You are on page 1of 31

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VIỆN BÁO CHÍ

BÀI THU HOẠCH


HỌC PHẦN THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Họ và tên: Lê Thị Khánh Xuân

Mã sinh viên: 2151050065

Lớp hành chính: Truyền thông đại chúng K41A1

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thùy Vân Anh

Hà Nội, 2024
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................................3
I. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................3
II. Mục tiêu của đề tài..........................................................................................4
1. Về kiến thức.................................................................................................................4
2. Về kỹ năng...................................................................................................................4
3. Về thái độ.....................................................................................................................5
NỘI DUNG............................................................................................................................6
I. Báo cáo về chuyến đi thực tế chính trị tại Báo điện tử Dân Việt..........................6
1. Tổng quan về Báo điện tử Dân Việt............................................................................6
2. Lịch sử và cơ cấu tố chức:...........................................................................................7
3. Trải nghiệm thực tế tại trường quay ảo của Báo điện tử Dân Việt............................12
4. Lắng nghe chia sẻ của các nhà báo tại hội trường lớn của Báo Dân Việt.................16
II. Báo cáo về chuyến đi thực tế chính trị tại Di tích nhà tù Hỏa Lò...........................18
1. Tổng quan về di tích nhà tù Hỏa Lò.......................................................................18
2. Những phần thuyết minh và câu chuyện lịch sử ấn tượng.....................................19
BÀI HỌC KINH NGHIỆM................................................................................................26
I. Yêu cầu đối với một phóng viên hiện nay...........................................................26
1. Không ngại gian khó..............................................................................................26
2. Phản ánh khách quan và trung thực........................................................................26
3. Tinh thần ham học, ý thức trau dồi kiến thức không ngừng..................................26
II. Làm truyền thông cùng tình yêu lịch sử............................................................26

2
MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắn nhủ tới đồng bào và cụ thể là thế hệ trẻ,
học sinh, sinh viên rằng: “Học đi đôi với hành”. Chúng ta không thể chỉ học lý
thuyết suông mà cần áp dụng nó vào thực tế, có những trải nghiệm thực tế. Như vậy
việc học mới thực sự có hiệu quả. Đặc thù của đào tạo báo chí, truyền thông là phải
gắn với môi trường cụ thể tại địa phương; Nhà báo, nhà truyền thông chỉ có thể sáng
tạo tác phẩm báo chí truyền thông dựa trên các chất liệu thực tế và trên cơ sở có kiến
thức, kỹ năng nắm bắt thông tin, nhận diện thực tiễn đời sống xã hội trên các mặt
như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... của đất nước, từ đó
phát hiện chủ đề, đề tài, hình thành nên tác phẩm báo chí truyền thông của mình.

Báo chí luôn hướng đến mục đích mang đến thông tin nóng hổi, chính xác, chân thật
nhất cho độc giả. Đặc biệt trong môi trường truyền thông số và sự phát triển mạnh
mẽ của báo mạng điện tử. Điều này đòi hỏi một đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp
tích hợp nhiều kỹ năng để đạt hiểu quả cao nhất. Mỗi sinh viên của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền không chỉ cần thường xuyên trau dồi kiến thức mà cần rèn
luyện qua thực tế cuộc sống và nghề nghiệp.

Nắm bắt yêu cầu này, Viện Báo Chí đã tạo điều kiện cho sinh viên được có cơ hội
tiếp xúc tìm hiểu thực tế tại những tòa soạn chuyên nghiệp. Học phần thực tế - chính
trị này là hoạt động tiếp cận với địa bàn tác nghiệp báo chí truyền thông đầu tiên, có
giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành tác nghiệp trực tiếp tại thực địa của
giảng viên, là cơ hội để sinh viên học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh được tìm hiểu về
mô hình quản lí, điều hành một tòa soạn, sinh viên còn có cơ hội tiếp thu được nhiều
kiến thức thực tiễn mà ghế nhà trường chưa dạy. Đồng thời là một cơ hội cho bản
thân ứng dụng những điều tiếp thu được vào thực tiễn nghề nghiệp. Đế từ đó giúp
sinh viên nhìn nhận lại bản thân còn những tồn tại nào, có đam mê với những lĩnh
vực nào.

3
Đặc biệt đối với ngành ảnh báo chí trong thời đại công nghệ số, sinh viên phải tích
hợp nhiều kỹ năng viết, lấy thông tin, chụp và hậu kì. Trong cuộc đua tốc độ tin tức
thì việc kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng một lúc đòi hỏi sinh viên phải tự trau dồi
nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu công chúng.

II. Mục tiêu của đề tài


1. Về kiến thức
- Tăng cường kiến thức thực tế cần thiết cho sinh viên báo chí truyền thông cũng
như là điều kiện tác nghiệp tại một địa bàn cụ thể, bao gồm: Hệ thống chính trị, cơ
cấu tổ chức và thực tế vận hành bộ máy chính quyền từ cấp tỉnh/ thành phố, đến cấp
quận/ huyện, phường/ xã ở một địa phương cụ thể; vai trò và phương thức quản lý,
triển khai các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội... ở địa phương; Cung cấp cho sinh
viên báo chí truyền thông bức tranh tổng thể về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội...
địa phương.

- Tăng cường kiến thức thực tế về các lĩnh vực: xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước,
quản lý kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, an ninh,
quốc phòng.... tại địa phương; từ đó, sáng tạo tác phẩm báo chí truyền thông bám sát
thực tiễn đời sống, có “hơi thở” của đời sống, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của
đất nước, của địa phương và vì lợi ích của nhân dân.

- Nhận diện cơ cấu tổ chức, vai trò/ảnh hưởng của các cơ quan báo chí truyền thông
đối với thực trạng và xu thế phát triển của địa phương về mọi mặt. Thực tiễn chức
năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động báo chí, truyền thông, vấn đề pháp lý, đạo
đức và trách nhiệm của cơ quan báo chí, cơ sở truyền thông và nhà báo, nhà truyền
thông đối với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương nói chung và với người dân địa
phương nói riêng.

2. Về kỹ năng
- Thực hành các kỹ năng truyền thông liên cá nhân: xác định nguồn tin, tổ chức các
cuộc gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim…

4
- Kỹ năng nghiên cứu thực tiễn và phân tích vấn đề: vận dụng các kiến thức thuộc
Nhóm kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành và ngành báo chí truyền thông đã
học trong 4 học kỳ, nghiên cứu thực tiễn, nhận diện thành công, hạn chế, cơ hội và
thách thức của địa phương trong tiến trình phát triển; những vấn đề đặt ra – là cơ sở
cho phát hiện đề tài và thực hiện các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí,
truyền thông.

- Bước đầu thực hành nghiệp vụ báo chí truyền thông tại thực địa, một cách tổng thể
các bước và các kỹ năng trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, truyền thông
(Nghiên cứu thực tiễn, thâm nhập thực tiễn, phát hiện đề tài; Thu thập, xử lý dữ liệu
– thông tin; Thể hiện tác phẩm; Tự biên tập tác phẩm; Tổ chức tác phẩm trên các sản
phẩm báo chí truyền thông; Phát tán và theo dõi thông tin, xử lý phản hồi).

- Kỹ năng mềm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập; kỹ năng xử lý
các tình huống bất ngờ…

3. Về thái độ
- Ý thức được tầm quan trọng của việc nắm vững lý thuyết báo chí truyền thông,
tuân thủ luật pháp và chuẩn mực đạo đức trong khi nghiên cứu thực tế CTXH và tác
nghiệp báo chí, truyền thông tại thực địa.

- Tôn trọng nhân dân, viết báo, sáng tạo sản phẩm truyền thông vì lợi ích của nhân
dân, ý thức được trách nhiệm xã hội và hành vi đạo đức nghề nghiệp.

- Khiêm tốn, cầu thị, đoàn kết, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

5
NỘI DUNG
Ngày 11/3 và 14/03/2024, sinh viên hai lớp thuộc các ngành Báo mạng điện tử và
Truyền hình đã có chuyến đi thực tế chính trị tại các cơ sở nghiệp vụ và di tích lịch
sử ngay trong địa bàn thành phố Hà Nội. Chuyến đi nằm trong học phần Thực tế
chính trị - xã hội theo kế hoạch học tập năm 2023-2024 đã ban hành của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền. Theo đó, Viện Báo chí lập Kế hoạch học phần thực tế
chính trị - xã hội cho sinh viên các lớp Báo mạng điện tử và Truyền hình khóa 42.

Chuyến đi có sự tham gia chủ yếu của các sinh viên lớp Báo mạng điện tử, với sự
đồng hành của: Giảng viên: Nguyễn Thùy Vân Anh - Trưởng đoàn - GV hướng dẫn,
và giảng viên:

- Địa điểm thực tế: Báo Dân Việt và Di tích Nhà tù Hỏa Lò

- Thời gian: 10h00 Thứ 2 (11/3/2024) – 9h00 Thứ 5 (14/3/2024)

I. Báo cáo về chuyến đi thực tế chính trị tại Báo điện tử


Dân Việt
1. Tổng quan về Báo điện tử Dân Việt
 Trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
 Tổng Biên tập: LƯU QUANG ĐỊNH
 Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Nguyễn Văn
Hoài
 Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày
01/3/2022
 Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Yên
Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
 Điện thoại: (84-24) 38472263
 Email: toasoan@danviet.vn
 Đường dây nóng: 0857.835.666
6
2. Lịch sử và cơ cấu tố chức:
Báo điện tử Dân Việt trực thuộc trung ương Hội Nông dân, là phiên bản báo điện tử
của tờ báo giấy Nông thôn ngày nay. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Báo
Nông thôn Ngày nay đã xuất bản và phát hành được hơn 6.000 kỳ với hàng chục
triệu bản báo, là tiếng nói, địa chỉ tin cậy của bà con nông dân. Ngoài ấn phẩm báo
in phát hành liên tục các ngày trong tuần, hiện Báo còn có Báo điện tử Dân Việt và 5
sản phẩm báo chí khác gồm: Thế giới tiếp thị, Trang Trại Việt, Dân tộc thiểu số miền
núi, Làng Cười và chuyên trang điện tử Tài chính Nông thôn (Etime).

Tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt đang sở hữu tòa soạn cao 13 tầng
với 10.000 mét vuông chỗ làm việc khang trang, hiện đại. Bên cạnh đó là 8 văn
phòng đại diện trải rộng trong cả nước, với tổng cộng hơn 200 cán bộ, phóng viên,
công nhân viên. Qua đó, kịp thời nắm bắt thông tin từ cơ sở, phản ánh nhanh và
chính xác nhất thông tin đến với đông đảo bạn đọc cả nước.

Là cơ quan ngôn luận của Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam, Báo Nông thôn
ngày nay có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải tâm tư, tình cảm, tiếng nói
của giai cấp nông dân Việt Nam tới các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Hội Nông
dân Việt Nam, giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

2.1. Lịch sử phát triển


Ngày 7.5.1984, bản tin “Nông thôn mới” - tiền thân của Báo Nông thôn Ngày nay,
chính thức ra mắt số đầu tiên. Qua nhiều năm thay đối với những tên gọi khác nhau,
đến nay ấn phẩm đã định hình được mình với cái tên Báo Nông thôn Ngày nay
(NTNN). Báo NTNN được xuất bản liên tục từ thứ Hai đến thứ Bảy trong tuần, với
lượng phát hành hơn 60.000 bản/kỳ phát hành.

Báo NTNN có mặt trên hầu khắp các tỉnh thành, từ thành thị tới nông thôn, miền
núi, biên giới hải đảo xa xôi. NTNN là một trong những tờ báo đi đầu trong công tác
phản ánh, tuyên truyền những nội dung thuộc lĩnh vực tam nông, hướng tới phục vụ
nhu cầu và lợi ích của bà con nông dân. Bên cạnh đó, các thông tin chính trị-kinh tế-

7
xã hội-giải trí của NTNN cũng ngày một toàn diện, hấp dẫn, thiết thực đối với đông
đảo bạn đọc. Ngoài ấn phẩm chính, tòa soạn Báo NTNN đã tố chức sản xuất, phát
hành nhiều ấn phẩm và chuyên trang điện tử khác như Thế Giới & Tiếp thị, Trang
Trại Việt, chuyên trang tài chính Etime, Làng Cười và báo Điện tử Dân Việt.

Báo Điện tử Dân Việt ra đời vào ngày 8.6.2010, với nhiệm vụ được xác định là một
kênh thông tin nhanh nhạy, hiệu quả, giúp Báo NTNN đến gần và nhanh hơn nữa
với bạn đọc. Ngoài những tin tức thời sự được cập nhật nhanh chóng 24/7, những
câu chuyện về muôn mặt đời sống, báo Điện tử Dân Việt còn cung cấp đều đặn cho
bạn đọc những thông tin tin cậy, có hệ thống về giống cây trồng, vật nuôi, chuyên
gia tư vấn, chính sách, định hướng của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Nông thôn
- Nông nghiệp - Nông dân. Báo Điện tử Dân Việt, Báo NTNN đã góp phần giúp
nông dân tìm ra hướng làm ăn đúng đắn, làm giàu trên chính quê hương mình.

Đến nay, sau hơn 10 năm phát triển, báo Điện tử Dân Việt đã đón hơn hàng tỷ lượt
bạn đọc từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó đông đảo
nhất vẫn là bạn đọc ở Việt Nam (chiếm 91%). Hiện, mỗi ngày, báo Điện tử Dân Việt
có gần 2 triệu lượt truy cập. Dân Việt lọt vào top 100 tờ báo hàng đầu của Việt Nam,
đứng đầu về thông tin Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân và đang tiếp tục xu
hướng tăng trưởng bền vững.

Trong 10 năm (2010 - 2020) hoạt động và phát triển Báo Điện tử Dân Việt đã phát
triển không ngừng, trở thành một trong những tờ báo điện tử hàng đầu về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn với hàng loạt sáng kiến tổ chức những sự kiện quan
trọng có tiếng vang như: Chuỗi chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam, cao điểm
là lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc; tuyên truyền các kỳ
Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VI, nhiệm kỳ 2013-2018 và Đại hội
lần thứ VII nhiệm kỳ 2018 - 2023; tố chức chương trình thường niên Hội nghị Thủ
tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ nhất tháng 4/2018, lần thứ hai vào
tháng 12/2019 và đang chuẩn bị nội dung cho lần thứ ba năm 2020...

8
Tòa soạn Báo điện tử Dân Việt được bố trí, thiết kế là một tòa soạn Hội tụ

Đặc biệt năm 2019, thực hiện chủ trương của Ban Biên tập là năm "Chất lượng -
Bản sắc", Báo Điện tử Dân Việt đã tập trung xây dựng các tuyến tin bài giàu thông
tin, hình ảnh và clip phong phú, có sự lan tỏa mạnh trong xã hội.

2.2. Cơ cấu tổ chức


Đứng đầu báo Dân Việt là Ban Biên tập bao gồm 1 Tổng biên tập và 3 Phó tổng biên
tập, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động
biên tập, xuất bản của tờ báo cũng như đảm bảo sự chất lượng, độ tin cậy và uy tín
của báo trước công chúng.

Xác định chiến lược và hướng đi chung: Ban Biên tập chịu trách nhiệm xây dựng
và đề xuất chiến lược tổng thể cho Báo Dân Việt, bao gồm việc xác định hướng đi,
mục tiêu, và phạm vi của nội dung báo.

9
Quản lý nội dung và biên tập: Ban Biên tập quản lý quá trình biên tập nội dung
của báo, bao gồm việc chọn lọc, xử lý, và sắp xếp các thông tin để đảm bảo chất
lượng và tính khách quan của báo.

Chịu trách nhiệm về tính toàn vẹn và độ tin cậy: Ban Biên tập đảm bảo rằng mọi
thông tin được đăng tải trên báo đều chính xác, minh bạch và đáng tin cậy, và phản
ánh đúng thực tế.

Chịu trách nhiệm về quy trình xuất bản: Ban Biên tập thiết lập và duy trì các quy
trình và tiêu chuẩn xuất bản để đảm bảo rằng các bài viết và bản tin đều tuân thủ các
quy định và nguyên tắc của nghề báo chí.

Đại diện cho báo với cộng đồng: Ban Biên tập thường đại diện cho Báo Dân Việt
trong các sự kiện, cuộc họp, và các hoạt động liên quan đến nghề báo chí, và có
trách nhiệm giao tiếp và tương tác với cộng đồng độc giả.

Quản lý và phát triển đội ngũ biên tập viên, phóng viên: Ban Biên tập thường
tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo, và phát triển đội ngũ biên tập, đảm bảo
rằng tờ báo có đủ nhân lực và nguồn lực để thực hiện các hoạt động biên tập một
cách hiệu quả.

Dưới Ban Biên tập là Ban Thư kí biên tập gồm Tổng Thư kí, Phó Thư kí, Thư kí và
các Biên tập viên có nhiệm vụ: Quản lý hồ sơ và tài liệu, hỗ trợ cho Ban Biên tập,
xử lý thư từ và liên lạc. Họ thường là người liên lạc chính giữa các biên tập viên,
phóng viên và Ban Biên tập, hỗ trợ trong việc tổ chức và quản lý lịch trình biên tập,
phân công công việc và theo dõi tiến độ các bài viết. Đồng thời, Ban Thư ký có
nhiệm vụ chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và đúng đắn của
thông tin trước khi được công bố, cũng như quản lý và duy trì các cơ sở dữ liệu và
hệ thống quản lý nội dung.

10
Dưới Ban Thư kí là các phòng ban chuyên môn. Hiện nay Báo Nông thôn ngày nay
được tổ chức thành 8 phòng ban bao gồm: Thời sự - Chính trị, Kinh tế, Văn hóa xã
hội, Bạn đọc, Nhà nông, Trung tâm truyền hình, Hành chính tổ chức và Quảng cáo.

2.3. Tôn chỉ, mục đích


- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; kế hoạch, chương trình hành động và hoạt động của Hội Nông dân Việt
Nam

- Thông tin, phổ biến khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân; cổ
động các phong trào thi đua yêu nước của nông dân; tích cực tham gia xây dựng
nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

11
- Biểu dương gương người tốt, việc tốt, tham gia giám sát và phản biện xã hội, đấu
tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông dân, nông thôn góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, báo Nông thôn ngày nay nói chung và Báo điện tử Dân Việt nói riêng là tờ
báo hướng tới tôn chỉ luôn “Đồng hành cùng nông dân Việt Nam”, luôn lấy bạn đọc
nông dân, địa bàn nông thôn, sản xuất nông nghiệp làm đối tượng ưu tiên phục vụ
hàng đầu. Đây là tờ báo luôn đồng hành cùng nông dân Việt Nam, lấy nông nghiệp,
nông thôn, nông dân làm đối tượng mục đích và hướng đi chính trong sự nghiệp làm
báo của đơn vị, đồng thời đi sâu đi sát vào đời sống của nông dân Việt Nam, thông
tin chính thống hàng đầu về nông dân Việt Nam.

Trong bối cảnh ra đời muộn hơn nhiều so với các báo khác, Dân Việt đã nhanh
chóng khẳng định vị thế của một tờ báo điện tử trong cả nước, là tờ báo luôn sát
cánh cùng nông dân.

3. Trải nghiệm thực tế tại trường quay ảo của Báo điện tử Dân Việt
3.1. Cấu tạo của trường quay ảo
Được đầu tư với số tiền hơn 70 tỷ đồng, trường quay ảo của Báo điện tử Dân Việt
hiện nay là một trong những trường quay hiện đại và khang trang tại các đầu báo của
Việt Nam. Ứng dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay với đồ họa 3D, việc đẩy
mạnh sử dụng trường quay ảo sẽ đảm bảo cho việc sản xuất các chương trình với ý
tưởng mang tính đột phá, hiện đại, cách tiếp cận hoàn toàn mới, mang đến cảm nhận
thông tin, hình ảnh nhanh nhất, chân thực và sinh động nhất cho khán giả. Về cơ
bản, cấu tạo của trường quay ảo bao gồm những yếu tố chính như sau:

Phông xanh: (hay còn gọi là chroma key) là một công nghệ được sử dụng rộng rãi
trong trường quay đài truyền hình để tạo ra các cảnh hoặc môi trường ảo trên màn
hình, thay vì sử dụng cảnh thực tế. Phông xanh cho phép tạo ra các môi trường ảo
phức tạp mà không cần phải xây dựng các bộ cảnh thực tế. Điều này giúp tiết kiệm

12
thời gian, chi phí và công sức trong việc tạo ra các cảnh phức tạp hoặc không thực
sự có thể thực hiện được trong môi trường thực. Bên cạnh đó, phông xanh cho phép
thêm các hiệu ứng đặc biệt, đồ hoạ hoặc hình ảnh động vào các bức cảnh. Điều này
bao gồm việc hiển thị các đồ hoạ, biểu đồ, bản đồ hoặc hình ảnh chụp trước vào nền,
tạo ra một cảnh phức tạp và hấp dẫn hơn. Đặc biệt, phông xanh cho phép diễn viên
hoặc người dẫn chương trình tương tác với các bối cảnh phức tạp mà không cần phải
di chuyển đến địa điểm thực tế.

Máy cue: (hay còn được gọi là prompter) có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
người dẫn chương trình trong việc đọc và trình bày thông tin một cách mượt mà và
chuyên nghiệp. Máy cue hiển thị văn bản của chương trình trên màn hình để người
dẫn chương trình có thể đọc từ đó mà không cần phải nhớ hoặc nhìn xuống giấy, từ
đó tạo ra sự liên tục và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, máy cue có thể điều chỉnh tốc
độ cuộn văn bản để phù hợp với tốc độ đọc của diễn viên hoặc người dẫn chương
trình, giúp họ đọc một cách thoải mái và tự nhiên hơn.

Hệ thống chiếu sáng: cung cấp nguồn ánh sáng chính cho cảnh quay, để đảm bảo
màu sắc đồng nhất và chất lượng hình ảnh tốt. Ánh sáng trong trường quay phải
được kiểm soát một cách chính xác để đảm bảo rằng mỗi phần của cảnh quay nhận
được độ sáng và độ tương phản phù hợp. Điều này giúp tạo ra hình ảnh sắc nét và
chất lượng cao trên camera.

Camera và thiết bị ghi hình, âm thanh: đóng vai trò quan trọng trong việc ghi lại
và tái tạo các cảnh quay trong trường quay đài truyền hình, giúp tạo ra các sản phẩm
phát sóng có chất lượng cao và thu hút người xem. Một hoặc nhiều camera chuyên
nghiệp được sử dụng để quay các video tin tức và chương trình trực tuyến. Các thiết
bị ghi hình như máy quay hoặc máy ảnh số ghi lại tín hiệu hình ảnh từ camera và lưu
trữ nó trong các phương tiện như băng, thẻ nhớ hoặc ổ cứng. Đồng thời, Camera và
thiết bị ghi hình cũng cung cấp các điều khiển và cài đặt cho phép điều chỉnh các
yếu tố như độ phân giải, tốc độ màn trập, cân bằng trắng và độ nhạy sáng để đảm
bảo chất lượng hình ảnh tốt nhất.
13
Màn hình LED: có khả năng hiển thị hình ảnh và video với chất lượng cao và độ
phân giải rõ ràng, được sử dụng để hiển thị hình ảnh nền, video lặp lại hoặc các phân
đoạn video tương ứng với nội dung của chương trình truyền hình. Màn hình LED
cũng có thể tạo ra các bối cảnh động sống động và đa dạng, từ phong cảnh tự nhiên
đến các hiệu ứng đặc biệt. Điều này giúp tạo ra một môi trường sống động và chân
thực cho người xem. Đặc biệt, màn hình LED cho phép thay đổi bối cảnh và nền
trong cảnh quay một cách nhanh chóng và linh hoạt, giúp tiết kiệm thời gian và công
sức so với việc sử dụng cảnh thực tế hoặc phông xanh.

Khối điều khiển: là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất, đóng vai trò quan trọng
trong việc điều khiển và quản lý các thiết bị và hệ thống để đảm bảo sự trơn tru và
chất lượng của các chương trình. Nếu như phần bên ngoài là trái tim của một
chương trình tin tức thì khối điều khiển chính là bộ não, nơi điều chỉnh các cảnh
quay và góc quay của camera để tạo ra các góc quay tốt nhất và tạo ra các hiệu ứng
hấp dẫn cho chương trình. Trong trường hợp của các chương trình trực tiếp, khối
điều khiển thường có trách nhiệm quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất trực tiếp.
Họ cần phải làm việc chặt chẽ với đội ngũ sản xuất và các bộ phận khác để đảm bảo
rằng mọi thứ diễn ra một cách trơn tru và chính xác.

3.2. Yêu cầu đặt ra khi vận hành trường quay và sản xuất sản phẩm truyền
thông đa phương tiện
Giống như trong khẩu hiệu của Olympic là "nhanh hơn, cao hơn, xa hơn", thì trong
ngành truyền hình dù ở bất cứ đâu trên thế giới cũng chú trọng vào 3 yếu tố, đó là
công nghệ, nội dung và sáng tạo. Trong đó, nội dung luôn là điều được chú trọng
bậc nhất. Bên cạnh sự đầu tư về công nghệ của trường quay 70 tỷ thì yếu tố con
người là cực kì quan trọng trong bất kì một chương trình tin tức nào.

Để đảm bảo cho một bản tin lên sóng theo đúng như lịch cố định thì yếu tố thời gian
đóng vai trò quyết định. Tại báo điện tử Dân Việt, từ việc set up, ghi hình MC cũng
như chỉnh sửa hoàn thiện, tất cả đều phải đảm bảo hoàn thiện trước giờ lên sóng bản
tin hàng ngày là 11h30. Ví dụ đối với người dẫn chương trình thì hạn đặt ra để ghi
14
xong bản tin là vào lúc 9h30. Trong trường hợp gặp tình huống đột xuất, người dẫn
chương trình cần chủ động liên lạc và sắp xếp người ghi hình thay mình buổi hôm
đó, tất cả đều không có ngoại lệ. Kỉ luật trong công việc là yếu tố được coi trọng và
ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ phát sóng cũng như uy tín của nhà đài.

Về yếu tố kinh phí, chi phí sản xuất cho một bản tin trên báo điện tử Dân Việt bắt
buộc phải là xuống rất thấp và hạn chế để làm sao không phát sinh những chi phí lớn
khác. Hầu hết các báo điện tử, ngoại trừ Đài Truyền hình Việt Nam, phải hoạt động
bằng nguồn tự thân. Vì vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải giảm thiểu mức kinh phí
sản xuất xuống, làm cho nó đơn giản hơn và làm cho nó thân thiện với người đọc,
người xem hơn. Chính vì thế, khi thực hiện những chương trình về media trên báo
điện tử luôn luôn có hai thứ mà chúng ta cần phải suy nghĩ. Một là kĩ thuật kinh phí
sản xuất, hai là nội dung phải bám sát với đời sống hàng ngày của người dân.

Theo như chia sẻ của người hướng dẫn, con số được cập nhật cho chi phí của một
bản tin trên Đài truyền hình Việt Nam là hơn 40 triệu từ những năm 2000. Do vậy để
đánh giá thì chi phí cho việc sản xuất một bản tin trên báo điện tử Dân Việt cũng
không phải là con số nhỏ cho đến thời điểm hiện tại. Chi phí thứ nhất, đó là chi phí
thường xuyên: tiền điện, đèn, điều hòa và các trang thiết bị kĩ thuật khác. Chi phí thứ
hai là chi phí hao mòn máy móc. Ví dụ một chiếc máy quay sử dụng được trong
khoảng 400 giờ thì trong một buổi phí dành cho tiêu sản sẽ là điều mình cần ghi
nhận. Chi phí thứ ba là chi phí con người bao gồm lương cứng, nhuận bút một ngày
của người dẫn chương trình và các nhân viên kĩ thuật khác. Và chi phí cuối cùng là
chí phí cho kết nối lên sóng.

Bên cạnh việc chia sẻ về cấu tạo trường quay cũng như hoạt động để tạo ra một bản
tin trên báo Dân Việt, người hướng dẫn cũng chia sẻ với sinh viên chúng em về yếu
tố nội dung trong việc làm truyền thông. Nội dung là vua - đây được coi là bài học
vỡ lòng của một người làm truyền thông, Thế nhưng, từ sự quan sát thị trường nội
dung, ai cũng có thể chỉ ra rằng những nội dung ảo kém chất lượng đã gây ra rất
nhiều thiệt hại thật. Cùng làn sóng phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội
15
như TikTok, Facebook, Instagram là sự hiện diện ngày một có tiếng nói của các
KOLs, KOC, những người có ảnh hưởng, sáng tạo nội dung mới mỗi ngày.

Tuy nhiên, số lượng chưa đi kèm chất lượng khi không khó để chỉ ra rằng rất nhiều
"content bẩn" vẫn được sản xuất mỗi ngày. Nhìn từ hướng người làm truyền thông,
những nội dung chất lượng thấp này không chỉ tác động tiêu cực đến phía làm
truyền thông mà nghiêm trọng nhất là tác động đến con người xã hội.

Truyền thông mạng xã hội là hình thức quảng cáo phổ biến mà bất kỳ doanh nghiệp,
cơ quan báo chí nào cũng nên áp dụng để tăng khả năng tiếp cận công chúng mục
tiêu và quảng bá thương hiệu. Có thể rút ra những lưu ý khi truyền thông trên các
nền tảng mạng xã hội để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả trong bài viết bao gồm:

 Xác định nền tảng truyền thông mạng xã hội phù hợp: Ngày nay, các nền tẳng
mạng xã hội rất đa dạng với những đối tượng mục tiêu khác nhau. Để có thể
xác định được đúng nền tảng phù hợp với doanh nghiệp của mình, chúng ta
cần trả lời được các câu hỏi: Mục tiêu truyền thông là gì? Đối tượng mà
chúng ta đang hướng đến là ai? Họ có những đặc điểm như thế nào? Thời
lượng sử dụng nền tảng đó của người dùng trong một ngày kéo dài bao lâu?
 Tạo sự tương tác liên tục để thu hút người theo dõi: Khi thành lập một kênh
truyền thông mạng xã hội, điều quan trọng để quyết định sự thành công hay
thất bại là việc thực hiện liên tục và đều đặn với những nội dung liên quan.
Đây là một cách tạo ra thói quen cho người xem để họ ghi nhớ sự định kỳ của
kênh truyền thông.
 Kết nối những người có sức ảnh hưởng: Việc kết nối những người có sức ảnh
hưởng sẽ giúp tăng lượt tương tác hiệu quả. Tuy nhiên, khi lựa chọn người có
sức ảnh hưởng, cũng cần chọn những người có uy tín trong lĩnh vực phù hợp.

4. Lắng nghe chia sẻ của các nhà báo tại hội trường lớn của Báo Dân Việt
Khoảng thời gian tại hội trường lớn của Báo Dân Việt, nhóm sinh viên chúng em đã
được nghe những chia sẻ kinh nghiệm hết sức bổ ích cũng như những lưu ý khi làm

16
nghề của hai nhà báo đến từ ban Bạn đọc, đó là nhà báo Vinh Hải và nhà báo Phi
Long.

Với vai trò là một cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như là một
người là nhiều năm kinh nghiệm hành nghề báo, nhà báo Phi Long đã chia sẻ về các
bước để hoàn thiện sản xuất một tin bài cơ bản. Sáu bước khái quát về toàn bộ quá
trình sản xuất sản phẩm báo chí bao gồm: Một là nắm bắt tình hình thực tiễn đang
vận động; hai là phát hiện chủ đề, đề tài cho bài viết; ba là tiếp cận nguồn tin, thu
thập dữ liệu – thông tin, viết; bốn là biên tập lên trang (hay duyệt, in ấn); năm là tổ
chức phát hành, lên sóng; sáu là theo dõi, xử lý phản hồi.

Trong suốt quá trình học tập và kể cả khi đã hành nghề báo, chúng ta sẽ có lúc
không khỏi băn khoăn, trăn trở để tìm được một đề tài cho tác phẩm của mình. Có
thể khẳng định, việc tìm ra một đề tài hay là yếu tố rất quan trọng làm nên sự thành
công của bài báo. Đề tài trong lĩnh vực báo chí là phạm vi đời sống hiện thực được
phản ánh vào các tác phẩm báo chí. Đối với xã hội hiện đại ngày nay, khi mọi thứ
không ngừng biến động, cái cũ cái mới giao thoa, hàng loạt vấn đề nảy sinh… chúng
ta có thể dễ dàng tìm được đề tài cho tác phẩm của mình ở mọi nơi, mọi lúc, trong
bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Đề tài nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, nó có thể
diễn ra ngay trước mắt chúng ta nhưng cũng có thể ẩn sâu, giấu kín mà chỉ những
con mắt tinh tế mới nhận ra được. Điều quan trọng nhất là bản lĩnh của người viết có
thể dấn thân để tìm hiểu, khai thác đề tài đó hay không.

Cũng trong buổi hôm đó, nhà báo Vinh Hải, một trong những nhà báo đã nhận được
những giải thưởng báo chí danh giá toàn quốc, đã giúp sinh viên chúng em có cái
nhìn sâu sắc hơn về nghiệp vụ báo chí điều tra. Tại đây, những câu chuyện từ hơi thở
cuộc sống, những góc khuất của người làm báo điều tra đã được người trong cuộc
chia sẻ. Có đớn đau, vất vả nhưng cũng đầy kiêu hùng khi những bài phóng sự điều
tra góp phần làm nên hành trình những điều có ích cho xã hội.

17
Điều tra là một trong những thể loại báo chí luôn tạo sự quan tâm và thu hút người
đọc. Nếu tin thu hút người đọc bởi độ nóng, nhanh của thông tin, sự kiện mới, thì
điều tra hấp dẫn người đọc bởi sự thật của vấn đề được tìm ra và tính ly kỳ của quá
trình tác nghiệp biểu lộ qua tác phẩm. Điều tra đến nay vẫn là một trong những thể
loại khó của báo chí và về kỹ thuật, trình độ tác nghiệp. Nó đòi hỏi có sự tổng hợp
của những thể loại khác.

Đề tài của báo chí điều tra thuộc nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực. Đó có thể là sự
thật về việc làm sai trái, tiêu cực, tham nhũng của của quan chức; xem xét một
doanh nghiệp đã gây thiệt hại đến công chúng do hành vi phi đạo đức hoặc hành
động sai trái; những tiêu cực, sai trái trong xã hội; những sự thật bị che giấu vì lợi
ích của một người, một nhóm người ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người
khác. Tuy nhiên phải có chọn lọc về tính chất và mức độ cần thiết khi đưa lên báo.

Báo chí điều tra luôn thu hút sự chú ý của công chúng bởi nó luôn công bố những sự
thật có ảnh hưởng quan trọng tới lợi ích của toàn xã hội. Thậm chí trong nhiều
trường hợp, hoạt động báo chí điều tra được coi như một bộ phận quan trọng hỗ trợ
cho các cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm ngăn chặn các loại tội phạm và tệ quan liêu,
tham nhũng, góp phần làm trong sạch môi trường xã hội. Báo chí điều tra trong quá
khứ đã từng rất huy hoàng, đặc biệt trong giai đoạn báo chí số chưa phát triển và các
nền tảng công nghệ còn chưa tác động nhiều đến hoạt động báo chí. Trong những
giai đoạn từ thập niên 80 của thế kỷ trước đến khoảng năm 2010, hầu như mỗi ngày
mở các trang báo ra, độc giả đều thấy được những bài, loạt bài điều tra đình đám có
tác động sâu rộng đến xã hội. Trong đội ngũ những người làm báo Việt Nam xuất
hiện ngày càng nhiều các phóng viên viết điều tra có kinh nghiệm và bản lĩnh nghề
nghiệp.

Ngày càng ít người chọn theo lĩnh vực điều tra bởi nhiều lý do. Do tâm lý ngại khó,
ngại khổ và sợ cô đơn; bạn đọc rất kén tác phẩm… Một số rủi ro các nhà báo điều
tra thường hay gặp như sử dụng những tài liệu chưa được giải mật; thông tin sau khi
kết luận không như báo nêu; tiếp cận thông tin từ các nguồn chưa được kiểm chứng;
18
nhập vai trong quá trình tác nghiệp vượt giới hạn cho phép…Phóng viên làm điều
tra ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần vượt qua áp lực bị theo dõi, bị mua chuộc bằng
rất nhiều tiền, thậm chí phải đánh đổi các mối quan hệ, khi đã có những vụ việc bị
can thiệp từ các mối quan hệ thân quen.

Hiện nay, một số nhà báo Việt Nam đối mặt với nguy hiểm, áp lực để viết bài điều
tra với nghiệp vụ không kém báo chí quốc tế. Họ đưa ra ánh sáng nhiều việc có lợi
ích công như chống tội phạm, giang hồ có tổ chức, các hành vi tham nhũng tiêu cực,
bảo vệ an toàn sức khỏe, môi trường với người dân. Nếu báo chí điều tra bị yếu đi
thì sẽ mất một chỗ dựa quý giá cho người dân, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp khi
cần lên tiếng bảo đảm sự công bằng, phải trái trong xã hội. Hiện nay, các nhà báo
điều tra cần được pháp luật bảo vệ khi hành động vì lợi ích công. Họ cần được sự hỗ
trợ bài bản từ nhà nước, từ ban biên tập, được đầu tư nghiệp vụ tốt hơn để bảo đảm
sự chính xác, khách quan trong các bài báo, tránh những sai sót đáng tiếc.

Đặc biệt, theo như nhà báo Vinh Hải chia sẻ, khi nhập vai điều tra một vụ việc nào
đó, phóng viên cần xin phép tòa soạn, đó là cách để tự bảo vệ mình trong quá trình
điều tra, nhất là trong trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm
trong quá trình nhập vai của phóng viên. Quả thật “làm báo điều tra phải chấp nhận
khổ và cô đơn”. Nhà báo điều tra cần có 3 phẩm chất: bản lĩnh, tri thức và trình độ
tác nghiệp và phải khẳng định mình làm việc có ích cho xã hội, cho nhân dân. Do đó
cần dấn thân và đi tới cùng vụ việc.

II. Báo cáo về chuyến đi thực tế chính trị tại Di tích nhà
tù Hỏa Lò
1. Tổng quan về di tích nhà tù Hỏa Lò
Cuối thế kỷ 19, để tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân
Pháp đã bổ sung hệ thống cảnh sát và nhà tù, trong đó phải kể đến nhà tù Hỏa Lò,
nơi được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”. Đây là nhà tù thực dân lớn nhất

19
Đông Dương, là minh chứng lịch sử của một quãng thời gian đầy gian lao, biểu
tượng tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Tại làng nghề gốm thủ công thuộc làng Vĩnh Khánh, tổng Vĩnh Xương, Thọ Xương,
Hà Nội, nơi thực dân Pháp đã lựa chọn để xây dựng nhà tù Hỏa Lò vào năm 1896.
Nhà tù Hỏa Lò có tên tiếng Pháp là “Maison Centrale”, nghĩa là “Đề Lao Trung
Ương” hay còn gọi là “Ngục thất Hà Nội”. Đây là nơi thực dân Pháp đã giam cầm
và tra tấn cả tinh thần lẫn thể xác của các chiến sĩ yêu nước, của các nhà cách mạng.
Rất nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã từng bị giam giữ tại đây.

Nhà tù Hỏa Lò (nay là di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò) ở địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, Hà
Nội. Đối diện với nhà tù về phía đông là toà án, phía tây nam giáp phố Thợ Nhuộm,
phía tây giáp phố Richaud (ngày nay là phố Quán Sứ), phía bắc giáp với đường
Rollandes (nay là phố Hai Bà Trưng). Tổng diện tích Nhà tù Hỏa Lò hay Nhà tù
Trung ương và những đường lân cận dẫn đến nhà tù là 12.908m2, là nhà tù rộng và
kiên cố nhất khu vực Đông Dương. Ước tính chi phí xây dựng toàn bộ công trình là
1.212.434 đồng Đông Dương.

Nhà tù Hỏa Lò được thiết kế thành 4 khu: A, B, C, D với tường bao quanh cao 4m
dày 0.5m được gia cố thêm mảnh thủy tinh và dây thép điện.

Khu A, B: là khu vực giam giữ các phạm nhân đang điều tra, phạm nhân không quan
trọng hoặc những người vi phạm kỷ cương của nhà tù.

Khu C: Dành cho tù nhân Pháp hoặc ngoại quốc.

Khu D: Dành cho phạm nhân đang chờ thụ án tử hình.

Ngày nay, Hỏa Lò chỉ rộng hơn 2.400 m vuông, được giữ lại và bảo tồn nhằm phục
vụ tham quan du lịch hay những ai muốn tìm hiểu và tận mắt chứng kiến nhà tù thực
dân như thế nào.

20
Nhà tù Hỏa Lò không chỉ là nơi ghi chép những trang sử đau thương, mà còn là
điểm đến để chúng ta nhớ những giá trị quý báu của tự do, của con người, của lòng
dũng cảm và sự kiên nhẫn. Nó như một bài học lịch sử sống động, một lời cảnh tỉnh
về những hậu quả của chiến tranh, của sự độc tài và của sự bất công. Là một sinh
viên truyền thông, việc tham quan di tích này không chỉ là một trải nghiệm lịch sử
mà còn là một cơ hội để hiểu rõ hơn về quá khứ đau thương của dân tộc, cũng như
những giá trị văn hóa và tinh thần mà họ đã truyền đạt qua những năm tháng đau
khổ.

2. Những phần thuyết minh và câu chuyện lịch sử ấn tượng


Máy chém tử thần
Trong suốt quãng thời gian hoạt động, nhà tù Hỏa Lò
đã giam cầm và tra tấn biết bao chiến sĩ và nhà cách
mạng, họ dùng những thiết bị tra tấn, ép cung hết sức
tàn nhẫn. Trong đó phải kể đến “cỗ máy chém”, một
công cụ tra tấn đưa nhà tù Hỏa Lò trở thành “địa ngục
trần gian”, lọt vào top 10 nhà tù đáng sợ nhất thế giới
và top 5 điểm đến đáng sợ nhất Đông Nam Á. Máy
chém là nỗi kinh hoàng được nhắc tới nhiều nhất ở
Hỏa Lò, được thiết kế bằng hai cây sắt cao 4m, với
lưỡi dao được giữ ở trên cao bằng chốt, phía dưới
được thiết kế giá hẹp cho tử tù để đầu vào.

Tháng 01/1930, máy chém được đưa lên Yên Bái để hành quyết 13 chiến sĩ cách
mạng Việt Nam đứng đầu là Nguyễn Thái Học trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Trong suốt những năm từ 1986 đến năm 1954, vũ khí dã man này được chuyển từ
nhà giam này đến nhà giam khác xứ Bắc Kỳ. Đối với các phạm nhân nữ, thực dân
Pháp có những thủ đoạn tra tấn cực kỳ dã man như: giật điện bằng máy quay điện
hay dùng ba toong để nhục hình chị em tù chính trị.

21
Nếu máy chém là vũ khí tra tấn tàn nhẫn nhất thì “ngục tối” là nơi đáng sợ nhất khi
nói đến Hỏa Lò, được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”. Bất cứ phạm nhân nào
nghe đến ngục tối đều cảm thấy ám ảnh kinh hoàng, với những cái tát nảy lửa,
những trận đòn ghê rợn, bị gông, cùm, ăn ở, vệ sinh, đều chỉ trong một không gian
chật hẹp và tăm tối. Thiết kế những không gian giam giữ riêng biệt khiến phạm nhân
không thể nằm ngủ, bao phủ bằng một không gian tối tăm, những ai từng bị nhốt ở
đây một thời gian đều bị phù, ghẻ lở và thiếu dưỡng chất do thiếu vệ sinh và ánh
nắng mặt trời.

Cuộc sống bị tước mất những quyền con người


Thực dân Pháp rất chú trọng trong việc xây dựng
nên tất cả các thiết kế cửa, khóa, gông cùm ở đây
đều là các thiết kế chuyên biệt mang từ bên Pháp
sang được quản lý vô cùng chặt chẽ. Hòa Lò là
“địa ngục của địa ngục” những ai đã bước chân
qua cánh cổng gỗ lim đều phải chịu những trận
tra tấn tàn độc. Không chỉ bị tra tấn bởi những thủ
đoạn dã man, tù nhân còn bị bắt đi lao dịch nặng
nề như sửa chữa nhà ở, lao dịch những nơi ở của
các giám ngục, giã gạo hay đi lao dịch tại các
chiến trường.

Những phạm nhân bị kết án tử hình chờ ngày hành quyết đều bị giam cầm ở khu vực
riêng, nằm tận sâu bên trong khu nhà giam, phải đi qua ba lần cửa sắt.

Với thiết kế chuyên biệt, quy định nghiêm ngặt thực dân Pháp luôn tự đắc nhà tù
Hỏa Lò là nơi “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, con kiến cũng không lọt, tuy nhiên vẫn
có những cuộc vượt ngục thành công của tù chính trị tại Hỏa Lò khi cưa song sắt
cống ngầm dưới sân trại tử hình để chui ra ngoài, một số cán bộ đã chạy thoát, một
số bị bắt.

22
Xong dù bị bắt, bị giam cầm, bị tra tấn nhưng tinh thần bất khuất, của các chiến sĩ
yêu nước, các nhà cách mạng vẫn giữ vững tinh thần, khí tiết biến nhà giam thành
nơi học tập, truyền bá và lý luận tư tưởng cách mạng. Các chiến sĩ cách mạng vượt
ngục thành công, quay trở về với nhân dân lại tiếp tục tham gia hoạt động, đóng góp
vào công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đấu tranh giải phóng dân tộc, góp
phần xây dựng và phát triển đất nước.

Phòng giam đặc biệt


Tại Nhà tù Hỏa Lò có một phòng giam rất đặc biệt: Phòng giam phụ nữ có con nhỏ
phải vào ở tù cùng với mẹ. Phòng có diện tích khoảng 30m2; được dựng 2 dãy sạp
bằng gỗ lim làm chỗ nằm cho tù nhân; cuối phòng có một thùng gỗ dùng cho việc vệ
sinh của tù nhân.

Trung bình mỗi phòng, thực dân Pháp giam khoảng 20 người; cá biệt có thời kì giam
tới hơn 30 người chưa kể trẻ nhỏ. Với số lượng tù
nhân đông như vậy nên trong phòng giam luôn
thiếu không khí. Cuộc sống trong tù đối với người
lớn đã rất cực khổ, với trẻ nhỏ khó khăn gấp bội
phần. Các cháu nhỏ không hề có khẩu phần ăn
riêng, không được phát cơm, đồ ăn
do người lớn san sẻ; có những em
bé vừa lọt lòng, mẹ không có sữa,
lại không được phát cháo, không
được nhận đồ tiếp tế từ gia đình gửi
vào, sức khỏe của các em rất yếu,
đứng trước ranh giới sinh tử.

Thần dược cứu các chiến sỹ từ


tay thần chết trở về
Với các cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa
Lò; quả bàng là “thần dược”, là

23
nguồn “vitamin”, “thuốc bổ hồi sinh”. Bàng cứu các chiến sỹ từ tay Thần Chết trở
về. Quả bàng chín chỉ được dùng để bồi dưỡng cho những đồng chí đau ốm; cần
sớm phục hồi sức khỏe. Mỗi ngày được ăn chừng 4 đến 5 quả bàng chín cả vỏ lẫn
nhân; cộng thêm chút giá được làm từ đậu xanh; nhiều người đau yếu lâu ngày đã
dần dần hồi phục.

Từ quả bàng rụng xuống; được ấp iu, che chở trong đất nơi ngục lửa, một nguồn
sống mới lại nảy lộc, đâm chồi. Chẳng sai khi nói rằng; rất nhiều tù chính trị nhờ
Bàng mà nuôi thêm hy vọng. Giữa chốn lao tù không biết đến ngày mai; ngắm nhìn
những cây bàng cứ hiên ngang đứng vững, khỏe mạnh, tốt tươi khiến các chiến sỹ
thêm kiên tâm, bền chí.

Liệt sỹ Nguyễn Thị Quang Thái (1915 - 1944)


Bà Nguyễn Thị Quang Thái là vợ đầu của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bà Nguyễn
Thị Quang Thái sinh năm 1915 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Sinh ra trong một gia
đình có cha là công chức hỏa xa, chị gái là nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai
nên bà đã sớm thấm nhuần tư tưởng của Đảng và có một lòng yêu nước mãnh liệt.
Lớn lên, bà tham gia vào hoạt động trong Đảng Tân Việt cùng chị gái.

Trên chuyến tàu hỏa từ Vinh vào Huế Năm 1929, bà lần đầu gặp gỡ chàng trai trẻ
Võ Nguyên Giáp – người cùng hoạt động với chị Minh Khai trong Đảng Tân Việt.
Suốt thời gian ở Huế, hai người có nhiều lần gặp nhau và nảy sinh tình cảm. Trải
qua nhiều khó khăn trong quá trình đấu tranh cách mạng, tình yêu của họ lớn dần lên
từ những lý tưởng chung.

Năm 1935, khi bà Quang Thái vừa tròn 20 tuổi, bác Võ Nguyên Giáp trở lại Vinh và
xin cưới bà làm vợ. Khi đấy, cả hai cùng chung nhau một niềm tin, cùng đặt hy vọng
vào một sự nghiệp lớn. Ngày 4/1/1940, Quang Thái sinh hạ một bé gái và họ đặt cho
con cái tên xinh đẹp là Hồng Anh. Như mọi cặp vợ chồng trẻ khác, cả hai đều rất hài
lòng và hạnh phúc.

24
Cuộc sống tốt đẹp ấy chỉ kéo dài đến năm
1942, khi bà Quang Thái bị bắt và bị kết án 16
năm tù. Trong tù, bà hết lòng chăm sóc, động
viên chị em dũng cảm đấu tranh chống tra tấn,
chống chế độ hà khắc của nhà tù thực dân. Bà
còn dạy chị em trong tù học văn hóa. Nhưng
cuộc sống gian khổ trong tù cùng với những
trận tra tấn dã man làm sức bà yếu dần. Những
năm 1943-1944, trong nhà tù Hỏa Lò có dịch
thương hàn. Có kiến thức về y, bà Thái tận tình
chăm sóc chị em bị bệnh. Cuối cùng, bản thân
bà cũng bị bệnh thương hàn. Đến khi đã kiệt
sức, bà mới được đưa vào nhà thương làm phúc. Linh cảm thấy ngày ra đi đến gần,
bà nhắn mẹ chồng bế Hồng Anh ra cho mình gặp. Bà nội đưa Hồng Anh đi bằng xe
lửa. Hai bà cháu đi được nửa đường thì nghe tin đoạn đường ray phía trước bị Nhật
ném bom nên bà nội buộc phải bế cháu về. Năm 1944, bà Quang Thái mất mà không
gặp được con gái lần cuối.

Chuyện tình Hoàng Văn Thụ - Hoàng Ngân - Mối tình trẻ mãi với thời gian
Hoàng Ngân tên thật là Phạm Thị Vân, bà từng là Bí thư Trung ương Hội Phụ nữ
cứu quốc Việt Nam (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) đầu tiên, Chủ nhiệm đầu tiên
của báo Phụ nữ Việt Nam, một trong những người đi đầu trong phong trào phụ nữ
Việt Nam.

Từ những năm 1935, gia đỉnh bà Hoàng Ngân đã là cơ sở bí mật của Thành ủy và
Xứ ủy Bắc Kỳ, các cuộc họp đều có sự tham dự của các đồng chí: Tô Hiệu, Hoàng
Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt…Ngày đó, dù mới là cô nữ sinh 14 tuổi, Hoàng Ngân đã
làm nhiệm vụ đưa thư từ, công văn cho các chú, các anh từ Chợ Sắt, nhà máy Tơ,
Chợ Cột Đèn qua Bến Bính, Thủy Nguyên…Sự thông minh, lanh lẹ của Hoàng
Ngân đã qua mặt được bọn mật thám, Việt gian biết bao lần.

25
Trong quá trình hoạt động cách mạng này, trái tim Hoàng Ngân đã rung động và nảy
nở tình cảm với người đồng chí, người anh, người thầy Hoàng Văn Thụ, còn Hoàng
Văn Thụ cũng cảm mến trước người thiếu nữ xinh đẹp, sắc xảo, sớm giác ngộ cách
mạng và giàu ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc. Năm 1939, sau quá trình cùng
hoạt động cách mạng, đ/c Hoàng Văn Thụ và Hoàng Ngân đã quyết định đính ước.
Tuy nhiên, vì sự nghiệp cách mạng và điều kiện khách quan, hai người chưa kịp làm
đám cưới, mà lại cuốn vào các hoạt động của phong trào cách mạng.

Tháng 1/1941, bà dự hội nghị cán bộ ở Hà Đông. Cuộc họp đang diễn ra thì bị địch
bao vây, Hoàng Ngân đã dũng cảm giúp các đồng đội (trong đó có đ/c Hoàng Văn
Thụ) trốn thoát, còn bản thân bị địch bắt và kết án 12 năm tù giam tại Hỏa Lò. Năm
1943, đ/c Hoàng Văn Thụ bị bắt giam tại Hỏa Lò, tuy ở khu biệt giam, nhưng cũng
là cơ hội cuối cùng họ được ở gần nhau…Năm 1944, đ/c Hoàng Văn Thụ bị kết án
tử hình, đã để lại một mất mát lớn trong cuộc đời Hoàng Ngân. Trong tù, bà vẫn
kiên cường vận động các tù binh đấu tranh, tới tháng 3/1945 Nhật đảo chính Pháp,
bà đã vượt ngục và tiếp tục hoạt động Cách mạng. Ngày 17/7/1949, sau một cơn sốt
rét ác tính, bà qua đời tại Việt Bắc khi vừa 28 tuổi.

Cuộc sống của tù binh Mỹ tại nhà tù Hỏa Lò


Nhờ truyền thống khoan hồng và nhân đạo đã có hàng nghìn năm của dân tộc Việt
Nam, các tù binh phi công Mỹ ở nhà tù Hỏa Lò được hưởng chế độ ăn “đặc táo” và
được chăm sóc sức khỏe rất chu đáo trong điều kiện thời chiến cho phép. Trong
kháng chiến chống Mỹ, tù binh Mỹ được ăn uống đầy đủ tới mức nhiều cán bộ chiến
sĩ ta phải thắc mắc: Tại sao ở nhiều nơi bộ đội và nhân dân ta còn phải ăn độn thêm
khoai sắn mới đủ no mà lại dành khẩu phần ăn tốn kém cho những kẻ đã từng gây
bao tội ác với dân tộc ta?

Theo lời Đại tá Trần Trọng Duyệt: “Hồi đó, tù binh Phi công Mỹ đã được phái ta
chăm sóc với một chế độ ăn uống rất đặc biệt: Buổi sáng, họ thường được ăn bánh
mì với sữa hoặc đường. Đây là những thứ hàng xa xỉ mà thời ấy, những người Việt
Nam bình thường chỉ những khi đau ốm mới được biếu và bồi dưỡng. Bừa trưa và
26
bữa chiều, suất ăn của họ là bánh mỳ kẹp trứng rán, hoặc thịt và một bát súp thịt
hầm với khoai tây, hoặc rau các loại. Những người nghiện thuốc lá, mỗi ngày còn
được phát 3 điếu Tam Đảo bao bạc.

Các tù binh chẳng những được ăn tốt,


mà còn được chăm sóc sức khỏe rất chu
đáo trong điều kiện thời chiến cho phép.
Ngoài được tận tình cứu chữa vết
thương do nhảy dù sau khi máy bay bốc
cháy, các tù binh đã được những bác sĩ
giỏi nhất ở các bện viện 108, 103, 354
của quân đội đến khám và chữa bệnh
theo định kì. Cho nên, sau cú sốc thần kinh ban đầu lúc họ bị bắt, khi đã vào trại
Hỏa Lò hầu hết các tù binh Mỹ đều ổn định tinh thần và sức khỏe rất nhanh. Nhiều
người đã có ý thức tập luyện để thích nghi với điều kiện sinh hoạt mới, giữ gìn sức
khỏe để đợi ngày được trao trả về nước.

Đặc biệt, trong các ngày lễ, ngày Tết của Mỹ như ngày Độc lập (4 tháng 7), ngày Lễ
Tạ ơn, Noel, Tết Dương lịch…, tôn trọng tín ngưỡng của tù binh, trại còn cho mời
cả mục sư Bùi Hoàng Thử đến làm lễ theo nghi thức tôn giáo cho số người theo đạo.

Chuyện con mèo của nữ tù binh duy nhất ở Hỏa Lò


Câu chuyện gây ấn tượng với những người tham quan yêu động vật là chuyện về nữ
tù binh duy nhất ở Hỏa Lò. Khoảng giữa năm 1971, Đại tá Trần Trọng Duyệt nhớ lại
một kỷ niệm thú vị trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Ông nhận được chỉ thị của
Tổng cục Chính trị, phải đảm bảo chế độ đặc biệt cho nữ tù binh duy nhất. "Cô ấy
tên là Monica, nguyên là sĩ quan quân y trong quân đội Mỹ, gốc Đức, dáng người
mảnh mai, xinh đẹp. Lúc đó, chúng ta đang cần sự ủng hộ của các nước đồng minh,
nên việc giam giữ nữ tù binh này rất quan trọng. Tôi đã bố trí cho Monica một
phòng riêng, rộng khoảng 10m, kê một chiếc giường hộp (loại giường này chỉ dùng
cho cấp tá quân đội ta), với đầy đủ ấm chén, phích nước và một lọ hoa. Lúc đầu
27
Monica không chịu. Cô ta tuyệt thực. Các đồng chí quản giáo giải thích như thế nào
cô cuũng chỉ khóc lóc và đưa ra lý do, không thích ở một mình vì phòng đó xấu và
sợ ma". Chính đại tá Trần Trọng Duyệt đã phải trực tiếp gặp và dẫn Monica lên
phòng làm việc của mình xem và nói: "Cô xem, tôi là trại trưởng, tôi cũng phải ở
phòng không hơn phòng của cô, thậm chí không có lọ hoa. Vậy cô muốn gì nữa
đây". Từ đó, cô gái ngoan ngoãn đồng ý và lúc nào gặp Đại tá Duyệt cũng vui vẻ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM


I. Yêu cầu đối với một phóng viên hiện nay
1. Không ngại gian khó
Vốn nghề phóng viên phải chịu nhiều sức ép về mặt thời gian và thời hạn hoàn
thành nhiệm vụ, lại phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm rình rập ví như thường
xuyên phải tác nghiệp vào mùa mưa lũ tại vùng núi, tác nghiệp vùng có chiến tranh
hay đối diện với cả dân xã hội khi phản ánh những mặt xấu ở đằng sau của cá nhân,
tổ chức nào đó,... Chính vì thế mà bản thân người phóng viên phải hết sức linh hoạt,
có tác phong làm việc năng động động và bằng cả sự say mê, nhiệt huyết đối với
nghề thì mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

2. Phản ánh khách quan và trung thực


Với rất nhiều góc tối luôn trực chờ người phóng viên bước vào thì có lẽ nếu không
kiên định và ngay thẳng, chắc chắn không có niềm đam mê nào có thể đưa họ vượt
thoát ra khỏi biết bao cám dỗ bủa vây trong quá trình hành nghề. Trong thực tế đã có

28
rất nhiều người phóng viên không giữ vững bản chất đạo đức nghề nghiệp mà cố
tình che lấp đi biết bao sự thật bởi đồng tiền đút lót, hối lộ.

3. Tinh thần ham học, ý thức trau dồi kiến thức không ngừng
Đối với một phóng viên mà nói thì mỗi ngày làm việc cần phải đầu tư một khoảng
thời gian nhất định đầu giờ sáng để có thể nắm bắt các tin tức nổi bật. Đó vừa là một
nhiệm vụ bất di bất dịch, lại vừa là một cách để trau dồi thêm kiến thức xã hội để
làm hành trang bước chân vững vàng hơn với nghề này. Khi làm một người phóng
viên, phải học hỏi ngay từ trong chính cuộc sống thường ngày, sự kiện thực tế luôn
đóng vai trò là nguồn tư liệu bổ ích và những người đồng nghiệp, bạn bè xung quanh
chính là người thầy giỏi.

II. Làm truyền thông cùng tình yêu lịch sử


Trải qua nhiều cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước, Việt Nam tự hào là một dân tộc
giàu giá trị lịch sử. Thế nhưng có một nghịch lý mà người Việt không thể phủ nhận
là điểm thi môn lịch sử trong các kỳ thi quốc gia luôn luôn thấp. Tồn tại với danh
xưng “Môn học phụ”, không có gì lạ khi nhiều người nghĩ với môn học này chỉ cần
thuộc lòng là đủ. Sự ám ảnh của cách học ‘khô cứng” ở trường phần nào khiến Lịch
sử mất dần sự thú vị vốn có của nó. Được coi là minh chứng cho quá khứ hào hùng
của dân tộc, nhưng cùng chung với số phận của môn lịch sử tại trường học, những
khu di tích lịch sử với giá trị trực quan to lớn cũng không phải điểm tham quan ưa
chuộng.

Từ câu chuyện thành công của đội ngũ truyền thông Di tích Nhà tù Hoả Lò, chúng ta
thấy được vai trò và ý nghĩa của một chiến lược truyền thông bài bản và thống nhất.
Từ bước khởi đầu chọn lựa đối tượng mục tiêu, cho tới việc lập chiến lược và triển
khai sản xuất nội dung, các kênh truyền thông của Nhà tù Hoả Lò đếu nhất quán với
giá trị cốt lõi của mình là kết nối được cuộc sống hiện đại của giới trẻ và những
trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó là lý do mà tại mọi điểm chạm truyền thông,
cho dù là bài viết, hình ảnh hay Podcast, các bạn trẻ cũng có thể nhận được vẻ đẹp

29
của những nội dung giàu giá trị lịch sử, thấm đượm lòng tự hào dân tộc nhưng gần
gũi chân thực.

Bằng những ấn phẩm thiết kế độc đáo, sáng tạo nội dung đa dạng từ cung cấp thông
tin lịch sử, tới nội dung giải trí thú vị, cách thức truyền thông hợp thời, trang
Fanpage nói riêng và các kênh truyền thông khác của Di tích Nhà tù Hoả Lò nói
chung đã đập tan những định kiến “Lịch sử là khô khan” trong tâm thức của nhiều
bạn trẻ. Tựu chung lại có thể thấy, Nhà tù Hoả Lò là một trong số ít những Di tích
lâu đời dám thay đổi và làm mới mình. Chính những hoạt động tích cực đổi mới
truyền thống hướng tới thế hệ trẻ đã giúp Di tích Nhà tù Hoả Lò thu hút thành công
nhóm du khách trẻ nội địa.

Năm 2020, bất chấp khó khăn do dịch Covid và hạn chế của ngành du lịch, Hoả Lò
vẫn đón hơn 108 ngàn lượt khách, trong đó nhóm học sinh sinh viên chiếm đến
60%. Những con số này đã minh chứng cho việc chúng ta có thể làm lịch sử một
cách sáng tạo. Đội ngũ sáng tạo nội dung của Di tích Nhà tù Hoả Lò đã từng chia sẻ:
“Chúng tôi bắt đầu hành trình này với tình yêu và nhiệt huyết hơn là những chiến
lược và tầm nhìn”. Có lẽ chính bởi lý do đó, mỗi nội dung được lên sóng, cho dù ở
dạng thức nào, chúng đều chạm được tới trái tim người xem và khiến nó rung động.

Thành công của Ban truyền thông Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành một nguồn
cảm hứng cho nhiều đơn vị khác cũng đang “loay hoay” để “làm nội dung” lịch sử.
Bởi nếu biết cách khai thác và truyền tải thú vị, những câu chuyện lịch sử sẽ vẫn thu
hút được sự yêu mến và quan tâm từ thế hệ trẻ Việt Nam.

Như vậy, khi truyền thông về các sự kiện lịch sử, không chỉ đòi hỏi chúng ta có nền
tảng tư duy truyền thông vững chắc và lối suy nghĩ sáng tạo, mà gắn liền với đó còn
phải là tình yêu, lòng tự hào dân tộc sâu sắc về Tổ quốc, quê hương.

Với vai trò là một sinh viên truyền thông, việc sử dụng kiến thức và hiểu biết của
mình để lan truyền câu chuyện về nhà tù Hỏa Lò, để giữ gìn kỷ niệm và học hỏi từ
quá khứ, và để thúc đẩy sự ý thức xã hội về quan trọng của tự do, công bằng và nhân
30
quyền là trách nhiệm cũng chính là nghĩa vụ. Tham quan di tích nhà tù Hỏa Lò
không chỉ là để tìm hiểu lịch sử mà còn là để chia sẻ câu chuyện, để đảm bảo rằng
những ký ức và bài học từ quá khứ sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Không chỉ là những nỗi đau và buồn khổ, nhà tù Hỏa Lò còn là nơi để sinh viên
chúng em nhận ra sức mạnh của lòng kiên nhẫn, lòng tin và lòng dũng cảm. Những
người tù đã từng sống và chết ở đây đã để lại một di sản vĩ đại, là niềm tự hào và
nguồn cảm hứng không ngừng cho thế hệ sau này. Điều quan trọng là, việc tham
quan nhà tù Hỏa Lò đã mở ra một cửa sổ mới cho em, một cửa sổ để nhìn lại quá
khứ và suy ngẫm về tương lai. Em không chỉ cảm nhận được sự quý báu của tự do
mà còn nhận ra trách nhiệm của mình, như một người trẻ tuổi, làm thế nào để giữ
gìn và bảo vệ những giá trị đó.

Trong tâm trí của một sinh viên truyền thông, việc tham quan nhà tù Hỏa Lò không
chỉ là một trải nghiệm cá nhân mà còn là một sứ mệnh để truyền đi những giá trị và
bài học quý báu từ quá khứ, để tôn vinh những người anh hùng đã hy sinh vì tự do
và quyền lợi của mọi người

Tổng kết, thông qua học phần thực tế chính trị - xã hội em đã có chuyến thực tế thực
sự ý nghĩa cùng các thầy cô và các bạn của lớp Báo mạng điện tử K42, và chắc chắn
chuyến đi sẽ giúp ích phần nào cho em về kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân!

31

You might also like