You are on page 1of 25

PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC

BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG


(Media Law and Ethics)

Giảng viên: Ths. Phạm Đức Thái


Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐT: 080.48927 – 0983.261269
E-mail: ducthai.dcsvn@gmail.com
Website: dangcongsan.vn

Tháng 9/2023
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.1. KHÁI NIỆM LUẬT PHÁP VÀ LUẬT PHÁP BÁO CHÍ


TRUYỀN THÔNG
1.2. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT BÁO CHÍ
TRUYỀN THÔNG
1.3. VÀI NÉT VỀ LUẬT BÁO CHÍ TRƯỚC NĂM 1945
1.4. LUẬT PHÁP BÁO CHÍ GIAI ĐOẠN 1945 - 1957
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Tài liệu cần đọc:


1. Nguyễn Thị Trường Giang, Pháp luật và đạo đức báo chí, NXB Đại học Quốc gia,
2020
http://thuvien.ajc.edu.vn/ViewPDFOnline/document.php?loc=0&doc=158383597499847
510594301818394796944094
2. Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng, Vũ Duy Thông (chủ biên), Tổng quan lịch sử báo
chí cách mạng Việt Nam (1925 - 2010), NXB Chính trị quốc gia Sự Thật, 2010
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/book/sach-chinh-tri/tong-
quan-lich-su-bao-chi-cach-mang-viet-nam-1925-2010-233
- Đào Duy Quát (chủ biên) (2013): Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam 1925 - 2010,
Nxb Chính trị quốc gia, 2013.
3. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang. Cơ sở lý luận báo chí truyền
thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004. (Thư viện Thượng Đình, 336 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).
https://vietbooks.info/threads/lich-su-cac-che-do-bao-chi-o-viet-nam-tap-2-nxb-tong-
hop-2019-phan-dang-thanh-552-trang.102525/
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Tài liệu cần đọc:


4. Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa, Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt
Nam, Tập 1, NXB Tổng hợp, 2017
http://thuvien.ajc.edu.vn/ViewPDFOnline/document.php?loc=0&doc=936504994393967
72414523047902928770586
5. Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa, Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt
Nam, Tập 2, NXB Tổng hợp, 2019
http://thuvien.ajc.edu.vn/ViewPDFOnline/document.php?loc=0&doc=1613071
21830977095365535647296973442734
6. Huỳnh Văn Tòng, Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, NXB Tổng
hợp, 2000
http://thuvien.ajc.edu.vn/ViewPDFOnline/document.php?loc=0&doc=111942807638235
012943616311601783883453
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.1. Khái niệm luật pháp và luật pháp báo chí truyền thông
- Luật là những quy tắc do Nhà nước đặt ra để mọi công dân phải tuân
theo (Từ điển Từ và ngữ Hán Việt, NXB Từ điển Bách khoa, 2002)
- Luật là phép tắc quy định buộc mọi người phải tuân thủ (Đại từ điển
tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
- Luật do cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội ban hành, quy định
các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực đối nội, đối ngoại,
nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Về giá trị pháp lý, luật có hiệu lực pháp lý chỉ sau Hiến pháp.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.1. Khái niệm luật pháp và luật pháp báo chí truyền thông
- Các văn bản dưới luật có giá trị pháp lý thấp hơn và phải được
xây dựng trên cơ sở Hiến pháp và luật.
- Văn bản dưới luật là văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật,
do các cơ quan nhà nước ở trung ương, các cơ quan quản lý nhà
nước ở địa phương ban hành.
- Văn bản dưới luật được ban hành để cụ thể hóa một nội dung
được các văn bản luật quy định. Văn bản dưới luật được ban hành
có thể cụ thể hóa, quy định chi tiết cho các văn bản luật, tuy nhiên
không được trái với quy định của hiến pháp và các văn bản luật.
- Hiện nay, văn bản dưới luật bao gồm: Pháp lệnh, Nghị quyết,
Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.1. Khái niệm luật pháp và luật pháp báo chí truyền
thông
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc, hành vi của công
dân do Nhà nước quy định, ban hành, buộc phải tuân
theo, không được vi phạm.
- Luật Báo chí là một luật chuyên ngành trong hệ thống
pháp luật của nước CHXHCH Việt Nam, gồm hệ thống
các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi và các
mối quan hệ phát sinh trong hoạt động báo chí.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.2. Hệ thống văn bản pháp luật báo chí truyền thông
Ở Việt Nam, “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội
họp, lập hội, biểu tình” đã được quy định trong Hiến pháp 2013 và được cụ thể
hóa trong nhiều luật, nghị định:
- Luật Báo chí 2016
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=184567
- Luật Tiếp cận thông tin (2016)
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=184568
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-72-2013-
ND-CP-quan-ly-cung-cap-su-dung-dich-vu-Internet-va-thong-tin-tren-mang-
201110.aspx
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỌC PHẦN

Học liệu bắt buộc:


Luật Báo chí 2016, NXB Thông
tin và Truyền thông, 2016
(Luật số 103/2016/QH13, được
Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11
thông qua ngày 05/4/2016, có hiệu
lực từ ngày 01/01/2017).
https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-Bao-
chi-2016-280645.aspx
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.4. Vài nét về luật báo chí trước năm 1945


*Trước khi chịu ảnh hưởng của phương Tây, ở Việt Nam chưa có báo chí.
Khi cần thông tin tập thể, các cơ quan nhà nước cho yết cáo thị nơi công cộng
để dân chúng biết các việc biến động thời sự như thiên tai, cướp bóc, truy nã tội
phạm... Đến khi người Pháp sang xâm chiếm nước ta, báo chí dưới hình thức
báo in mới bắt đầu xuất hiện.
- Trong những năm đầu khi quân viễn chinh Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông
Nam Kỳ, họ đã cho in ấn, phát hành định kỳ những tập san công văn, thường
gọi là “công báo” để thông tin nội bộ với nhau những quy định cần biết mới ban
hành. Ngày 29-9-1861, tờ Bulletin Officiel de l'Expédition de la Cochinchine in
bằng tiếng Pháp (dịch là Nam Kỳ Viễn Chinh Công Báo, viết tắt là BOEC) số 1
ra đời ở Sài Gòn - Gia Định. Đó là hình thức thông đạt do quân đội Pháp xuất
bản để thông báo, truyền đạt tin tức cho binh lính Pháp, dù việc đó diễn ra trên
đất nước Việt Nam nhưng không thể coi là “báo chí Việt Nam” được.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.4. Vài nét về luật báo chí trước năm 1945


- Năm 1865, bộ phận thông ngôn (phiên dịch) của Nha Nội chính Nam
Kỳ tổ chức biên soạn tập tài liệu bằng tiếng Việt, do các viên thông ngôn
người Việt phiên dịch và hệ thống hóa, đề tên là “Gia Định Báo”, số 1 ra
ngày 15-4-1865. Việc xuất bản tờ thông tin này lúc đầu do viên thông
ngôn người Pháp (ông Ernest Potteaux) chủ trì, sau đó được thay thế
bằng những viên thông ngôn người Việt mà nổi tiếng nhất là ông Pétrus
Trương Vĩnh Ký.
- Gia Định Báo là tờ báo Việt Nam đầu tiên, mở đầu lịch sử báo chí Việt
Nam với những nhà báo tiên phong tên tuổi như: Huỳnh Tịnh Của,
Trương Vĩnh Ký, Tôn Thọ Tường... Lúc này, ở Nam Kỳ chưa có luật lệ
nào chính thức quy định về báo chí và cả các tỉnh Nam Kỳ chỉ có một tờ
Gia Định Báo.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.4. Vài nét về luật báo chí trước năm 1945

Xem thêm: https://tuoitre.vn/ho-so-gia-dinh-bao-443112.htm


https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/13409/gia-djinh-bao-to-bao-chu-
quoc-ngu-djau-tien-o-viet-nam.html
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.4. Vài nét về luật báo chí trước năm 1945


* “Báo chí ra trước, pháp luật nhà nước theo sau”.
- Quân Pháp và Tây Ban Nha bắt đầu tấn công chiếm thành Gia Định ngày 17-2-1859.
Giữa năm 1862, ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Lôn đã hoàn toàn
thuộc chủ quyền của Pháp. Chiếm được tới đâu, Pháp xếp đặt bộ máy và quy định luật lệ
để cai trị vùng đất mới. Nhưng cho tới những năm 1864-1865, chưa có quy định nào về
tổ chức và hoạt động báo chí ở đất Nam Kỳ.
- Trong thời gian đó, đã xuất hiện ba tờ báo tiếng Pháp, một tờ báo chữ Hán (Xã Thôn
Công Báo) và một tờ báo chữ Việt (Gia Định Báo). Dù danh nghĩa “công báo”, song
thực chất Gia Định Báo có thể coi là báo chí thông thường vì nó đã có hình thức, nội
dung, cách thức và phạm vi tác nghiệp thông tin quy mô, rộng rãi trong xã hội...
- Ngày 29-7-1881, Thượng nghị viện và Viện Dân biểu (Quốc hội Đệ tam Cộng hòa
Pháp) đã thảo luận, thông qua một đạo luật gọi là Luật Tự do báo chí. Luật này ban hành
tại Paris, gồm 5 chương, 70 điều, trong đó Điều 69 quy định: “Đạo luật này được áp
dụng cả cho Algérie và các thuộc địa (Lúc này, các thuộc địa của Pháp gồm cả Nam Kỳ).
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.4. Vài nét về luật báo chí trước năm 1945


* Luật Tự do báo chí ngày 25–7–1881 là cơ sở pháp lý đầu tiên đặt nền
móng cho chế độ báo chí ở thuộc địa Nam Kỳ. Chế độ bảo chí ấy đã xác lập
một nền tự do báo chí tư sản. Theo đó, “mọi tờ báo và tạp chí định kỳ đều
không cần xin phép trước và không phải nộp tiền ký quỹ" (Điều 5); Trước khi
phát hành, chỉ phải làm thủ tục khai báo một số chi tiết tại Biện lý cuộc (Điều
7). Đạo luật này cũng quy định một số hành vi vi phạm pháp luật bị xử phạt tiền
(phạt vạ) và xử phạt hình sự, cùng trình tự, thủ tục xử lý.
- Chế độ báo chí tự do theo Luật Tự do báo chí ngày 29-7-1981 đã mang một
nội dung tiến bộ nhất định trong lịch sử báo chí nước Pháp; đồng thời đặt nền
móng pháp lý đầu tiên của nền báo chí ở Việt Nam. Nhưng chế độ báo chí theo
Luật Tự do báo chí năm 1881 chỉ thực hiện ở Nam Kỳ, còn Bắc Kỳ và Trung
Kỳ không được áp dụng. (Nam Kỳ từ Biên Hòa – Bà Rịa trở vào Nam, Bắc Kỳ
từ Ninh Bình trở ra Bắc, Trung Kỳ từ Bình Thuận đến Thanh Hóa).
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.4. Vài nét về luật báo chí trước năm 1945


- Như vậy, chế độ báo chí đầu tiên chỉ hình thành và phát huy hiệu lực ở lãnh thổ phía
Nam của đất nước (Nam Kỳ), trong khi ở phần lãnh thổ còn lại (Bắc Kỳ, Trung Kỳ) về
hình thức vẫn thuộc chủ quyền của Vương quốc An Nam, ở đó chưa từng có bảo chí và
dĩ nhiên chưa có quy chế pháp lý nào trong lĩnh vực này, cũng như tình trạng ở Nam Kỳ
trước năm 1881.
- Từ năm 1883-1884, Pháp mở rộng xâm lược và bắt đầu đặt nền bảo hộ lên lãnh thổ Bắc
Kỳ và Trung Kỳ. Công cuộc “khai hóa” từng bước được triển khai trên thực tế, với sự
xuất hiện của báo chí tử Nam Kỳ ra Bắc Kỳ mà tiên phong là các tờ báo bằng chữ Pháp
của tư nhân người Pháp.
- Báo chí có tác động hai mặt: một mặt tuyên truyền hình ảnh tốt đẹp của người Pháp đi
“khai hóa", ca ngợi chính sách của chính quyền thực dân, phong kiến; một mặt tạo điều
kiện cho một số ý kiến công kích chính quyền được phát biểu công khai, những nhà yêu
nước Việt Nam có thể sử dụng báo chí như một công cụ đấu tranh lợi hại cho nền độc
lập, tự do, dân chủ của dân tộc mình.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.4. Vài nét về luật báo chí trước năm 1945


*Vì nhiều lý do, Chính phủ Pháp sau một thời gian cho áp dụng Luật Tự do báo chí
ở Đông Dương đã tìm cách hạn chế tác dụng bất lợi của nó. Vào cuối năm 1898, tức
là sau hơn 17 năm Luật Tự do báo chí ra đời ở Nam Kỳ, Tổng thống Pháp ban hành Sắc
lệnh ngày 30-12-1898 sửa đổi Luật Tự do báo chí ngày 29-7-1881 của Quốc hội Pháp.
Theo Điều 2 và Điều 4 của Sắc lệnh này, việc xuất bản báo chí bằng tiếng Việt, tiếng
Hoa hoặc mọi thứ tiếng ngoại quốc khác (nghĩa là không phải tiếng Pháp) đều phải xin
phép Toàn quyền Đông Dương trước; nếu không có giấy phép trước hoặc giấy phép đã
bị thu hồi mà vẫn xuất bản thì bị phạt.
Điều quy định này dẫn đến thực tế tùy tiện của nhà cầm quyền thực dân ở Đông Dương:
lúc đầu chỉ những ông chủ người Pháp mới được cấp phép cho ra báo và việc tổ chức
kiểm duyệt bài vở trước khi đăng báo được thực hiện một cách khắt khe.
- Trước chủ trương tự do báo chí như vậy, sự phản kháng, chống đối của những nhà yêu
nước Việt Nam ngày càng đông đảo mạnh mẽ, thể hiện dưới hình thức báo chí đối lập
tiến bộ mà dũng cảm, sôi nổi nhất ở Sài Gòn là báo La Cloche Falée (1923-1926) và L’
Annam (1926-1926) của hai nhà trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh và Phan Văn
Trường…
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.4. Vài nét về luật báo chí trước năm 1945


- Trong gần ba thập niên đầu thế kỷ XX (1898-1927), ở Việt Nam, Pháp đã đặt
ra hai chế độ báo chí rõ rệt: chế độ báo chí ở xứ thuộc địa Nam Kỳ trên cơ sở
Luật Tự do báo chí ngày 29-7-1881 và Sắc lệnh ngày 30-12–1898; và chế độ
báo chí ở hai xứ bảo hộ Bắc Kỳ, Trung Kỳ theo Sắc lệnh ngày 30-12-1898. Tuy
hình thức khác nhau như vậy, nhưng nội dung cơ bản ở ba kỳ thì giống nhau:
muốn ra báo tiếng Việt phải xin phép Toàn quyền Đông Dương trước và chế độ
kiểm duyệt báo chí khắc nghiệt trước khi in ấn, phát hành.
- Đến những năm cuối cùng của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam (1939-1945),
Chính phủ Pháp và triều đình Huế còn đặt ra một số quy định bổ sung để đáp
ứng kịp thời với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là kịp đối phó với
phong trào cách mạng Việt Nam càng trở nên lớn mạnh.
Tham khảo:
https://vietnamnet.vn/toan-van-ban-tuyen-ngon-doc-lap-771240.html
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.4. Vài nét về luật báo chí trước năm 1945


*Sự ra đời và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam đã tác
động tích cực đến phong trào cách mạng, trở thành vũ khí để phát triển
lực lượng cách mạng. Các tờ báo cách mạng tiêu biểu qua từng thời kỳ
như Thanh Niên, Tranh Đấu, Dân Chúng, Việt Nam Độc Lập, Cứu
Quốc, Cờ Giải Phóng... và những người làm báo cách mạng tiêu biểu
qua các thế hệ như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Hồng
Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ,
Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Trần Huy Liệu...
- Chính quyền đương thời đã tận dụng các công cụ pháp lý dưới mọi
hình thức sắc lệnh, nghị định, quyết định, mệnh lệnh hành chính... và bộ
máy cầm quyền (mặt thám, quân đội, tòa án, tòa kiểm duyệt, cơ quan
quản lý giấy in, mực in...), tiến hành các biện pháp trấn áp, khám xét,
tịch thu, cấm xuất bản, gây khó khăn trở ngại…
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.4. Vài nét về luật báo chí trước năm 1945


- Trong bối cảnh đó, báo chí cách mạng gồm hàng trăm tờ báo bí
mật, công khai đã liên tục hoạt động suốt 20 năm (1925-1945),
bám sát mặt trận văn hóa - tư tưởng, thống nhất hoạt động dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong từng thời kỳ, những Tổng Bí
thư của Đảng là Tổng Biên tập của báo Trung ương hoặc là người
trực tiếp chỉ đạo công tác chiến đấu của báo chí về mọi phương
diện. Ở các địa phương, Xứ ủy, Thành ủy, Tỉnh ủy lãnh đạo báo
chí cách mạng ở cấp mình. Cuối cùng, báo chí cách mạng đã giành
được thắng lợi trong thắng lợi chung của Cách mạng Tháng Tám
1945.
Tham khảo: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-
90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/bao-thanh-nien--
co-quan-trung-uong-cua-viet-nam-cach-mang-thanh-nien-532781.html
CHƯƠNG 1: CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.1.2. Khái quát lịch sử


báo chí Việt Nam
- Ở Việt Nam, báo chí
xuất hiện từ khi thực dân
Pháp chiếm được Nam Kỳ
và bắt đầu thiết lập chế độ
thuộc địa ở nước ta vào
khoảng giữa thế kỷ XIX.
Tờ báo in bằng chữ quốc
ngữ đầu tiên là tờ “Gia
Định báo”, số 1 ra ngày
15/4/1865.
CHƯƠNG 1: CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.1.2. Khái quát lịch sử báo chí Việt Nam


- Báo “Thanh niên”, cơ
quan ngôn luận của Hội
Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, do Nguyễn Ái
Quốc sáng lập tại Quảng
Châu (Trung Quốc), số
đầu tiên ra ngày
21/6/1925.
- Đây là tờ báo đặt nền
móng cho báo chí cách
mạng Việt Nam. Ngày
21/6 sau này được chọn
làm ngày Báo chí cách
mạng Việt Nam.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.5. Luật pháp báo chí giai đoạn 1945 – 1957


*Sắc lệnh đầu tiên về báo chí của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Trong quá trình thống trị Việt Nam, nhằm thực hiện chính sách “ngu dân”,
thực dân Pháp đặt ra chế độ kiểm duyệt báo chí rất chặt chẽ, nhân dân Việt Nam
không có tự do báo chí. Ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ ra đời, trong tình thế vận mệnh đất nước ví như
“ngàn cân treo sợi tóc” vì phải đối phó với “thù trong, giặc ngoài”. Trong điều
kiện khó khăn và chính quyền non trẻ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan
tâm và coi trọng báo chí. Người tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn bộ máy thực dân,
phong kiến của chế độ cũ và ngày 29-3-1946, Người ký Sắc lệnh số 41 quy định
về chế độ báo chí.
Sắc lệnh số 41 gồm 14 điều, quy định những nội dung cơ bản:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Sac-lenh-41-quy-dinh-che-
do-bao-chi-35971.aspx
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.5. Luật pháp báo chí giai đoạn 1945 – 1957


*Sắc lệnh đầu tiên về báo chí của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa
- Trong bối cảnh vừa giành được độc lập, nhà nước non
trẻ rất khó khăn, nhưng Chính phủ đã sớm có ngay quy
định về chế độ báo chí chứng tỏ sự đoạn tuyệt hoàn toàn
với báo chí thực dân và khẳng định vai trò của báo chí
cách mạng đối với việc xây dựng chế độ mới, góp phần
giữ vững độc lập dân tộc và đưa kháng chiến chống thực
dân Pháp đi đến thắng lợi năm 1954.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT PHÁP
VÀ LUẬT BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

1.5. Luật pháp báo chí giai đoạn 1945 – 1957


*Các chế độ báo chí tại Việt Nam từ năm 1945 đến nay có thể được trình
bày qua 5 thời kỳ, dưới các chế độ chính trị khác nhau:
1. Chế độ báo chí Việt Nam 16 tháng đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945 -
1946)
2. Báo chí cách mạng ở vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
3. Chế độ báo chí ở vùng tạm chiếm thời Nam Kỳ tự trị (1946 - 1948) và Quốc
gia Việt Nam (1948 – 1955)
4. Chế độ báo chí ở miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)
5. Chế độ báo chí cách mạng từ năm 1954 đến nay
(Sinh viên đọc tài liệu: Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa, Lịch sử các chế độ
báo chí ở Việt Nam, Tập 2, NXB Tổng hợp, 2019)
http://thuvien.ajc.edu.vn/ViewPDFOnline/document.php?loc=0&doc=1613071
21830977095365535647296973442734

You might also like