You are on page 1of 5

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA XÃ HỘI HỌC

BÁO CÁO KIẾN TẬP

……………………..

Họ và tên sinh viên:..........................................

MSSV: .............................................................

Lớp: ..................................................................

Kiểm huấn viên: ...............................................

Giáo viên hướng dẫn…………………………

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2019


4.2.2. Mẫu gợi ý viết báo cáo kiến tập CTXH với cộng đồng
- Sau kỳ kiến tập, mỗi sinh viên cần nộp cho kiểm huấn viên một báo cáo
Công tác xã hội với cộng đồng có kèm theo bảng đánh giá (dùng cho giảng
viên/kiểm huấn viên) (đã có mẫu) và xác nhận của cơ sở kiến tập.
- Sinh viên thực hiện tiến trình giải quyết vấn đề (nhận diện vấn đề, thu thập
thông tin, đánh giá chẩn đoán, lên kế hoạch giải quyết vấn đề, thực hiện kế hoạch,
lượng giá). Sinh viên sử dụng các kỹ năng như vấn đàm, vãng gia, ghi chép tiến
trình, làm hồ sơ xã hội... Sinh viên cũng có thể viết báo cáo kiến tập theo dàn bài
gợi ý sau:
PHẦN I: Tổng quan cộng đồng

1. Vị trí địa lý hành chính của cộng đồng


Sinh viên thực hiện thực hiện phương pháp PRA để vẽ sơ đồ cộng đồng,
sơ đồ mặt cắt, sơ đồ Venn... Tuỳ theo đặc điểm cộng đồng và yêu cầu của
kiểm huấn viên mà nhóm sinh viên thực tập sẽ vẽ các sơ đồ phù hợp với thực tế.
Đối với kiến tập: Vẽ sơ đồ cộng đồng
2. Dân Số: Nam, nữ theo độ tuổi, lực lượng lao động...
3. Dân cư: Nguồn gốc dân cư, thành phần dân cư
4. Tôn giáo: Chùa chiền, nhà thờ, thánh thất...; số dân theo các tôn giáo
5. Văn hoá: Phong tục tập quán, lễ hội; các sinh hoạt văn hoá khác...
6. Giáo dục: Trường lớp, giáo viên, học sinh...
7. Y tế: trạm y tế, bệnh viện, số y bác sĩ, các chương trình chăm sóc sức khoẻ
người dân, các dịch bệnh xảy ra trong năm...
8. Các vấn đề nổi cộm trong cộng đồng (nghèo đói, mại dâm, trộm cắp, ma tuý,
HIV/AIDS...).
9. Cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, điện, nước, thông tin liên lạc...)
10. Các hoạt động kinh tế trong cộng đồng
 Nông nghiệp
 Công nghiệp
 Tiểu thủ công nghiệp
 Dịch vụ
11. Các chương trình liên quan đến việc tăng phúc lợi cho người dân (xoá đói giảm
nghèo, tín dụng cho phụ nữ, sức khoẻ, giáo dục...).
12. Vấn đề môi trường (ô nhiễm do cống rãnh, khói bụi nhà máy...)
13. Tổ chức hành chính (cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền, đoàn thể...) (vẽ sơ đồ
tổ chức)
Lưu ý: Sinh viên cần làm rõ sự liên hệ giữa các nội dung sinh viên tìm hiểu
(ví dụ: dân số có liên quan gì đến y tế, văn hoá, giáo dục, môi trường...) để làm rõ
được đặc điểm của cộng đồng thực tập.
PHẦN II: Giáo dục cộng đồng (tập huấn hoặc truyền thông cộng đồng)

 Kế hoạch tập huấn/truyền thông


 Các dự trù để thực hiện
 Tiến trình thực hiện (bao gồm cả biên bản)
 Lượng giá
Lưu ý: Sinh viên có thể thực hiện theo nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, cần có sự
đồng ý của kiểm huấn viên.
PHẦN III: Tìm hiểu một dự án, chương trình phát triển tại cộng đồng

Sinh viên tìm hiểu một dự án/ chương trình phát triển tại cộng đồng (đã thực
hiện, đang thực hiện hay chuẩn bị thực hiện). Nội dung tìm hiểu gồm:
1. Nguồn gốc xuất phát của dự án, chương trình: Sự hình thành của dự
án/chương trình bắt nguồn từ đâu, từ những ý tưởng nào... Năm bắt đầu dự án, năm
kết thúc, thành quả của dự án/ chương trình...
2. Công tác tổ chức, điều hành: Cơ cấu tổ chức, cách triển khai: điều nghiên,
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát kiểm tra...
3. Sự tham gia của người dân (hình thức tham gia, mức độ tham gia...).
Những thuận lợi và khó khăn của chương trình.
4. Tác động của chương trình đến đời sống người dân trong cộng đồng.
5. Nhận xét và đề nghị của sinh viên về dự án/chương trình.
Kết luận
1. Đề nghị của sinh viên với cộng đồng.
2. Nhận biết của sinh viên về vai trò của tác viên tại cộng đồng kiến tập

Hoặc theo khung tổng quát dưới đây


Mờ đầu

- Đặt vấn đề

- Cơ sở lý luận: khái niệm, lý thuyết sử dụng

- Giới thiệu về địa điểm thực hành

- Mô tả cộng đồng.

Thân bài: Tiến trình CTXH

- Thông tin chung Cộng đồng nơi thực hành (thông tin các đặc điểm của cộng
đồng, các vấn đề xã hội tồn tại trong cộng đồng)

- Phân tích các nguồn lực hỗ trợ: dự án, chương trình phát triển, hoạt động cộng
đồng….

- Xác định các nhu cầu cơ bản của cộng đồng và lựa chọn vấn đề

- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

- Triển khai kế hoạch: Các hoạt động đã thực hiện để hỗ trợ cộng đồng
(Yêu cầu ít nhất 3 hoạt động)

Kết luận, lượng giá

Đánh giá hiệu quả các hoạt động

Khó khăn và kiến nghị

Nhật ký cá nhân

You might also like