You are on page 1of 5

Kỹ Năng Khai Thác Thông Tin Internet

TÌM KIẾM, TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC BÁO CHÍ

I. Tìm kiếm thông tin để biên tập:

- Biên tập là việc hoàn thiện tác phẩm báo chí để tránh những lỗi sai về kiến thức
đồng thời, giúp tác phẩm đạt sự đúng đắn về tư tưởng, phù hợp với pháp luật
trong nước và quốc tế; phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo lí, thẩm mĩ của
dân tộc.

- Ba nội dung của biên tập:


+ Biên tập nội dung tư tưởng
+ Biên tập nội dung thông tin
+ Biên tập ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách)

- Internet là siêu xa lộ thông tin, là ngân hàng dữu liệu, là những bộ từ điển khổng
lồ. Chúng ta có thể tra cứu các dạng tri thức để phục vụ việc biên tập.
+ Có thể dùng Internet như một công cụ tra cứu để tìm kiếm thông tin như diện
tích, dân số địa phương, lịch sử danh nhân, chiều dài đoạn đường, lịch sử công ty,

+ Có thể dùng Internet để xác định nhanh tên gọi một đại phương, tên gọi một cá
nhân nổi tiếng, chức danh một người,…
+ Có thể dùng internet để tra cứu một từ tiếng nước ngoài mà ta nghi ngờ chưa
đúng. Trên internet có hàng trăm bộ từ điển miễn phí.
+ Có thể dùng internet để tra lại chính tả của một từ, kiểm tra cách dùng một
thành ngữ, một câu ca dao, một câu thơ,… Ví dụ: Chứng minh từ ‘suôn sẻ’ hay
‘suông sẻ’ là đúng bằng cách viết lệnh tìm kiếm trên cùng một website hay nhóm
website uy tín do bạn tự chọn so sánh tần suất xuất hiện từ ‘suông sẻ’ sẽ ít hơn.
‘suôn sẻ’ site:tuoitre.vn
‘suông sẻ’ site:tuoite.vn
+ Có thể dùng internet để thẩm định hình ảnh hoặc văn bản khi biên tập để xem
sản phẩm ấy có bị sao chép, làm giả từ các nguồn tin khác không.
+ Có thể dùng Internet để thẩm định nguồn tin.
+ Có thể dùng intểnt để thẩm định thông tin từ các nguồn tin ẩn danh.
+ Có thể dùng internt để xác định thông tin đến từ nguồn nào, thời điểm nào.

II. Tổ chức thông tin trên Internet:


- Internet cho phép nhà báo sử dụng như một công cụ chủ động tìm kiếm thông tin
với dung lượng lớn, không gian rộng.

- Tính chất lượng của truyền thông trực tuyến cho phép công chúng truyền thông
cùng tham dự vào nội dung thông tin của bảo như phản hồi tin tức, liên hệ với
chuyên gia, với những độc giả khác hay với chính những người làm báo: tương
tác công chúng – toà soạn, công chúng – nguồn tư liệu tờ báo, công chúng – nhà
báo, công chúng – nhân vật của bài báo, công chúng với nhau.

- Nhà báo có thể tổ chức lấy ý kiên cộng đồng qua các diễn đàn, chatroom, blog,
website báo chí,…

- Có nhiều công cụ ký thuật giúp nhà báo làm những cuộc thăm dò online phục vụ
tổ chức tin bài. Ví dụ: Trong phỏng vấn lấy ý kiến số đông, danh sách trên yahoo,
facebook, gmail,… của nhà báo càng dày thì xác suất thu thập thông tin càng đa
dạng và phong phú.

- Sử dụng Internet như một công cụ thu thập, phỏng vấn sẽ cho nhiều kết quả bất
ngờ, phong phú, đa dạng nhưng phương pháp này không thay thế hoàn toàn các
yêu cầu tác nghiệp truyền thống và trong nhiều trường hợp, không nên lạm
dụng!

- Bên cạnh việc thu thập thông tin định tính, có thể dùng công cụ internet thu thập
thông tin định lượng.

- Khảo sát trực tuyến nhanh, chính xác và cí thể thống kê, kết xuất dữ liệu tự động
khá tốt (qua các hình thức bảng biểu, đồ thị) phục vụ tốt cho công tác báo chí.

- Khảo sát trực tuyến cũng là hình thức làm cho bài báo thêm thuyết phục, có cơ
sở khoa học. Tuy nhiên, hạn chế của khảo sát trực tuyến là chúng ta không nắm
chắc được các dữ liệu xã hội học của đối tượng được khảo sát.

III. Tìm kiếm và phát triển đề tài:

- Đề tài là gì? Góc tiếp cận là gì?

- Tác phẩm báo chí nào cũng có một ý tưởng chính, một thông điệp chính. Nếu bài
báo không được viết xung quanh thông điệp này, việc truyền đạt thông tin sẽ thất
bại (chủ đề).
- Cùng một chủ đề, mỗi nhà báo có thể tìm phạm vị thực hiện, lát cắt đời sống khác
nhau để phản ánh (đề tài, góc tiếp cận).

- Internet là cái chợ thông tin khổng lồ và sôi động như chính cuộc sống thật.
Những thông tin (sự kiện, vấn đề) từ Internet có thể gợi ý cho chúng ta triển khai
nhiều đề tài để thực hiện tác phẩm báo chí.

- Những ý kiến phản hồi của công chúng giúp nhà báo, cơ quan báo chí nhận diện
mối quan tâm của họ, tiếp cận các hướng phát triển khai các tuyến tin/ bài tin tốt
hơn.

- Thông tin báo chí trên Internet giúp chúng ta có cái nhìn tương đối toàn diện về
một đề tài sắp thự hiện để tìm góc tiếp cận tốt, làm mới những đề tài cũ và tránh
các góc tiếp cận mà đồng nghiệp đã khai thác, tạo dấu ấn cho tác phẩm của mình.

- Thông tin trên internet cung cấp cho chúng ta nhiều tư liêu, dữ liệu nền cho bài
báo, tác phẩm truyền thanh, truyền hình.

- Các mạng xã hội khổng lồ như Facebook, Twitter, Zalo,… giúp nhà báo có thể
tham gia vào các nhóm mạng xã hội để được chia sẻ những thông tin mình quan
tâm. Ví dụ: một phóng viên viết về điện ảnh, âm nhạc có thể kết bạn với các
nhóm cùng sở thích, vượt biên quốc gia, khoảng cách không gian để có được
những clip, hình ảnh độc quyền của các nhóm nhạc, đoàn làm phim khi họ hoạt
động tại các quốc gia nhất định – những tư liệu mà thậm chí báo chí chính thống
không có được.

- Một cơ quan báo chí truyền thông truyền thống thường có hai tuyến công việc cơ
bản: phóng viên thu thập thông tin và biên tập xử lý thông tin ở toà soạn. Nhóm
ở toà soạn gồm cán bộ quản lí (tổng biên tập, thư kí toà soạn) đến các biên tập
viên (tin bài ảnh).

- Ngày nay xu hướng hội tụ tạo ra phóng viên 3 trong 1 và mô hình một ‘toàn soạn
tấn công’: Ngay cả người ngồi ở nhà cũng có thể tìm kiếm thông tin, tổ chức tin
bài thông qua các nguồn internet, truyền hình trực tuyến, thư tín, điện thoại,
email phản hồi trên mạng.

- Có thể tìm thông tin về một nhân vật, sự kiện phục vụ cho bài viết hay chuẩn bị
cho cuộc phỏng vấn.
- Trên internet có chứa vô số các dữ liệu, trong đó có những trang web, trang cá
nhân, thông tin liên lạc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân,… là những nguồn tin
quan trọng của phóng viên. Do đó, internet giúp phóng viên tiếp cận với nguồn
tin một cách nhanh chóng.

- Internet giúp nhà báo có thể tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau, có thể
học hỏi thông thin của các báo khác và đề ra hướng chỉ đạo, sử dụng đề tài, phân
công phù hợp.

- Internet giúp nhà báo xây dựng nguồn tin phong phú phục vụ cho việc phát hiện
đề tài: Với internet, có thể giao tiếp, thiết lập quan hệ với nhiều nguồn tin qua
các công cụ như: chat, email, blog, mạng xã hội,…

IV. Tìm kiếm các yếu tố hình thức cho tác phẩm:

- Đôi khi chúng ta cần sự gợi ý của những bài báo đã viết, các tác giả đã đi trước
trong quá trình thể hiện 1 đề tài cụ thể nào đó. Những bài báo đã xuất bản,
những cách làm đã tạo dấu ấn (sẵn có trên internet) sẽ là gọi ý hay cho cách thể
hiện hình thức của tác phẩm báo chí (kết cấu, format, cách diễn đạt,…)

- Tù những bài viết, chương trình, tác phẩm cụ thể trên internet, có thể suy nghĩ
tốt hơn về kết cấu, lập luận.

- Trong một số trường hợp, đề tài báo chí cần cung cấp độc giả cái nhìn toàn diện,
internet giúp chúng ta tìm lại lịch sử nhanh nhất.

- Thông tin trên internet cũng là nơi gợi ý cho chúng ta về một cách diễn đạt hay
trước khi chúng ta đang ‘bí’ một ý nào đó.

- Những bài báo cùng chủ đề, giống nhau ở cách tiếp cận sẽ là lời gợi ý tốt nhất cho
ta lựa chọn phương án hình thứ cho tác phẩm của mình.

- Internet có thể là kho lưu trữu tư liêu cá nhân nhà báo hoặc cả toà soạn chia sẻ
dữ liệu dùng chung.

- Internet cũng có phần mềm công cụ online phục vụ công tác báo chí, nhiều ứng
dụng thiết bị cầm tay dùng hiệu quả trong công tác báo chí.
 Có thể nói, internet là người bạn dễ bảo trong việc tổ chức, khai thác thông tin
phục vụ tác nghiệp. Vấn đề quan trọng là biết sử dụng công cụ này một cách tinh
thông. Khai thác Internet là một quá trình rèn luyện. Một lời khuyên kinh điển:
sức mạnh của nhà báo nằm ở những mối quan hệ mà hắn có. Internet cho phép
mọi người mở rộng các mối quan hệ hơn bất cứ công cụ nào trước đây. Nên biết
tận dụng tốt công cụ này!

You might also like