You are on page 1of 45

MỤC LỤC

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................5

II. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................7

Chương 1. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.................................7

1.1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ.................................................7

1.1.1. Quan điểm về dân chủ..............................................................................7

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của dân chủ..........................................................9

1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa...............................................................................11

1.2.1. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa................................11

1.2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa............................................13

Tóm tắt chương 1...................................................................................................17

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA SINH
VIÊN TRONG XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN........................................................18

2.1. Khái quát về Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh............18

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................18

2.1.2. Bộ máy tổ chức......................................................................................18

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức:.................................................................................18

2.1.2.2. Đoàn thanh niên:.............................................................................19

2.1.2.3. Hội sinh viên...................................................................................21

2.1.3. Hệ thống đào tạo....................................................................................22

2.2. Thực trạng phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học
Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian qua..........23

2.2.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân.....................................................23

1
2.2.1.1. Những mặt đạt được của sinh viên về học thuật và nghiên cứu khoa
học...............................................................................................................23

2.2.1.2. Nguyên nhân đạt được....................................................................27

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.....................................28

2.3. Giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học
Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian tới............28

2.3.1. Giải pháp về phía sinh viên....................................................................28

2.3.1.1. Học tập............................................................................................28

2.3.1.2. Nghiên cứu khoa học.......................................................................29

2.3.1.3. Các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.......29

2.3.1.4. Phục vụ cộng đồng..........................................................................29

2.3.1.5. Giáo dục chính trị, tư tưởng............................................................30

2.3.1.6. Tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể (Đoàn TNCSHCM/ Hội
SV)............................................................................................................... 30

2.3.2. Giải pháp về phía nhà trường.................................................................31

2.3.2.1 Cơ sở vật chất...................................................................................31

2.3.2.2 Chất lượng giảng dạy.......................................................................31

2.3.3. Giải pháp về phía các tổ chức đoàn thể..................................................32

Tóm tắt chương 2...................................................................................................32

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................34

2
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xuyên suốt chiều dài lịch sử xã hội loài người đã hình thành nên nhiều hình thái
nhà nước, và dân chủ cũng là một trong những thể chế chính trị tồn tại lâu đời nhất.
Đến tận nay nó vẫn giữ được sức hấp dẫn lớn và ngày càng trở nên phức tạp hơn trong
điều kiện cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
đang phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, nhà nước dân chủ mà chúng ta đang xây dựng
là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Theo đó, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân xây dựng. Dân chủ hóa mọi lĩnh vực
đời sống, đặc biệt là hoạt động giáo dục là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm
trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM là trường đại học
chuyên ngành kỹ thuật lớn của Việt Nam, là một trong những trường đại học hàng đầu
của cả nước nói chung và miền Nam nói riêng. Là thành viên của hệ thống Đại học
Quốc gia, được thành lập năm 1957, Đại học Bách Khoa là một trong bốn trường đại
học tại Việt Nam được công nhận đạt chất lượng kiểm định cơ sở giáo dục theo tiêu
chuẩn HCERES của Châu Âu và cũng là trường đầu tiên tại Việt Nam được công nhận
đạt chất lượng kiểm định cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn AUN-QA. Ngoài ra, trường
còn có số chương trình đào tạo được công nhận đạt chất lượng kiểm định nhiều nhất
Việt Nam, đạt chất lượng giáo dục được công nhận quốc tế.

Thực tiễn cũng cho thấy, sinh viên trường Đại học Bách Khoa trang bị cho mình
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu từ thầy cô, giảng viên nhà trường cũng như kỹ
năng mềm đã mang lại không ít thành công trong các hoạt động học tập, nghiên cứu
khoa học. Nhờ đó, sinh viên cũng góp phần xây dựng chương trình đào tạo của trường
ngày càng phát triển hơn, thông qua những lần góp ý giảng dạy, cố gắng thay đổi mô
hình học từ thuần lý thuyết nhiều sang thực hành nhiều hơn. Có được thành quả chất
lượng giáo dục như ngày hôm nay là những nỗ lực không ngừng của đội ngũ tri thức
sinh viên – thanh niên xung phong, lực lượng xung kích sẵn sàng cống hiến hết mình
trong các hoạt động học tập, xã hội, thiện nguyện. Gắn với màu xanh tình nguyện, sinh
viên Bách Khoa còn tham gia vào các hoạt động xã hội thiết thực như giúp đỡ những
3
người có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tốt hơn qua các phong
trào, chiến dịch tình nguyện như Xuân Tình nguyện, Quán cơm Từ thiện, Mùa hè
Xanh,... Để xây dựng hình ảnh trường Đại học Bách Khoa năng nổ, nhiệt huyết trong
cả học tập lẫn công tác xã hội thì không thể không có mặt các bạn sinh viên luôn tận
tâm hết mình vì trường, vì một xã hội tốt đẹp hơn, vì đất nước Việt Nam mà mình làm
chủ. Tuy vậy, nhiều sinh viên trong trường vẫn chưa nắm được quyền lợi của mình khi
tham gia các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa xã hội; vì
vậy các thành tích đạt được vẫn chỉ quy về số ít cá nhân. Khả năng tự học, tự tìm tòi
của sinh viên phần nào vẫn còn hạn chế vì thiếu kinh nghiệm, chưa khám phá được hết
năng lực của bản thân. Đồng thời, nhiều sinh viên cũng chưa ứng dụng tốt lý thuyết
vào thực hành, nhất là trong giai đoạn dịch COVID-19 khiến mọi hoạt động giáo dục
gần như phải chuyển sang hình thức trực tuyến. Ít nhiều những điều đó cũng tạo trở
ngại trong quá trình tạo dựng môi trường học tập đầy đủ, hoàn hảo hơn cho sinh viên.
Một số người thì lại quá coi trọng việc học mà thờ ơ, không tham gia các phong trào
văn hóa thể thao, hoạt động xã hội. Chính vì vậy, giáo dục lý luận chính trị cho sinh
viên có tầm quan trọng chiến lược, giúp hình thành nhận thức và có cái nhìn đúng đắn
về thực hiện dân chủ hóa trong sự nghiệp xây dựng trường Đại học Bách Khoa nói
riêng và xây dựng nước Việt Nam nói chung ngày càng phát triển, vững mạnh.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Dân chủ và dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây
dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển” để
nghiên cứu.

2. Đối tượng nghiên cứu

Thứ nhất, dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng
trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.

3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong
xây dựng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.

4
4. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ và dân chủ
xã hội chủ nghĩa; Khái quát về trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai, đánh giá thực trạng phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng
trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian qua.

Thứ ba, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường
Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian tới.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là
các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp;
phương pháp lịch sử - logic;…

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2
chương:

Chương 1: Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng
trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển.

5
II. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ

1.1.1. Quan điểm về dân chủ

Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII – VI trước công nguyên.
Các nhà tư tưởng Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “demokratos” để nói đến dân chủ, trong
đó Demos là nhân dân (danh từ) và kratos là cai trị (động từ). Theo đó, dân chủ được
hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị gọi giản lược là quyền lực
của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân. Nội dung trên của khái niệm dân chủ
về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay. Điểm khác biệt cơ bản giữa cách hiểu về
dân chủ thời cổ đại và hiện nay là ở tính chất trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền
lực công cộng và cách hiểu về nội hàm của khái niệm nhân dân.

Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách
mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, dân chủ là
sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của
nhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong
những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.

Tựu trung lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin dân chủ có một số nội
dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân,
nhân dân là chủ nhân của nhà nước. Dân chủ là quyền lợi của nhân dân - quyền dân
chủ được hiểu theo nghĩa rộng. Quyền lợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền
lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nước phải vì nhân
dân, vì xã hội mà phục vụ. Và do vậy, chỉ khi mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân thì khi đó, mới có thể đảm bảo về căn bản việc nhân dân được hưởng quyền làm
chủ với tư cách một quyền lợi.

Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là
một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ.
6
Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc -
nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành
nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội.

Chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh, dân chủ với những tư cách nếu trên phải
được coi là mục tiêu, là tiền đề và cũng là phương tiện để vươn tới tự do, giải phóng
con người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Dân chủ với tư cách một hình
thức tổ chức thiết chế chính trị, một hình thức hay hình thái nhà nước, nó là một phạm
trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với nhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vong.
Song, dân chủ với tư cách một giá trị xã hội, nó là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và
phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người. Chừng
nào con người và xã hội loài người còn tồn tại, chừng nào mà nền văn minh nhân loại
chưa bị diệt vong thì chừng đó dân chủ vẫn còn tồn tại với tư cách một giá trị nhân loại
chung.

Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng (1) Dân chủ trước hết là một giá trị
nhân loại chung. Và, khi coi dân chủ là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại,
Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ. Người nói: “Nước ta là
nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”1. (2) Khi coi dân chủ là một thể
chế chính trị, một chế độ xã hội, Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức
là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”2.
Rằng, “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”; và một
khi nước ta đã trở thành một nước dân chủ, “chúng ta là dân chủ” thì dân chủ là “dân
làm chủ” và “dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác... làm
đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là quan cách mạng”34.

Dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân. Dân phải thực sự là
chủ thể của xã hội và hơn nữa, dân phải được làm chủ một cách toàn diện: Làm chủ
nhà nước, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình, làm chủ và sở hữu mọi
năng lực sáng tạo của mình với tư cách chủ thể đích thực của xã hội. Mặt khác, dân
1
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 6. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr.515.
2
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 7. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr.499.
3
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 6. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr.365.
4
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 8. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr.375.
7
chủ phải bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, từ dân chủ trong
kinh tế, dân chủ trong chính trị đến dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đời sống văn
hóa - tinh thần, tư tưởng, trong đó hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu và nổi bật nhất là
dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị. Dân chủ trong hai lĩnh vực này quy
định và quyết định dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đời sống văn hóa – tinh thần,
tư tưởng. Không chỉ thế, dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị còn thể hiện
trực tiếp quyền con người (nhân quyền) và quyền công dân (dân quyền) của người
dân, khi dân thực sự là chủ thể xã hội và làm chủ xã hội một cách đích thực.

Trên cơ sở những quan niệm dân chủ nêu trên, nhất là tư tưởng vì dân của Hồ
Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ
nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi nhấn mạnh phát huy dân chủ để tạo ra một
động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước, Đảng ta đã khẳng định, “trong toàn bộ
hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”1. Nhất là trong thời kỳ đổi mới, nhận
thức về dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam có những bước phát triển mới: “Toàn
bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm
xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực
thuộc về nhân dân. Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong
thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua
hoạt động của nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp.
Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và pháp
luật bảo đảm”2.

Từ những cách tiếp cận trên, dân chủ có thể hiểu Dân chủ là một giá trị xã hội
phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn với các
hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với
quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại.3
1
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2019). Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Hà Nội: NXB Chính trị
quốc gia Sự thật, tr.28.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2019). Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Hà Nội: NXB Chính trị
quốc gia Sự thật, tr.327.
3
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: NXB Chính trị quốc
gia Sự thật, tr.125.
8
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của dân chủ

Nhu cầu về dân chủ xuất hiện từ rất sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị
tộc, bộ lạc. Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của
dân chủ mà Ph.Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là “dân chủ quân
sự”. Đặc trưng cơ bản của hình thức dân chủ này là nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự
thông qua “Đại hội nhân dân”. Trong “Đại hội nhân dân”, mọi người đều có quyền
phát biểu và tham gia quyết định bằng cách giơ tay hoặc hoan hô, ở đó “Đại hội nhân
dân” và nhân dân có quyền lực thật sự (nghĩa là có dân chủ), mặc dù trình độ sản xuất
còn kém phát triển.

Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu
và sau đó là giai cấp đã làm cho hình thức “dân chủ nguyên thủy” tan rã, nền dân chủ
chủ nô ra đời. Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với đặc trưng là dân
tham gia bầu ra Nhà nước. Tuy nhiên, “Dân là ai?”, theo quy định của giai cấp cầm
quyền chỉ gồm giai cấp chủ nô và phần nào thuộc về các công dân tự do (tăng lữ,
thương gia và một số trí thức). Đa số còn lại không phải là “dân” mà là “nô lệ”. Họ
không được tham gia vào công việc nhà nước. Như vậy, về thực chất, dân chủ chủ nô
cũng chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì,
bảo vệ, thực hiện lợi ích của “dân” mà thôi.

Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, lịch sử xã hội loài người bước
vào thời kỳ đen tối với sự thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến, chế độ dân
chủ chủ nô đã bị xóa bỏ và thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chế phong kiến. Sự
thống trị của giai cấp trong thời kỳ này được khoác lên chiếc áo thần bí của thế lực
siêu nhiên. Họ xem việc tuân theo ý chí của giai cấp thống trị là bổn phận của mình
trước sức mạnh của đấng tối cao. Do đó, ý thức về dân chủ và đấu tranh để thực hiện
quyền làm chủ của người dân đã không có bước tiến đáng kể nào.

Cuối thế kỷ XIV - đầu XV, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự do,
công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản. Chủ nghĩa Mác
– Lênin chỉ rõ: Dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn của nhân loại với những giá
trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ. Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền
tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên trên thực tế, nền dân chủ tư sản

9
vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số
nhân dân lao động.

Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917), một thời đại
mới mở ra – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao
động ở nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập
Nhà nước công – nông (nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập nền dân chủ vô sản (dân
chủ xã hội chủ nghĩa) để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân. Đặc trưng cơ bản
của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lực của nhân dân - tức là xây
dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho
đại đa số nhân dân.

Như vậy, với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch
sử nhân loại, cho đến nay có ba nền (chế độ) dân chủ. Nền dân chủ chủ nô, gắn với chế
độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa; nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, muốn biết một nhà nước
dân chủ có thực sự hay không phải xem trong nhà nước ấy dân là ai và bản chất của
chế độ xã hội ấy như thế nào?

1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.1. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình hình thành và phát triển các nền dân chủ
trong lịch sử và trực tiếp nhất là nền dân chủ tư sản, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -
Lênin cho rằng, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp và giá trị của
nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, do đó, tất yếu xuất hiện một nền dân
chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư sản và đó chính là nền dân chủ vô sản hay còn gọi là
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở
Pháp và Công xã Pari năm 1871, tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng Tháng Mười Nga
thành công với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới (1917),
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập. Sự ra đời của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ. Quá trình phát

10
triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện. Trong đó, có sự kế thừa những giá trị của nền dân chủ trước đó, đồng thời
bổ sung và làm sâu sắc thêm những giá trị của nền dân chủ mới.

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin: Giai cấp vô sản không thể hoàn thành cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa, nếu họ không được chuẩn bị để tiến tới cuộc cách mạng đó
thông qua cuộc đấu tranh cho dân chủ. Rằng, chủ nghĩa xã hội không thể duy trì và
thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ dân chủ.

Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tới cao, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các nền dân chủ
trước đó, trước hết là nền dân chủ tư sản. Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho những
người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý
xã hội. Càng hoàn thiện bao nhiêu, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lại càng tự tiêu vong
bấy nhiêu. Thực chất của sự tiêu vong này theo V.I.Lênin, đó là tính chính trị của dân
chủ sẽ mất đi trên cơ sở không ngừng mở rộng dân chủ đối với nhân dân, xác lập địa
vị chủ thể quyền lực của nhân dân, tạo điều kiện để họ tham gia ngày càng đông đảo
và ngày càng có ý nghĩa quyết định vào sự quản lý nhà nước, quản lý xã hội (xã hội tự
quản). Quá trình đó làm cho dân chủ trở thành một thói quen, một tập quán trong sinh
hoạt xã hội... để đến lúc nó không còn tồn tại như một thể chế nhà nước, một chế độ,
tức là mất đi tính chính trị của nó.

Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác – Lênin cũng lưu ý đây là quá trình lâu dài, khi xã hội
đã đạt trình độ phát triển rất cao, xã hội không còn sự phân chia giai cấp, đó là xã hội
cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư
cách là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong, không còn nữa.

Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân
chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực
thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự
thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

11
Cũng cần lưu ý rằng, cho đến nay, sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
mới chỉ trong một thời gian ngắn, ở một số nước có xuất phát điểm về kinh tế, xã hội
rất thấp, lại thường xuyên bị kẻ thù tấn công, gây chiến tranh, do vậy, mức độ dân chủ
đạt được ở những nước này hiện nay còn nhiều hạn chế ở hầu hết các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Ngược lại, sự ra đời, phát triển của nền dân chủ tư sản có thời gian cả
mấy trăm năm, lại ở hầu hết các nước phát triển (do điều kiện khách quan, chủ quan).
Hơn nữa, trong thời gian qua, để tồn tại và thích nghi, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều lần
điều chỉnh về xã hội, trong đó quyền con người đã được quan tâm ở một mức độ nhất
định (tuy nhiên, bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi). Nền dân chủ tư sản có
nhiều tiến bộ, song nó vẫn bị hạn chế bởi bản chất của chủ nghĩa tư bản.

Để chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự quyền lực thuộc về nhân dân, ngoài
yếu tố giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản (mặc dù là yếu tố quan
trọng nhất), đòi hỏi cần nhiều yếu tố như trình độ dân trí, xã hội công dân, việc tạo
dựng cơ chế pháp luật đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước và
quyền tham gia vào các quyết sách của nhà nước, điều kiện vật chất để thực thi dân
chủ.1

1.2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Như mọi loại hình dân chủ khác, dân chủ vô sản, theo V.I.Lênin, không phải là
chế độ dân chủ cho tất cả mọi người; nó chỉ là dân chủ đối với quần chúng lao động
và bị bóc lột; dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số. Rằng, dân chủ
trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó, dân chủ
trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ đó càng hoàn thiện bao nhiêu, càng nhanh tới
ngày tiêu vong bấy nhiêu. Dân chủ vô sản loại bỏ quyền dân chủ của tất cả các giai cấp
là đối tượng của nhà nước vô sản, nó đưa quảng đại quần chúng nhân dân lên địa vị
của người chủ chân chính của xã hội.

Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ, dân chủ xã
hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản sau:

1
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: NXB Chính trị quốc
gia Sự thật, tr.132
12
Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công
nhân (đảng Mác - Lênin) mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của
nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thỏa mãn ngày
càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân.

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với
toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp
công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân,
trong đó có giai cấp công nhân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do đảng Cộng sản lãnh
đạo - yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi vì, đảng
Cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
toàn dân tộc. Với nghĩa này, dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính
trị. Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng Cộng sản đối với toàn xã hội
về mọi mặt V.I.Lênin gọi là sự thống trị chính trị.

Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là những người làm chủ
những quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia vào
bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây
dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ, nhân viên nhà nước. Quyền
được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước của nhân dân chính là nội dung
dân chủ trên lĩnh vực chính trị. V.I.Lênin còn nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ
nghĩa là chế độ dân chủ của đại đa số dân cư, của những người lao động bị bóc lột, là
chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc Nhà nước. Với ý nghĩa
đó, V.I.Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã
hội chủ nghĩa rằng: đó là nền dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản”1.

Bàn về quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh cũng đã
chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân,
bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân 2… Chế độ dân chủ
xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa do đó về thực chất là của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với các cuộc cách
1
V. I. Lênin. (1980). Toàn tập, tập 35. Matxcơva: NXB Tiến bộ, tr.39.
2
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 6. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr.232.
13
mạng xã hội trước đây là ở chỗ nó là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của số
đông nhân dân. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
(1946) theo Hồ Chí Minh là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những
người có tài, có đức để gánh vác công việc nhà nước, “… hễ là người muốn lo việc
nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử1. Quyền
được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên
lĩnh vực chính trị.

Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công
nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc. Do vậy, nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giai cấp (giai cấp công
nhân và giai cấp tư sản); ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa nguyên; một đảng hay
nhiều đảng; ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước
pháp quyền tư sản).

Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội về
những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao
của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn
ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.

Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính trị,
phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng
Mác - Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước hết
đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ
trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của
người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế
của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ “hư vô” theo mong muốn của bất kỳ ai. Kinh
tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra
trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm… của các chế

1
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 4. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr.133.
14
độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công… đối với đa số
nhân dân.

Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân
phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.

Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư
tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với mọi hình
thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Đồng thời nó kế thừa, phát huy những tinh
hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh,
tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc… Trong nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần; được
nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện để phát triển cá nhân. Dưới góc độ này dân
chủ là một thành tựu văn hoá, một quá trình sáng tạo văn hoá, thể hiện khát vọng tự do
được sáng tạo và phát triển của con người.

Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá
nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức động
viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp
xây dựng xã hội mới.

Với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được
thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động tự giác của
quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ
nghĩa chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của
Đảng Cộng sản. Bởi lẽ, nhờ nắm vững hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ
nghĩa Mác – Lênin và đưa nó vào quần chúng, Đảng mang lại cho phong trào quần
chúng tính tự giác cao trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; thông
qua công tác tuyên truyền, giáo dục của mình, Đảng nâng cao trình độ giác ngộ chính
trị, trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân để họ có khả năng thực hiện hữu hiệu
những yêu cầu dân chủ phản ánh đúng quy luật phát triển xã hội. Chỉ dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi
dụng dân chủ vì những động cơ đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

15
Với những ý nghĩa như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về chính
trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản không loại trừ nhau mà
ngược lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho dân chủ xã hội chủ nghĩa ra
đời, tồn tại và phát triển. Với tất cả những đặc trưng đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa là
nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi
quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm
trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.1

Tóm tắt chương 1

Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là
một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm
quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội
nhân loại. Với tư cách là hình thái nhà nước, cho đến nay có ba nền (chế độ) dân chủ:
nền dân chủ chủ nô, gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế
độ tư bản chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa chính thức xác lập khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành
công. Sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất
của dân chủ. Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tới cao,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các nền
dân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ tư sản. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân
chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà mọi quyền lực thuộc
về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất
biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

1
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: NXB Chính trị quốc
gia Sự thật, tr.135
16
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
SINH VIÊN TRONG XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN

2.1. Khái quát về Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc Gia TP.HCM là trường đại học kỹ thuật
có truyền thống lâu đời nhất ở các tỉnh phía Nam, đồng thời là trường đại học trẻ trung
năng động trong tư duy và hành động. Hơn 60 năm hình thành và phát triển, trải qua
nhiều bước chuyển mình của lịch sử cùng TP. Hồ Chí Minh và đất nước, các thế hệ
giảng viên, cán bộ viên chức và sinh viên trường đại học Bách Khoa vẫn đồng lòng
chung sức giữ vững thương hiệu của trường đại học kỹ thuật hàng đầu về đào tạo và
nghiên cứu khoa học của khu vực phía Nam cũng như của cả nước, thành viên nòng
cốt của Đại học Quốc gia TP.HCM, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.

Tiền thân của Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là Trung tâm Quốc gia Kỹ
thuật, được thành lập ngày 29/6/1957. Năm 1957, Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia Phú
Thọ được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 trường Cao đẳng Công chánh, Cao đẳng
Điện lực, Quốc gia Kỹ sư Công nghệ Việt Nam Hàng hải.

Tính đến tháng 5 năm 2005, trường đã có 11 khoa chuyên ngành, 10 trung tâm
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, 4 trung tâm đào tạo, 10 phòng ban
chức năng và một công ty trách nhiệm hữu hạn.

2.1.2. Bộ máy tổ chức

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức:

17
2.1.2.2. Đoàn thanh niên:

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM (gọi tắt
là đoàn trường) là cơ sở đoàn tương đương Quận, huyện và trực thuộc Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh và gián tiếp là Ban Cán sự Đoàn ĐHQG TP.HCM.

Đoàn viên sinh hoạt trong đoàn trường bao gồm những thanh niên là sinh viên,
cán bộ trẻ (dưới 30 tuổi) tiêu biểu, tích cực làm việc, học tập và rèn luyện để hoàn
thiện, phát triển bản thân và thực hiện thành công sứ mạng của nhà trường, đảm bảo
đầy đủ chức năng và nhiệm vụ và quyền lợi của người Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh.

Hệ thống tổ chức:

18
- Ban Chấp hành Đoàn trường:

Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Bách Khoa gồm 27
đồng chí đại diện của tất cả các cơ sở Đoàn trong toàn trường. Đứng đầu Ban
chấp hành Đoàn trường là đồng chí Bí thư Đoàn trường và ba Phó Bí thư gọi
chung là Thường trực Đoàn trường. Ban Thường vụ Đoàn trường có 9 đồng chí,
đảm trách các công việc mang tính thường xuyên của Đoàn trường. Ban chấp
hành Đoàn trường được chia làm 4 ban, 1 Ủy ban và 1 bộ phận:

+ Ban Tổ chức: Tham mưu cùng Ban chấp hành Đoàn trường củng cố, hoàn
thiện cơ cấu tổ chức Đoàn, phát triển lực lượng, tham mưu công tác quy
hoạch, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn kế cận của phong trào.
+ Ban Tuyên giáo: Tổ chức các hoạt động nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của Đoàn viên, nắm bắt dư luận và
diễn biến tư tưởng trong Đoàn viên, thanh niên
+ Ban Học tập - nghiên cứu khoa học: Tổ chức các hoạt động học thuật phục vụ
nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ chuyên môn của
Đoàn viên, thanh niên.
+ Ban Phong trào: Tổ chức các hoạt động Văn – Thể, đa dạng các phương thức
tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của Đoàn
viên, thanh niên Trường.

19
+ Ủy ban Kiểm tra: Tổ chức và hoạt động theo hướng dẫn của Ban chấp hành
trung ương Đoàn.
+ Văn phòng Đoàn: giúp việc cho Ban chấp hành Đoàn trường trong các công
tác quản lý Đoàn vụ, tiếp nhận, ban hành và lưu trữ văn bản, thông tin, báo
cáo,…
- Nhiệm vụ chính:

Thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, Đoàn trường có các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức thực hiện công tác giáo dục truyền thống, giáo dục lịch sử, lý tưởng
cách mạng; giáo dục đạo đức, lối sống và nhân cách trong thanh niên và sinh
viên.
2. Tổ chức các hoạt động phong trào thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu
khoa học và giảng dạy trong sinh viên và cán bộ trẻ.
3. Tổ chức các hoạt động chăm lo và đảm bảo quyền lợi chính đáng của đoàn
viên.
4. Tổ chức các hoạt động phong trào, hành động cách mạng, qua đó tạo môi
trường rèn luyện tích cực để thanh niên, sinh viên dấn thân, phấn đấu, rèn
luyện năng lực công tác quần chúng, nhân cách và bản lĩnh xã hội; giúp thanh
niên, sinh viên nhận thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với gia
đình, nhà trường, xã hội và đất nước.
5. Tuyên truyền xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, là nòng cốt xây dựng và
phát triển Hội sinh viên Việt Nam trường.
6. Rèn luyện, bồi dưỡng và giới thiệu Đoàn viên ứu tú cho tổ chức Đảng xem xét
và kết nạp.
7. Phối hợp với các Phòng - Ban chức năng và các tổ chức Đoàn thể khác của
nhà trường và xã hội để giải quyết các vấn đề có liên quan đến sinh viên cán
bộ trẻ, công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

2.1.2.3. Hội sinh viên

Tháng 11 năm 1993, đề án khôi phục và thành lập Hội sinh viên Việt Nam trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chính thức được Thành ủy và Trung ương Hội sinh
viên Việt Nam ủng hộ. Và tháng 11 năm 1996, Hội sinh viên Việt Nam trường ĐH

20
Bách khoa chính thức thành lập và tổ chức Đại hội lần thứ I. Đó là những viên gạch
đầu tiên xây dựng nên tổ chức Hội sinh viên Việt Nam trường ĐH Bách Khoa của
chúng ta.

Đến nay, hơn 25 năm hình thành và phát triển, Hội sinh viên Việt Nam trường
ĐH Bách khoa – ĐHQG-HCM đã trải qua 10 kỳ Đại hội (nhiệm kỳ hiện tại là nhiệm
kỳ X, 2018 – 2020), gặt hái rất nhiều thành quả trong công tác Hội và phong trào sinh
viên và tạo nhiều tiếng vang ở Thành phố và trong cả nước. Để nói về Bách Khoa,
chúng ta không thể không kể đến các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học và tinh
thần xung kích tình nguyện trên khắp các mặt trận của sinh viên Bách Khoa, mà ở đó
mỗi cá nhân sinh viên trong môi trường rèn luyện của tổ chức Hội sinh viên đã phát
huy tối đa tinh thần, năng lực chuyên môn, tính tiên phong, sáng tạo … trong mỗi hoạt
động, để luôn xứng đáng với 16 chữ vàng mà Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
đã trao tặng:

“Tuổi trẻ Bách Khoa: Giỏi chuyên môn – Vững chính trị - Sáng tâm hồn – Khỏe thể
chất”

Qua quá trình 25 năm hình thành và phát triển, tổ chức Hội sinh viên trường đã
vinh dự nhận nhiều phần thưởng cao quý, đáng khích lệ:

- Huân chương lao động hạng 3 cho phong trào tình nguyện góp phần xây dựng
Chủ nghĩa xã hội.
- Bằng khen Ủy ban nhân Thành phố cho Tập thể lao động xuất sắc năm 2004,
2005, 2006, 2008, 2009, 2010, 2011.
- Bằng khen bộ trưởng Bộ Y tế, Bằng khen Hội chữ thập đỏ Việt Nam cho đơn vị
có thành tích xuất sắc trong công tác Hiến máu nhân đạo năm 2002.
- Bằng khen Ủy ban nhân dân Thành phố đã có thành tích trong công tác tuyên
truyền, vận động, tổ chức Hiến máu tình nguyện năm 2010, 2011.
- Bằng khen Trung ương Hội sinh viên Việt Nam cho đơn vị hoàn thành xuất sắc
công tác Hội và phong trào sinh viên từ năm học 2000 - 2011 đến năm học
2010 – 2011.

21
- Bằng khen Ủy ban nhân dân các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP. Hồ
Chí Minh, Trung Ương Hội sinh viên Việt Nam cho đơn vị có thành tích xuất
sắc trong chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh từ năm 2001 đến năm 2011.
- Bằng khen Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam vì đã có thành tích
tiêu biểu, xuất sắc trong CDTN Mùa hè xanh (giai đoạn 2013 – 2018) góp phần
tích cực phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”.

2.1.3. Hệ thống đào tạo

Hiện nay, trường Đại học Bách khoa đang đào tạo bậc đại học (đại học chính
quy, phi chính quy và cao đẳng) và sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh).

Qua 12 năm kiên trì phấn đấu, vượt qua rất nhiều khó khăn, đến nay nhà trường
đã hoàn chỉnh hệ thống tín chỉ (đại học chính quy, tại chức), hiện nay đang từng bước
triển khai cho đào tạo sau đại học. Có hơn 30 trường đại học trong cả nước đến trường
Đại học Bách khoa để học tập kinh nghiệm đào tạo theo tín chỉ.

Trường có nhiều chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. Từ năm 1999
trường tham gia chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp. Năm 2004 có
54 SV tốt nghiệp, được đánh giá rất cao. Đặc biệt trong số 48 SV tốt nghiệp của 4
trường đại học Việt Nam được hội kỹ sư Pháp công nhận bằng kỹ sư Pháp được hành
nghề ở Châu Âu thì trường Đại học Bách khoa có 38 SV (chiếm 38/48).

Năm 2002 trường thực hiện dự án kỹ sư tài năng (KSTN). Năm 2005 đợt đầu tốt
nghiệp 28 KSTN ngành Công nghệ thông tin có chất lượng nổi trội (về nghiên cứu
khoa học, có 14/28 SV có bài báo đăng ở các tạp chí, hội nghị khoa học quốc tế có uy
tín).

Trong quá trình xây dựng mới lại toàn bộ các Chương trình đào tạo (CTĐT) bậc
Đại học-Cao đẳng, Đại học Bách khoa cũng đã hoàn tất việc xây dựng "Đầu ra"
(Learning Outcomes) của các chương trình đang được đào tạo tại trường. Đây được
đánh giá là một khâu rất mới và rất quan trọng phục vụ việc chuẩn hóa công tác đào
tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nói chung tại trường.

22
Là một trường đại học kỹ thuật, ĐH Bách Khoa - ĐHQG HCM đã chọn mô hình
và các tiêu chuẩn ABET của Mỹ để định hướng cho các khoa trong quá trình xây dựng
chuẩn đầu ra.

2.2. Thực trạng phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học
Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian qua

2.2.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân

2.2.1.1. Những mặt đạt được của sinh viên về học thuật và nghiên cứu khoa học

Chất lượng tuyển sinh đầu vào, sinh viên trúng tuyển vào Trường Đại học Bách
Khoa TP. HCM là những sinh viên có năng lực học tập tốt. Học tập hết mình và vui
chơi, tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng hết mình. Hiểu được những nguyện
vọng của sinh viên nhà trường cũng tạo điều kiện để sinh viên thực hiện và phát huy
hết vai trò của mình, rèn luyện sức khỏe qua việc tổ chức các buổi ngoại khóa, các giải
thi đấu thể thao, các cuộc thi về pháp luật,…

a) Học tập

Sinh viên Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM được biết đến là những sinh
viên có truyền thống học tập tốt. Để có thể tạo thành một truyền thống được xã hội đón
nhận như vậy thì chính là những sự nỗ lực hết sức mình của mỗi sinh viên, tập thể lớp,
các khoa, các thầy, cô…Luôn luôn năng động, sáng tạo và đổi mới không ngừng.

Các thành tích :

+ Đạt giải Nhất toàn đoàn Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc 2021.

23
Hình 1 : Đội tuyển trường ĐH Bách khoa đạt giải Nhất toàn đoàn Olympic Vật lý sinh
viên toàn quốc 2021.

Nhà trường có 5 cá nhân đạt giải Nhất là :

- Phạm Đoàn Minh Duy – Giải bài tập

- Huỳnh Hiếu Nhơn - Giải bài tập

- Nguyễn Lâm Hữu Thiên – Trắc nghiệm

- Phạm Đại Hoàng An – Trắc nghiệm

- Nguyễn Mạnh Đức – Trắc nghiệm

và 2 cá nhân đạt giải Ba

- Trần Lê Huỳnh Đức – Thực nghiệm

- Hoàng Đỗ Thanh Bình – Thực nghiệm

+ Cuộc thi Olympic Cơ học toàn quốc lần thứ 31: đội tuyển sinh viên trường Đại
học Bách Khoa – ĐHQG-HCM có 118 sinh viên tham gia dự thi 07 môn tự luận, 05
môn ứng dụng tin học trong Cơ học và đã xuất sắc đạt 10 giải đồng đội, 82 giải cá
nhân. Cụ thể, về giải đồng đội có 01 giải Nhất, 05 giải Nhì, 04 giải Ba; giải cá nhân
gồm 03 giải Nhất, 08 giải Nhì, 29 giải Ba và 42 giải Khuyến khích.

b) Nghiên cứu khoa học


24
Sinh viên trường Đại học Bách khoa có tố chất thông minh, sáng tạo, năng động,
tràn đầy nhiệt huyết kế thừa từ các thầy cô trong trường. Không chỉ dừng lại ở học
vấn, sinh viên trường Đại học Bách khoa có rất nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ về
nghiên cứu khoa học ở trong nước lẫn quốc tế. Sau đây là những bài nghiên cứu điển
hình:

 Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ khí: sinh viên Bách Khoa Quốc tế
công bố bài báo ở VSOE 2021

Cùng với TS. Tạ Quốc Dũng (giảng viên Khoa Kỹ thuật Dầu khí), bạn Nguyễn
Thành Phú (sinh viên K2017 chương trình Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Dầu khí)
vừa công bố bài viết Temperature Effect on Forecast Gas Production tại Hội nghị The
Second Vietnam Symposium on Advances in Offshore Engineering Sustainable Energy
and Marine Planning (VSOE 2021).

Tính mới của bài báo được thể hiện ở việc bổ sung mô hình suy giảm nhiệt độ
khí trong quá trình dự báo khai thác. Mỏ khí được áp dụng có nhiệt độ đáy giếng cao,
từ đó dễ dẫn tới tổn thất nhiệt và hiện tượng dòng chảy hai pha (1) lỏng khí trong ống
khai thác. Điều này kéo theo sự sai sót trong việc dự báo sản lượng, ảnh hưởng đến
quá trình khai thác lâu dài. Do đó, xây dựng mô hình nhiệt độ là việc làm cần thiết để
đảm bảo tính ổn định của quá trình khai thác.

Hình 2: Mô hình giếng đã được tối giản

25
 Sinh viên Bách khoa phát triển ứng dụng chẩn đoán bất thường ở phổi

Bén duyên từ IC Design Lab, nhóm năm sinh viên Bách khoa cùng chung chí
hướng đã thiết kế thành công ứng dụng chẩn đoán bất thường ở phổi mang tên AISoFi.
Dự án tâm huyết này vừa xuất sắc giành được giải Ba cuộc thi Bach Khoa Innovation
2021.

Nhằm hỗ trợ bệnh nhân theo dõi tình trạng của phổi, đồng thời góp phần tiết
kiệm thời gian, công sức, nhóm năm sinh viên Bách khoa ngành Kỹ thuật Điện – Điện
tử (Nguyễn Trần Ngọc Anh – K2017, Ngô Minh Châu, Nguyễn Thị Liên, Ngô Thành
Long và Trương Nguyễn Nhật Nam – cùng là K2018) đã xây dựng ứng dụng AISoFi. 

Đây là hệ thống tích hợp ống nghe với điện thoại di động (ghi lại âm thanh phổi),
sau đó dữ liệu âm thanh sẽ được chuyển tới ứng dụng AISoFi để phân tích và lưu trữ,
cuối cùng, trả về kết quả tình trạng phổi của người dùng. 

Hình 3: Ống nghe kết nối với điện thoại để ghi âm thanh phổi

26
 Chế tạo Robot đá banh, sinh viên Bách khoa đạt suất dự hội nghị cơ điện tử
Quốc tế.

Nghiên cứu có tên Study & Implementation of a Robot Soccer System Based on


the CDIO Approach do nhóm sinh viên K2017 chương trình Chất lượng cao ngành Kỹ
thuật Cơ Điện tử phát triển.

Khởi nguồn từ đề tài luận văn tốt nghiệp của bốn sinh viên khóa 2017 chương
trình Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử (Trần Tiểu Bình – trưởng nhóm, Cao
Tri Thức, Đặng Minh Quân và Lâm Hùng Minh), robot đá banh được tạo dòng lệnh
đầu tiên vào tháng 2/2021. Trải qua sáu tháng nghiên cứu và thực nghiệm trong bối
cảnh dịch bệnh COVID-19 leo thang tại TP.HCM, nhóm có lúc chạy được mô hình
trực tiếp tại trường, có lúc phải viết code “chay” từ xa do giãn cách toàn thành phố.

Vượt qua nhiều trở ngại với sự dìu dắt chuyên môn từ TS. Phạm Công Bằng –
giảng viên Bộ môn Cơ Điện tử, nhóm sinh viên Bách khoa Quốc tế đã hoàn thiện
“Nghiên cứu và chế tạo hệ thống robot đá banh theo quy trình thiết kế CDIO” (tên đề
tài) và được chấp nhận tham dự Hội nghị Quốc tế về Công nghệ Cơ Điện tử lần thứ
24 (ICMT 2021) do Singapore tổ chức trực tuyến từ ngày 18-22/12/2021.

 Đạt á quân BKI 2021

Từ một lời thách thức vui vui giữa giờ giải lao, nhóm 5NN đã ấp ủ khao khát
tranh tài ở Bach Khoa Innovation ngay khi còn là sinh viên năm Nhất, để rồi xuất sắc
giành được giải Nhì cuộc thi năm nay.

 Chuyển hóa bùn thải giấy thành nguyên liệu sinh học

Dự án “Chuyển hóa bùn thải giấy thành nguyên liệu sinh học” của giảng viên và
sinh viên Bách khoa tiếp tục gặt hái thành công với giải Ba cuộc thi Asian Entrpreneur
Award (AEA) 2021.

27
Hình 4: Dự án “Chuyển hóa bùn thải giấy thành nguyên liệu sinh học” đạt giải Ba
cuộc thi AEA 2021

 Sinh viên Bách khoa chế tạo máy phát điện từ bước chân

Sau hơn một năm nghiên cứu, nhóm sinh viên Bách khoa thuộc CLB Khởi
nghiệp Xanh Bách khoa (BKGI) đã chế tạo thành công máy phát điện nano từ lực ma
sát bước chân. Mới đây, dự án máy phát điện nano từ lực ma sát bước chân của nhóm
BK TENG, trong đó có ba sinh viên chương trình Chất lượng cao là Đỗ Nguyễn Chi
Mai, Bùi Đức Nghị (cùng là K2018 chương trình ngành Quản lý Công nghiệp) và Trần
Duy Khang (K2020 ngành Kỹ thuật Máy tính), đã xuất sắc giành được vé tham dự
Vòng Chung kết cuộc thi Sinh viên với quyền sở hữu trí tuệ 2021.

 Thiết kế hệ thống quét 3D linh hoạt được công bố trên bài báo Quốc tế

Nghiên cứu của Đỗ Võ Hoàng Hưng, sinh viên K2017 chương trình Chất lượng
cao ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử, cùng các cộng sự, sẽ được công bố tại hội
nghị International Conference on High Performance Big Data and Intelligent Systems
2021.

28
Bài báo khoa học A Flexible 3D Scanning System Using Convergent Stereo
Vision Integrated with an Industrial Manipulator được phát triển từ đề tài luận văn tốt
nghiệp Design of a 3D Scanning Stereo System Integrated with Industrial Manipulator,
dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Quốc Chí.

Và còn rất nhiều thành tích về các công trình nghiên cứu khoa học của thầy, cô
và sinh viên khác nữa. Phải nói không chỉ có tinh thần hiếu học mà đại đa số sinh viên
Bách khoa còn có tinh thần học hỏi, không ngừng bổ sung kiến thức mới.

c) Các hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

Phong trào văn hóa, văn nghệ, lễ rước đuốc 9/1, thể dục thể thao. Trường Đại học
Bách Khoa TP. HCM là một trường về kĩ thuật nhưng sinh viên rất năng động, đầy
nhiệt huyết và cá tính trong hầu hết các hoạt động phòng trào của khoa và trường, sinh
đều đạt được các thành tích nhất định.

Các câu lạc bộ về thể thao như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng
bàn,…được thành lập nhằm giúp sinh viên giải tỏa đi căng thẳng trong quá trình học
tập cũng như thi cử. Đặc biệt là hằng năm nhà trường có tổ chức giải bóng bóng đá BK
LEAGUE với sự tranh tài giữa sinh viên của các khoa, nhằm giúp cho sinh viên có cơ
hội được cọ sát với nhau.

Hình 5: Sinh viên khoa Điện – Điện tử giành giải vô địch BK League 2019.

29
d) Phục vụ cộng đồng

Các chương trình điển hình của sinh viên nhằm phục vụ cộng đồng như : Mùa hè
xanh, Xuân tình nguyện, Tiếp sức mùa thi, hiến máu tình nguyện,… Các chương trình
diễn ra liên tục hằng năm và đều được sinh viên đón nhận nhiệt tình.

Các chương trình như Xuân tình nguyện 2022, tuy là đang trong tình hình dịch
bệnh nhưng lại diễn ra rất thành công. Chương trình đã gửi đến người lao động nghèo,
vô gia cư, bị bệnh hiểm nghèo, khuyết tật những phần quà, sách vở vô cùng ý nghĩa
cho các bạn học sinh nghèo, ghé thăm các viện dưỡng lão, cô nhi viện, bệnh viện, nhà
chùa,…để thăm những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn tình cảm gia đình.

Hình 6: Xuân Tình nguyện 2021 thu hút 1.000 sinh viên tham gia.

Chiến dịch Mùa hè xanh là một dịp để sinh viên đóng góp công sức của mình
trong việc làm đẹp cho quê hương, đất nước. Đặc biệt là ở những vùng nông thôn xa
xôi Nam Bộ như : Bến Tre, Trà vinh, Đồng Tháp,…Các sinh viên đóng góp công sức
trong việc xây dựng những mái nhà tình thương, con đường bê tông, xây dựng cầu mới
cho bà con ở vùng xa xôi, hẻo lánh, không có điều kiện. Thành công lớn nhất của các
bạn sinh viên đó chính là những nụ cười ấm áp và đầy tình cảm, những lời cảm ơn
chân thành, mộc mạc từ bà con ở đó.

30
Hình 7: Bạn sinh viên đang hướng dẫn một bạn nhỏ học bài – Xuân tình nguyện 2019.

e) Giáo dục chính trị, tư tưởng

Hằng năm như trường có tổ chức các cuộc thi về pháp luật, chính trị, tư tưởng,…
nhằm giúp sinh viên luôn tìm tòi và học hỏi nhiều kiến thức liên quan đến chính trị, tư
tưởng. Đặc biệt là đầu năm và cuối năm nhà trường có tổ chức các buổi Sinh hoạt công
dân định kì và sau đó là các bài kiểm tra, tiểu luận về buồi sinh hoạt đó. Nhà trường đã
khéo léo lồng ghép các môn học như : Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin, Chủ nghĩa xã
hội khoa học, Lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh,…nhằm giúp cho sinh sinh viên có
kiến thức chính trị vững vàng để tránh những trường hợp đầy cám dỗ như phản động,
chống phá nhà nước, nhà trường, dính vào đa cấp…

f) Tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể (Đoàn TNCSHCM/ Hội SV) :

Sinh viên trong trường luôn tích cực tham gia các công tác sinh hoạt đoàn, hoạt
động do Đoàn tổ chức. Điển hình là các hoạt động như: Xuân tình nguyện, Mùa hè
xanh,… Các hoạt động này đặc biệt luôn lấy nguồn nhân lực từ các bạn sinh viên của
các khoa, cùng với sự nhiệt tình, năng nổ tham gia, các hoạt động này đã đem lại rất
nhiều lợi ích cho các bạn sinh viên. Như các hoạt động gần dịp Tết Nguyên đán 2022
vừa qua đã giúp rất nhiều bạn sinh viên về quê đón tết. Các hoạt động của các bạn
Đoàn viên thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Bách Khoa TP. HCM gửi sách

31
đến tận nơi cho các bạn tân sinh viên khóa 2021 ở những vùng xa xôi, hẻo lánh để các
bạn học tập online một cách hiệu quả nhất có thể.

2.2.1.2. Nguyên nhân đạt được

a) Học tập

Trường Đại học Bách khoa TP. HCM có truyền thống lâu đời, các thầy, cô đầy
nhiệt huyết, luôn hướng dẫn tận tình các sinh viên.

Để có thể tiếp tục học tập và nhận được bằng tốt nghiệp, sinh viên Bách Khoa
luôn nhận thức được tầm quan trọng trong việc học của chính bản thân. Chương trình
đào tạo luôn được đồi mới qua từng năm nhằm giúp sinh viên luôn chăm chỉ học tập,
rèn luyện, rèn luyện kỹ năng phân phối thời gian ở môi trường Đại học cho sinh viên.
Đặc biệt, nhà trường, các CLB linh động trong việc tổ chức ôn thi cho sinh viên, giúp
cho sinh viên vượt qua các kì thi khó khăn như giữa kì, cuối kỳ. Nổi bật là CLB Chúng
Ta Cùng Tiến (CTCT), giúp cho các bạn sinh viên năm 1 và 2 ôn luyện các môn Đại
cương để phục vụ cho các kỳ thi.

Và cũng kể đến là nhà trường có nhiều chương trình đào tạo như: chương trình
kỹ sư Việt – Nhật, chương trình kỹ sư Việt – Pháp, chương trình kỹ sư chất lượng cao,
…Đội ngũ giảng viên của nhà trường luôn đổi mới phương thức giảng dạy qua từng
năm nhằm giúp sinh viên tiếp cận được nhiều kiến thức hơn.

Bên cạnh đó, việc sống trong môi trường lành mạnh, giữa những sinh viên giỏi
với nhau sẽ tạo cơ hội cho các bạn sinh viên cọ sát với nhau vè các mảng thành tích
học tập nhằm giúp cho môi trường học tập ở trường luôn phát triển và đổi mới không
ngừng.

b) Nghiên cứu khoa học

Những sản phẩm nghiên cứu khoa học chính là những món quà vô cùng ý nghĩa
không chỉ về mặt giá trị mà cả về tinh thần. Góp phần giúp sinh viên luôn luôn học
hỏi, trau dồi kiến thức của mình. Nhận được vai trò của thế hệ trẻ gắn với cuộc sống
phát triển đất nước trong bối cảnh khoa học và công nghệ luôn khao khát nguồn nhân
lực. Sinh viên trường Đại học Bách Khoa TP. HCM luôn mang trong mình ngọn lửa

32
đam mê sáng tạo trong kỹ thuật, chủ động tạo ra cơ hội và biết nắm bắt cơ hội để phát
triển bản thân.

Sinh viên nghiên cứu khoa học đồng thời khoa học cũng sẽ khai thác khả năng
tiềm ẩn trong sinh viên, khoa học luôn có sức hấp dẫn thú vị đối với những sinh viên
ham học hỏi, tìm tòi đến với những kiến thức thú vị, từ đó sinh viên sẽ không hề nhàm
chán, đổi lại là không ngừng nghiên cứu khoa học.

c) Các hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

Không chỉ một bộ phận lớn dân tộc Việt Nam yêu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao mà sinh viên Bách Khoa cũng rất yêu thích các phong trào này. Đây chính là dịp
để sinh viên được mở mang tầm hiểu biết, hòa nhập với đám đông, tô điểm thêm nét
đẹp truyền thống của nhà trường cũng như là của dân tộc Việt Nam. Không những thế,
các hoạt động về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao có tính giải trí rất cao phù hợp
cho nhu cầu giải trí của sinh viên.

Các hoạt động này xuất phát từ niềm đam mê, khổ luyện giành cho các môn thể
thao. Các sinh viên thành lập thành các CLB để cùng nhau luyện tập và trau dồi thêm
nhiều kiến thức mới.

Bên cạnh đó, các trung tâm thi đấu, nhà thi đấu thể dục, thể thao của nhà trường
rất nhiều, tạo rất nhiều điều kiện cho sinh viên luyện tập.

d) Phục vụ cộng đồng

Kế thừa tinh thần yêu quê hương, đất nước, tương thân tương ái của dân tộc Việt
Nam luôn truyền lại từ đời này sang đời khác, sinh viên của trường luôn tích cực tham
gia các hoạt động tình nguyện, các hoạt động tình nguyện luôn mang đến rất nhiều ý
nghĩa cho sinh viên, đồng thời cũng giúp cho sinh viên có nhiều kinh nghiệm trong
cuộc sống, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, khả năng làm việc nhóm, thuyết trình
trước đám đông,…Chính vì những điều đó mà đã thôi thúc sinh viên tích cực tham gia
các hoạt động tình nguyện, không những thế, các bạn sinh viên còn được nhà trường,
khoa, thành phố tuyên dương, trao tặng bằng khen rất ý nghĩa – đây cũng chính là
động lực của sinh viên và nhà trường cố gắng nhiều hơn nữa.

33
Đặc biệt hơn nữa, đây là dịp để sinh viên tích lũy ngày công tác xã hội đúng theo
quy định của nhà trường để ra trường đúng hạn. Tổ chức hội sinh viên trường đã tích
cực trong công tác giáo dục ý thức, trách nhiệm, luôn tích cực trong việc phục vụ cộng
đồng do nhà trường tổ chức.

e) Giáo dục chính trị, tư tưởng

Mỗi sinh viên là nòng cốt, tương lai của đất nước, hiểu được điều này, mỗi sinh
viên đều ý thức được bản thân phải công hiến cho xã hội, cho đất nước. Muốn như
vậy, trước tiên phải trau dồi những kiến thức đúng đắn về chính trị, tư tưởng. Bởi vì
nếu không có những kiến thức này thì sinh viên khó mà vững vàng trong cuộc sống, dễ
bị lừa gạt, không có khả năng công hiến cho xã hội, đất nước.

f) Tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể (Đoàn TNCSHCM/ Hội SV) 

Nguyên nhân chính khiến sinh viên nhiệt tình tham gia đó là do Đoàn hội là nơi
gắn bó với nhiều sinh viên. Đây là nơi sinh viên có thể được tiếp xúc nhiều với các
anh, chị khóa trên, học được những kỹ năng mềm. Khi tham gia sinh viên luôn nhận
lại được nhiều điều bổ ích, ngoài ra các hoạt động do Đoàn tổ chức có thể giúp ích cho
nhiều người.

Sự đóng góp cho các hoạt động cảu Hội sinh viên và Đoàn trường giúp cho sinh
viên có cơ hội trở thành đoàn viên ưu tú, được bồi dưỡng và kết nạp Đảng tạo tiền đề
để phát triển trong bộ máy nhà nước sau này.

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc phát huy vai trò
của sinh viên

2.2.2.1. Những mặt hạn chế

a) Học tập

Chương trình học tập ở Bách Khoa rất nặng dẫn tới tình trạng rớt môn ở một số
sinh viên, lượng kiến thức phải tiếp thu nhiều trong thời gian ngắn dẫn tới sinh viên
không hiểu bài. Sinh viên rớt môn dẫn đến rất nhiều hậu quả như bị trì trệ ở học kì sau,
học phí đóng học lại rất cao, dẫn tới kéo dài thời gian học ở trường, việc áp dụng kiến
thức đã học chưa có hiệu quả cao. Tỷ lệ sinh viên ra trường đúng hạn thấp.

34
b) Nghiên cứu khoa học

Là trường hàng đầu cả nước về mảng kỹ thuật nhưng số lượng sản phẩm nghiên
cứu khoa học chưa nhiều, các cuộc thi như Robocon thì những năm gần đây không có
thành tích cao.

c) Các hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

Phong trào thể dục, thể thao vẫn còn chưa phổ biến nhiều ở các sinh viên trong
trường. Nhiều bạn lười, không chủ động rèn luyện thể dục, thể thao dẫn tới cơ thể bị
ốm yếu, không đủ khả năng học tập dẫn đến bị trì trệ. Mặt khác, có một số sinh viên
tập luyện quá nhiều dẫn đến những chấn thương đáng tiêc khiến cho việc học bị chậm
trễ. Bên cạnh đó thì cũng có một số sinh viên có hành động phi thể thao trong lúc
luyện tập và thi đấu.

d) Phục vụ cộng đồng

Nhiều bạn sinh viên vẫn còn đang thờ ơ, bỏ ngoài tai các hoạt động thiện nguyện,
nhiều bạn sinh viên năm 3, năm 4 rồi nhưng vẫn chưa bao giờ tham gia các hoạt động
thiện nguyện. Nhiều bạn tham gia cho có phong trao, cho bằng bạn bè dẫn đến các
hoạt động thiện nguyện không có chất lượng, mất đi ý nghĩa của một công việc vốn
được xem là có ý nghĩa rất lớn. Còn ít các hoạt động thiện nguyện có tính ứng dụng
những kiến thức chuyên ngành mà sinh viên đang theo học tại trường. Còn hạn chế
trong việc giáo dục sinh viên về vấn đề ý thức, trách nhiệm của sinh viên với cộng
đồng.

e) Giáo dục chính trị, tư tưởng

Vẫn còn một số sinh viên chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của bản thân
mình trong việc trau dồi kiến thức về chính trị, tư tưởng. Chính những hạn chế về mặt
chính trị và tư tưởng dẫn đến sự suy giảm về niềm tin.

f) Tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể (Đoàn TNCSHCM/ Hội SV) 

Hiện tại còn rất nhiều bạn sinh viên tham gia rất ít hoặc không tham gia các hoạt
động của hội sinh viên. Khi tham gia, sinh viên chưa làm tốt nhiệm vụ được giao vì
một phần áp lực học tập và áp lực từ kinh tế, khiến sinh viên không mạnh dạ tham gia
một cách hiệu quả.
35
2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế

a) Học tập

Rớt môn có thể là do áp lực quá lớn từ việc học, tinh thần không thoải mái, chỗ
học khá xa so với nơi ở, dẫn đến tình trạng thức khuya học bài nhưng dậy sớm để kịp
đến trường làm cho sinh mệt mỏi, áp lực, không ngủ đủ giấc khiến cho việc hiểu bài
trở nên khó khăn. Hoặc có thể là do lười biếng, mê game, ham chơi, coi thường việc
học. Sinh viên chọn sai ngành dẫn đến việc nhàm chán trong học tập. Cũng có một vài
trường hợp kinh tế gia đình khó khăn dẫn tới việc đi làm thêm kiếm thêm thu nhập rồi
bỏ bê việc học.

b) Nghiên cứu khoa học

Không có sự đam mê, yêu thích, chủ động tìm tòi trong việc nghiên cứu khoa
học. Kiến thức chuyên môn chưa sâu rộng, việc áp dụng kiến thức vào kỹ thực vẫn còn
rất máy móc và rập khuôn, không chịu đổi mới, không linh động. Những bạn sinh viên
còn hạn chế về khả năng làm việc nhóm dẫn đến làm việc không hiệu quả trong nhóm
nghiên cứu.

Ngoài ra thì chi phí để làm ra các sản phẩm khoa học rất tốn kém, ngân sách của
nhà trường và sinh viên còn hạn chế dẫ đến việc không mạnh dạn trong nghiện cứu
khoa học.

c) Các hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

Các hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao còn chưa phát
triển rộng rãi khiến cho các bạn sinh viên chưa tiếp cận được.

Một số bạn lười vận động thể dục, thể thao là do lười nhát, không có ý thức chăm
lo cho sức khỏe, bản thân. Nhiều bạn luyện tập nhưng không trang bị cho mình kiến
thức nên dẫn đến việc luyện tập quá sức, làm chấn thương dẫn đến việc học bị trì trệ.

d) Phục vụ cộng đồng

Nhiều sinh viên còn thụ động khi phụ vụ cộng đồng, nhút nhát, không nói được
trước đám đông, không nhận thấy trách nhiệm của bản thân mình đối với xã hội và
cộng đồng. Nhiều sinh viên không có mục đích trong việc thiện nguyện dẫn đến giảm

36
chất lượng trong công việc, cãi cọ làm cho nhóm mất đoàn kết, tạo hình ảnh xấu cho
bà con ở vùng xa xôi. Không phải sinh viên nào cũng thấy rõ trách nhiệm của chính
mình trong các hoạt động, họ chỉ chăm chăm vào điểm rèn luyện, ngày công tác xã hội
để có thành tích tốt, còn những việc còn lại thì không quan tâm.

e) Giáo dục chính trị, tư tưởng

Sinh viên chưa cố gắng trong việc trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ, kĩ năng
của mình. Chưa rèn luyện cho mình bản năng nhạy bén trong tư tưởng, chính trị dẫn
đến việc dễ bị dụ dỗ, xúi dục theo con đường phạm pháp. Do nhiều tác động từ những
thông tin xấu lan tràn trên khắp mạng xã hội.

f) Tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể (Đoàn TNCSHCM/ Hội SV) 

Hạn chế của sinh viên chính là yếu tố tự ti và áp lực từ gia đình, bạn bè, xã hội.
Chính những điều này đã kiềm hãm khả năng chủ động tham gia các hoạt động Đoàn
thể. Ngoài ra có rất nhiều hoạt động chạy đua theo thành tích, không có ý nghĩa. Đa số
sinh viên Bách Khoa học rất nặng, việc tham gia các tổ chức Đoàn thể thì không có
thời gian để tham gia.

2.3. Giải pháp phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng trường Đại học Bách
khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển thời gian tới

2.3.1. Giải pháp về phía sinh viên

2.3.1.1. Học tập

Sinh viên phải xác định rõ mục tiêu học tập. Ở ở giai đoạn này, chúng ta không
thể thờ ơ với chính cuộc đời của mình khi cứ khăng khăng “học cho xong rồi tính tiếp”
hoặc “tới đâu hay tới đó”.Không có mục tiêu định hướng rõ ràng thì không thể đạt đến
thành công. Chỉ khi nào biết được mình học vì điều gì? Học cho ai? Học để có được
những điều gì? Thì tự khắc chúng ta sẽ tự vẽ ra kế hoạch cụ thể cho bản thân.

Phải biết phân chia thời gian biểu cho từng môn học. Sinh viên mỗi ngành nghề
sẽ có thời gian học tập khác nhau. Sinh viên sẽ trở nên năng động, làm được rất nhiều
việc nếu như biết cách sắp xếp cuộc sống của mình.

37
Việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như sinh viên
không có đầy đủ giáo trình môn học. Bộ não chúng ta không thể nào ghi nhớ hết tất cả
những điều có trong bài giảng dài 45 – 50 mỗi tiết. Giáo trình sẽ là nơi có đầy đủ, tổng
hợp toàn bộ kiến thức mà bạn cần cho một môn học. Đây sẽ là trợ thủ đắc thực giúp
bạn ôn tập lại trước mỗi kỳ thi.

Khoảng thời gian là sinh viên cũng là lúc hợp lý nhất để học hỏi thêm nhiều kỹ
năng. Bởi lúc này sinh viên tự chủ được về mặt thời gian, đủ trưởng thành để hiểu rõ
điều gì cần thiết cho bản thân và công việc sau này. Có rất nhiều kỹ năng mà sinh viên
có thể lựa chọn để theo học. Ngoài những kỹ năng bắt buộc phải có để phục vụ cho
việc học cũng như xét tốt nghiệp như kỹ năng tin học văn phòng, tiếng anh, làm việc
nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử… Thì cũng có thể bổ sung thêm các kỹ năng mềm, tự
vệ, tổ chức chương trình, quản lý…

Sinh viên phải hình thành thói quen tự học cũng như biết trận trọng những tiết
học trên giảng đường khi có giảng viên hướng dẫn. Ngoài giờ học có hướng dẫn, sinh
viên phải tự thiết lập cho bản thân thói quen tự học. Kỹ năng này cũng cần phải rèn
luyện, thậm chí là quyết tâm rèn luyện mới có thể hình thành được. Để có thể tự học
tốt, sinh viên phải biết được đâu là khoảng thời gian mà bản thân có thể tập trung cao
độ. phải biết được đâu là địa điểm giúp bạn nâng cao hứng thú học tập. cũng cần phải
có khả năng tự lọc nội dung, tự chọn lựa sách để học.

2.3.1.2. Nghiên cứu khoa học

Để sinh viên có thể thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học mấu cần phải có sư
sáng tạo và khả năng dám nghĩ dám làm. Mỗi khi có một ý tưởng mới xuất hiện trong
đầu, sinh viên nên ghi lại ngay lập tức. Đây là một thói quen tốt giúp bộ não của tiếp
tục sản sinh ra những ý tưởng tuyệt vời. Hơn nữa, việc ghi lại ý tưởng sẽ giúp bản thân
không còn lo lắng về việc quên những ý tưởng vừa xuất hiện nữa. Khi đó, đầu óc sẽ
được thoải mái, minh mẫn hơn và đó là yếu tố giúp cho sinh viên có được sự sáng tạo
tốt hơn. Hơn thế hãy dành ra thời gian để đọc sách, các bài nghiên cứu mà mình thấy
hứng thú. Ngoài việc cung cấp vô vàn kiến thức Đọc sách còn là cách tốt nhất để thư
giãn đầu óc. giúp mở mang đầu óc với những cách suy nghĩ mới mẻ và từ đó thúc đẩy
sự sáng tạo. Thử trải nghiệm, tìm tòi những điều mới mẻ mình chưa biết về lĩnh vực

38
mình tìm hiểu. Nếu muốn tạo ra sự sáng tạo lớn, mang lại nhiều ý tưởng mới, làm thứ
gì đó mà trước giờ bạn chưa từng làm, bất cứ điều gì mà bạn muốn làm. Lấy một ví dụ
về bài báo “Đạt Á Quân BKI 2021 từ lời rủ rê ở ghế đá” 1. Bên cạnh đó, sinh viên có
thể tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ của giảng viên, của những người đi trước, bạn đồng hành để
thực hiện đề tài, ý tưởng của bản thân cho ra kết quả như mong muốn. Được học tập,
thực hành ở môi trường tốt, nghiêm khắc, sinh viên phải lấy đó làm lợi thế, tự tin phát
huy những ý tưởng, sáng tạo để tiếp bước xây dựng danh tiếng trường ĐH BK ngày
càng phát triển.

2.3.1.3. Các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

Về phạm trù toàn diện, đừng để mọi người có cái nhìn khô khan khi nhắc đến
sinh viên nói riêng cũng như trường BK nói chung với ngập tràn kiến thức mà bỏ qua
các phong trào văn hóa, thể thao. Phải tìm kiếm cho mình những sở thích lành mạnh,
những bộ môn thể thao sau giờ học tập. Luyện tập sức mạnh cho cơ bắp và xương. Để
trở nên năng động hơn, sinh viên hãy đặt mục tiêu lập kế hoạch cho các hoạt động thể
chất và ghi chép lại một cách kĩ lưỡng. Đó là một cách tuyệt vời để đạt được mục tiêu.
Theo dõi hoạt động của bản thân bằng cách có thể tự ghi chú lại những hoạt động hàng
tuần. Bạn cũng có thể ghi lại những gì bạn thích và xây dựng một kế hoạch thích hợp
cho bản thân. Làm nhiều hoạt động khác nhau – có vô số cách để trở nên năng động.
Có thể đi bộ, đạp xe, khiêu vũ, võ thuật, hay chơi bóng,…. Hãy thử các hoạt động
khác nhau để xem bản thân thích cái nào nhất và để tăng thêm sự đa dạng. Từ đó mới
tự tin phát huy, thể hiện, tranh tài ở các phong trào do các tổ chức đoàn thể, hay rộng
hơn là địa phương, quốc gia, đem về vinh quang cho bản thân, cho trường BK.

2.3.1.4. Phục vụ cộng đồng

Trước tiên sinh viên phải có một kế hoạch học tập cụ thể, từ đó trích ra quĩ thời
gian trống hướng đến các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện. Phải sắp xếp một
cách khoa học để không có tâm lý gấp rút làm để cho xong việc. Đăng kí theo dõi các
tổ chức đoàn thể của khoa để nắm bắt rõ thời gian, lịch trình sẽ diễn ra các hoạt động
để đăng kí tham gia. Tìm hiểu thông tin về các chương trình phục vụ cộng đồng như

1
Phạm Đức Hải. (20/12/2021). Đạt Á quân BKI 2021 từ lời rủ rê ở ghế đá. Truy cập từ:
https://oisp.hcmut.edu.vn/cuoc-song-sinh-vien/hoc-thuat-nghien-cuu-khoa-hoc/nhom-5nn-a-quan-bki-
2021.html
39
hiến máu, trồng cây,… của địa phương qua thông internet để sắp xếp tham gia, nhằm
có được thêm những kĩ năng, tinh thần đoàn kết nâng cao chất lượng bản thân sinh
viên. Nắm được những lợi ích của việc phục vụ cộng đồng, từ đó mỗi cá nhân có thể
mời thêm bạn bè nhằm lan rộng phong trào, từ đó phát triển hơn.

2.3.1.5. Giáo dục chính trị, tư tưởng

Sinh viên là quãng thời gian thích hợp để hình thành nên quan điểm về chính trị,
tư tưởng. Tuy được nhà trường tổ chức giáo dục về chính trị ngay từ năm nhất để định
hình đúng đắn nhất về tư tưởng, quan điểm. Nhưng cốt yếu vẫn phải xuất phát từ bản
thân mỗi sinh viên. Mỗi cá nhân phải nhận định một cách khách quan đúng đắn, tiếp
thu những kiến thức đúng về đường lối, chính trị. Gặp khúc mắc phải luôn tìm hiểu,
tham khảo nguồn tài liệu chính xác. Tham gia thêm các diễn đàn uy tín trên không
gian mạng để có thêm kiến thức đồng thời phản đối những thông tin, hành vi sai lệch
xuyên tạc về chính trị, đạo đức. Góp phần giữ vững bộ mặt ngôi trường.

2.3.1.6. Tham gia xây dựng các tổ chức đoàn thể (Đoàn TNCSHCM/ Hội SV)

Có thể nói các tổ chức đoàn thể chính là một khối được tạo nên bởi tinh thần
đoàn kết của thanh niên, đại diện cho từng Khoa, từng trường thực hiện các hoạt động
có ý nghĩa.. Từng khoa phát triển sẽ góp phần làm cho trường phát triển. Mỗi sinh viên
phải có kế hoạch, thời gian biểu cụ thể để tham gia sinh hoạt đoàn, hội. Chủ động tìm
hiểu lợi ích của đoàn, hội để từ đó có tinh thần, ý thức gia nhập, tham gia đoàn, hội.
Phải kết hợp các kỹ năng mềm cùng với kiến thức để xây dựng nên tổ chức đoàn thể
vững mạnh. Tham gia các hội nhóm qua internet nhằm kết nối dễ dàng bạn bè với tổ
chức. Lan tỏa sức mạnh đoàn kết. Nối tiếp truyền thống bao thế hệ của đoàn hội sinh
viên.

2.3.2. Giải pháp về phía nhà trường

2.3.2.1 Cơ sở vật chất

Để đưa trường ĐHBK vươn xa hơn nữa thì cơ sở vật chất cũng phải phát triển
cùng trình độ, bắt kịp những tiến bộ của thực tiễn, của thế giới. Nắm rõ được điều này,
về phía nhà trường luôn luôn tiến hành trang bị cũng như xây mới các thiết bị, công
trình. Tầm nhìn dài hạn này được thể hiện như cho khởi công xây dựng tòa H3 cơ sở

40
Dĩ An, Bình Dương 20141 để rồi cho vào phục vụ vào năm nay 2022. Tổ chức sửa
chữa cơ sở vật chất, phòng cũ như tòa Khoa Điện cơ sở Quận 10. Từng khoa đều đầu
tư các phòng lab, xưởng chế tác tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và thực
hành, nhiều lab trở thành phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia… Bên cạnh đó năm
2021 trường Đại học Bách Khoa đã chính thức thông qua đề án đổi mới cơ chế hoạt
động sang tự chủ tài chính.2 Theo đó cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo sẽ được nâng
cao hơn nữa từ nguồn lực tài chính. Từ đó phía trường có thêm nguồn vốn đầu tư cho
các phòng nghiên cứu, cơ sở vật chất học tập cũng như học bổng khuyến khích sinh
viên.

2.3.2.2 Chất lượng giảng dạy

Chắc chắn rằng trình độ giảng dạy của giảng viên trường Đại học Bách Khoa là
niềm tự hào của sinh viên của trường. Nhưng không vì thế mà đội ngũ giảng viên dậm
chân tại chỗ. Không ngừng tiếp thu, không ngừng trau dồi vốn kiến thức, kĩ năng
giảng dạy để tạo nên sự chất lượng mà mọi sinh viên đều muốn theo học. Từ phía nhà
trường nhằm hướng tới quốc tế hóa mà chất lượng tuyển sinh được tăng lên 3. Lượng
kiến thức luôn được cập nhật điều chỉnh để phù hợp với thời đại. Từ đó nâng cao chất
lượng đào tạo trường. Ngoài ra trường tổ chức các cuộc khảo sát từng giáo viên của
từng môn học ở đầu các kì học, để sinh viên có thể trực tiếp đưa ra những góp ý của
mình về chất lượng giảng dạy, từ đó trường có những bước cải thiện và khắc phục.
Trường phải ngày càng tiếp cận sinh viên hơn nữa trên các nền tảng số để có thể gần
gũi, nắm bắt được tình hình cũng như nguyện vọng của sinh viên. Tổ chức giám sát
các hoạt động hội nhóm sinh viên trên internet để nâng cao chất lượng.

2.3.3. Giải pháp về phía các tổ chức đoàn thể

Lợi thế của tổ chức đoàn thể, Đoàn thanh niên, hội sinh viên chính là được tiếp
xúc trực tiếp, gần gũi với sinh viên. Từ đó nắm rõ hoạt động sinh hoạt của sinh viên.
1
Phòng CTCT – SV. (09/06/2014). Khởi công xây dựng nhà H3.
Truy cập từ: https://www.hcmut.edu.vn/vi/student/view/su-kien/1966-khoi-cong-xay-dung-nha-h3
2
Thanh Dung. (11/11/2020). Nhiều trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM tự chủ, sinh viên nghĩ gì?
Truy cập từ https://thanhnien.vn/nhieu-truong-thuoc-dh-quoc-gia-tphcm-tu-chu-sinh-vien-nghi-gi-
post1010935.html
3
Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường ĐH Bách khoa. (4/1/2022). Bách Khoa thêm chuẩn sơ tuyển
tiếng Anh, hướng tới quốc tế hóa.
Truy cập từ: https://oisp.hcmut.edu.vn/tuyen-sinh/bach-khoa-them-chuan-so-tuyen-tieng-anh-huong-
toi-quoc-te-hoa.html
41
Vì vậy mỗi tổ chức cấp khoa, cấp trường đều phải là tập thể dẫn dắt, hướng sinh viên
sinh hoạt lành mạnh, định hình tư tưởng trính trị đúng đắn. Bên cạnh đó Đoàn hội phải
là tập thể đứng ra tạo sân chơi bổ ích lành mạnh cho sinh viên sau những giờ học. Tổ
chức các hoạt động văn nghệ, phục vụ cộng đồng. Tổ chức các chương trình khảo sát
sinh viên nhằm tạo điều kiện cho sinh viên góp ý, xây dựng tổ chức. Giám sát các hoạt
động của sinh viên trên nền tảng internet. Góp phần tọa nên lứa sinh viên toàn diện về
kiến thức, đạo đức lẫn kĩ năng xã hội. Mà từ đó đưa trường Đại học Bách Khoa thành
phố Hồ Chí Minh ngày càng vươn xa.

Tóm tắt chương 2

Ở lĩnh vực nghiên cứu, sinh viên Đại học Bách Khoa đã đạt được nhiều thành
tích đáng ngưỡng mộ trong và ngoài nước.

Để hỗ trợ việc giao lưu, nâng cao tính sáng tạo của sinh viên, nhiều câu lạc bộ
được mở ra. Tiếp xúc, hoạt động trong môi trường đội nhóm, sinh viên sẽ được cải
thiện đáng kể về khả năng thuyết trình, mạnh dạn trước đám đông.

Không chỉ riêng thầy cô, nhà trường cũng hỗ trợ kiến thức cho sinh viên thông
qua các chương trình đào tạo, liên kết quốc tế, chương trình kỹ sư Việt – Nhật, chương
trình kỹ sư Việt – Pháp, chương trình kỹ sư chất lượng cao,…

Học tập đi đôi với rèn luyện thể chất, Đại học Bách Khoa luôn đẩy mạnh các
hoạt động ngoại khóa, tạo nên hình ảnh thế hệ sinh viên trẻ trung, năng động, toàn
diện.

Màu xanh của Bách Khoa luôn gắn liền với màu xanh tình nguyện. Kĩ năng xã
hội, rèn luyện đạo đức là một phần không thể thiếu. Mỗi hoạt động thiện nguyện, giúp
đỡ xã hội, hay hành động “đẹp” xuất phát từ tấm lòng sinh viên khoác áo Bách Khoa
đều tạo nên ý nghĩa lớn giúp ngôi trường thêm vẻ vang.

Sinh viên Đại học Bách Khoa được đào tạo để hình thành nên quan điểm chính
trị đúng đắn, khách quan, tránh bị lợi dụng, lầm tin vào những quan điểm xấu, lệch lạc.
Mỗi năm các tổ chức Đoàn Khoa, Hội sinh viên lại phát triển hơn một bậc. Cho thấy
tinh thần tích cực, tiếp nối thế hệ Đoàn Hội sinh viên giúp trường ngày càng phát triển
hơn.

42
III. KẾT LUẬN

Như vậy, dân chủ theo định nghĩa đơn giản của thời cổ đại là quyền lực thuộc về
dân, do dân làm chủ. Đối với các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lê-nin, khái niệm dân
chủ được đưa lên một hình thái cao hơn: là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu
tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại. Đó là hình thức tổ chức nhà
nước của giai cấp cầm quyền, là nguyên tắc hoạt động cho bất kỳ tổ chức chính trị - xã
hội nào thời nay vì đó là phạm trù vĩnh viễn khi con người và xã hội loài người vẫn sẽ
còn tiếp tục tồn tại mãi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong ba chế độ dân chủ
chính thức được xác lập khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Sự ra đời của
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ. Quá
trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiện
đến hoàn thiện; có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó,
trước hết là nền dân chủ tư sản. Để chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự quyền lực
thuộc về nhân dân, ngoài yếu tố giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản
(mặc dù là yếu tố quan trọng nhất), đòi hỏi cần nhiều yếu tố như trình độ dân trí, xã
hội công dân, việc tạo dựng cơ chế pháp luật đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền làm
chủ nhà nước và quyền tham gia vào các quyết sách của nhà nước, điều kiện vật chất
để thực thi dân chủ.

Qua đó, nhóm cũng đã đánh giá tình hình phát huy vai trò của sinh viên trong
việc thực hiện dân chủ trong quá trình xây dựng trường Đại học Bách Khoa và thấy
được rõ nhiều mặt tích cực. Về nghiên cứu khoa học, sinh viên Bách Khoa đã mang về
rất nhiều thành tựu, thành công không chỉ trong nước mà cả giới quốc tế đều công
nhận. Về mảng tình nguyện xã hội thì hình ảnh sinh viên Bách Khoa áo xanh tích cực
tham gia các phong trào, hoạt động thiện nguyện phục vụ cộng đồng gần như đã là
biểu tượng của sinh viên trường Đại học Bách Khoa, điều đã làm nổi bật nên chất xanh
trong màu áo sinh viên Bách Khoa thông minh năng động. Song vẫn còn đâu đó những
sinh viên chỉ biết thanh danh của ngôi trường mà không biết duy trì điều đó. Một số thì
chán học nên nợ môn, rớt môn nhiều, sa vào các tệ nạn xã hội. Nhiều người thì cũng vì
sợ nợ môn nên đầu tư hết thời gian và sức lực chỉ mỗi việc học mà không quan tâm

43
đến các hoạt động văn hóa xã hội mà Đoàn – trường tổ chức. Những điều đó cũng
khiến cho việc phát huy vai trò của sinh viên khi xây dựng trường gặp khó khăn vì
thiếu sự đoàn kết, chung sức đồng lòng của tất cả các bạn sinh viên. Vì vậy, mọi sinh
viên cần nắm được nội hàm, bản chất của dân chủ và quyền lợi của mình khi tiến hành
dân chủ hóa. Xây dựng lý luận chính trị vững chắc để nắm được vai trò của bản thân
mình trong sự nghiệp nâng cao giá trị của bản thân, trường Đại học Bách Khoa, xã hội
Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn, vươn tầm quốc tế. Ngoài ra, mỗi cá nhân sinh
viên cần tích cực không chỉ trau dồi mỗi kiến thức sách vở mà cả kinh nghiệm thực
địa; rèn giũa các kỹ năng mềm, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hoàn thiện bản thân để
xứng đáng với hình mẫu sinh viên tại trường Đại học Bách Khoa mình đang theo học,
với đất nước Việt Nam mà mình làm chủ.

Do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế nên sai sót là điều không tránh
khỏi, nhóm chúng em kính mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến từ thầy để
có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này và cho những lần nghiên cứu trong tương
lai.

44
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội:
NXB Chính trị quốc gia Sự thật.
2. Thanh Dung. (11/11/2020). Nhiều trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM tự chủ,
sinh viên nghĩ gì?
Truy cập từ https://thanhnien.vn/nhieu-truong-thuoc-dh-quoc-gia-tphcm-tu-chu-
sinh-vien-nghi-gi-post1010935.html
3. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2019). Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Hà
Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật.
4. Phạm Đức Hải. (20/12/2021). Đạt Á quân BKI 2021 từ lời rủ rê ở ghế đá.
Truy cập từ: https://oisp.hcmut.edu.vn/cuoc-song-sinh-vien/hoc-thuat-nghien-cuu-
khoa-hoc/nhom-5nn-a-quan-bki-2021.html
5. Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, các tập: 4, 6, 7, 8. Hà Nội: NXB Chính trị quốc
gia Sự thật.
6. V. I. Lênin. (1980). Toàn tập, tập 35. Matxcơva: NXB Tiến bộ.
7. Phòng CTCT – SV. (09/06/2014). Khởi công xây dựng nhà H3.
Truy cập từ: https://www.hcmut.edu.vn/vi/student/view/su-kien/1966-khoi-cong-
xay-dung-nha-h3
8. Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường ĐH Bách khoa. (4/1/2022). Bách Khoa
thêm chuẩn sơ tuyển tiếng Anh, hướng tới quốc tế hóa.
Truy cập từ: https://oisp.hcmut.edu.vn/tuyen-sinh/bach-khoa-them-chuan-so-
tuyen-tieng-anh-huong-toi-quoc-te-hoa.html

45

You might also like