You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP JOU 251

1. Hãy trình bày và phân tích bản chất của hoạt động báo chí truyền thông. Cho ví
dụ chứng minh.
- Báo chí – một loại hình thông tin đại chúng:
+ Thông tin đại chúng là thuật ngữ cơ bản nhất của cơ sở lý luận báo chí, nó là cơ sở để
tìm hiểu các vấn đề khác trong hoạt động báo chí nói chung. Bởi vì “thông tin đại chúng”
là sản phẩm của hoạt động báo chí, bản chất này quy định tính chất của sản phẩm báo chí
và phương thức hoạt động của người làm báo.
+ Thông tin là khái niệm được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau trong các tình
huống cụ thể. Thông tin liên quan trực tiếp đến tính hiệu quả của các phương tiện thông
tin đại chúng, đến những đòi hỏi về phương pháp, hình thức sáng tạo của nhà báo, đến
nguyên tắc về sự tác động qua lại giữa báo chí và công chúng.
+ Đại chúng là thuật ngữ đề cập đến các nội dung: đối tượng tác động rộng, nhu cầu
thông tin của nhân dân được đảm bảo phổ biến rộng rãi, dễ hiểu.
Ví dụ: Có cuộc bầu cử tổng thống.
Báo chí, bao gồm cả báo giấy, truyền hình, radio và truyền thông trực tuyến, sẽ đưa tin
về sự kiện này đến công chúng. Họ sẽ cung cấp thông tin về các ứng cử viên, chương
trình của họ, và cả những phản ứng từ công chúng. Báo chí cũng có thể phỏng vấn các
chuyên gia để đưa ra nhận định và phân tích về cuộc bầu cử.

- Báo chí là một loại hình hoạt động chính trị - xã hội:
+ Hoạt động chính trị xã hội là một khái niệm có nội dung rộng lớn với nhiều loại hình,
phương thức khác nhau. Hoạt động báo chí là một trong những loại hình của hoạt động
chính trị xã hội.
+ Hoạt động chính trị xã hội ảnh hưởng quan trọng hoặc chi phối các hệ thống xã hội
khác, tác động mạnh mẽ vào các mối quan hệ giữa chúng. Báo chí là một hệ thống xã hội
gồm các yếu tố trong xã hội liên quan chặt chẽ với nhau và hoạt động trong phạm vi xã
hội rộng lớn chi phối các lĩnh vực trong xã hội. Có thể thấy báo chí có tính chất tựa như
là hoạt động chính trị - xã hội.
+ Đặc điểm chung có tính bản chất chi phối các khía cạnh khác của hoạt động báo chí là
sự tác động vào xã hội bằng nội dung, tính chất của thông tin. Đảng Cộng sản Việt Nam
đã xác định báo chí là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội là
diễn đàn của nhân dân.

Ví dụ: Có một vụ bê bối chính trị lớn đang diễn ra. Báo chí sẽ không chỉ đưa tin về sự
kiện này, mà còn đi sâu vào việc phân tích và bình luận về những hậu quả của nó đối với
xã hội và chính trị. Báo chí có thể phỏng vấn các chuyên gia, những người bị ảnh hưởng
và thậm chí cả những người trong cuộc để cung cấp cho công chúng một cái nhìn toàn
diện về vụ việc.

- Báo chí là hoạt động kinh tế - dịch vụ:


+ Trong kinh tế thị trường, hoạt động báo chí không chỉ được coi là hoạt động truyền
thông đại chúng và hoạt động chính trị - xã hội mà còn là hoạt động kinh tế - dịch vụ, là
vấn đề có ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh, cả về nhận thức lý luận và hoạt động
thực tiễn. Hay nói cách khác báo chí là một ngành kinh tế.
+ Vấn đề kinh tế được đặt ra khi thông tin được coi là một loại hàng hóa. - Căn bản một
cơ quan báo chí để có thể tồn tại thì cần một số vốn và công chúng chính là nhân tố đem
lại lợi nhuận cho hoạt động báo chí. Báo chí thông qua việc đáp ứng nhu cầu của công
chúng xã hội (bán sản phẩm báo chí và tạo thị trường quảng cáo, dịch vụ...) và phục vụ
mục tiêu của các lực lượng chính trị để phát triển nguồn thu cho báo chí trên cơ sở ưu
tiên hàng đầu việc thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao (cả về số lượng và chất lượng thông
tin) của công chúng.
+ Bản chất của hoạt động báo chí truyền thông: hình thành dòng thông tin đại chúng, tác
động vào đông đảo công chúng nhằm mục đích lôi kéo và tập hợp; thuyết phục và tổ
chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra theo
định hướng chính trị nhất định; hoặc tạo lập diễn đàn xã hội rộng rãi để thu hút sự tham
gia của đông đảo nhân dân bàn luận về những vấn đề thiết thực, liên quan đến đời sống
cộng đồng.

Ví dụ: Bạn đang đọc một tờ báo trực tuyến. Trên trang web của tờ báo, bạn có thể thấy
rằng có nhiều quảng cáo được hiển thị. Các quảng cáo này có thể từ các công ty khác
nhau, từ những người bán hàng trực tuyến cho đến các nhà sản xuất ô tô. Khi bạn nhấp
vào một quảng cáo và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, tờ báo sẽ nhận được một phần
trăm nhỏ từ giao dịch đó.
Ngoài ra, tờ báo cũng có thể kiếm tiền từ việc bán bản in của mình hoặc từ việc thu phí
đăng ký để đọc nội dung trực tuyến.
2. Phân biệt truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng. Trình bày
các dạng truyền thông. Cho ví dụ chứng minh.
Truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng là hai khái niệm có liên quan
nhưng khác nhau.
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý kiến và cảm xúc giữa hai hoặc nhiều
người. Truyền thông có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả lời nói,
văn bản, hình ảnh, âm thanh và cử chỉ.
Ví dụ, khi bạn đang trò chuyện với một người bạn qua điện thoại hoặc gửi một email cho
đồng nghiệp, bạn đang tham gia vào quá trình truyền thông.
Trái lại, phương tiện truyền thông đại chúng là các công cụ hoặc kênh được sử dụng để
truyền đạt thông tin hoặc tin tức đến công chúng rộng lớn. Các phương tiện truyền thông
đại chúng bao gồm báo chí, radio, truyền hình và internet.
Ví dụ, khi một tờ báo đưa tin về một sự kiện quan trọng hoặc một kênh truyền hình phát
sóng một chương trình tin tức, họ đang sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng để
truyền đạt thông tin.

Các dạng truyền thông


- Phân loại theo kênh chuyển tải thông điệp:
+ Truyền thông trực tiếp
+ Truyền thông gián tiếp và các loại truyền thông khác
- Phân loại theo phạm vi, tác động ảnh hưởng:
+ Truyền thông nội cá nhân
+ Truyền thông liên cá nhân
+ Truyền thông nhóm
+ Truyền thông đại chúng
- Phân loại theo mục đích và phương thức tổ chức hoạt động:
+ Thông tin – Giáo dục – Truyền thông
+ Truyền thông vận động xã hội
+ Truyền thông thay đổi hành vi
+ Tuyên truyền
+ Truyền thông phát triển

3. Phân tích chức năng Văn hóa – Giáo dục – Giải trí của báo chí? Cho ví dụ
chứng minh.
- Văn hóa: Báo chí giúp tạo dựng, phát triển và lan tỏa văn hóa của một cộng đồng,
một quốc gia. Báo chí cung cấp thông tin về các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và
truyền thống, giúp mọi người hiểu biết và +tôn trọng giá trị văn hóa của họ.
Ví dụ, một bài báo có thể viết về lễ hội Tết Nguyên đán ở Việt Nam, giới thiệu về các
phong tục, truyền thống và ý nghĩa của lễ hội này.

- Giáo dục: Báo chí cung cấp kiến thức và thông tin về nhiều lĩnh vực khác nhau như
khoa học, công nghệ, xã hội, kinh tế… giúp mọi người mở rộng kiến thức và cập nhật
thông tin mới nhất.
Ví dụ, một bài báo có thể viết về những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực y tế, giúp
người đọc hiểu biết và ứng dụng vào cuộc sống.

- Giải trí: Báo chí cung cấp nhiều loại hình giải trí như truyện tranh, câu đố, tin tức
giải trí… giúp người đọc thư giãn và giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.
Ví dụ, một tờ báo có thể có một phần dành riêng cho truyện tranh hoặc tin tức về các
ngôi sao nổi tiếng.

4. Đạo đức là gì? Đạo đức báo chí và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo?
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo đức
điều chỉnh hành vi cá nhân thông qua niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của
dư luận xã hội.
- Đạo đức nghề nghiệp:
+ Là một bộ phận của đạo đức xã hội.
+ Là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể trong hệ thống đạo đức chung của xã hội.
+ Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và
chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.
+ Nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp
với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội.
- Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo:
+ Là việc ứng xử trên cơ sở đạo đức của xã hội, là lương tâm, trách nhiệm xã hội, thể
hiện “tâm vững, lòng trong, bút sắc” của người làm báo.
+ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo được quy định trong Luật Báo chí và Quy định
đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành.
+ Được thể hiện qua việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực trong hoạt động báo chí.
+ Giúp xác định trách nhiệm và hành vi của nhà báo trong quan hệ với công chúng,
với nguồn tin, và với tổ chức mình làm việc.

5. Phân tích mối quan hệ giữa báo chí và luật pháp? Sự am hiểu luật pháp của
nhà báo trong hoạt động báo chí?
Báo chí và luật pháp có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau, hỗ trợ và phối hợp
cùng nhau để hoàn thành trách nhiệm trước xã hội:

* Mối quan hệ giữa báo chí và luật pháp:

- Báo chí có vai trò tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các thành viên trong xã hội. Từ
việc đưa tin về những lần lấy ý kiến, sửa đổi Hiến pháp, các dự thảo luật của Quốc hội,
đăng Công báo cho đến việc ban hành các văn bản pháp luật mới đều nhờ đến sự phổ
biến rộng rãi của báo chí.
- Báo chí cũng giúp các cơ quan chức năng khám phá các vụ án, cung cấp tài liệu cho
công tác điều tra, xét xử, góp phần phòng ngừa tội phạm, giữ vững trật tự, kỷ cương và
làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
- Báo chí và luật pháp cùng góp phần giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước.
* Sự am hiểu luật pháp của nhà báo trong hoạt động báo chí:

- Sự am hiểu pháp luật giúp nhà báo ứng xử có tình có lý, tạo sức thuyết phục và độ tin
cậy cao.
- Nhà báo cần trang bị cho mình càng nhiều kiến thức pháp luật càng tốt. Dù không cần
đến mức phải có đầy đủ kiến thức pháp luật chuyên ngành như một cử nhân luật,
nhưng các nhà báo cần nắm vững các quy định pháp lý nhất định.
- Trong quá trình tác nghiệp, học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ hiểu
biết pháp luật, trình độ ứng xử phù hợp với các chuẩn mực pháp luật.
- Sự am hiểu về luật pháp của nhà báo không chỉ giúp họ hoạt động chủ động tự tin
trong công việc của mình, mà còn giúp họ tạo ra những sản phẩm báo chí có tính khách
quan, minh bạch và tuân thủ theo chuẩn mực của xã hội.

6. Trình bày các mô hình truyền thông? Nhiễu và cách xử lý nhiễu trong truyền
thông? Ý nghĩa của thông tin phản hồi trong truyền thông.
Có 2 loại mô hình truyền thông cơ bản:

* Đầu tiên, mô hình truyền thông của Harold Lasswell được đông đảo nhiều người chấp
nhận, vì mô hình đơn giản, dễ hiểu và thông dụng.

Mô hình này bao gồm các phần tử chủ yếu của quá trình truyền thông, trong đó:
S – Ai? (Source, Sender): Nguồn, người cung cấp, khởi xướng.
M – Nói, đọc, viết gì? (Message): Thông điệp, nội dung thông báo.
C – Kênh (channel): Bằng kênh nào, mạch truyền nào.
R – Cho ai? (receiver): Người tiếp nhận, nơi nhận.
E – Hiệu quả (effect): Hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông.

Với mô hình này của Harold Lasswell, mọi việc nghiên cứu có thể được tiến hành và tập
trung vào những phần tử đó.
+ Phân tích nguồn (S): Ai là người cung cấp?
+ Phân tích nội dung (M): Thông điệp truyền tải chứa đựng gì?
+ Phân tích phương tiện (C): Kênh nào được sử dụng và sử dụng như thế nào?
+ Phân tích đối tượng (R): Ai là người nhận?
+ Phân tích hiệu quả (E): Thay đổi hành vi ra sao? Thông tin được phản hồi thế nào?
* Thứ hai, dựa theo lý thuyết thông tin, điều khiển học (Cybernetics) của Claude
Shannon và một số nhà nghiên cứu khác, quá trình truyền thông còn được bổ sung thêm
hai yếu tố: Hiện tượng nhiễu (Noise) và phản hồi (Feedback). Vì thế, mô hình của Harold
Lasswell có thể bổ sung như sau:

Nhiễu (Noise) luôn tồn tại trong quá trình truyền thông. Nó là hiện tượng thông tin
truyền đi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của tự nhiên và xã hội, phương tiện kỹ thuật…
gây ra sự sai lệch hay kém chất lượng về nội dung thông tin cũng như tốc độ truyền tin.
Cách xử lý nhiễu trong truyền thông:
+ Xây dựng đội ngũ xử lý khủng hoảng truyền thông chuyên nghiệp, tiến hành hợp tác
với các bên báo chí, truyền thông, ngăn chặn thông tin tiêu cực khi xảy ra khủng hoảng.
+ Sử dụng ngôn ngữ và hành động nhất quán, và đặt lợi ích của khách hàng, cộng đồng
lên hàng đầu.
+ Mặt khác, nhiễu vẫn luôn được coi là quy luật của quá trình truyền thông, nếu biết xử
lý nhiễu sẽ tăng thêm hiệu quả cho quá trình truyền thông.

Ý nghĩa của thông tin phản hồi trong truyền thông:


- Ở mô hình này, phản hồi (Feedback) được hiểu là sự tác động ngược trở lại của thông
tin từ phía người tiếp nhận đối với người truyền tin.
- Phản hồi là phần tử thiết yếu để điều khiển quá trình truyền thông, làm cho quá trình
truyền thông được liên tục từ nguồn đến đối tượng tiếp nhận và ngược lại, nếu quá trình
truyền thông không có phản hồi, thông tin chỉ được xem là một chiều và mang tính áp
đặt.

You might also like