You are on page 1of 3

1. Quan niệm chung về tự do ngôn luận, tự do báo chí.

- Khái niệm: Là một trong những mục tiêu phấn đấu cơ bản nhằm, thể hiện ý chí và
nguyện vọng của con người một cách công khai thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng.
- Sự ra đời của báo viết gắn liền với chủ nghĩa tư bản:
+Nhằm phổ biến tư tưởng dân chủ tư bản
+Chống lại sự thống trị hà khắc của chế độ phong kiến
+Thúc đẩy phát triển khoa học – kỹ thuật và xây dựng xã hội công dân trong các nước
châu Âu.
- Báo chí ra đời do :
+Nhu cầu chuyển tải tâm tư, nguyện vọng trước những vấn đề xã hội của một số giai
cấp, tầng lớp xã hội
Nhu cầu tự do ngôn luận cũng chính là tự do báo chí
- Chức năng:
+Chức năng thông tin
+Chức năng phản ánh
+Chức năng tạo ra dư luận xã hội, góp sức định hướng dư luận xã hội
+Chức năng nâng cao dân trí
+Chức năng giải trí,….
- Tồn tại việc lợi dụng “tự do báo chí” nhằm:
+Chống lại sự phát triển của xã hội
+ Bảo vệ những cái đã lạc hậu trong lịch sử loài người
+Gieo rắc thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội
+Bảo vệ lợi ích cá nhân
Muốn có tự do báo chí chân chính thì phải có nền tảng xã hội dân chủ, mọi hoạt động
tự do báo chí phải phục vụ lợi ích của nhân dân.
2. Phải chăng xã hội tư bản là hình mẫu của “tự do báo chí”?
- “Tự do báo chí” trong xã hội tự bản đã bị cắt xén để phục vụ lợi ích giai cấp cầm quyền:
+ Năm 1798, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Phản loạn: “việc viết, in, phát biểu hay
phổ biến,…mọi văn bản sai sự thực, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là
tội”.
-Bộ luật hình sự Mỹ, nghiêm cấm mọi hành vi của ngành báo liên quan đến hành vi lật
đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực.
-Hiến pháp Mỹ, toà án tối cao đưa ra những trừng phạt pháp lý khi phát hiện báo có
hành vi phá hoại, lăng nhục, vu khống, xúc xiểm nhà nước, xã hội và cá nhân.
-Luật pháp các nước khác, công nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhưng
không coi quyền này là “tự do tuyệt đối”.
Những ví dụ trên cho thấy không một quốc gia nào trên thế giới coi quyền “tự do báo chí”,
“tự do ngôn luận” là tuyệt đối.
-Nhiều nước tư bản tự cho mình là có nền “tự do” nhất, những cuộc bắt bớ, khám xét
cơ quan báo chí và nhà báo vẫn diễn ra hàng ngày:
{{{VD như: Thomas Bjorn Nilsson, 43 tuổi, một nhà báo ở New York và Kjerste Sortland,
41 tuổi của Na Uy, đã bị cáo buộc “xâm phạm khu vực cấm, nơi tổ chức tiệc cưới của con gái cựu
tổng thống Mỹ Bill Clinton”,….Nhưng học lại không đựa ra được cáo trạng cụ thể hoặc điều trần
ở nơi công cộng.}}}
{{{ Hơn hai năm sau vụ bê bối nghe lén và những câu chuyện vi phạm đạo đức nghề
nghiệp củaTờ News of the World, chính phủ Anh đã kiểm duyệt gắt gao hơn với ngành truyền
thông báo chí nước này.}}}
+ chính phủ Anh thành lập một tổ chức giám sát báo chí có quyền ban hành các lệnh
cấm hoạt động, đình bản vĩnh viễn đối với các tờ báo mắc sai phạm.
+ The Times đã gọi đây là “một chương đen tối trong nền tự do báo chí nước Anh”
+ Tờ Daily Mail: “báo chí Anh lại bị chính trị can thiệp sâu đến như vậy”!

3. Tự do báo chí ở Việt Nam

3.1. Pháp luật liên quan đến tự do báo chí

- Trong Hiến pháp:

+ Đ10/HP1946: “ Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội
họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”

+ Khẳng định lại trong HP 1959, 1980, 1992,2013

- Luật báo chí: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự
do ngôn luận trên báo chí”
- Người dân có quyền: “góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các
tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các thành viên của các tổ chức đó”.
- 4/5/2013, Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo các quy định của
pháp luật và hoạt động báo chí hiện hành.

3.2 Tình hình tự do báo chí ở Việt Nam


- T2/2013: cả nước có 812 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh – truyền hình, 172 kênh phát thanh
– truyền hình; 74 báo, tạp chí điện tử, 336 MXH, 1174 trang thông tin điện tử tổng hợp.
- Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp,
là diễn đàn và công cụ quan trọng, bảo vệ lợi ích và quyền tự do của các tầng lớp nhân dân.
- Vấn đề tự do, công khai, minh bạch thông tin được nhà nước coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi
cho các phương tiện truyền thông đại chúng hành nghề:

+ Truyền hình trực tiếp các buổi chất vấn đại biểu Quốc hội

+ Chuyên mục ý kiến bạn đọc được trả lời cụ thể, thực chất

+ Chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ phải cung cấp thông tin cho báo chí định kì.

+ Người có quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn trong 3 trường hợp: thông tin để cảnh báo và
định hướng dư luận; được cơ quan quản lý yêu cầu; khi có sự cố đăng tin sai sự thật phải có trách
nhiệm cải chính theo quy định của pháp luật.

- Đánh giá tình hình hiện tại:


+ Là kênh thông tin quan trọng để các cơ quan chức năng tham khảo

+ Phát hiện, biểu dương người tốt, việc tốt, tham gia đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và các
tệ nạn xã hội.

- Tự do báo chí nhưng phải thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, phù hợp với điều kiện lịch
sử cụ thể.

+ Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, phục vụ sự tiến bộ của xã hội.

+ Cần cân nhắc kỹ lưỡng: nên hay không nên, hoặc chưa nên đưa tin nếu chưa chắc chắn

+ Cần cân nhắc, phân tích kỹ lưỡng để tìm ra bản chất sự việc, quyết định đúng thời điệm và dung
lượng thông tin.

+ Nếu cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống lại Đảng và Nhà
nước đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm minh.

You might also like