You are on page 1of 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CÔNG TRÌNH DỰ THI


GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MÔN HỌC XUẤT SẮC UEH500 - NĂM 2021

TÊN CÔNG TRÌNH: KHẢO SÁT NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN

THUỘC KHOA: TOÁN - THỐNG KÊ

MSĐT (Do BTC ghi): TTK10

TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


I

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Lí do chọn đề tài

Sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, của xã hội. Đặc biệt, trong
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện
nay; xã hội đòi hỏi ở sinh viên khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề mong đợi
những nỗ lực không ngừng của sinh viên trên con đường học tập lẫn công việc. Thế nên,
áp lực mà sinh viên hiện nay chịu đựng là rất lớn, họ khó có thể cân bằng giữa học tập,
công việc với giải trí thiết yếu, dẫn đến một bộ phận lớn người trẻ mắc các bệnh lý về
thể lực và tâm lý như đau dạ dày, đau đầu, trầm cảm, stress,..Vì thế, giải trí của sinh
viên dần trở nên quan trọng trong đời sống của mỗi người. Giải trí có thể giúp họ thư
giãn, giảm bớt căng thẳng sau nhiều giờ học tập và làm việc.

Hiện nay, các loại hình giải trí vô cùng đa dạng. Từ các loại hình giải trí Thụ
động như: lướt web, xem phim, chơi game,… cho đến các loại hình giải trí Vận động
như: chơi thể thao, tập thể dục, mua sắm, ra ngoài đi dạo, ăn uống cùng bạn bè,…. Bên
cạnh đó, nhu cầu giải trí của sinh viên còn chịu nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài
tác động đến.

Tất cả các điều đó đòi hỏi sự tìm hiểu, quan tâm của xã hội. Để có thể biết rõ,
biết sâu hơn về nhu cầu giải trí của sinh viên cũng như những yếu tố xoay quanh, nhóm
chúng em đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu về nhu cầu giải trí của sinh viên hiện
nay” để tiến hành khảo sát và đưa ra những kết luận.

Mục tiêu nghiên cứu

• Mục tiêu chung: Tìm hiểu nhu cầu giải trí của sinh viên hiện nay.

• Mục tiêu cụ thể:

- Biết được những loại hình giải trí phổ biến mà sinh viên quan tâm.
- Thói quen giải trí của sinh viên (thời gian giải trí mỗi ngày, chi phí giành cho
giải trí,…)

- Thăm dò các yếu tố có liên quan đến thói quen giải trí của sinh viên hiện nay
II

- Khảo sát được ý kiến của sinh viên về việc chọn các hình thức giải trí (Tính bổ
ích, lành mạnh đối với giải trí; Hiệu quả làm việc sau giải trí; Sự cân bằng giữa giải trí
và học tập, làm việc…)

- Từ tìm hiểu và nghiên cứu đưa ra giải pháp tích cực giúp việc giải trí của sinh
viên hiệu quả và lành mạnh hơn.

Ý nghĩa nghiên cứu

Đề tài thực tế, gần gũi với đời sống hiện nay.

Hiểu rõ hơn về nhu cầu giải trí của sinh viên hiện nay.

Ứng dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn của đề tài nhóm. Sử
dụng phần mềm Excel để thống kê và tính toán dữ liệu cách nhanh chóng hơn.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Nhu cầu giải trí của sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay.

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên

Phạm vi nghiên cứu:

• Quy mô: Một số các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và một
số khác các trường đại học khác.
• Thời gian: Dự án được tiến hành nghiên cứu từ 25/05/2021 – 16/06/2021.
• Kích thước mẫu: 200 mẫu
• Phương pháp chọn mẫu: thuận tiện

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin (qua Google Form)

Phương pháp thống kê mô tả: tần suất phần trăm, trung bình cộng, độ lệch chuẩn,
đồ thị

Phương pháp thống kê suy diễn: ước lượng khoảng, kiểm định giả thuyết, suy
diễn về 2 tổng thể
III

Nội dung các thông tin cần thu thập

Khảo sát nhu cầu giải trí của sinh viên hiện nay

Câu 1: Email của bạn là?

Câu 2: Giới tính của bạn là :

Câu 3: Bạn là sinh viên năm mấy ?

Câu 4: Bạn học trường nào nhỉ?

Câu 5: Các hình thức giải trí mà bạn tham gia :

Câu 7: Trong các hoạt động trên, bạn thích hoạt động giải trí nào nhất?

Câu 8: Bạn thường giành thời gian hoạt động giải trí với ai?

Câu 9: Trạng thái gần đây của bạn như thế nào?

Câu 10: Bạn cảm thấy thế nào sau khi tham gia các hoạt động giải trí?

Câu 11: Chi phí bạn dành ra hằng ngày cho các hoạt động giải trí. (tiền mua sắm, uống
nước, mua sắm, tiền mạng,…)

Câu 12: Điều kiện (hoàn cảnh) của bạn có đáp ứng được nhu cầu giải trí của mình hay
không?

Câu 13: Các câu sau bạn hãy chọn mức độ từ “Hoàn toàn không tán thành” đến “Hoàn
toàn tán thành” cho từng câu nha

Bạn có cảm thấy hoạt động giải trí của mình có thật sự bổ ích, lành mạnh không?

Hiệu quả làm việc của bạn có được nâng cao sau khi giải trí không?

Hiệu quả làm việc của bạn có được nâng cao sau khi giải trí không?

Câu 14: Các hoạt động dưới đây có ảnh hưởng đến việc giải trí của bạn không?

Học tập
Làm thêm
Phụ giúp gia đình
Hoạt động clb/đội/nhóm
IV

MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...................................................................................................... I

1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. I

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ I

3. Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................. II

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... II

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... II

6. Nội dung các thông tin cần thu thập .................................................................. III

MỤC LỤC ................................................................................................................. IV

DANH MỤC BẢNG BIẾU ......................................................................................... V

NỘI DUNG ................................................................................................................... 1

1. Báo cáo nghiên cứu ............................................................................................. 1

2. Nhận xét chung .................................................................................................. 17

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 19

1. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 19

2. Hạn chế .............................................................................................................. 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... I

PHỤ LỤC ....................................................................................................................II


V

DANH MỤC BẢNG BIẾU


Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng nam, nữ tham gia khảo sát

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện năm học của người tham gia khảo sát

Bảng 3: Bảng tần số số lượng sinh viên tham gia khảo sát ở các trường đại học

Bảng 4: Bảng thể hiện tần số các hình thức giải trí mà sinh viên tham gia

Bảng 5: Bảng thể hiện tần số hoạt động giải trí yêu thích nhất của sinh viên

Bảng 6: Bảng thể hiện tần số thời gian dành cho giải trí của sinh viên nam và nữ

Bảng 7: Bảng thể hiện tần suất phần trăm sinh viên tham gia giải trí với ai
Bảng 8.1: Bảng thể hiện trạng thái gần đây của sinh viên

Bảng 8.2: Bảng thể hiện trạng thái của sinh viên chia theo nhóm có chơi thể thao, tập
thể dục và không

Bảng 9: Bảng thể hiện tần số trạng thái của sinh viên sau khi giải trí

Bảng 10: Bảng thể hiện tần số chi phí sinh viên dành cho giải trí mỗi ngày

Bảng 11: Bảng thể hiện tần số khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của sinh viên

Bảng 12: Thang đo mức độ tán thành

Bảng 13: Bảng thể hiện mức độ ảnh hưởng của các hoạt động khác đến hoạt động giải
trí
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hình thức giải trí mà sinh viên tham

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hoạt động giải trí yêu thích nhất của sinh viên

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thời gian dành cho giải trí của sinh viên nam và nữ
Biểu đồ 4:Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lựa chọn ai sẽ tham gia giải trí với mình

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trạng thái gần đây của sinh viên

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trạng thái của sinh viên sau khi giải trí
Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ chi phí sinh viên dành cho giải trí mỗi ngày

Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của sinh viên

Biểu đồ 9: Mức độ tán thành


VI

Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của các hoạt động khác đến hoạt động
giải trí
1

NỘI DUNG
Báo cáo nghiên cứu
1.1. Giới tính của bạn?
Lựa chọn
Tần số Tần suất phần trăm
(Giới tính)
Nam 57 28,5
Nữ 143 71.5
Tổng 200 100

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng nam, nữ tham gia khảo sát

Trong 200 sinh viên tham gia khảo sát, sinh viên nữ tham gia khảo sát hơn 70%.
Cơ cấu mẫu khảo sát này khá giống với cơ cấu giới tính của sinh viên UEH. Mẫu này
khá đại diện cho tổng thể.
1.2. Bạn là sinh viên năm mấy?
Lựa chọn Tần suất phần
Tần số
(tuổi) trăm
Năm 1 184 92
Năm 2 9 4,5
Năm 3 6 3
Năm 4 1 0,5
Tổng 200 100

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện năm học của người tham gia khảo sát

Có thể thấy, sinh viên tham gia khảo sát chủ yếu là sinh viên năm nhất, chiếm
92%, còn lại là sinh viên năm 2,3 và 4. Đường link đến bản câu hỏi được gửi đến chủ
yếu là sinh viên K46 và bạn bè của sinh viên K46 nên mẫu chủ yếu là sinh viên năm thứ
nhất và kết quả thống kê chỉ phản ảnh cho nhóm sinh viên năm thứ nhất.
1.3. Bạn là sinh viên trường nào?
Tần suất phần
Lựa chọn Tần số
trăm(%)
2

UEH 108 54
Trường khác 92 46
Tổng 200 100

Bảng 3: Bảng tần số số lượng sinh viên tham gia khảo sát ở các trường đại học

Khảo sát được thực hiện bởi 200 sinh viên đến từ các trường đại học để việc
nghiên cứu có thể diễn ra một cách tổng quát, trong đó:

Có 108/200 sinh viên đến từ trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,
chiếm 54% lượng sinh viên tham gia khảo sát.

Có 92/200 sinh viên đến từ các trường đại học khác như Đại học Kinh tế Quốc
dân, Đại học Tài chính- Marketing, Đại học Bách khoa,… chiếm 46% lượng sinh viên
tham gia khảo sát
1.4. Các hình thức giải trí mà bạn tham gia (một sinh viên được chọn nhiều
hình thức giải trí)
Nam Nữ Tổng Ước lượng
khoảng về
Tần Tần Tần tỷ lệ phần
Hình thức giải trí Tần suất Tần suất Tần suất trăm
số phần số phần số phần (Khoảng
trăm trăm trăm tin cậy
95%)
Vào mạng xã hội
Từ 87,63
(Facebook, 49 85,96 134 93,71 183 91,5
đến 95,37
Instagram..)
Từ 82,34
Nghe nhạc 43 75,44 132 92,31 175 87,5
đến 91.6
Xem phim,
Từ 78,36
chương trình giải 41 71,93 126 88,11 167 83,5
đến 88,64
trí
Ra ngoài ăn uống, Từ 53,21
31 54,39 89 62,24 120 60
café đến 66,79
Từ 49,63
Chơi game 49 85,96 64 44,76 113 56,5
đến 66,37
Mua sắm (Online Từ 44,07
11 19,30 91 63,63 102 51
hoặc Offline) đến 57,93
Từ 37,1
Đọc sách 27 47,37 61 42,66 88 44
đến 50,9
Từ 33,21
Chơi thể thao 41 71,93 39 27,27 80 40
đến 46,79
3

Tập thể dục (nhảy Từ 22,71


23 40,35 35 24,48 58 29
dây, chạy bộ,...) đến 35,29
Từ 16,71
Hát Karaoke 8 14,04 37 25,87 45 22,5
đến 28,29
Từ 27,91
Khác 19 33,33 50 34,97 69 34,5
đến 41,09
Bảng 4: Bảng thể hiện tần số các hình thức giải trí mà sinh viên tham gia

Vào MXH
Nghe nhạc
Xem phim, chương trình giải trí
Ra ngoài ăn uống
Chơi game
Mua sắm
Đọc sách
Chơi thể thao
Tập thể dục
Hát Karaoke
Khác

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Nam Column2 Column1

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hình thức giải trí mà sinh viên tham

Với mẫu khảo sát 200 sinh viên, mỗi sinh viên được lựa chọn nhiều hình thức
giải trí mà mình tham gia. Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy sự chênh lệch giữa lựa
chọn các hoạt động liên quan đến các thiết bị điện tử kết nối Internet với các hoạt động
ngoài trời rèn luyện sức khỏe và sự chênh lệch giữa nam và nữ trong mỗi hoạt động giải
trí.

Các hoạt động sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối Internet được lựa chọn nhiều
nhất: Vào mạng xã hội (91,5%), nghe nhạc (87,5%), xem phim và các chương trình giải
trí (83,5%), mua sắm online và offline (51%), trong đó tỷ lệ sinh viên nữ lựa chọn các
hoạt động này lại cao hơn sinh viên nam. Bên cạnh đó, chơi game lại là hình thức giải
trí có tỷ lệ sinh viên nam lựa chọn nhiều hơn, hơn gấp đôi so với sinh viên nữ.

Các hoạt động ngoài trời, chăm sóc sức khỏe có sự tương tác thực tế: Ra ngoài
ăn uống, cafe (60%), đọc sách (44%), chơi thể thao (40%), tập thể dục (29%). Các hoạt
động này thường được các sinh viên nam lựa chọn nhiều hơn, chiếm tần suất cao hơn.
Ngoài ra còn có các hoạt động khác như ca hát, tập nhảy, vẽ tranh cũng được đưa ra khi
thực hiện khảo sát.
4

Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ
tin cậy 95% rằng giữa 87,63% và 95,37% sinh viên vào mạng xã hội như là một hình
thức giải trí. Đây là một tỉ lệ rất lớn, và nó là điều không tốt, kém bổ ích đối với sinh
viên trong khoảng thời gian lâu dài.
1.5. Trong các hoạt động trên, bạn thích hoạt động nào nhất?
Hoạt động Tần số Tần suất phần trăm
Vào mạng xã hội (Facebook, Instagram..) 45 22,5
Nghe nhạc 32 16

Xem phim, xem các chương trình giải trí 29 14,5

Ra ngoài ăn uống, cafe. 28 14


Chơi thể thao 20 10
Chơi game 18 9
Đọc sách 12 6
Mua sắm (Online hoặc Offline) 7 3,5
Tập thể dục (nhảy dây, chạy bộ,...) 3 1,5
Hát Karaoke 1 0,5
Các sở thích cá nhân khác như vẽ tranh, ca
5 2,5
hát, tập nhảy, …
Tổng 200 100

Bảng 5: Bảng thể hiện tần số hoạt động giải trí yêu thích nhất của sinh viên

Các sở thích cá nhân khác như vẽ tranh, ca hát,… 2.5


Hát Karaoke 0.5
Tập thể dục (nhảy dây, chạy bộ,...) 1.5
Mua sắm (Online hoặc Offline) 3.5
Đọc sách 6
Chơi game 9
Chơi thể thao 10
Ra ngoài ăn uống, cafe. 14
Xem phim, xem các chương trình giải trí 14.5
Nghe nhạc 16
Lướt các trang mạng xã hội (Facebook,… 22.5
0 5 10 15 20 25

Tần suất phần trăm

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hoạt động giải trí yêu thích nhất của sinh viên
5

Vào mạng xã hội là hoạt động giải trí yêu thích được lựa chọn nhiều nhất với
45/200 sinh viên lựa chọn chiếm 22,5%

Sau đó là nghe nhạc xếp thứ 2 trong các hoạt động giải trí được sinh viên lựa
chọn nhiều nhất với 32/200 sinh viên lựa chọn chiếm 16%

Tiếp sau đó là các hoạt động xem phim, xem các chương trình giải trí (14,5%),
ra ngoài ăn uống, café (14%), chơi thể thao (10%), chơi game (9%), đọc sách (6%), mua
sắm (3,5%), tập thể dục (1,5%), các sở thích cá nhân (2,5%)

Hát Karaoke là hoạt động được sinh viên lựa chọn làm hoạt động giải trí yêu
thích ít nhất với 1/200 sinh viên lựa chọn chiếm 0,5%
1.6. Bạn thường dành bao nhiêu thời gian cho việc giải trí mỗi ngày?
Thời gian Nam Nữ Tổng
Dưới 1 tiếng 2 2 4
Từ 1 đến 2 tiếng 13 32 45
Từ 2 đến 3 tiếng 14 54 68
Từ 3 đến 4 tiếng 9 29 38
Trên 4 tiếng 19 26 45
Tổng 57 143 200

Bảng 6: Bảng thể hiện tần số thời gian dành cho giải trí của sinh viên nam và nữ

Nữ

Nam

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Dưới 1 tiếng Từ 1 - 2 tiếng Từ 2 - 3 tiếng Từ 3 - 4 tiếng Trên 4 tiếng

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thời gian dành cho giải trí của sinh viên nam và nữ

Ta lần lượt lấy trị số giữa các thang đo tương ứng với các khoảng thời gian như sau:
Thang đo Thời gian
6

0.5 Dưới 1 tiếng


1.5 Từ 1 đến 2 tiếng
2.5 Từ 2 đến 3 tiếng
3.5 Từ 3 đến 4 tiếng
4.5 Trên 4 tiếng

Từ số liệu đã thu được và xử lý qua SPSS, ta có:


Nam Nữ
Kích thước mẫu 𝑛 57 143
Trung bình mẫu 𝑥 ̅ 3,03 2,81
Độ lệch chuẩn mẫu 𝑠 1,269 1,058

Bậc tự do: 𝑑𝑓 = 88,6

Với độ tin cậy 95% và bậc tự do 88,6; ta có ước lượng khoảng cho chênh lệch
trung bình giữa thời gian giải trí của nam và nữ là: từ -0,16583 đến 0,58909

Gọi 𝜇1: thời gian trung bình sinh viên nam dành cho việc giải trí mỗi ngày.

𝜇2: thời gian trung bình sinh viên nữ dành cho việc giải trí mỗi ngày.

Đặt giả thuyết: 𝐻0: 𝜇1 = 𝜇2

𝐻 a: 𝜇 1 ≠ 𝜇 2

Chọn mức ý nghĩa 𝛼 = 0,05 để kiểm định.

Sử dụng SPSS, ta có được:

Giá trị t Bậc tự do df p-valued (2 phía)

1,114 88,613 0,268

Ta có: p = 0,268 > 𝛼 = 0,05 => Không thể bác bỏ 𝐻0

Vậy không thể nói thời gian giải trí của nam nhiều hơn nữ hay thời gian giải trí
của nữ nhiều hơn nam.

Vì không có sự khác biệt, nên ta không ước lượng riêng chon nam hay nữ mà tiến
hành ước lượng chung cho toàn bộ mẫu.
7

Sử dụng SPSS, ta có: ước lượng điểm của trung bình tổng thể là 2,88 giờ; khoảng
tin cậy 95% là 2,72 giờ đến 3,03 giờ. Vậy thời gian giải trí của một sinh viên nói chung
là từ 2,72 giờ đến 3,03 giờ trên ngày.
1.7. Bạn thường dành thời gian hoạt động giải trí với ai? (một sinh viên được
chọn nhiều hình thức)
Ước lượng khoảng về tỷ lệ
Percent of
Hình thức N phần trăm Percent of Cases
Cases
(khoảng tin cậy 95%)

Một mình 149 74,5 Từ 68,46 đến 80,54

Bạn bè 124 62 Từ 55,27 đến 68,72

Gia đình 53 26,5 Từ 20,38 đến 32,62

Câu lạc bộ/Đội/Nhóm 19 9,5 Từ 5,43 đến 13,56

Người yêu 1 0,5 Từ -0,48 đến 1,48

Tùy vào hoạt động 1 0,5 Từ -0,48 đến 1,48

Tổng 347 173,5

Bảng 7: Bảng thể hiện tần suất phần trăm sinh viên tham gia giải trí với ai

Tùy vào hoạt động 0.5

Người yêu 0.5

Câu lạc bộ/Đội/ Nhóm 9.5

Gia đình 26.5

Bạn bè 62

Một mình 74.5

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Biểu đồ 4:Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lựa chọn ai sẽ tham gia giải trí với mình

Có 149/200 sinh viên tham gia các hoạt động giải trí một mình chiếm 74,5%
8

Tiếp theo là bạn bè (62%), gia đình (26,5%), câu lạc bộ/đội/nhóm (9,5%) là hình
thức mà sinh viên lựa chọn để tham gia giải trí cùng

Chỉ có 1 sinh viên lựa chọn giải trí cùng người yêu và 1 sinh viên lựa chọn tùy
vào hoạt động mà sinh viên đó tham gia để tham gia cùng với ai.

Với độ tin cậy 95%, có thể nói rằng tỷ lệ sinh viên giải trí một mình trong khoảng
68,5 đến 80,5%. Giải trí một mình cũng là hoạt động giải trí được thực hiện nhiều nhất.

1.8. Trạng thái gần đây của bạn như thế nào?
Tần suất phần Ước lượng khoảng về
Trạng thái Tần số
trăm tỷ lệ phần trăm

Bình thường, cảm thấy thoải


108 54 Từ 47,09 đến 60,91
mái

Mệt mỏi, áp lực thi cử, học


58 29 Từ 22,09 đến 35,91
tập,…

Yêu đời, vui vẻ, khỏe mạnh 26 13 Từ 8,34 đến 17,66

Khác 8 4 Từ 1,28 đến 6,72

Tổng 200 100

Bảng 8.1: Bảng thể hiện trạng thái gần đây của sinh viên

4%
Bình thường, cảm
thây thoải mái
13%
Mệt mỏi, áp lực thi
củ, học tập,…
54% Yêu đời, vui vẻ,
29% khỏe mạnh
Khác

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trạng thái gần đây của sinh viên

Trong một sống bận rộn, bộn bề ngày nay, vẫn đề về sức khỏe tinh thần đối với
các bạn sinh viên là vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua.
9

Đây cũng là nguyên nhân quan trọng nhất, trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới
các nhu cầu giải trí của sinh viên.

Trong 200 bạn sinh viên mà nhóm chúng em khảo sát, có 108 bạn (chiếm 54%)
có trạng thái tinh thần bình thường, thoải mái, có 26 bạn ( tương đương 13%) cảm thấy
hưng phấn , yêu đời. Trong đó có tới 58 bạn ( chiếm 29%) đang cảm thấy mệt mỏi, áp
lực.

Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ
tin cậy 95% rằng giữa 47,09% và 60,91% sinh viên có tâm trạng bình thường thoải
mái. Nhưng vẫn có 22,09% đến 35,91% sinh viên cảm thấy mệt mỏi, áp lực về thi cử,
học hành; đây là một tỉ lệ khá cao.

Nhóm sinh viên có Nhóm sinh viên


chơi thể thao, tập thể không chơi thể thao, Tổng tần
Trạng thái dục tập thể dục suất phần
Tần suất Tần suất trăm
Tần số Tần số
phần trăm phần trăm
Bình thường,
cảm thấy thoải 54 54,54 54 53,46 54
mái
Mệt mỏi, áp lực
thi cử, học 32 32,32 26 25,74 29
tập,…
Yêu đời, vui vẻ,
9 9,10 17 16,83 13
khỏe mạnh

Khác 4 4,04 4 3,96 4

Tổng 99 100 101 100 100

Bảng 8.2: Bảng thể hiện trạng thái của sinh viên chia theo nhóm có chơi thể
thao, tập thể dục và không

Thoạt nhìn, ta thấy có một sự không hợp lí khi xem qua số liệu trong bảng khi ở
nhóm sinh viên có chơi thể thao và tham gia tập thể dục lại có số lượng sinh viên cảm
10

thấy mệt mỏi, áp lực nhiều hơn cũng như số sinh viên cảm thấy yêu đời, vui vẻ, khỏe
mạnh lại ít hơn nhóm không chơi thể thao, không tham gia tập thể dục.

Vậy, ta có thể kết luận việc tập thể dục thể thao dẫn đến tâm lý mệt mỏi cũng như
căng thẳng hơn không?

Câu trả lời là hoàn toàn không. Các bạn sinh viên phải chăng đang trong một trạng
thái căng thẳng và muốn luyện tập thể dục thể thao để xua đi cảm giác căng thẳng ấy.
Tuy nhiên, việc tập thể dục, chơi thể thao sai cách cũng như áp lực trước việc tập thể
dục thể thao làm các bạn sinh viên không những không giảm bớt đi sự căng thẳng vốn
có mà còn gia tăng thêm sự căng thẳng ấy. Khi ta tập thể dục, chơi thể thao sai cách như:
tập quá cường độ cho phép, luyện tập nhiều thời gian trong ngày đôi khi còn dẫn tới các
tác dụng ngược làm cơ thể mệt mỏi, đau nhức.

Vậy, tập thể dục hay chơi thể thao là hoàn toàn đúng đắn, là một hình thức giải trí
lành mạnh, giúp ích cho các bạn sinh viên ssau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý chi tập , chơi ở một mức độ nhất đinh, phù hợp với tình
trạng sức khỏe của bản thân cũng như luôn ghi nhớ : tập thể dục, chơi thể thao là để
khỏe. Chỉ có như vậy, chúng ta mưới phát huy hết được lợi ích của tập thể dục, chơi thể
thao, để chúng ta là những sinh viên mạnh khỏe, năng nổ cống hiến hết mình cho đất
nước, cho xã hội
1.9. Bạn cảm thấy thế nào sau khi tham gia các hoạt động giải trí?
Bạn cảm thấy thế nào sau khi Tần Tần suất Ước lượng khoảng
tham gia các hoạt động giải trí số phần trăm về tỷ lệ phần trăm
Thoải mái, vui vẻ, giảm stress 152 76 Từ 72,08 đến 81,92
Bình thường, không có gì khác 36 18 Từ 12,68 đến 23,32
Chán, tẻ nhạt, chủ yếu giết thời
11 5,5 Từ 2,34 đến 8,66
gian
Khác 1 0,5 Từ -0,0047 đến 1,48
Tổng 200 100

Bảng 9: Bảng thể hiện tần số trạng thái của sinh viên sau khi giải trí
11

5,5% 0,5%
Thoải mái, vui vẻ,
giảm stress
18%
Bình thường,
không có gì khác
Chán, tẻ nhạt, chủ
yếu giết thời gian
76%
Khác

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trạng thái của sinh viên sau khi giải trí

Đa số các bạn sinh viên sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ cũng như giảm stress sau
các hoạt động giải trí mà mình tham gia (152 bạn, chiếm 76%).

Trong khí đó lại có 18% các bạn cảm thấy bình thường, không có gì đặc sắc.

Có đến 11,5% các bạn tham gia giả trí chỉ nhằm mục địch giết thời gian và có
khoảng hơn 1% các bạn thậm chí bực mình hơn sau khi tham gia các hoạt động giải trí.

Điều này cho thấy một nhu cầu giải trí lành mạnh, phù hợp là vô cùng cần thiết
và không phải bất cứ bạn sinh viên nào khi tham gia các hình thức giải trí cũng có thể
nhận thức rõ vấn đề này.

Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ
tin cậy 95% rằng giữa 72,09% và 81,92% sinh viên cảm thấy thoải mái, vui vẻ, giảm
stress sau khi tham gia các hình thức giải trí. Điều đó một phần cho thấy rằng giải trí
đóng vai trò rất quan trọng.
1.10. Chi phí bạn dành ra hằng ngày cho các hoạt động giải trí (tiền mua
sắm, uống nước, tiền mạng) (một sinh viên được chọn nhiều mức chi phí)
Ước lượng khoảng về tỷ lệ
Percent of
Chi phí N phần trăm Percent of Cases
cases
(khoảng tin cậy 95%)
Dưới 50.000 đồng 104 52 Từ 45,08 đến 58,92
Từ 50.000 –
78 39 Từ 32,24 đến 45,75
100.000 đồng
Trên 100.000 đồng 32 16 Từ 10,91 đến 21,08
Tổng 214 107
12

Bảng 10: Bảng thể hiện tần số chi phí sinh viên dành cho giải trí mỗi ngày

Trên 100.000 đồng 32

Từ 50.000 -100.000đồng 78

Dưới 50.000 đồng 104

0 20 40 60 80 100 120
Tần số

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện tần số chi phí sinh viên dành cho giải trí mỗi ngày

Qua khảo sát có thể thấy phần lớn SV dành ra chi phí giải trí hằng ngày dưới
50.000 đồng, với 104 lượt lựa chọn chiếm 52%. Đây có thể được xem là mức chi phí
phổ biến cho nhu cầu giải trí hằng ngày của SV.

Ngoài ra, còn có 78 lượt lựa chọn mức chi phí từ 50.000 – 100.000 đồng chiếm
39% và 32 lượt lựa chọn chiếm 16% dành cho mức phí trên 100.000 đồng.

Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ
tin cậy 95% rằng giữa 45,08% và 58,92% sinh viên tiêu dùng dưới 50.000 đồng cho chi
phí giải trí mỗi ngày.
1.11. Điều kiện (hoàn cảnh) của bạn có thỏa mãn được nhu cầu giải trí
của mình hay không?
Ước lượng khoảng về
Tần suất
Lựa chọn Tần số tỷ lệ phần trăm
phần trăm
(khoảng tin cậy 95%)
Không đáp ứng được 4 2 Từ 0,06 đến 3,94
Thỉnh thoảng đáp ứng được 56 28 Từ 21,78 đến 34,22
Thường xuyên đáp ứng được 92 46 Từ 39,09 đến 52,91
Luôn luôn đáp ứng được 48 24 Từ 18,08 đến 29,92
Tổng 200 100

Bảng 11: Bảng thể hiện tần số khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của sinh viên
13

2%
Không đáp ứng
được
24% Thỉnh thoảng đáp
28% ứng được
Thường xuyên đáp
ứng được
46% Luôn luôn đáp ứng
được

Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của sinh viên

Hơn 90% đáp viên cho rằng họ có khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí. Trong đó:

Có 46% thường xuyên đáp ứng được, 28% thỉnh thoảng đáp ứng được và 24%
luôn luôn đáp ứng được.

Ngoài ra, chỉ có 2% đáp viên cho rằng họ không có khả năng đáp ứng nhu cầu
giải trí. Qua đó có thể thấy được hiện nay hầu hết sinh viên đều có đủ khả năng để đảm
bảo cho việc phục vụ nhu cầu giải trí của mình.

Có thể thấy, sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với độ
tin cậy 95% rằng giữa 39,09% và 52,91% sinh viên thường xuyên đáp ứng được nhu
cầu giải trí của mình.
1.12. Tự đánh giá về hoạt động giải trí của bản thân

- Thang đo mức độ tán thành ứng với nội dung từng câu hỏi được đánh giá theo
thang điểm từ 1 (hoàn toàn không tán thành) đến 5 (rất tán thành)
Độ lệch chuẩn
Trung bình
mẫu
Hoạt động của mình có bổ ích, lành mạnh? 3.8 0,93508
Hiệu quả làm việc có được nâng cao sau khi
3.75 0,91195
giải trí?
Có cân bằng được giữa giải trí với việc học,
3.605 0,98173
làm việc

Bảng 12: Thang đo mức độ tán thành


14

Bạn cảm thấy hoạt động giải trí của mình có thực sự
bổ ích, lành mạnh không?

Hiệu quả làm việc của bạn có được nâng cao sau khi
giải trí không?

Bạn có cân bằng được giữa giải trí với việc học, làm
việc không?

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%100%

Hoàn toàn không tán thành Không tán thành Không ý kiến Tán thành Hoàn toàn tán thành

Biểu đồ 9: Mức độ tán thành

Để tìm hiểu mức độ tán thành đối với các mục tiêu khảo sát: “Bạn có cảm thấy hoạt
động giải trí của mình có thực sự bổ ích, lành mạnh không”, “Hiệu quả làm việc của bạn
có được nâng cao sau khi giải trí không” và “Bạn có cân bằng được giữa giải trí với việc
học, làm việc không”; chúng em đã đưa ra thang đánh giá mức độ từ 1 đến 5, tương ứng
với mức từ hoàn toàn không tán thành đến hoàn toàn tán thành. Nếu mức độ đánh giá
trung bình tổng thể trên 4, thì sinh viên được xem là tán thành với các vấn đề câu hỏi
được đặt ra. Từ các dữ liệu thu được và được tính toán bằng Excel có cho thấy sinh viên
tán thành về mức độ bổ ích, lành mạnh?
Giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hiện kiểm định phía phải như sau:
𝐻 0: 𝜇 ≤ 4
𝐻 a: 𝜇 > 4
Chọn mức ý nghĩa 𝛼 = 0,05 để kiểm định.
Sử dụng bảng tính excel từ các số liệu thu thập được, ta tính được:
Mẫu Trung Độ lệch Giá trị Bậc tự Giá trị 𝑝
𝑛 bình mẫu chuẩn thống kê do (Phía phải)
𝑥̅ mẫu 𝑠 𝑡
Bạn có thấy
hoạt động
giải trí của
200 3,8 0,93508 -3,02480 199 0,998592
mình có thực
sự bổ ích,
lành mạnh?
15

Hiệu quả
làm việc của
bạn có được 200 3,75 0,91195 -3,87688 199 0,999928
nâng cao sau
khi giải trí?
Bạn có cân
bằng được
giữa giải trí 200 3,605 0,98173 -5,69010 199 0,9999999775
với việc học,
làm việc?

Qua bảng phân tích, ta thấy cả 3 mục câu hỏi, giá trị 𝑝 đều lớn hơn 𝛼. Vậy ta
không thể bác bỏ 𝐻0.

Kết quả cả 3 mục đều chưa đạt thang điểm 4 trên 5, vậy có nghĩa là sinh viên
chưa thực sự thấy hoạt động giải trí của mình bổ ích, lành mạnh; hiệu quả chưa được
nâng cao sau khi giải trí và sinh viên chưa thật sự cân bằng được giữa việc giải trí với
việc học, việc làm.
1.13. Các hoạt động sau có ảnh hưởng đến việc giải trí của bạn không?
Tần Tần suất Ước lượng khoảng về tỷ
Học tập
số phần trăm lệ phần trăm
Ảnh hưởng 94 47 Từ 40,08 đến 53,92
Không ảnh hưởng 106 53 Từ 46,08 đến 59,92
Tổng 200 100
Tần Tần suất Ước lượng khoảng về tỷ
Làm thêm
số phần trăm lệ tổng thể
Ảnh hưởng 85 42,5 Từ 35,65 đến 49,35
Không ảnh hưởng 115 57,5 Từ 50,65 đến 64,35
Tổng 200 100
Tần Tần suất Ước lượng khoảng về tỷ
Phụ giúp gia đình
số phần trăm lệ tổng thể
Ảnh hưởng 64 32 Từ 25,53 đến 38,47
Không ảnh hưởng 136 68 Từ 61,53 đến 74,47
16

Tổng 200 100


Hoạt động Tần Tần suất Ước lượng khoảng về tỷ
CLB/Đội/Nhóm số phần trăm lệ tổng thể
Ảnh hưởng 77 38,5 Từ 31,76 đến 45,24
Không ảnh hưởng 123 61,5 Từ 54,76 đến 68,24
Tổng 200 100

Bảng 13: Bảng thể hiện mức độ ảnh hưởng của các hoạt động khác đến hoạt động
giải trí

Học tập

Làm thêm

Phụ giúp gia đình

Hoạt động CLB/Đội/Nhóm

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Ảnh hưởng Không ảnh hưởng

Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của các hoạt động khác đến hoạt
động giải trí

Hoạt động học tập được đa số đánh giá là không ảnh hưởng với 106/200 sinh
viên chiếm 53% và còn lại là ảnh hưởng với 94/200 sinh viên chiếm 47%.

Hoạt động làm thêm được đa số đánh giá là không ảnh hưởng với 115/200 sinh
viên chiếm 57,5% và còn lại là ảnh hưởng với 85/200 sinh viên chiếm 42,5%.

Hoạt động phụ giúp gia đình được đa số đánh giá là không ảnh hưởng với 136/200
sinh viên chiếm 68% và còn lại là ảnh hưởng với 64/200 sinh viên chiếm 32%.

Hoạt động CLB/Đội/Nhóm được đa số đánh giá là không ảnh hưởng với 123/200
sinh viên chiếm 61,5% và còn lại là ảnh hưởng với 77/200 sinh viên chiếm 38,5%.

Qua đó, thấy được hầu hết những hoạt động trong khảo sát không ảnh hưởng đến
việc giải trí của sinh viên hay sinh viên đang có chế độ, thời gian giải trí thoải mái, cân
17

bằng và phù hợp. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng cũng khá cao, trong đó “học tập” có
mức độ ảnh hưởng cao nhất trong các hoạt động, chiếm 47%.

Nhận xét chung

Dự án nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 200 sinh viên từ năm nhất đến năm tư
đến từ các trường đại học để tìm hiểu nhu cầu giải trí của sinh viên hiện nay. Kết quả
khảo sát cho thấy nhu cầu giải trí của sinh viên rất đa dạng, phong phú từ các hoạt động
trong nhà đến ngoài trời, từ hoạt động thể lực đến hoạt động thư giãn đầu óc như vào
mạng xã hội, xem phim, xem các chương trình giải trí, nghe nhạc, đọc sách, chơi thể
thảo,…Họ luôn lựa chọn các hoạt động giải trí phù hợp với khoảng thời gian dành cho
giải trí, với công việc, với sở thích, với mục đích và hoàn cảnh của bản thân. Nhu cầu
giải trí của mỗi người đều có sự thay đổi linh hoạt, không bị thu hẹp trong một hình
thức, một khuôn khổ nhất định cho thấy sự năng động của giới trẻ ngày nay. Có thể dễ
dàng nhận thấy rằng sinh viên có xu hướng ưa chuộng các hoạt động liên quan đến thiết
bị điện tử có kết nối Internet hơn là các hoạt động ngoài trời, rèn luyện sức khỏe bởi lẽ
sinh viên hiện này bị chi phối mạnh mẽ bởi các thiết bị kĩ thuật số, họ không mất nhiều
sức lực, trí óc mà vẫn giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, sinh viên thường dành ra khoảng thời gian từ 2 đến 3 tiếng để tham
gia các hoạt động giải trí. Tuy nhiên, không thể đưa ra kết luận thời gian dành cho giải
trí giữa nam và nữ có sự chênh lệch nhau, có thể xem nhu cầu giải trí giữa nam và nữ là
nhau. Khoảng thời gian giải trí đó đã đáp ứng được nhu cầu giải trí trong ngày của sinh
viên sau giờ học, giờ làm việc căng thẳng, đa số sinh viên cảm thấy thoái mái, vui vẻ
giảm stress (khoảng 76%). Tuy nhiên, khảo sát được thực hiện trong thời gian sinh viên
được nghỉ học phòng, chống đại dịch Covid-19, có nhiều thời gian rảnh rỗi và thường
xuyên phải ở nhà nên họ dùng các hoạt động giải trí như là cách để giết thời gian và
không cảm thấy thay đổi gì sau khi giải trí. Bên cạnh đó, có sự khác biệt về trạng thái
của những người tập thể dục, chơi thể thao với những người không tập thể dục, chơi thể
thao. Tùy vào các hoạt động giải trí mà sinh viên sẽ lựa chọn ai sẽ cùng tham gia những
hoạt động đó cùng mình, họ thường chọn một mình hoặc bạn bè vì họ có thể thoái mái
hơn, tiếp đó là cùng gia đình và các câu lạc bộ, đội, nhóm.

Sinh viên là những người có thu nhập thấp trong xã hội, nguồn thu nhập chủ yếu
là từ phụ huynh chu cấp và làm thêm sau giờ học nên chi phí sinh viên dành ra cho giải
18

trí của mình bao gồm chi phí wifi, điện, đi lại,.. là dưới 50.000 đồng (52%) hoặc từ
50.000 đến 100.000 đồng (39%), phù hợp với túi tiền của sinh viên. Điều kiện (hoàn
cảnh) của sinh viên cũng đáp ứng được phần lớn nhu cầu giải trí của họ thể hiện ở mức
thường xuyên đáp ứng được (46%) và mức luôn luôn đáp ứng (24%). Chi phí mà sinh
viên dành cho giải trí cho thấy sự phù hợp với điều kiện của bản thân, có sự phân chia
hợp lý cho các khoản tiêu dùng của sinh viên trong ngày.

Để khảo sát mức độ đáp ứng nhu cầu giải trí của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã
sử dụng thang đo mức độ tán thành để biểu thị cho sự bổ ích, lành mạnh của các hoạt
động giải trí, sự nâng cao hiệu quả làm việc sau khi giải trí và sự cân bằng giữa học tập,
làm việc với giải trí. Giả thuyết về sự tán thành được đưa và tính toán, kiểm định giải
thuyết được thể hiện ở trên cho thấy sinh viên không tán thành hoặc trung lập, nói cách
khác, họ cảm thấy hoạt động giải trí của họ chưa thực sự bổ ích, không nâng cao hiệu
quả học tập và làm việc và họ chưa thể cân bằng giữa học tập, làm việc với giải trí. Phần
lớn sinh viên cho rằng giải trí của họ không gây nhiều ảnh hưởng, tác động đến học tập,
làm việc, phụ giúp gia đành và các hoạt động khác; tuy nhiên mức độ ảnh hưởng cũng
khá cao, chỉ theo sau mức độ không ảnh hưởng một chút. Đó là điều nên được lưu ý.

Thông qua dự án nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhận xét bao quát về
nhu cầu giải trí của sinh viên hiên nay trên các phương diện như hoạt động giải trí thường
nhật, hoạt động được yêu thích, sự phân bổ thời gian cho giải trí, chi phí, mức độ đáp
ứng các hoạt động giải trí, từ đó có thể đưa ra kết luận, hạn chế, kiến nghị dành cho việc
giải trí của sinh viên.
19

KẾT LUẬN
Kết luận và kiến nghị

Cũng chính vì lý do “Sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất nước, của xã
hội” và áp lực mà sinh viên hiện nay chịu đựng là rất lớn, dẫn đến nhu cầu giải trí lại trở
nên vô cùng quan trọng. Thế nên suốt gần nửa tháng qua nhóm chúng em đã tiến hành
thực hiện đề tài “Nghiên cứu về nhu cầu giải trí của sinh viên hiện nay” và đã hoàn thành
các mục tiêu của đề tài đó là:

• Biết được những loại hình giải trí phổ biến mà sinh viên quan tâm.
• Những nhân tố xoay quanh vấn đề giải trí của sinh viên (thời gian giải trí mỗi
ngày, chi phí dành cho giải trí,…)
• Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải trí của sinh viên.
• Khảo sát được mức độ tán thành của sinh viên về mối quan hệ giữa việc giải trí
và các yếu tố liên quan đến giải trí (Tính bổ ích, lành mạnh đối với giải trí; Hiệu
quả làm việc sau giải trí; Sự cân bằng giữa giải trí và học tập, làm việc…)

Tuy nhiên, thấy rằng có một điều đáng quan tâm là sinh viên lại thường giành thời
gian giải trí “một mình” chiếm 74,5% và hiển nhiên kéo theo hoạt động giải trí được
yêu thích nhất chính là “vào mạng xã hội Facebook, Instagram…” chiếm 22,5%. Có vẻ
sinh viên đang đắm chìm trong thế giới riêng của mình, thường gọi là “ thế giới ảo” để
giải trí, giải tỏa cảm xúc, bày tỏ suy nghĩ điều khó chia sẻ trong cuộc sống thực tế. Quả
thật, vấn đề này không xấu nhưng nếu quá lạm dụng và mù quáng thì sẽ để lại hậu quả
không thể lường được. Cho nên sinh viên cần thường xuyên tham gia vui chơi, giải trí
với bạn bè, gia đình, mọi người xung quanh thay vì một mình; hạn chế giải trí bằng
mạng xã hội mà thay bằng các hoạt động lành mạnh, bổ ích hơn như: chạy bộ, tập thể
dục, chơi thể thao, đọc sách… Nhà trường, các tổ chức đoàn hội nên tổ chức sân chơi
chương trình giải trí ngoài trời, thực tế.

Hạn chế
2.1. Đối với đề tài nghiên cứu:

Do đề tài được thực hiện vào thời điểm dịch Covid-19 nên nhóm chỉ có thể thực
hiện khảo sát trực tuyến dẫn đến sự thiếu nghiêm túc của các câu trả lời, làm nhiễu thông
tin thu thập. Không đủ thời gian để kiểm chứng nên độ chính xác của thông tin chưa
20

thực sự đảm bảo. Nhóm cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận sinh viên năm 2, năm 3
và năm 4 khiến dữ liệu thu thập chưa thực sự hoàn chỉnh. Ngoài ra, sự thiếu chuyên môn
trong việc áp dụng kiến thức cũng là một trở ngại lớn cho việc phân tích và tính toán dữ
liệu một cách hiệu quả nhất.
2.2. Đối với nhóm:

Do thời điểm nhạy cảm tất cả hoạt động đều diễn ra trực tuyến nên nhóm gặp
nhiều khó khăn về điều kiện máy móc, thiết bị và tín hiệu đường truyền. Sự bất đồng về
lịch thi kết thúc học phần khiến nhóm gặp trở ngại trong việc sắp xếp thời gian hợp lí
và hiệu quả. Vì đây là dự án nghiên cứu đầu tiên của các thành viên nên vẫn còn bỡ ngỡ
và thiếu kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng, kiến thức chuyên môn chưa cao nên
không thể tránh khỏi những sai sót.
I

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Các sách: Giáo trình môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, slide bộ
môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh

File hướng dẫn thực hiện dự án của thầy Hoàng Trọng.

Báo nhân dân: Nhu cầu vui chơi, giải trí của sinh viên

Các trang Web: Facebook.com, Wikipedia.com, Youtube


II

PHỤ LỤC
Bảng câu hỏi chi tiết của khảo sát :

Câu 1: Email của bạn là?

Câu 2: Giới tính của bạn là:

• Nam
• Nữ
• Khác

Câu 3: Bạn là sinh viên năm mấy ?

• Năm nhất
• Năm hai
• Năm ba
• Năm tư
• Khác

Câu 4: Bạn học trường nào nhỉ?

• UEH
• Khác

Câu 5: Các hình thức giải trí mà bạn tham gia :

Đọc sách

Nghe nhạc

Chơi thể thao

Chơi game

Vào mạng xã hội (Facebook, Instagram..)

Xem phim, xem các chương trình giải trí

Hát Karaoke

Mua sắm (Online hoặc offline)

Ra ngoài ăn uống, cafe.


III

Các sở thích cá nhân khác như vẽ tranh, ca hát, tập nhảy, chơi với thú cưng,…

Tập thể dục (nhảy dây, chạy bộ,..)

Khác

Câu 6: Trong các hoạt động trên, bạn thích hoạt động giải trí nào nhất?

• Đọc sách
• Nghe nhạc
• Chơi thể thao
• Chơi game
• Vào mạng xã hội (Facebook, Instagram..)
• Xem phim, xem các chương trình giải trí
• Hát Karaoke
• Mua sắm (Online hoặc offline)
• Ra ngoài ăn uống, cafe.
• Các sở thích cá nhân khác như vẽ tranh, ca hát, tập nhảy, chơi với thú cưng,…
• Tập thể dục (nhảy dây, chạy bộ,..)
• Khác

Câu 7: Bạn thường dành bao nhiêu thời gian cho việc giải trí mỗi ngày?

• Dưới 1 tiếng
• Từ 1 đến 2 tiếng
• Từ 2 đến 3 tiếng
• Từ 3 đến 4 tiếng
• Trên 4 tiếng

Câu 8: Bạn thường giành thời gian hoạt động giải trí với ai?

Một mình

Bạn bè

Gia đình

Câu lạc bộ/Đội/Nhóm

Khác
IV

Câu 9: Trạng thái gần đây của bạn như thế nào?

• Bình thường, cảm thấy thoải mái


• Yêu đời, vui vẻ, khỏe mạnh
• Mệt mỏi, áp lực thi cử, học tập, tiền bạc, về các vấn đề
• Khác

Câu 10: Bạn cảm thấy thế nào sau khi tham gia các hoạt động giải trí?

• Thoải mái, vui vẻ, giảm stress


• Bình thường, không có gì khác
• Chán, tẻ nhạt, chủ yếu chỉ để giết thời gian
• Khác

Câu 11: Chi phí bạn dành ra hằng ngày cho các hoạt động giải trí. (tiền mua sắm, uống
nước, mua sắm, tiền mạng,…)

• Dưới 50.000 đồng


• Từ 50.000 – 100.000 đồng
• Trên 100.000 đồng

Câu 12: Điều kiện (hoàn cảnh) của bạn có đáp ứng được nhu cầu giải trí của mình hay
không?

• Không đáp ứng được


• Thỉnh thoảng đáp ứng được
• Thường xuyên đáp ứng được
• Luôn Luôn đáp ứng được

Câu 13: Các câu sau bạn hãy chọn mức độ từ “Hoàn toàn không tán thành” đến “Hoàn
toàn tán thành” cho từng câu nha

Hoàn toàn Không Không Tán Hoàn toàn


không tán tán thành ý kiến thành tán thành
thành
V

Bạn có cảm thấy hoạt


động giải trí của mình
có thật sự bổ ích, lành
mạnh không?

Hiệu quả làm việc của


bạn có được nâng cao
sau khi giải trí không?

Bạn có cân bằng được


giữa giải trí với việc
học, làm việc không?

Câu 14: Các hoạt động dưới đây có ảnh hưởng đến việc giải trí của bạn không?

Rất ảnh Ảnh hưởng Không Hoàn toàn


hưởng ảnh không ảnh
hưởng hưởng

Học tập

Làm thêm

Phụ giúp gia đình

Hoạt động
clb/đội/nhóm

You might also like