You are on page 1of 27

Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

CÁC NỘI DUNG CHÍNH:

5.1. BỐI CẢNH RA ĐỜI


5.2. NỘI DUNG CỦA LUẬT
5.3. Ý NGHĨA CỦA LUẬT
5.4. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRONG THỰC TẾ
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

5.1. Bối cảnh ra đời


Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, qua hơn 15 năm thi hành,
Luật Báo chí (năm 1989), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật báo chí (năm 1999) và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật đã tạo hành lang pháp lý để báo chí và các hoạt động liên
quan đến báo chí có bước phát triển vượt bậc. Hệ thống báo chí
Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt, tăng nhanh về số
lượng loại hình và chất lượng thông tin, phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu cung cấp thông tin của
các tầng lớp nhân dân.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Tuy nhiên, qua thực tế thi hành, bên cạnh những nội dung cơ bản
mang tính tích cực, phù hợp, Luật Báo chí (năm 1989), Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật báo chí (năm 1999) đã bộc lộ một số
vấn đề bất cập, không thể điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới nảy
sinh trong đời sống báo chí, thể hiện trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, khác với trước đây, mỗi cơ quan báo chí đã có nhiều loại
hình và nhiều ấn phẩm báo chí. Nhiều cơ quan báo in có cả báo điện
tử và truyền hình. Trong đài truyền hình có báo in và báo điện tử.
Trong đài phát thanh có truyền hình, báo điện tử và báo in. Một số
bộ, ngành đã có thêm kênh truyền hình chuyên biệt.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Thứ hai, trong mỗi cơ quan báo chí và mỗi loại hình báo chí đã
xuất hiện nhiều ấn phẩm mới trước đây chưa có. Đó là những báo
tuần, báo cuối tuần, thông tin chuyên đề, thông tin cơ sở; truyền
hình thời sự chính trị; truyền hình văn hóa; truyền hình thể thao
giải trí; truyền hình sức khỏe; phát thanh thời sự chính trị, phát
thanh văn hóa- đời sống, phát thanh tiếng dân tộc, phát thanh tiếng
nước ngoài, phát thanh giao thông, phát thanh cảm xúc…
Thứ ba, sự phát triển và hội tụ về công nghệ giữa viễn thông,
truyền thông và internet diễn ra mạnh mẽ…, càng ngày càng xuất
hiện nhiều loại hình, chuyên đề, chuyên mục báo chí mới chưa có
trong các quy định hiện hành.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Thứ tư, vấn đề xã hội hóa và liên kết giữa các cơ quan báo chí với các tổ chức, đơn
vị dịch vụ ngoài lĩnh vực báo chí đang diễn ra phổ biến, làm cho nội dung các
chương trình của nhiều loại hình báo chí bị chuyển đổi sai lệch so với tôn chỉ, mục
đích ban đầu.
Thứ năm, vấn đề kinh tế báo chí đang nổi lên như một trọng điểm trong hoạt động
của mọi cơ quan báo chí. Việc định mức thuế trong kinh doanh báo chí, thuế quảng
cáo báo chí, cơ chế chi tiêu và định mức trong các loại hình báo chí…, đều hết sức
bức xúc, cần có những quy định của pháp luật.
Thứ sáu, trong hoạt động báo chí đã xuất hiện những sai phạm mới mà Luật Báo
chí chưa bao quát hết như: Không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, khi các cơ
quan báo chí đều có thêm loại hình ấn phẩm mới, thông tin sai lệch một nửa sự thật,
thông tin vi phạm đời tư của các cá nhân hoặc tiết lộ các thông tin kinh tế không
được tổ chức đó đồng ý, thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục, thông tin bạo lực…
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Thực tế nêu trên cho thấy bên cạnh những mặt tích cực
cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề cần được khắc phục, những
bất cập của Luật với thực tế phát triển báo chí trong tình
hình mới, như sự chuyển đổi mô hình kinh tế, hội nhập
quốc tế sâu rộng... và đặc biệt là sự phát triển và hội tụ về
công nghệ giữa viễn thông, truyền thông và Internet diễn ra
mạnh mẽ, đặt ra nhiều vấn đề cần được điều chỉnh cho phù
hợp. Vì thế, yêu cầu cần phải tiếp tục sửa đổi Luật Báo chí
là cần thiết, khách quan, phù hợp với tình hình mới do Hiến
pháp năm 2013 đặt ra.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

5.2. Nội dung của luật


Luật Báo chí năm 2016 được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp
thứ 11 thông qua ngày 5/4/2016, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2017.
Xem chi tiết văn bản Luật Báo chí năm 2016 tại:
https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2016/05/103.si
gned.pdf
https://mic.gov.vn/Upload/VanBan/Luat-bao-chi.signed.pdf
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-
Bao-chi-2016-280645.aspx
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Những điểm mới của Luật Báo chí 2016:


https://infographics.vn/9-diem-moi-cua-luat-bao-chi-sua-doi/2603.vna
5.2.1. Về kết cấu, Luật Báo chí năm 1989 gồm 7 chương, 31 điều;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 đã bổ
sung 6 điều và bỏ 1 điều. Sau khi sửa đổi, bổ sung năm 1999, Luật
Báo chí có 36 điều.
Luật Báo chí 2016 gồm 6 chương với 61 điều (tăng 25 điều), trong
đó có 32 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định
của Luật Báo chí hiện hành.
Luật Báo chí năm 2016 đã bỏ chương Quản lý nhà nước về báo chí,
thay đổi kết cấu chương III (Nhiệm vụ quyền hạn của báo chí),
chương IV (Tổ chức báo chí và nhà báo) của Luật Báo chí 1999
thành chương III (Tổ chức báo chí) và chương IV (Hoạt động báo
chí).
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

5.2.2. Về nội dung, Luật Báo chí năm 2016 có 9 điểm mới sau:
Thứ nhất, quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận
trên báo chí của công dân: Luật Báo chí lần này đã kết cấu Chương II
với 04 điều quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân, trong đó quy định công dân có quyền:
Sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi
thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan
báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in; góp ý
kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ
chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức
chính trị-xã hội, nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội-nghề
nghiệp và thành viên của các cơ quan, tổ chức đó.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Thứ hai, về đối tượng thành lập cơ quan báo chí, ngoài các
đối tượng thành lập cơ quan báo chí theo luật hiện hành,
Luật Báo chí mới đã bổ sung một số đối tượng được thành
lập tạp chí khoa học, như: Cơ sở giáo dục đại học theo quy
định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa
học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy
định của Luật Khoa học và Công nghệ; bệnh viện từ cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương
trở lên.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Thứ ba, Luật Báo chí mới đã bổ sung quy định về liên kết trong hoạt
động báo chí, trong đó quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ
quan báo chí được phép liên kết với cơ quan báo chí khác, pháp
nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết;
thời lượng tối đa được phép liên kết trong kênh phát thanh, kênh
truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết
yếu theo quy định và kênh thời sự-chính trị tổng hợp; thời lượng tối
đa mà cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn
bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình.
Cơ quan báo chí chủ động thực hiện, chịu trách nhiệm mà không phải
xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nhằm cải cách thủ tục
hành chính, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan báo
chí.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Thứ tư, về quyền tác nghiệp của báo chí, ngoài những quy định của
Luật Báo chí hiện hành, Luật Báo chí lần này đã quy định cụ thể về
trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức,
người có trách nhiệm; những thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí.
Để bảo vệ nguồn tin báo chí và quyền tác nghiệp của nhà báo, so với
Luật Báo chí hiện hành, Luật Báo chí mới đã quy định giới hạn việc
cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin khi
có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,
Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết
cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng. Đồng thời, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa
án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức
bảo vệ người cung cấp thông tin sau khi tên của họ được tiết lộ.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Thứ năm, cùng với việc quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ đối với nhà
báo trong luật, để nêu cao vai trò của nhà báo, trách nhiệm công dân
của người làm báo, Luật Báo chí mới này còn bổ sung, luật hoá những
quy định bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; trong đó
quy định Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực
hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; nhà báo có
nghĩa vụ tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo
và sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây hậu
quả nghiêm trọng.
Thứ sáu, về hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí: Luật
Báo chí mới quy định mở hơn Luật Báo chí hiện hành về hoạt động
kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, thể hiện tại Điểm c Khoản 2
Điều 21 quy định: Nguồn thu của cơ quan báo chí gồm thu từ hoạt
động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc
cơ quan báo chí.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Thứ bảy, về những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí: Điều 9
Luật Báo chí mới quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn một số hành vi bị
cấm trong hoạt động báo chí so với Luật Báo chí hiện hành, có bổ
sung một số hành vi như: Thông tin quy kết tội danh khi chưa có bản
án của tòa án, thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về
thể chất và tinh thần của trẻ em, thông tin về những chuyện thần bí
gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã
hội và sức khỏe của cộng đồng...
Những hành vi cấm đăng, phát thông tin quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 9 đã có sự tương thích với các quy định tại Bộ luật
Hình sự năm 2015, các hành vi bị cấm khác đã tương thích với Bộ
luật Dân sự và các luật khác, bảo đảm tính khả thi trong thực tế.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Thứ tám, về cải chính và xử lý vi phạm, Luật Báo chí mới đã bổ sung
một số quy định mới về cải chính như: Báo chí điện tử, ngoài việc
đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự
thật đã đăng, phát. Các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng
hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung
phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại cải chính, lỗi của
cơ quan báo chí vi phạm. Đồng thời quy định cụ thể vị trí cải chính
đối với từng loại hình báo chí.
Luật Báo chí lần này đã bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm như:
Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép
xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh phát
thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử và cơ quan, tổ
chức bị thu hồi giấy phép xuất bản đặc san, bản tin khi đăng, phát
thông tin vi phạm quy định tại Điều 9 gây ảnh hưởng rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Thứ chín, Luật Báo chí mới đã pháp điển hóa quy định tại các Nghị
định của Chính phủ để đưa vào luật, đồng thời bổ sung một số quy
định mới để điều chỉnh hoạt động báo chí, cụ thể là các quy định về:
Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí; thay đổi cơ quan chủ
quản của cơ quan báo chí; hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam
với nước ngoài; hoạt động báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan
đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ nội
dung các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, báo điện
tử; phản hồi thông tin...
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

5.3. Ý nghĩa của luật


Luật Báo chí năm 2016 đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013,
góp phần bảo đảm cho các chủ thể tham gia hoạt động báo chí quyền
tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí cũng như cơ chế nhà nước bảo
đảm mọi tổ chức cá nhân được thực thi quyền đó.
Việc cho phép liên kết trong hoạt động báo chí cho thấy sự đổi mới
kịp thời, đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực
báo chí, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho sự nghiệp báo chí cách
mạng Việt Nam không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng xứng
đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016
5.4. Tình hình thực hiện trong thực tế
* Sơ kết 3 năm thi hành Luật Báo chí 2016
https://www.mic.gov.vn/Pages/TinTuc/140276/Bo-TT-TT-to-chuc-Hoi-nghi-so-ket-03-
nam-thi-hanh-Luat-Bao-chi-2016.html
https://baochinhphu.vn/so-ket-3-nam-thi-hanh-luat-bao-chi-2016-102265099.htm
Sau gần 3 năm thi hành Luật Báo chí 2016, nhiều bộ, ngành, địa phương và cơ
quan báo chí đều nhận định rằng, Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn đã tạo
hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và các hoạt động liên quan phát triển vượt
bậc, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được đảm bảo
và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật định. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn
nổi lên nhiều tồn tại cần phải sửa đổi toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
báo chí trong giai đoạn tới.
Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật Báo chí 2016, tổ chức ngày 4/12/2019 tại
Hà Nội, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật thông qua báo
cáo của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan báo chí.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Cụ thể, tại Khoản 15 Điều 3 quy định “Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất
bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi
trường mạng”. Định nghĩa này chưa có sự phân biệt và lượng hóa rõ ràng giữa báo
và tạp chí điện tử, dẫn đến tình trạng “báo hóa tạp chí”, gây khó khăn trong công
tác quản lý.
Đối với văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, nhiều địa phương cho rằng cần
sửa đổi, bổ sung quy định Điều 22 về văn phòng đại diện, phóng viên thường trú
chặt chẽ hơn. Có tình trạng nhiều văn phòng đại diện chỉ có Trưởng văn phòng có
thẻ nhà báo, còn lại phóng viên là nhân viên quảng cáo hoặc cơ quan báo chí ký với
các cá nhân không có chuyên môn, nghiệp vụ về báo chí làm cộng tác viên, không
đáp ứng được yêu cầu về năng lực và trình độ của người làm báo. Thậm chí, có cơ
quan báo chí cử Trưởng văn phòng ở tòa soạn Hà Nội và đưa các nhân viên hợp
đồng làm nhân sự tại văn phòng đại diện ở địa phương.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Luật Báo chí 2016 cũng mới chỉ quy định về nhà báo và phóng viên
thường trú, chưa quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên
trong khi thực tế đội ngũ này ở văn phòng đại diện các địa phương
khá nhiều.
Tình trạng văn phòng đại diện, phóng viên thường trú hoạt động gây
bức xúc cho địa phương, doanh nghiệp là do cơ quan báo chí buông
lỏng quản lý đối với nhà báo, phóng viên và cộng tác viên; khoán
doanh thu quảng cáo cho văn phòng đại diện dẫn đến tình trạng
phóng viên sử dụng cộng tác viên và cấu kết với một số đối tượng
nhằm sách nhiễu doanh nghiệp để vòi vĩnh, ép ký hợp đồng quảng
cáo; viết bài chủ yếu tập trung khai thác vấn đề tiêu cực, mặt trái,
vướng mắc của địa phương…
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Đối với quy định về phóng viên, nhiều ý kiến cho rằng quy định tại
Khoản 1 Điều 25 “nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ
nhà báo” chưa bao quát hết các đối tượng đang thực hiện nghiệp vụ
phóng viên trong các cơ quan báo chí, bao gồm những người hoạt
động nghiệp vụ dưới 2 năm (chưa đủ điều kiện để cấp thẻ nhà báo).
Mặt khác, thẻ nhà báo hiện đang được cấp rất dễ với số lượng nhiều.
Thậm chí, chủ một doanh nghiệp cũng có thẻ nhà báo. Về vấn đề
này, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông cho biết, việc đề xuất cấp thẻ nhà báo là do trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan báo chí. Nếu Bộ phát hiện cấp sai thẻ nhà
báo, sẽ đề nghị xử lý Tổng biên tập của tờ báo.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Cũng liên quan đến thẻ nhà báo, thẻ cộng tác viên, Luật Báo chí 2016
không quy định về bất kỳ loại thẻ nào trong hoạt động tác nghiệp của
cơ quan báo chí, ngoài thẻ nhà báo. Tuy nhiên, thời gian qua, xảy ra
tình trạng nhiều phóng viên, cộng tác viên của các cơ quan báo chí
hoạt động tác nghiệp bằng các loại giấy tờ, thẻ dễ nhầm lẫn với thẻ
nhà báo. Có không ít trường hợp sử dụng các loại giấy tờ, thẻ này để
tiếp xúc doanh nghiệp, mời quảng cáo, gây phiền hà cho cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín nghề nghiệp
của các nhà báo đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016

Đối với quy định về cải chính trên báo chí, Điều 42 quy định “khi có
văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà
báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của
cơ quan, tổ chức, cá nhân… thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần
nội dung kết luận đó và nội dung cải chính của cơ quan báo chí, của
tác giả tác phẩm báo chí". Tuy nhiên, Luật Báo chí 2016 chưa quy
định trách nhiệm gửi kết luận của cơ quan ban hành quyết định đến
cơ quan báo chí để thực hiện việc cải chính theo quy định, dẫn đến
việc cơ quan báo chí không biết để đăng thông tin, xảy ra ở một số vụ
việc tranh chấp liên quan đến nội dung mà cơ quan báo chí đăng tải.
Thực tiễn cho thấy, có không ít trường hợp thực hiện cải chính không
đúng quy định, do vậy cần có chế tài xử lý cụ thể.
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016
Qua thực tiễn quản lý, ý kiến của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo
chí, các chủ thể khác có liên quan, Cục trưởng Cục Báo chí cho biết, Bộ sẽ
nghiên cứu, đề xuất ban hành bổ sung chế tài xử lý đối với các vi phạm trong
hoạt động báo chí, phù hợp các quy định sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016,
đặc biệt, đối với các vấn đề về khai thác thông tin sai sự thật trên mạng xã
hội, không kiểm chứng để đăng tải, bình luận trên báo chí và gây bức xúc
trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín báo chí và các địa phương; Cá nhân,
doanh nghiệp truyền thông tự sản xuất chương trình truyền hình cung cấp
cho các hạ tầng truyền dẫn nội dung số, các phương thức truyền dẫn mới
(Youtube, Facebook…) phải đăng ký liên kết sản xuất với cơ quan báo chí
theo từng loại hình nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu thẩm định nội dung đối
với các sản phẩm như truyền hình…
Đồng thời đề xuất có cơ chế bảo vệ phóng viên khi tác nghiệp đúng quy định
của Luật báo chí, xử lý nghiêm các trường hợp giả danh phóng viên…
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016
*Luật Báo chí năm 2016 bộc lộ nhiều vấn đề bất cập không còn theo kịp tốc độ
phát triển của báo chí hiện đại
Thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án
Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV, Bộ
Thông tin và Truyền thông đã có Báo cáo số 57/BC-BTTTT ngày 30/3/2022 báo
cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Báo chí năm 2016 và kiến nghị
sửa đổi, bổ sung.
Báo cáo nêu ra 27 nội dung, nhóm nội dung có quy định bất cập, không phù hợp với
thực tiễn của pháp luật báo chí; trong đó, có một số vấn đề tồn tại, bất cập về: Đối
tượng thành lập cơ quan báo chí; Nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo
chí; Việc phân định báo và tạp chí; Hoạt động của văn phòng đại diện, phóng viên
thường trú; Hoạt động tác nghiệp của đội ngũ phóng viên; Quy định về xử lý vi
phạm, thu hồi giấy phép; Hoạt động liên kết báo chí...
(Nội dung này, sinh viên sẽ tiếp tục tìm hiểu trong bài sau).
Bài 5: Luật Báo chí năm 2016
*Sinh viên đọc tài liệu:
1. BÁO CÁO CÔNG TÁC BÁO CHÍ NĂM 2022 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM
VỤ, GIẢI PHÁP NĂM 2023
2. QUYẾT ĐỊNH SỐ 1418/QĐ-BTTTT NGÀY 22/7/2022 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN “BÁO HÓA” TẠP CHÍ, “BÁO HÓA”
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP, “BÁO HÓA” MẠNG XÃ HỘI VÀ BIỂU HIỆN
“TƯ NHÂN HÓA” BÁO CHÍ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-1418-QD-BTTTT-2022-tieu-chi-
nhan-dien-bao-hoa-tap-chi-va-trang-dien-tu-tong-hop-523570.aspx
3. Nhận diện biểu hiện 'báo hóa' tạp chí và tư nhân hóa 'báo chí
https://tuoitre.vn/infographic-nhan-dien-bieu-hien-bao-hoa-tap-chi-va-tu-nhan-hoa-bao-chi-
20220804170702306.htm
4. Cương quyết xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí, “tư nhân hóa” báo chí
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/cuong-quyet-xu-ly-tinh-trang-bao-hoa-tap-chi-tu-nhan-hoa-
bao-chi-620947.html
5. Góp ý sửa đổi một số bất cập của Luật báo chí 2016
https://lamdong.gov.vn/sites/stttt/tintucsukien/tin-tuc/SitePages/Gop-y-sua-doi-mot-so-bat-cap-cua-
Luat-bao-chi-2016.aspx
6. Xử nghiêm “báo hóa tạp chí”, “tư nhân hóa báo chí” để giữ niềm tin của độc giả
https://ictvietnam.vn/xu-nghiem-bao-hoa-tap-chi-tu-nhan-hoa-bao-chi-de-giu-niem-tin-cua-doc-gia-
56619.html
Bài tập 2

Anh (chị) hãy cho biết những điểm mới của Luật Báo chí
2016 so với Luật Báo chí năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật báo chí năm 1999.

*Yêu cầu:
- Bài làm dài tối đa 5 trang.
- Quy cách: Kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, giãn dòng 1,5 lines. Lề trên: 2,0 cm, lề
dưới: 2,0 cm, lề trái: 3 cm, lề phải: 2,0 cm. Đánh số trang bên dưới, giữa.
- Thời hạn nộp: 17h00 ngày 16/10/2023 (thứ Hai).
- Phương thức nộp: Gửi bài tập vào LMS.

You might also like