thông phát triển là yếu tố trung tâm khi bắt đầu các chương trình.
3. Đẩy mạnh truyền thông về năng lực phát triển ở mọi cấp độ trong phạm vi quốc gia và tổ chức, gồm: người dân trong cộng
đồng, các chuyên gia về truyền thông phát triển và những người khác, gồm người trong cộng đồng, các chuyên viên truyền
thông phát triển và các chuyên viên khác có tham gia trong các buổi tập huấn và các chương trình học thuật.
4. Mở rộng quy mô đầu tư tài chính nhằm đảm bảo các yếu tố cốt lõi của truyền thông phát triển được cân bằng, kết dính và
đều được hỗ trợ. Điều này cũng bao gồm một “đường ngân sách” dành cho truyền thông phát triển.
5. Áp dụng và thực thi các chính sách và pháp chế nhằm tạo một môi trường cởi mở cho truyền thông phát triển, gồm truyền
thông đa chiều và tự do, quyền thông tin và truyền thông.
6. Các chương trình truyền thông phát triển cần xác định và có cả các chỉ số đánh giá, giám sát, và phương pháp phù hợp trong
72 suốt quá trình thực hiện dự án.
7. Đẩy mạnh các hoạt động liên kết và tạo mạng lưới ở các cấp độ quốc tế, quốc gia và địa phương, nhằm thúc đẩy truyền
thông phát triển và cải thiện kết quả.
8. Hướng tới một cách tiếp cận dựa trên quyền trong truyền thông phát triển.

Kết luận: Như ông Nelson Mandela đã nhấn mạnh, chính con người mới tạo ra khác biệt, vì truyền thông là về con người.
Cần có truyền thông phát triển để tạo ra sự khác biệt đó.
ANNEXES

Phụ lục 2: Cấu trúc căn bản của một chiến lược C4D

Dự án Tổ chức Ngày tháng


Những thay đổi mong muốn: Chúng ta muốn tạo ra hay góp phần vào những thay đổi gì?

1.

2.

3.

Khía cạnh Thông tin phân tích tổng quát

Chúng ta muốn truyền đạt những chủ đề và


thông điệp chính nào?
73

Tại sao lại là những thông điệp này?

Những ai thuộc nhóm bị ảnh hưởng chính?

Đâu là các phương pháp và kênh truyền


thông hiệu quả nhất?

Làm sao để đo lường và đánh giá kết quả?

Bối cảnh: Những ai/bên liên quan nào có


thể phản đối hay gây trở ngại cho những
thay đổi đó?

Cái gì hoặc người nào có thể ủng hộ và tạo


điều kiện cho những thay đổi này?

Ngân sách: Chúng ta có thể tiếp cận các


nguồn lực nào?
(Nguồn: Tổ chức Helvetas Swiss
Intercooperation tại Guatemala)

Source: Helvetas Swiss Intercooperation, Guatemala.


ANNEXES

Những câu hỏi chính để làm rõ một chiến lược C4D

5 câu hỏi để quản lý một chiến lược truyền thông

1. Những bên liên quan như thế nào thì nên được lưu tâm?
2. Đâu là sự thay đổi hành vi chúng ta mong muốn?
3. Những thông điệp nào là phù hợp?
4. Những kênh thông tin nào là hiệu quả nhất?
5. Làm sao để giám sát và đánh giá tiến trình truyền thông?

• Xác định các bên liên quan và đánh giá mức độ nhận thức của họ.
• Trong số các nhóm xã hội khác nhau (gồm: các nhà làm luật ở cấp độ quốc gia, đại biểu quốc
hội, quan chức cấp cao, chủ tịch, đại diện hội nông dân, người dân địa phương, nhà báo,
74
1 những người gây ảnh hưởng, lãnh đạo tôn giáo, lãnh đạo tổ chức dân sự, sinh viên), chúng ta
cần hiểu và mô tả được các bên liên quan mà chúng ta muốn hướng tới, về: trình độ văn hoá,
quan điểm, niềm tin, kiến thức, kỹ năng. Đánh giá môi trường chính trị, văn hoá, xã hội.
Những bên liên quan thế • Hỗ trợ họ xác định được nhu cầu của họ. Nhu cầu đó khác hay giống nhau như thế nào?
nào thì nên được lưu tâm? • Làm sao để lôi kéo họ? Hình thức tham gia là gì: trực tiếp hay gián tiếp; mức độ tham gia
(thông tin, tư vấn, đưa ra quyết định)?
• Họ thường xem, nghe, đọc bằng phương tiện truyền thông nào?
• Lưu ý: Không nên cụ thể hoá đối tượng có phạm vi quá rộng.

• Xác định sự khác biệt giữa các hành vi (những hành vi nào cần khuyến khích phát huy?
Những hành vi nào không nên khích lệ?

2 • Phân tích các yếu tố có thể kích thích hành vi:


1. LỢI ÍCH: Liệu đối tượng ảnh hưởng được lợi gì trong thời gian ngắn như vậy?
2. CHI PHÍ: Đối tượng ảnh hưởng phải từ bỏ những gì để được lợi ích đó? Liệu họ có đủ khả
năng không? (Chi phí ở đây có thể là thời gian, nỗ lực, địa vị xã hội, hay tài chính)
Đâu là sự thay đổi hành vi 3. NHỮNG ĐIỀU KHÁC: Liệu có nhiều người sẽ áp dụng hành vi mới đó không? Họ là
chúng ta mong muốn? những ai?
4. SỰ TỰ CHỦ: Liệu đối tượng ảnh hưởng có thể tương tác với hành vi đó không? Người đó
có kỹ năng, cơ hội hay nguồn lực không?
• Lựa chọn hành vi mong muốn
ANNEXES

5 câu hỏi để quản lý một chiến lược truyền thông

Đưa ra những thông điệp hiệu quả (cả bằng văn bản/lời nói và không văn bản/lời nói). Lựa chọn
một thông điệp nào đó hấp dẫn với một nhóm đối tượng ảnh hưởng đó. Thông điệp này phải:
• HÀI HƯỚC: Đưa ra một số lợi ích mà đối tượng này quan tâm

3 •

DỄ DÀNG: Đối tượng dễ thực hành theo hành vi mới này
PHỔ BIẾN: Lôi cuốn đối với mọi người mà khiến đối tượng tin và làm theo
• Đơn giản
Những thông điệp nào là • Đề cập đến người thật, việc thật
phù hợp? • Mới và thường gây bất ngờ
• Sử dụng sức ép xã hội
• Đưa ra một lợi ích rõ ràng cho đối tượng ảnh hưởng
75
Hãy kiểm tra thông điệp trước khi sử dụng!

Lựa chọn một kênh truyền thông phổ biến đối với đối tượng ảnh hưởng: họ đặt niềm tin vào
ai? Họ tin tưởng ai?

4
Sự lựa chọn này phải:

• Liên quan đến số lượng người tiếp nhận


• Liên quan đến tính phức tạp của thông điệp
Những kênh thông tin nào • Tiết kiệm chi phí (tính toán điểm mạnh, điểm yếu của các loại hình truyền thông)
là hiệu quả nhất?
Lựa chọn thời điểm phát đi thông điệp sao cho càng nhiều đối tượng ảnh hưởng tiếp nhận
được càng tốt.

5
Cả hai phương pháp định tính và định lượng đều có thể sử dụng để giám sát và đánh giá
trong các phần sau:
• Đầu vào: Nguồn lực con người và tài chính và chi phí thực tế cho một hoạt động.
• Đầu ra: Chất lượng và số lượng của các sản phẩm trong chiến dịch truyền thông, dưới khía
Làm sao để giám sát và cạnh hoạt động (hội họp, sự kiện…) và truyền thông.
đánh giá tiến trình truyền • Kết quả: Số lượng các bên liên quan tiếp cận với các hoạt động truyền thông.
thông? • Tác động: Sự thay đổi trong kiến thức và hành vi.
ANNEXES

Phụ lục 4: Những liên kết hữu ích

Tài liệu tham khảo:


World Bank, Development Communication Sourcebook.
Available at: http://siteresources.worldbank.org/EXTDEVCOMMENG/Resources/DevelopmentCommSourcebook.pdf

World Congress on Communication for Development 2006


Ftp://ftp.fao.org/docrep/fao/010/ai143e/ai143e01.pdf

Websites:

The Communication Initiative Network: http://www.comminit.com/global/

FAO: www.fao.org/oek/communication-for-development/en/

76 UNICEF: www.unicef.org/cbsc/

Comunication for Develompent Info: www.com4dev.info/

Comunication for Development Network: http://c4dnetwork.apps-1and1.net/


Truyền thông nằm ở trung tâm của phát triển bền vững.
Đó là nhiệm vụ cất tiếng nói và chuyển tải thông điệp
cho tất cả mọi thứ, không chỉ riêng trong mỗi lĩnh vực
truyền thông.

You might also like