You are on page 1of 4

Đề bài: Trong quá trình tìm hiểu luật báo chí 1989- đến nay hãy chỉ ra sự sửa

đổi bổ sung trong nhiệm vụ và quyền hạn báo chí. Tác động thay đổi này với
báo chí hiện nay.

T rên cơ sở Công ước quốc tế và Hiến pháp nước ta qua các thời kỳ, Luật
Báo chí năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí
năm 1999 đã quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công
dân, cụ thể là chương III (Nhiệm vụ và quyền hạn báo chí).
Điều 6 được sửa đổi, bổ sung:
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
 Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
 Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước
và của nhân dân;
 Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục
đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu
văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
 Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của
nhân dân;
 Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi
vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;
 Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam;
 Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của
nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Điều 9 được sửa đổi, bổ sung:
Điều 9. Cải chính trên báo chí
 Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh
dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo
chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ
quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luận đó.
 Tổ chức, cá nhân có quyền phát biểu bằng văn bản về những nội dung đề cập trên báo chí
khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm
đến mình. Cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đối
với thông tin đã được đăng, phát sóng trên báo chí của mình.
 Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự, nhân
phẩm của tác giả.
 Kể từ khi nhận được lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn năm ngày đối
với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình, mười ngày đối với báo tuần, trong số ra gần
nhất đối với tạp chí, cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng lời phát biểu đó.
 Lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả và lời phát biểu của tổ chức, cá
nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được đăng, phát sóng tương xứng
với thông tin do báo chí đã đưa ra theo quy định của Chính phủ.
 Trong trường hợp cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi hoặc cải chính, xin lỗi không
đúng các quy định của Luật này, không đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá
nhân thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan
quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.

Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của báo chí và nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về báo chí,  Luật báo chí cần được sửa đổi, bổ sung
toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và quản lý hoạt động báo chí trong tình hình mới. So
với Luật Báo chí năm 1989,(sửa đổi bổ sung năm 1999), Luật báo chí năm 2016 thay đổi kết
cấu chương III (Nhiệm vụ quyền hạn của báo chí),

Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí (Chương I : Những quy định chung)

Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với
đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị –
xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là
diễn đàn của Nhân dân.

Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

 Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước
và của Nhân dân;

 Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục
đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao
dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

 Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của
Nhân dân.

Tác động thay đổi này đối với báo chí hiện nay

Luật Báo chí 2016 đã tạo điều kiện cho báo chí phát triển vượt bậc, quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và
Luật định. Đặc biệt, chức năng, nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam được cụ thể hơn, kèm theo
những quy định bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo do Hội nhà báo Việt Nam
ban hành sau đó, cũng đã hỗ trợ các nhà báo chân chính và góp phần đẩy lùi tình trạng phóng
viên lợi dụng quyền hạn hoặc các cá nhân giả mạo nhà báo. Các quy định về hoạt động kinh
doanh dịch vụ của cơ quan báo chí, những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí… cũng rõ
ràng hơn.

Trong năm 2021, kinh tế báo chí tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng đại dịch COVID-19,
cùng với sự chi phối, cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới, mạng lưới quảng cáo xuyên
biên giới. Mặc dù vậy, năm 2021, về cơ bản, các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự
lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, bám sát mục tiêu giữ vững ổn định
chính trị, tạo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và chế độ; là diễn đàn tin cậy của nhân dân,
báo chí đã chủ động, kịp thời, thông tin hiệu quả về những vấn đề lớn của đất nước, có nội dung
thông tin thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội.
Ngoài ra, năm 2021, báo chí đã tuyên truyền nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, hiệu quả về Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc
sống, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026; các hoạt động đối ngoại cấp cao; các hội nghị toàn quốc về nội chính, xây
dựng Đảng, đối ngoại, văn hóa; các ngày lễ, kỷ niệm… Đặc biệt, công tác thông tin, tuyên truyền
về phòng, chống dịch COVID-19 rất rõ nét, kịp thời, công bằng, phù hợp, có tính định hướng về
diễn biến tình hình, các quan điểm, chỉ đạo, giải pháp chống dịch của Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống
COVID-19; chú trọng nhiều hơn đến tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình
phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế hiệu quả, nhất là tinh thần vượt khó khăn, chia sẻ, cộng
đồng trách nhiệm; quan tâm hơn đến nhu cầu thông tin, giải trí, đáp ứng phần nào nhu cầu văn
hóa, tinh thần của người dân trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái tiếp tục được tăng cường với nhiều hình thức, nội dung thông tin
phong phú. Số lượng, chất lượng các chuyên mục, chương trình, tin bài đã tăng lên đáng kể. 
Nhiều bài viết, chương trình có hiệu ứng tốt trong xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân
đón nhận. Công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý thông tin trên báo chí, việc tổ chức cung cấp
thông tin cho báo chí có nhiều đổi mới và chủ động bám sát với tình hình thực tiễn, có trọng tâm,
trọng điểm; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để đo đếm, đánh giá, lượng hóa xu hướng thông
tin, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong chỉ đạo, quản lý báo chí, truyền thông.
Trước những diễn biến khó lường trong năm 2021, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí đã kịp
thời ban hành các đề án, kế hoạch, hướng dẫn tuyên truyền đối với các sự kiện chính trị, hoạt
động đối ngoại quan trọng của đất nước; chủ động phối hợp các bộ, ngành liên quan cung cấp
thông tin cho báo chí định hướng dư luận đối với những vấn đề dư luận quan tâm; bám sát cơ sở
để nắm bắt, phối hợp chỉ đạo định hướng thông tin trên báo chí, nhất là đối với công tác tuyên
truyền, phòng chống dịch COVID-19.
Đáng chú ý, trong năm 2021, trước sự phát triển của CNTT, nhiều cơ quan báo chí đã bắt đầu
thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI),
thay đổi phương thức vận hành, quản lý, áp dụng công nghệ trong quy trình sản xuất và phân
phối nội dung, thực hiện các mô hình kinh doanh báo chí mới để đa dạng hóa nguồn thu, giảm lệ
thuộc vào các nền tảng xuyên biên giới, vào doanh thu quảng cáo. Nhận thức về chuyển đổi số
báo chí đã chuyển biến rõ rệt, thể hiện bằng việc ban hành các kế hoạch, chiến lược chuyển đổi
số.

You might also like