You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Chủ đề : Trong bối cảnh truyền thông tích hợp ngày nay, tầm quan trọng
của người nhận (receiver) đã thay đổi như thế nào? Hãy tìm và phân tích
một xu thế truyền thông mới mà công chúng đóng vai trò là chủ thể của
truyền thông.

Giảng viên: Nguyễn Thanh Mai


Môn học: Quan hệ công chúng đại cương

Họ và tên: Hoàng Thị Mỹ Hằng


Mã sinh viên: 21032213
Khoa: Việt Nam học và Tiếng Việt

Hà Nội 5/2022

1
MỤC LỤC

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

2. Lời cảm ơn

3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về vấn đề chính của bài tiểu luận
Philips Kotler - được mệnh danh là “Ông tổ ngành marketing” đã viết trong cuốn “Quản
trị Marketing” như sau: “marketing hiện đại không những phải tìm cách phát triển một sản
phẩm tốt hơn, giá cả hấp dẫn hơn, mà còn phải truyền thông hiệu quả nhất đến khách hàng
mục tiêu. Công ty phải biết cách tích hợp các công cụ truyền thông lại để giới thiệu với khách
hàng hiện tại và tiềm năng, bởi vì việc truyền thông riêng rẽ lâu nay chưa chắc dẫn đến thành
công.” Cho đến ngày nay câu nói này vẫn luôn đúng, khái niệm truyền thông tích hợp không
còn quá xa lạ với các maketer, và nó luôn chiếm phần quan trọng trong một chiến lược
marketing.
1. Các khái niệm
1.1. Truyền thông là gì?
Khái niệm truyền thông được hiểu chính là quá trình trao đổi và tương tác các thông tin
giữa hai người hoặc nhiều người với nhau để tăng sự hiểu biết, nhận thức. Hoặc có thể hiểu
truyền thông chính là những sản phẩm do chính con người tạo ra là động thực thúc đẩy sự
phát triển của xác hội. Nói một cách ngắn gọn thì truyền thông chính là quá trình trao đổi cảm
xúc, thái độ hay ngôn ngữ bằng cách truyền đạt thông tin.
1.2. Truyền thông tích hợp (Integrated Marketing Communications - IMC) là gì?
Giáo sư Don Schultz, người được xem là chuyên gia về IMC, định nghĩa IMC như sau:
Quá trình quản lý tất cả các nguồn thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng hay khách
hàng tiềm năng tiếp xúc và quá trình thúc đẩy ngƣời tiêu dùng thực hiện hành vi hướng tới
việc mua hàng và duy trì sự trung thành của họ.
Ta có thể hiểu truyền thông tích hợp (ICM) là một khái niệm theo đó công nhận giá trị gia
tăng trong chương trình hợp nhất nhiều lĩnh vực có tính chiến lược khác nhau – chẳng hạn
như quảng cáo tổng quan, trả lời trực tiếp, khuyến mại và quan hệ công chúng – và hợp nhất
những lĩnh vực này để tạo sự nhất quán và có tác động truyền thông tối đa.
2. Vai trò của truyền thông trong thời đại ngày nay

Truyền thông có vai trò rất quan trọng, nhất là trong thời đại 4.0 hiện nay. Ngành truyền
thông có rất nhiều lợi ích hỗ trợ con người phát triển. Truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn,
nó lan tỏa trong cộng đồng rất nhanh chóng. Ngành truyền thông ảnh hưởng lên mọi mặt của
đời sống và gắn kết với nhau tạo ra một vòng kết nối bền chặt và sâu rộng.
Truyền thông ảnh hường vô cùng lớn đối với nhà nước. Nhờ truyền thông nhà nước có thể
đưa ra các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp tiếp cận đến người dân nhanh nhất.

4
Đồng thời nhờ truyền thông nhà nước có thể tuyên truyền cũng như đưa ra các thăm dò ý kiến
của dư luận để cải thiện bộ máy nhà nước và đưa chính sách phát triển đất nước.
Vai trò quan trọng nhất đó là truyền thông có sức mạnh to lớn trong việc cung cấp thông
tin đời sống, pháp luật, mang toàn bộ tri thức trên thế giới cho toàn dân. Nhờ vào các phương
tiện truyền thông giúp mọi người có thể giải trí, học tập và giao lưu với các dân tộc trên thế
giới. Truyền thông là tiếng nói, là phương tiện bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.
Ngoài phục vụ nhu cầu đời sống của con người, truyền thông còn hỗ trợ cho doanh nghiệp
quảng bá thương  hiệu thu hút người tiêu dùng. Truyền thông là công cụ hiệu quả để các nhà
lãnh đạo tận dụng phát triển doanh nghiệp đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.
3. Công chúng - chủ thể truyền thông
Theo tác giả Trần Hữu Quang, công chúng là một tập hợp xã hội rộng lớn, được cấu thành
bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và đang sống trong những mối quan hệ xã
hội nhất định. Khi nghiên cứu công chúng của một phương tiện truyền thông nào đó thì phải
tim hiểu họ gắn liền với bối cảnh điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội của họ. Hiểu một
cách đơn giản công chúng truyền thông là người tiếp nhận, tiêu thụ, đàm phán về các thông
tin được cung cấp.
Công chúng truyền thông có vai trò là người tiếp nhận các thông điệp truyền thông, và vai
trò, vị trí của “người tiếp nhận” là không thể thay thế. Công chúng là chủ thể tích cực về nhu
cầu thông tin cũng như là người kiểm định cuối cùng về chất lượng, hiệu quả của phương tiện
truyền thông đại chúng. Và việc xác định công chúng chính là một trong những yếu tố đóng
góp cho một chiến dịch truyền thông hiệu quả.
Chương 2: Tầm quan trọng của người nhận (receiver) thay đổi ra sao?
Phân tích xu thế truyền thông: Thương mại xã hội - Social Commerce.
1. Sự thay đổi của người nhận (recever) trong bối cảnh truyền thông tích hợp ngày nay.

1.1. Người nhận (recerver) là gì?


Đây là yếu tố thứ tư trong quá trình truyền thông, người nhận là những người nghe, người
xem, người giải mã, người giao tiếp. Hoặc có thể là một người, một nhóm, một đám đông
thành viên của một tổ chức hay của đông đảo công chúng.
1.2. Tầm quan trọng của người nhận trong truyền thông
Mục đích của truyền thông là làm cho người tiếp nhận hiểu được cặn kẽ thông điệp và có
hành động tương tự. Hay chính là người cung cấp, người khởi xướng truyền thông khi truyền
thông điệp cho người tiếp nhận mong muốn họ biết được mình muốn thông tin gì, muốn việc
làm của mình ảnh hưởng đến thái độ và cách ứng xử của người tiếp nhận. Do đó người nhận

5
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một quá trình truyền thông. Người nhận có vai trò giải
thích, tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông, cũng chính là người tiêu dùng
những nội dung của các phương tiện truyền thông. Hơn nữa người nhận sẽ có vai trò là người
kiểm định cuối cùng về chất lượng cũng như hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại
chúng.
Trong thời đại 4.0 hiện nay

2. Phân tích xu thế truyền thông: Thương mại xã hội (Social Commerce)
2.1. Thương mại xã hội (Social Commerce) là gì ?
Thương mại xã hội (Social Commerce) là tập hợp con của thương mại điện tử
(eCommerce) là hoạt động mua và bán hàng trực tiếp trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Bao gồm các phương tiện truyền thông mạng xã hội và nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm
mục tiêu hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tiếp. Nói cách
ngắn gọn thì Social Commerce là tất cả những gì liên quan đến các nền tảng mạng xã hội
(Social networks) đặt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.
2.2. Nguồn gốc hình thành

You might also like