You are on page 1of 3

I.

BÁO CHÍ:
1. Khái niệm, các loại hình báo chí và các thuật ngữ liên quan:
a) Khái niệm báo chí:
Từ những khái niệm theo từng thời đại về báo chí, ta rút ra tóm tắt về định nghĩa chung
như sau: “Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng dùng để
truyền đạt thông tin về các vấn đề, sự kiện đã đang và sẽ diễn ra trong đời sống xã hội
một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực nhất đến mọi công chúng. Một số loại
hình báo chí có tính tương tác đa chiều, truyền đạt nhanh chóng tức thì đến đông đảo
công chúng bạn đọc; là một hoạt động chính trị – xã hội, là công cụ tuyên truyền của
Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác; ngoài ra báo chí còn là diễn đàn của nhân dân.”
b) Các loại hình báo chí:
Báo in: Là những ấn phẩm định kỳ sử dụng ngôn ngữ chữ viết, hình an ninh hình vẽ
chuyển tải thông tin mang tính thời sự hoặc chuyên sâu thông qua văn bản in và được
phát hành rộng rãi trong xã hội.
Phát thanh: Là loại hình báo chỉ sử dụng kỹ thuật sống điện từ và hệ thống truyền dẫn,
truyền tới đối tượng ngôn ngữ âm thanh trực tiếp tác động vào thỉnh giác và có tính tương
tác với thính giả.
Truyền hình: Là loại hình thông tin truyền tải thông tin bằng sự kết hợp giữa hình ảnh,
thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio hoặc bằng đường dây và có tính tương
tác trực tiếp với khán giả, có thể phát trên mạng internet.
Báo điện tử: Là loại hình bão chỉ sử dụng mạng internet để cung cấp thông tin. Báo điện
tử có quy mô, phạm vì ảnh hưởng lớn đến công chúng. Báo điện tử cung cấp thông tin
đến công chúng bằng chữ viết, anh và cả hình ảnh, âm thanh qua Video. Báo điện tử có
tính tương tác can, ngay tức thì người đọc có thể phản hồi ý kiến về một bài viết, một
đoạn Video,.. và các ý kiến trao đổi được thực hiện trực tuyến
c) Các thuật ngữ liên quan:
Liên quan đến khái niệm báo chí, bên cạnh đó ta còn làm rõ các một số thuật ngữ như:
truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội, trang
thông tin điện tử.
 Truyền thông: Là quá trình trao đổi và tương tác các thông tin giữa hai người hoặc
nhiều người với nhau để tăng sự hiểu biết, và thay đổi nhận thức. Hoặc có thể hiểu
truyền thông chính là những sản phẩm do chính con người tạo ra là động thực thúc
đẩy sự phát triển của xã hội.
 Truyền thông đại chúng: Là hoạt động truyền thông được thực hiện thông qua các
phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, phát thanh, truyền hình… hướng
tới những nhóm công chúng lớn.
 Truyền thông đa phương tiện: Là quá trình ứng dụng các công nghệ hiện đại trong
sáng tạo, xây dựng và thiết kế ra những sản phẩm mang tính truyền thông đại
chúng nhằm mục đích phục vụ con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
 Mạnh xã hội: Là một trang web hay một nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng
thức và những tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.
Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính,
điện thoại,…
 Trang thông tin điện tử: Trang thông tin điện tử là trang thông tin hoặc một tập
hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi
thông tin.
2. Vai trò, chức năng của báo chí đối với đời sống xã hội:
a) Vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội:
Vai trò chính trị:
 Là công cụ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể xã hội, và là diễn đàn
của nhân dân.
 Giáo dục định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho quần chúng nhân dân để
ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa.
 Định hướng công chúng nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tính tự giác của quần
chúng nhân dân; đồng thời, tạo lập dư luận xã hội theo đúng định hướng tuyên
truyền của Đảng.
Vai trò kinh tế:
 Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, được xem là kênh quảng bá cho thương hiệu,
sản phẩm của doanh nghiệp.
 Là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với Đảng, Nhà nước và giữa doanh
nghiệp với người tiêu dùng.
Vai trò văn hoá:
 Báo chí làm giàu, làm đẹp cho vốn văn hóa dân tộc, nhất là ngôn ngữ, ngoài ra còn
là nơi vừa giữ gìn vừa sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới cả trong cách viết
và cách thể hiện, trong việc chuẩn ngôn ngữ nói và viết.
 Báo chí là nơi đăng tải các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, âm nhạc và các
lĩnh vực khác.
 Thông qua báo chí nói riêng và các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung,
mọi người có thể tiếp cận các tri thức văn hóa trên thế giới.
 Góp phần nâng cao văn hóa làm cho mọi người ngày càng hiểu nhau, xích lại gần
nhau hơn, đồng thời cùng học tập, tiếp thu được nền văn hóa đa dạng, phong phú
của các dân tộc khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình.
 Lên án chống lại tham nhũng, các tệ nạn tiêu cực trong xã hội. Nâng cao việc
tuyên truyền người tốt việc tốt.
b) Chức năng của báo chí:
Chức năng thông tin: Là chức năng cơ bản của báo chí nhằm mục đích đáp ứng, thỏa
mãn nhu cầu thông tin, giao tiếp của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển, con
người càng văn minh thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong phú.
Quá trình đáp ứng nhu cầu này làm cho báo chí phát triển nhanh chóng.
Chức năng tư tưởng: Là chức năng xuyên suốt của báo chí, dùng để truyền bá hệ tư
tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư
tưởng – lý luận trở thành chủ đạo, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của
đông đảo nhân dân.
Chức năng khai sáng – giải trí: Báo chí không chỉ là kênh thông tin – truyền thông
quan trọng để cung cấp thông tin, kiến thức, mà còn là diễn đàn trao đổi, chia sẽ kỹ năng
và kinh nghiệm phong phú nhằm nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu phát triển
bền vững của xã hội.
Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội: Báo chí duy trì và phát triển mối
liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể, đồng thời quản lý thông qua việc duy trì và
phát triển dòng thông tin hai chiếu, bảo đảm cho các quyết định quản lý được thông suốt
và thực thi,…
Chức năng kinh tế – dịch vụ: Chức năng này xuất phát từ đòi hỏi khách quan của hoạt
động báo chí trong nền kinh tế thị trường; đồng thời, theo quan điểm chỉ đạo của các văn
kiện chính trị của Đảng và Nhà nước, như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII), các văn
bản dưới luật…

You might also like