You are on page 1of 15

`

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

Họ và tên : Nguyễn Quỳnh Trang

Mã sinh viên : 21030027

Giảng viên : Phạm Đức Thái

Môn : Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông

1
Đề bài

Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa”
trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân
hóa” báo chí.

Bài làm

I. “Báo hoá” tạp chí

1. “Báo hoá” tạp chí

"Báo hóa" tạp chí (hoặc tạp chí báo hóa) là một khái niệm chỉ việc tạp chí hoặc tờ
báo in ấn hoặc trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chính trị, quảng cáo, hoặc
lợi ích cá nhân, dẫn đến sự thiên vị trong nội dung. Hiện tượng này thường dẫn đến
việc chú trọng hoặc tạo ra thông tin dưới góc độ thiên vị, không công bằng hoặc
không chính xác, để phục vụ mục tiêu cụ thể hoặc để thu hút sự quan tâm của một
đối tượng quảng cáo hoặc các nhóm lợi ích cụ thể.

Các ví dụ về "báo hóa" tạp chí có thể bao gồm việc xuất bản các bài viết hoặc tin
tức có tính chất quảng cáo ẩn, thiên vị chính trị để ủng hộ một phương diện cụ thể,
hoặc việc đưa ra thông tin không chính xác để tạo sự chú ý hoặc gây sốc cho độc
giả. Điều này có thể ảnh hưởng đến đáng tin cậy của tạp chí và tin tức mà nó cung
cấp cho người đọc.

Tình trạng “báo hoá” tạp chí

- Chú trọng phản ánh các vấn đề, vụ việc tiêu cực trong xã hội nhưng lượng thông
tin lý luận, khoa học, chuyên ngành hạn chế, thậm chí không có.

- Đăng tải tin, bài hoặc cử phóng viên hoạt động tác nghiệp về những nội dung
ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép;

2
- Nhà báo, phóng viên của tạp chí khoa học nhưng sử dụng danh nghĩa báo chí hoạt
động tác nghiệp để điều tra theo đơn thư, làm phóng sự, tin thời sự, tin chính trị
vượt quá tôn chỉ mục đích.

2. Nhận diện

Thể hiện gây hiểu nhầm là báo, chủ yếu diễn ra trên môi trường điện tử.

a. Về hình thức:

- Mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm, mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi hoặc
ghi “tạp chí” rất nhỏ gây khó khăn trong việc nhận biết hoặc gây hiểu nhầm cho
bạn đọc.

- Chuyên trang nhưng mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi “chuyên trang”,
không ghi thuộc tạp chí hoặc chỉ ghi tên cơ quan chủ quản gây hiểu nhầm là cơ
quan báo chí độc lập trực thuộc trực tiếp cơ quan chủ quản.

- Tên các chuyên mục không thể hiện tính chất chuyên sâu, chuyên ngành mà sử
dụng các từ ngữ có nội hàm rộng mang tính chất loại hình báo, cụ thể như: Bản tin
hằng ngày, bản tin, bản tin truyền hình, tin nóng, tin hot, đời sống...

- Thiết lập tài khoản, trang, kênh trên các nền tảng mạng xã hội với tên gọi là báo,
truyền hình dễ gây hiểu nhầm.

b. Về nội dung:

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí,
"báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư
nhân hóa" báo chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy
định về nội dung nhận diện "báo hóa" tạp chí cụ thể như sau:

3
- Không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép. Phản ánh vấn đề,
nội dung không thuộc lĩnh vực tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép (VD: Tạp chí
thuộc lĩnh vực môi trường phản ánh về đấu thầu trong lĩnh vực giáo dục, tạp chí
thuộc lĩnh vực sức khỏe, y tế phản ánh về trật tự xây dựng).

- Tạp chí khoa học nhưng có tỷ lệ thông tin phản ánh sự kiện, vụ việc sự vụ nhiều
hơn, chênh lệch so với thông tin khoa học, lý luận, thông tin chuyên ngành.

c. Về hoạt động tác nghiệp:

Đối với quy định về hoạt động tác nghiệp để nhận diện "báo hóa" tạp chí thì tại
tiểu mục 3 Mục II Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin
điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí ban
hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định cụ thể như sau:

- Tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học nhưng cử phóng viên, nhà báo tác nghiệp
hoặc yêu cầu cung cấp thông tin ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích thể hiện như:
Điều tra theo đơn thư bạn đọc không phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích; tập
trung khai thác những vụ việc nhằm mục đích ép ký hợp đồng tuyên truyền, quảng
cáo để trục lợi.

- Cấp giấy giới thiệu không ghi cụ thể nơi đến làm việc; yêu cầu cung cấp toàn bộ
hồ sơ, tài liệu như cơ quan thanh tra, điều tra; gây sức ép bằng cách liên tục điện
thoại, nhắn tin gây phiền hà.

- Tác nghiệp thành nhóm không liên hệ trước; chỉ 01 phóng viên liên hệ nhưng khi
đến làm việc là cả nhóm phóng viên thuộc nhiều tạp chí.

d. Về cơ cấu, tổ chức:

Theo quy định tại tiểu mục 4 Mục II Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo
hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân

4
hóa" báo chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định
về cơ cấu, tổ chức để nhận diện "báo hóa" tạp chí cụ thể như sau:

- Tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành mở nhiều văn phòng đại diện, có nhiều
phóng viên thường trú, cộng tác viên không tương xứng với quy mô hoạt động.

- Tạp chí sử dụng số lượng nhân sự không tương xứng quy mô hoạt động, tính chất
của tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học.

3. Giải pháp

- Cơ quan quản lý nhà nước: Sử dụng công nghệ đo quét qua hệ thống lưu chiểu
điện tử để đánh giá và xử lý.Tăng cường công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm.

Tạm dừng cấp phép mới hoạt động báo chí.

Rà soát cấp lại giấy phép quy định chặt chẽ hơn về tôn chỉ mục đích tạp chí, trong
đó không cấp lại giấy phép đối với cơ quan báo chí có nhiều sai phạm, không có
chuyển biến sau khi đã được kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh.

- Cơ quan chỉ đạo: Rà soát điều kiện tiêu chuẩn đối với lãnh đạo cơ quan báo chí
(Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu). Kiểm tra sự tồn tại, vai trò của tổ
chức đảng trong cơ quan tạp chí.

Rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi điều kiện tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh
đạo tạp chí.

Kiểm tra, kiến nghị cơ quan đảng có thẩm quyền kiểm tra, giám sát và xử lý tổ
chức đảng cơ quan tạp chí.

- Hội Nhà báo các cấp: Tăng cường thực hiện việc theo dõi, giám sát kiểm tra và
kết luận và xử lý đối với người làm báo vi phạm Quy định đạo đức nghề nghiệp
người làm báo, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.Có quy

5
định cụ thể hơn nữa về các hành vi, dấu hiệu vi phạm đạo đức nghề nghiệp người
làm báo, của cơ quan báo chí.

“Báo hóa” tạp chí chủ yếu xảy ra với tạp chí điện tử

“Báo hóa” tạp chí: Biến Tạp chí thành Báo

Về bản chất, “báo hóa” tạp chí điện tử là hiện tượng một số tạp chí điện tử không
thực hiện đúng tôn chỉ mục đích; hình thức trình bày (giao diện), nội dung thông
tin thể hiện gây hiểu nhầm thành báo.

Giải pháp chấn chỉnh tình trạng báo hóa tạp chí điện tử

Thứ nhất, cần có hệ thống các quy định, chế tài về vấn đề này. Hiện nay, các quy
định của pháp luật hiện hành chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng một số trang tin tổng
hợp, mạng xã hội lợi dụng các kẽ hở này để “báo hóa”. Việc xử lý vi phạm gặp
nhiều khó khăn và bị kéo dài thời gian do các quy định, chế tài còn bất cập, chưa
đầy đủ khiến các địa phương khi xử lý tình trạng “báo hóa” còn hạn chế. Có địa
phương hầu như chỉ nhắc nhở mà không có xử phạt.

Thứ hai, Bộ Thông tin và Truyền thông cần khẩn trương xây dựng bộ công cụ định
tính, định lượng cụ thể nhằm phân biệt rõ báo điện tử với tạp chí điện tử, chỉ đạo,
định hướng kịp thời, nhằm chặn đứng, xử lý nghiêm khắc tình trạng “báo hóa” tạp
chí điện tử, trang thông tin điện tử. Theo đó, bộ công cụ này cần được xây dựng
khoa học và bám sát các đặc trưng cơ bản phân biệt giữa báo, tạp chí nói chung và
báo, tạp chí điện tử nói riêng; cũng như trên cơ sở thực tiễn báo chí Việt Nam thời
gian qua. Từ tôn chỉ mục đích, nội dung thông tin, phương thức, hình thức thông
tin, tỷ lệ bài viết nghiên cứu chuyên sâu đến cách thức vận hành, tổ chức cộng tác
viên, mô hình tòa soạn… cần được quy định cụ thể, rõ ràng.

6
Thứ ba, cơ quan chủ quản của các tạp chí điện tử cần nghiêm túc trong lãnh đạo,
chỉ đạo hoạt động cơ quan báo chí, bám sát tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ
để triển khai các hoạt động nghiệp vụ phù hợp, đúng luật định. Làm rõ trách nhiệm
của cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí khi để các chuyên trang, ấn
phẩm có nhiều vi phạm, sai phạm. Cần xử lý nghiêm các trường hợp hoạt động
không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, vi phạm quy định đạo đức nghề
nghiệp người làm báo.Công khai danh sách các cơ quan báo chí nói chung, tạp chí
điện tử nói riêng vi phạm, bị xử lý; Công khai các văn bản xử lý vi phạm, góp phần
làm trong sạch đời sống báo chí trong tình hình hiện nay.

Thứ tư, các tạp chí điện tử cần tập trung nâng cao chất lượng nội dung, bám sát
nhu cầu của độc giả, tận dụng thế mạnh internet và các ứng dụng đa phương tiện
để tạo sự liên kết nội dung thông tin chuyên biệt. Ban Biên tập các tạp chí điện tử
phát huy tính chủ động, sáng tạo tìm “lối ra” cho các sản phẩm báo chí của mình
theo đúng khuôn khổ luật định. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên các tạp chí điện
tử cần nỗ lực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề báo.

4. “Báo hoá ” tạp chí gây nhức nhối xã hội

- Không tuân thủ quy định pháp luật.

- Nhà báo, phóng viên tác nghiệp ngoài phạm vi lĩnh vực tôn chỉ mục đích ghi
trong giấy phép tạp chí.

- Báo hóa tạp chí để đăng tin “sửa nguồn” cho trang thông tin điện tử, nhưng
nguồn lực hạn chế, không tự sản xuất được số lượng tin, bài lớn, dẫn đến liên kết
nội dung trá hình, gây nên tình trạng tư nhân tác động, can thiệp vào hoạt động báo
chí.

7
Có dấu hiệu của hoạt động báo chí tư nhân thông qua việc một số cơ quan báo chí
giao chuyên trang, chuyên mục cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối
tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động.

Từ năm 2019 đến nay, Bộ TT&TT và các Sở TT&TT đã xử lý 84 trường hợp tạp
chí vi phạm với 2.378,7 triệu đồng. Trong đó 39 trường hợp bị xử phạt với hơn
1.421,7 triệu đồng, 3 trường hợp bị đình bản, thu hồi 3 thẻ nhà báo của tạp chí.

Từ 2020 đến quý 1/2022, Cục báo chí nhận được 832 đơn thư (2020 là 432, 2021
là 333, quý 1/2022 là 67). Trong đó 29 đơn thư về hoạt động tác nghiệp của nhà
báo, phóng viên; 294 đơn thư liên quan đến tin, bài của các Tạp chí; 6 đơn thư về
hoạt động tác nghiệp của nhà báo, phóng viên của Tạp chí.

Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông bước đầu xác định hơn 30 tạp chí có dấu
hiệu “báo hóa” và một số cơ quan báo chí có biểu hiện “tư nhân hóa”, chủ yếu của
các Hội xã hội, xã hội nghề nghiệp và một số “Viện nghiên cứu”.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt kế hoạch xử lý tình trạng
“báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và “tư
nhân hóa” báo chí với các giải pháp, nội dung công việc và thời gian thực hiện rất
cụ thể.

II. “Báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “Báo hóa” mạng xã hội

1. “Báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp

“Báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp là việc trang thông tin điện tử tổng hợp
có hình thức trình bày, dẫn nguồn, thậm chí, cử nhân viên đi tác nghiệp, tự sản
xuất tin, bài gây hiểu lầm là báo điện tử.

8
"Báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp đề cập đến tình trạng khi các trang web,
blog, hoặc các nền tảng trực tuyến tổng hợp thông tin không duyệt nội dung một
cách cẩn thận hoặc không áp dụng quy tắc cộng đồng chặt chẽ.

Các trang thông tin điện tử tổng hợp có thể lan truyền thông tin không chính xác
hoặc thiên vị bằng cách đăng tin tức không được kiểm chứng, đánh đồn, hoặc
thông tin thiên vị để thu hút sự chú ý của độc giả hoặc đáp ứng mục tiêu chính trị
hoặc tư duy cụ thể.

Nhận diện những biểu hiện “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp: Tên miền
sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp chí, Tin, Tin tức,
News, Times, Online, Daily…; Thiết kế giao diện, chuyên mục như báo điện tử;
tổng hợp tin bài từ các cơ quan báo chí theo ý đồ riêng, nghiêng về các thông tin
tiêu cực, giật gân, câu view (Nhóm 1); Tự sản xuất tin bài như báo chí rồi chuyển
cho cơ quan báo chí phát hành trên mạng, sau đó trang TTĐT TH đăng tải lại ngay
để hợp thức hóa nguồn tin (Nhóm 2).

2. “Báo hoá” mạng xã hội

Trên các mạng xã hội, "báo hóa" xuất phát từ sự lan truyền thông tin không chính
xác, thiên vị, hoặc độc đáo thông qua việc chia sẻ nội dung mà không đảm bảo tính
chính xác hoặc đánh giá khách quan.

Người dùng mạng xã hội có thể chia sẻ tin đồn, thông tin không được kiểm chứng,
hoặc tin tức với mục tiêu thiên vị chính trị hoặc để làm cho thông tin trở nên nổi
bật và gây tranh cãi.

Biểu hiện “báo hóa mạng xã hội”: Mạng xã hội thiết kế giao diện, chuyên mục, sản
xuất, tổng hợp tin bài, hoạt động như trang TTĐTTH, báo điện tử; Mạng xã hội
không có người dùng tương tác, chia sẻ thông tin.

9
3. Nhận diện “Báo hoá” trang thôn tin điện tử tổng hợp, “Báo hoá”mạng xã hội
3.1. Về hình thức: Trình bày thể hiện gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí.

- Tên miền sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp chí,
Tin, Tin tức, News, Times, Online, Daily…

- Cách trình bày giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp không ghi rõ là trang
thông tin điện tử, mạng xã hội, chỉ ghi là cơ quan, tiếng nói, diễn đàn…

- Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp trình bày, thể hiện gần giống như nhận
diện của sản phẩm báo chí (màu sắc, vị trí tên gọi…).

- Bố trí giao diện trang chủ của mạng xã hội thành các chuyên mục: Chính trị, xã
hội, đời sống, văn hóa, giải trí… và đăng tải, tổng hợp các bài báo, hiển thị nội
dung bài viết, tiêu đề, nội dung, chú thích ảnh, video-clip… như một tờ báo điện
tử, trang thông tin điện tử tổng hợp.

- Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp ghi thông tin: Toà soạn, Văn phòng đại
diện, Ban phóng viên… như cơ quan báo chí, mục “Người trách nhiệm nội dung”
ghi họ tên kèm thêm từ “nhà báo”, “phóng viên”.

3.2. Về nội dung:

- Tổng hợp tin bài từ các cơ quan báo chí theo ý đồ riêng, nghiêng về các thông tin
tiêu cực, giật gân; tự tổng hợp tin tức từ các cơ quan báo chí thành bài viết và ghi
thông tin Tổng hợp (PV).

- Mạng xã hội không có người dùng tương tác, chia sẻ thông tin; đăng bài viết của
thành viên quản trị với cách viết gây hiểu nhầm là các bài báo.

3.3. Về kỹ thuật:

10
- Tự sản xuất tin bài như báo chí rồi chuyển cho cơ quan báo chí phát hành trên
mạng, sau đó trang thông tin điện tử tổng hợp đăng tải lại ngay để hợp thức hóa
nguồn tin.

- Tin bài đăng trên trang thông tin điện tử trước khi đăng trên sản phẩm báo chí ghi
là nguồn tin, bài.

- Mạng xã hội tự sản xuất tin bài như cơ quan báo chí nhưng đăng dưới dạng người
dùng đăng tải (một trang không quá 20 tài khoản đăng tải).

3.4. Về hoạt động:

Cử nhân viên tới cơ quan, đơn vị để thu thập tin tức, tài liệu để viết bài, sản xuất
sản phẩm truyền thông như phóng viên, nhà báo tác nghiệp.

3.5. Về nhân sự:

- Người chịu trách nhiệm nội dung, nhân sự trang thông tin điện tử tổng hợp đồng
thời là phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí.

- Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có số lượng nhân sự lớn, ký hợp
đồng làm phóng viên.

4. Tồn tại, bất cập

Các quy định của pháp luật hiện hành chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng một số
trang tin tổng hợp, mạng xã hội lợi dụng các kẽ hở này để “báo hóa”.

Việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn và bị kéo dài thời gian do các quy định,
chế tài còn bất cập, chưa đầy đủ.

11
5. Các biện pháp, giải pháp chống “báo hóa” trang TTĐTTH, mạng xã hội đã thực
hiện: Nghị định số 72/2013/NĐ-CP; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP; Nghị định sửa
đổi bổ sung (chờ CP ban hành)

5.1 Các quy định mới đối với trang TTĐT TH:

- Tổng hợp thông tin chậm hơn 30 phút so với tin gốc;

- Đặt link gốc ngay dưới bài dẫn lại;

- Cho phép các trang TTĐT TH được liên kết sản xuất nội dung với báo/tạp chí
điện tử nhưng có các quy định về liên kết cụ thể để chống báo hóa.

- Cho phép tích hợp dịch vụ trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội trên
cùng một tên miền nhưng yêu cầu phải tách các dịch vụ này nằm khác giao diện
hoặc chuyên mục để tránh lợi dụng “báo hóa”.

5.2 Các quy định mới đối với Mạng xã hội:

- Không bố trí thành các chuyên mục chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa, thể thao…
tại giao diện trang chủ;

- Không tự sản xuất tin bài như báo chí

- Thay đổi điều kiện về cấp phép: Chỉ cấp phép đối với các mạng xã hội trong nước
có lượng người sử dụng lớn (từ 10.000 người trở lên);

- Chỉ các tài khoản đã được định danh (định danh thông tin cá nhân của chủ tài
khoản bằng chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc bằng số
thuê bao điện thoại đã xác thực) mới được cung cấp thông tin (viết bài, bình luận,
livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.Tài khoản định danh: Cung cấp
thông tin trên mạng xã hội; Chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

12
Mạng xã hội có phép: Livestream, hoạt động phát sinh doanh thu.

Bổ sung trách nhiệm của Mạng xã hội trong nước; quy định quản lý đối với chủ
kênh/tài khoản/nhóm cộng đồng/trang cộng đồng trên các mạng xã hội.

III. “Tư nhân hoá” báo chí

1. “Tư nhân hoá” báo chí

Cục báo chí (Bộ Thông tin và truyền thông) có giải thích rằng “tư nhân hoá báo
chí” bản chất là cơ quan báo chí giao chuyên trang, chuyên mục cho văn phòng đại
diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động,
thực hiện liên doanh liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông
lỏng quản lý, chuyển giao quyền kiểm soát một phần nội dung trên thực tế cho đối
tác để đổi lấy lợi ích liên kết.

Theo đó, có thể hiểu "tư nhân hóa báo chí" là việc cơ quan báo chí không tự mình
chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động; thực hiện liên doanh liên kết theo hướng
người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, chuyển giao quyền kiểm soát
một phần nội dung trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích liên kết.

"Tư nhân hoá" báo chí là quá trình tách biệt báo chí khỏi sự kiểm soát hoặc ảnh
hưởng của chính phủ, tổ chức chính trị, hoặc các nguồn quyền lực khác. Nó thường
được thực hiện để đảm bảo tính độc lập, tự do và trung thực của phương tiện
truyền thông. Dưới đây là một số điểm chính về tư nhân hoá báo chí:

Tự do biểu đạt: "Tư nhân hoá" báo chí thường đặt sự tự do biểu đạt và báo cáo lên
hàng đầu. Báo chí không bị kiểm soát bởi các quyền lực chính trị và có quyền tự
do trong việc thu thập, xử lý và truyền tải thông tin.

13
Độc lập tài chính: Báo chí tư nhân thường phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ doanh
nghiệp, độc giả, quảng cáo, hoặc các nguồn khác, thay vì chính phủ. Điều này giúp
đảm bảo tính độc lập và tránh bị kiểm soát bởi các quyền lực tài chính.

Trách nhiệm đối với công chúng: Báo chí tư nhân thường có trách nhiệm đối với
công chúng và nhiệm vụ cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy. Điều này
đóng vai trò quan trọng trong xây dựng một xã hội dân chủ và giúp kiểm soát
quyền lực chính trị.

Nguy cơ thất nghiệp và sự cạnh tranh: Báo chí tư nhân phải đối mặt với áp lực từ
thị trường và cạnh tranh. Sự thành công của họ thường phụ thuộc vào khả năng thu
hút độc giả hoặc quảng cáo, và họ phải duy trì tính chất chất lượng và hấp dẫn của
nội dung để tồn tại.

Chấm dứt kiểm soát chính trị: "Tư nhân hóa" báo chí có thể chấm dứt sự kiểm soát
chính trị và quyền lực truyền thông của chính phủ. Điều này thường đi kèm với
việc loại bỏ quy định hoặc luật pháp giới hạn tự do báo chí.

2. Biểu hiện “tư nhân hoá ” trong hoạt động liên kết báo chí

Đối với dấu hiệu nhận biết "tư nhân hóa" trong hoạt động liên kết báo chí thì tại
Mục IV Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử
tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí ban hành kèm
theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định cụ thể như sau:

Cơ quan báo chí giao chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình
cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm
toàn bộ hoạt động, thực hiện liên doanh liên kết theo hướng người đứng đầu cơ
quan báo chí buông lỏng quản lý, uỷ quyền, chuyển giao quyền quản lý, điều hành,
quyết định một phần hoặc toàn bộ nội dung chuyên trang, chuyên mục, chương
trình, kênh chương trình liên kết trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích.
14
a . Đối với báo, tạp chí điện tử:

- Đơn vị liên kết có dấu hiệu được can thiệp vào hệ thống máy chủ để đăng, sửa,
gỡ tin, bài.

- Hoạt động liên kết tạo lợi ích kinh tế, thương hiệu, ảnh hưởng cho phía đối tác
liên kết chênh lệch nhiều hơn so với lợi ích, sự ảnh hưởng của cơ quan báo chí.

- Đối tác liên kết sử dụng cơ quan báo chí để “rửa nguồn”, “cấy nguồn” cho những
tin, bài tự sản xuất để đăng tải; tin bài đăng lại của cơ quan báo chí nhưng sử dụng
hình ảnh đóng dấu nhận diện thương hiệu của đối tác liên kết.

- Cơ quan báo chí cấp giấy giới thiệu cho nhân sự của đối tác liên kết để tác nghiệp
báo chí.

- Nội dung tin, bài đăng tải trên các sản phẩm của cơ quan báo chí theo chủ đề, đề
tài phục vụ lĩnh vực, tiêu chí của đối tác liên kết, mất cân đối về tỷ lệ thông tin,
không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí.

b. Đối với phát thanh, truyền hình:

- Doanh nghiệp truyền thông, quảng bá chương trình, kênh chương trình liên kết
với đài phát thanh, đài truyền hình ngay trong chương trình, kênh chương trình và
trên các phương tiện truyền thông tạo nhận thức cho khán, thính giả đây là sản
phẩm báo chí của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp đăng tải các chương trình tin tức, truyền hình do doanh nghiệp tự
sản xuất trên mạng xã hội nước ngoài.

15

You might also like